Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật quốc ký sự - 04. Chương IV: Lộc Uyển

06 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 13123)
Phật quốc ký sự - 04. Chương IV: Lộc Uyển







imageVườn Nai ở Sarnath. Ảnh: Sưu tầm

Lộc Uyển hay còn gọi là Lộc Dã Uyển (Migadāya), nghĩa là Vườn Nai, cách thành phố Ba La Nại (Benares) khoảng 12 km, nơi đức Thích Ca Mâu Ni chuyển bánh xe pháp đầu tiên, thuyết về bốn chân lý cho năm anh em Kiều Trần Như (Koddañña), nhóm đồng tu khổ hạnh trước khi Ngài giác ngộ dưới cội Bồ Đề.

1. Khái quát ý nghĩaxuất xứ của Lộc Uyển

Lộc Uyển hay còn gọi là Lộc Dã Uyển (Migadāya), nghĩa là Vườn Nai, cách thành phố Ba La Nại (Benares) khoảng 12 km, nơi đức Thích Ca Mâu Ni chuyển bánh xe pháp đầu tiên, thuyết về bốn chân lý cho năm anh em Kiều Trần Như (Koddañña), nhóm đồng tu khổ hạnh trước khi Ngài giác ngộ dưới cội Bồ Đề. Chính nơi đây đã khởi đầu cho việc thành lập Tăng đoàn và từ Tam Bảo cũng xuất xứ từ di tích lịch sử trọng đại này. Ngoài danh xưng Migadāya kinh điển Pāli thường gọi nơi này la Isipatana nay thuộc Sarnath, nghĩa là chổ trú ẩn của các vị ẩn sĩ hay còn gọi là chư tiên đọa xứ, nơi hội ngộ của các vị tiên nhân hay nơi đánh dấu sự ra đời của các vị Độc Giác Phật, đồng thời cũng là khu vườn yên tĩnh dành cho các vị ẩn sĩ tu hành. Các loài thú hiền lành đặc biệt là loài nai sinh sống yên ổn, ngây thơ, thanh bình giữa thiên nhiên hoang dại. Đó chính là nhờ sự bảo hộ của vua xứ Ba La Nại, người đã cấm không được săn bắn, quấy rầy các loài cầm thú nơi này.

Tên gọi Lộc Uyển xuất xứ từ một truyền thuyết được kể lại trong Bổn Sanh Kinh, nói về tiền thân của đức PhậtĐề Bà Đạt Đa là nai chúa của hai đàn nai sống trong khu vườn này. Vì để cứu mạng cho một con nai đang mang thai đến lượt phải dâng mạng cho bữa ăn của nhà vua, nên nai chúa của đàn kia, chính là tiền thân của đức Phật, chịu chết thay để cho hai mẹ con ấy được sống bình an. Vì cảm phục tấm lòng thương yêu bầy đàn, mà loài súc vật cũng có tình cảm lớn như thế, một trái tim yêu thương không khác loài người, nhà vua tha mạng cho tất cả loài nai được sống an toàn. Từ sự kiện đó, danh xưng Lộc Uyển thật xứng hợp với nơi cảnh trí thần tiên xứ Ba La Nại. Cho dến thời đức Phật, nơi này vẫn là chỗ trú thân an toàn của loài sinh vật hiền lành này. Thậm chí đến ngày hôm nay, khi đến tham quan khu Lộc Uyển, chúng ta vẫn thấy nhiều giống nai khác nhau, sống quây quần bên nhau một cách an lành.

Lộc Uyển là khu vườn nằm trong xứ Ba La Nại, một thành phố cổ tọa lạc cạnh lưu vực sông Hằng, một thời đã đạt đến đỉnh cao về kiến trúc và kinh tế, đặc biệt là hàng tơ lụa kashi. Tại nơi này, bài pháp đầu tiên mở đầu cho công cuộc hoằng pháp của đức Phật chính là Tứ Diệu Đế, chân lý của Phật giáo cũng là một thông điệp cứu khổ cho mọi sinh linh đang lặn hụp trong biển đời sanh tử. Vì vậy, chúng ta không còn xa lạ gì khi thấy biểu tượng bánh xe chánh pháp nằm giữa hai con nai, đó là tóm tắt cho ý nghĩa việc sơ chuyển bánh xe pháp tại vườn nai.

Khu thánh địa lịch sử trọng đại này, ngoài sự biến hoại theo không gian, thời gian, nó còn chịu sự hủy phá không thương tiếc của những đế chế không tin Phật giáo và những kẻ xâm lược bạo tàn. Mặc dù chúng ta không thấy được hết vẻ uy nghi tráng lệ từ lầu cát, tu viện cho đến cảnh trí của một thời vàng son Phật giáo, nhưng những dấu vết của nền móng cổ xưa, nhiều tượng Phật cổ, những di tích xưa … vẫn nằm im lìm chờ đợi sư hồi sinh trong một thời gian gần hoặc xa, được tìm thấy dưới lớp đất sâu, mà sau năm tháng gió bụi thời gian và bão cát lấp vùi.

Không chỉ là thời Phật còn tại thế, vào thế kỷ V, vẻ uy nghiêm của các tu viện, sự đông đúc của các tăng sĩ Phật giáo và du sĩ Bà La Môn đã được nhà chiêm bái Pháp Hiển ghi lại như sau: “Thuở đó, Lộc Uyển có hai ngôi tự viện với nhiều tăng sĩ tu học và bốn tháp lớn”. Vào thế kỷ VII năm 629, trong Đại Đường Tây Vực Ký, Ngài Huyền Trang mô tả một cách chi tiết hơn : “Tại đây có khoảng 30 ngôi tự viện với trên 3.000 tăng sĩ tu học theo trường phái chánh lượng bộ. Bên cạnh những tăng sĩ Phật giáo cũng có khoảng 10.000 du sĩ Ấn giáo đang tu tập khổ hạnh quanh vùng”. Điều đó đủ chứng tỏ sức sống tâm linh mãnh liệt của người dân Ấn Độ nói chung hay cộng đồng Phật giáo nói riêng, đã phát triển mạnh mẽ trên vùng đất màu mỡ tín ngưỡng và khu thánh địa thiêng liêng này.

Những gì còn sót lại trong vùng khảo cổ được tìm thấy như là: các bức tường gạch nằm ngang dọc của các tu viện; tháp Dhamek, được tương truyền là nơi đức Phật phó chúc cho Bồ Tát Di Lặc; trụ đá A Dục Vương, chứng tích hùng hồn khẳng định vị trí Phật giáo trong cách nhìn của các nhà học giảtôn giáo học phương Tây; tịnh xá Kittoe, tên của một người đã đốc xuất công trình khai quật thánh địa Sarnath vào năm 1934; tháp Sri Dharmarajika, bên trong được tôn thờ xương cốt của Phật hay các vị thánh tăng; tháp Choukhanda hay Chaukhandi, nơi hội ngộ giữa đức Phật và những người bạn đồng tu, sau khi Ngài thành đạo….. Với sự giới hạn của việc chiêm bái thánh tích, chúng ta chỉ tìm hiểu một vài sự kiện trọng đại liên quan đến các di tích này mà thôi.

 

2. Phế tích các tu viện thời xa xưa

Trước hết, chúng ta tìm hiểu về những bức tường ngang dọc được xác định là vết tích của các tu viện thời đức Phật và sự phát triển không lâu sau này. Đoàn chúng tôi đi rảo quanh những bức tường, những nền gạch cũ nằm ngang dọc còn sót lại. Khi mới nhìn vào, chúng ta không thể hình dung được nó là cái gì, nếu không được sự hướng dẫn và nghiên cứu trước. Chính nơi này đã đánh dấu sự kiện lịch sử trọng đại, nơi mà đức Phật đã trải qua mùa an cư đầu tiên; những khu nhà cho tăng chúng lưu trú tu hành, khu pháp đường dành cho đức Phật thuyết pháp… bây giờ chỉ là những nền gạch ngang dọc, đổ nát rêu phong, đang được bảo vệduy trì của cộng đồng Phật giáo và các tổ chức bảo vệ di tích lịch sử thế giới.

 

3. Tháp Dhamek

 

image004_dhamek

Tháp Dhamek. Ảnh: Tâm Bửu

Từ ngoài cổng đi vào, trong khuôn viên Lộc Uyển, nhìn qua hướng tay phải cách khoảng 100 m, chúng ta thấy một ngôi tháp tròn cao lớn, được xem như là ngôi tháp còn nguyên vẹn tại thánh địa Sarnath này đó là tháp Dhamek. Theo quyển Đường Về Xứ Phật của Hòa thượng Minh Châu, Dhamek là chữ viết tắt của chữ Dhamma Mukha nghĩa là suy tưởng chánh pháp, được tương truyền là nơi đức Phật đã phó chúc cho Bồ Tát Di Lặc sẽ thành Phật đời sau. Tháp Dhamek cao khoảng 34m và đường kính khoảng 28m. Vào khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên, ngôi tháp này được vua A Dục xây dựng để đánh dấu vị trí xuất xứ của bài pháp đầu tiên, khởi nguồn cho bánh xe chánh pháp lăn chuyển. Nhiều hoa văn chữ vạn cũng như hoa sen hoặc hình bông mai được khắc chạm xung quanh tháp. Trên thân tháp, ngay ô trống có tôn trí tượng Phật kiểu dáng ngồi thuyết pháp thuộc thời đại Gupta. Tượng Phật này và khoảng 300 tượng khác quanh vùng đang được lưu giữ tại viện bảo tàng khảo cổ Sarnath. Nhóm năm người chúng tôi quỳ đảnh lễ tháp mà cứ ước mong sao mình như là hóa thân của năm vị tiền bối ngày xưa, được diễm phúc ngồi lắng nghe Phật thuyết pháp. Nhưng rất tiếc chúng tôi đều là hạng phàm phu đời Mạt, phước mỏng nghiệp dày, không đủ duyên lành để được nghe pháp từ kim khẩu của đức Thế Tôn.

 

4. Trụ đá của vua A Dục (Asoka)

image006_tru_da_a_duc

Trụ đá của vua A Dục. Ảnh: Sưu tầm

Đi sâu vào bên trong khoảng 2/3 diện tích khai quật, chúng ta thấy có một nhà nhỏ vuông vức khoảng 2,5m, đáy nằm sâu xuống lòng đất khoảng ba mét, có những trụ đá tròn và những đoạn bị vỡ, đó chính là trụ đá của vua A Dục được dựng lên để xác định nơi chuyển bánh xe pháp đầu tiên của Phật. A Dục Vương được xem là vị Vua Phật tử, đã có công rất lớn trong việc truyền bá chánh pháp trong nước cũng như ảnh hưởng đến các nước láng giềng xung quanh. Vào khoảng thế kỷ III trước kỷ nguyên tây lịch, đại đế của vương triều Khổng Tước (Maurya), vị vua Phật tử này đã tận tình trong việc bảo tồn và phát triển Phật giáo sau Phật nhập Niết Bàn khoảng 218 năm. Sự giác ngộ Phật giáo của vua bắt nguồn từ một cuộc chiến tiêu diệt bộ tộc Kalinga, sự giết chóc tang thương, xác người như rạ nằm lăn lóc trên những vũng máu oan nghiệt diễn ra trước mắt đã làm chấn động lương tâm của một vì vua hiếu chiến bạo tàn. Để chuộc lại lỗi lầm, Ông đã chọn Phật giáo, một tôn giáo giàu lòng từ bi, nhân ái, bất hại với muôn loài làm nơi quy hướng, tu tạo nhiều công đức lành để bù đắp tội lỗi xưa. Chính vì vậyđạo Phật có một giá trị lịch sử trên thế giới, phần lớn nhờ vào sự đóng góp nhiệt tình, vĩ đại của Ông, đặc biệt là các trụ đá và bia ký tồn tại nơi mỗi thánh địa quan trọng.

Tại Sarnath, để đánh dấu nơi Sơ Chuyển Pháp Luânthành lập tăng đoàn Phật giáo đầu tiên, vua A Dục đã thân hành đến chiêm bái và dựng lên trụ đá cao 15,5 m và đường kính 0,7m, có tượng hình sư tử bốn đầu ở trên đỉnh phân đều bốn hướng. Dưới chân trụ gồ ghề và đặt trên một nền đá lớn, phần thân trụ thon và thẳng, đường kính phía dưới là 0,7 m, đường kính phía trên là 0,56m, được mài bóng láng trước khi khắc chỉ dụ của Vua. Ngoài chỉ dụ của vua Asoka được viết băng chữ Brahmi, còn có hai đoản văn khác, một thuộc triều đại Kushana đề cập đến Ngài Mã Minh, một trong những vị đại tổ sư có công truyền bá Phật giáo Đại Thừa; và đoản văn thứ hai đề cập đến tên của vị tổ sư trường phái Chánh Lượng Bộ. Mặc dù các trụ đá phần lớn không còn nguyên vẹn, nhưng các phần gãy đổ cũng như bia ký vẫn còn được bảo tồn nơi viện bảo tàng khảo cổ Lộc Uyển.

5. Tháp Sri Dharmarajika

 

image008_sri

Tháp Sri Dharmarajika., Ảnh:Sưu tầm

Nằm giữa khuôn viên khu khai quật là một mô đất tròn, nền cao với hồ xung quanh, được tương truyền rằng, trong ngôi tháp này có thờ xá lợi của Phật. Tháp này trước kia rất lớn, bằng tháp Dhamek, nhưng bị huỷ phá. Ngài Pháp Hiển vào thế kỷ V đến thăm tháp này và để lại ký sự chứng minh. Vào năm 1794, vì thiếu vật liệu xây dựng thành phố Jagatguni, ông Jagat Singh, Bộ trưởng của vua Chet Singh ở Ba La Nại, đã sai người đến phá hủy ngôi tháp để lấy gạch và đá. Trong khi đào đá và gạch, ông tìm thấy một cái tráp bằng đá trong đó có một hộp bằng cẩm thạch đựng "Tro" chắc chắnXá Lợi đức Phật hay một vài vị Thánh tăng. Không biết dùng Xá Lợi này làm gì, theo tục lệ Ấn giáo, ông đã làm lễ thả xuống sông Hằng. Như thế Phật tử chúng ta đã mất đi một báu vật quí giá. Biết bao nhiêu ngọn tháp cũng chung số phận tương tự trước khi Viện Bảo Tàng thành lập. Trong khuôn viên này có một hương thất gọi là Mulagandhakuti nghĩa là phòng thơm, chỉ phòng đức Phật ở. Không riêng gì thất này có tên ấy vì đó là nơi Đức Phật an cư trong 3 tháng đầu tiên, sau khi Ngài thành đạo Bồ Đề, mà hầu như là mỹ từ chung cho tất cả nơi có thất dành riêng cho đức Phật lưu trú.

 

6. Tháp Choukhanda hay Chaukhandi

image010_chauknandi

Tháp Chaukhandi Ảnh: Sưu tầm

Ngôi tháp này cách Lộc Uyển một đoạn đường khoảng 10 phút đi bộ. Vị trí ngôi tháp này đã đánh dấu cho cuộc hội ngộ đặc biệt giữa đức Phật và nhóm bạn đồng tu khổ hạnh trước kia. Trong lúc tu hành, vì bất mãn với bát cháo sữa đức Phật dùng do nàng Sujāta dâng cúng nên nhóm bạn đã rời bỏ đức Phật đi tìm chỗ tu riêng. Sau khi thành đạo, vì muốn giác ngộ cho những người bạn cũ, đức Thế Tôn đến vườn Lộc Uyển tìm lại năm anh em Kiều Trần Như. Khi thấy đức Phật xuất hiện từ xa, năm vị này bảo nhau đừng chào và đừng kính lễ vị Sa Môn đã quay về với đời sống dục lạc, cho dù là một bát cháo sữa. Nhưng khi đức Phật tiến lại gần vì kính mến phong độ siêu phàm, oai nghi đĩnh đạc, đức tướng trang nghiêm của một người thoát tục, không ai bảo ai, người thì soạn chỗ ngồi, người thì cầm bình bát, người thì tìm nước rửa chân cho Phật. Sau khi gặp lại nhau, đức Phật đưa cả năm vị đến nơi cách đó nửa dặm (chính là vị trí của tháp Dhamek hiện giờ) và thuyết pháp cho năm vị này bằng bài pháp Tứ Diệu Đế. Mở đầu bài pháp, Ngài đã đánh tan nhận thức sai lầm của các vị này bằng một lời chỉ dạy rất chân xác, rất dứt khoát: “Này các Tỳ kheo, có 2 điều thái quá (cực đoan), người xuất gia không nên theo. Thế nào là hai? Một là mê đắm dục lạc, hạ liệt phàm phu không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo. Hai là tu khổ hạnh, khổ đau, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo. Này các Tỳ kheo, chính nhờ từ bỏ hai điều thái quá này, đức Như Lai giác ngộ con đường trung đạo, con đường đem đến pháp nhân, trí huệ, đưa lại an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết Bàn". Kinh Chuyển Pháp LuânHT. Minh Châu dịch. Và sau bài pháp này năm anh em Kiều Trần Như (Koddañña) chứng được thánh quả A La Hántrở thành năm vị đệ tử xuất gia đầu tiên của đức Phật.

Mặc dù quá khứ nơi này là một trong những thánh địa có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại nhưng hiện tại Choukhanda chỉ là nền gạch cũ rêu phong, trên ấy là một vọng tháp hình bát giác cao khoảng 25 m, do Vua Humàyùn kiến tạo để kỷ niệm nơi ông đã từng lánh nạn vào khoảng thế kỷ XVI, vì vậy nét kiến trúc không mấy cổ xưa. Khi vào bên trong tháp bát giác, chúng tôi thấy có những viên đá tròn, cao khoảng 4 tấc, được cho là vật biểu trưng đức Phật và năm người bạn đồng tu hội ngộ. Trong số đó có một viên đá khác biệt được chỉ cho đức Phật, năm viên đá còn lại giống nhau để chỉ cho năm anh em Kiều Trần Như. Từ trên đỉnh tháp chúng ta có thể nhìn thấy quần thể chùa, tháp, các khóm hoa thược dược của người Nhật trồng làm cảnh và toàn thể khu vực Sanarth này. Theo dòng chảy thời gian trong khuôn viên của Lộc Uyển, ngôi tháp này vẫn đứng trơ vơ, thầm lặng, sừng sững trên nền gạch cũ vẫn còn được nhắc đến như một kỷ niệm vàng son của Phật giáo, cho dù đó chