Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

HT Thích Như Điển dịch: Những bản văn bản của Phật giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản

Tuesday, November 8, 202216:00(View: 1547)
HT Thích Như Điển dịch: Những bản văn bản của Phật giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản

HT Thích Như Điển dịch: Những bản văn bản của Phật giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản
hd-wallpaper-6917223_1280-780x470

Những bản văn căn bản của PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (A Di Đà) NHẬT BẢN
Quellentext des japanischen Amida-Buddhismus
Nguyên tác Đức Ngữ: Christian Steineck
Thích Như Điển: dịch từ bản tiếng Đức ra tiếng Việt có so sánh với tiếng Nhật

__________
Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
và Quý Phật Tử Âu Châu, Úc Châu, Mỹ Châu Ấn hành, 2012


Lời nói đầu của Hans–Joachim Klimkeit

 

Những “Tôn Giáo với lòng nhân từ” không thuộc về Thiên Chúa Giáo đã sớm được những nhà khoa học về Tôn Giáo của phương Tây chú ý theo dõi, đặc biệt vì song song với việc cải cách tư duy của Sola Gratia (chỉ cần nhân ái) và Sola Fide (chỉ qua niềm tin), được đặc biệt đáng chú ý. Cũng như vậy, Rudolf Otto trong quyển sách của ông ta nhan đề là “Tôn Giáo với lòng nhân từ của Ấn Độ và Thiên Chúa Giáo” (Gotha xuất bản năm 1930) theo chiều hướng của Ấn Độ Giáo, lòng nhân từ là điểm chính đã được đề cập đến, mà còn được xem là “sự cạnh tranh trọng yếu” của Thiên Chúa Giáo. Ngay cả học trò của Otto là Gustav Mensching cũng đã sẵn sàng dựa vào đó để tạo thành tác phẩm Tôn Giáo về hiện tượng Tôn Giáo. Một sự miêu tả thấu đáo về hiện tượng kia, cơ cấu kỳ lạ và định luật của cuộc sống (Stuttgart 1959), thêm vào giữa điểm hình học đã “đòi hỏi” và “thỉnh cầu” của Tôn Giáo đã phân biệt với nhau và để cuối cùng ông đã kể lại về sự khám phá của Otto về “Tôn Giáo với lòng nhân từ Visnu của Ấn Độ”; tuy vậy cũng như Phật Giáo Tịnh Độ của Nhật Bản đã được ông ta viết một bài về “Luther và Phật A Di Đà” (1936) và ông cũng đã tạo ra nhiều đề tài trong những buổi giảng cũng như sự thực hành của ông. Tuy vậy những bài viết căn bản của Tịnh Độ Tông Nhật Bản, do Pháp Nhiên sáng lập “Tông Tịnh Độ”, mà Thân Loan đã lập lại thành Tịnh Độ Chân Tông và Nhứt Biến đã lấy làm căn bản của Thời Tông đối với những độc giả người Đức rất khó tìm đến được. Những nguồn tài liệu quan trọng cho đến nay chỉ là những dịch phẩm của Hans Haas, (Đức Phật A Di Đà nơi quy ngưỡng của chúng ta) (Göttingen 1910) nhưng vẫn còn mang hình thức ngôn ngữ đặc điểm tiếng Đức của Luther. Hans Haas, người truyền giáo Nhật Bản thuở ấy cũng đã nỗ lực tối đa cho công việc dịch thuật. Thể theo sự thật nầy luôn luôn là đề tài được đáp lại trong sự nghiên cứu về khoa học tôn giáo. Chính sự lặp lại nầy đã chứng minh được tính đáng tin cậy của tiếng Nhật và những nhà khoa học về Tôn Giáo cần sự dịch giải mới cho những bài văn quan trọng. Sự xác tín ấy vì thế được mở bày, có thể tìm thấy ở nhà Nhật Bản học trẻ tuổi Christian Steineck qua việc hoàn thành công tác nầy; chính ước muốn của ông ta và trong hoàn cảnh có thể, tác phẩm nầy được ra đời. Hội Liên Hiệp Văn Hóa Nhật Bản – Đức tại Köln đã sẵn sàng tài trợ cho việc dịch thuật và in ấn. Không chỉ đối với dịch giả mà ta còn cám ơn chung cả Hội cho công trình thực hiện việc nầy. Ngoài ra tác phẩm của Haas cũng còn những bản dịch khác về Tịnh Độ; nhưng còn cho thấy rằng sự thu thập bài vở trình bày nầy có tính cách tiêu biểu của một tác phẩm. Không những chỉ riêng cho việc dịch thuật mà Christian Steineck còn tuyển chọn những bản văn nữa. Với ông ta những bài nào cần thì bình luận và ông đã nghiên cứu qua sự dẫn nhập tổng thể về vị trí lịch sử Tôn Giáo của 3 tông phái Tịnh Độ trong sự phát triển của đạo Phật. Ông ta cũng đã đề cập đến những người đi trước Pháp Nhiên, Thân LoanNhất Biến tại Trung Quốc và như vậy đã tóm lược một chương về lịch sử Tôn Giáo Đông Nam Á Châu đã được cho thấy, mà thông thường chỉ có những nhà chuyên môn mới tìm đến được. Bản dịch tiếng Đức nầy cần thiết cho việc nghiên cứu quốc tế về Phật Giáo Tịnh Độ. Những tác phẩm như sự nghiên cứu của Alfred Bloom, Shinras Gospel of Pure Grace (Tucson, Arizona 1968) hoặc của Martin Kraatz đã được xuất bản. Bài giảng Joachim– Wach của Takeo Ashizu và Shizuteru Ueda về “Luther và Thân Loan – Eckhart và Thiền” (Köln 1989), chỉ nói lên hai tiêu đề, chứng minh cho sự tiếp tục hứng thú của ngành về khái niệm của tài liệu nầy. Tuy vậy những độc giả vui thích về khoa học Tôn Giáo tổng quát cũng sẽ có được điều lợi ích qua lối dịch mới mẻ đáng tin tưởng về tiếng Nhật.

Bonn, tháng 9 năm 1996
Hans-Joachim Klimkeit


https://hoangphap.org/ht-thich-nhu-dien-dich-nhung-ban-van-ban-cua-phat-giao-tinh-do-a-di-da-nhat-ban/

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1034)
Kể từ ngày 22 tháng 2 năm 1972 khi tôi xa quê Mẹ Việt Nam đến hôm nay ngày 14 tháng 4 năm 2023 là 51 năm và gần hai tháng như thế. Một thời gian khá lâu hơn nửa thế kỷ và hơn nửa đời người có mặt tại Nhật Bản và Đức Quốc cũng như các quốc gia khác tại Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi châu.
(View: 1466)
Cố Thiền Sư Thích Nhất Hạnh là một bậc Thầy mô phạm về Văn, Thơ, chữ nghĩa trong thời gian từ tiền bán thế kỷ thứ 20 đến đầu thế kỷ thứ 21.
(View: 1538)
Tuyển tập các khảo luận và sáng tác văn học nghệ thuật của nhiều tác giả.
(View: 4028)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(View: 5372)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(View: 3908)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(View: 3928)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(View: 2860)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(View: 3267)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(View: 3193)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(View: 2995)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(View: 2458)
Báo Viên Giác Xuân Canh Tý 2020
(View: 6716)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(View: 4865)
Kỷ yếu Mừng Chu Niên 30 Năm (1987-2017) GĐPTVN tại Canada - Huynh trưởng: Chơn Minh, Thị Nguyện
(View: 12165)
Từ Điển Hư Từ Hán Ngữ Cổ Đại Và Hiện Đại - Trần Văn Chánh
(View: 544128)
Tủ sách Phật học PDF - ĐĐ Thích Hạnh Tuệ tập hợp
(View: 160160)
Sách Văn Học - Nhiều tác giả
(View: 96722)
Tuyển tập những tác phẩm về Lịch Sử - Do nhiều sử gia biên soạn
(View: 32799)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(View: 42341)
Các sách khác dạng 3D - Nhiều tác giả
(View: 47065)
Tập hợp Những Bài Viết dạng PDF - Hoavouu.com
(View: 89109)
English PDF - Sách Tiếng Anh Phật Học - PDF
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant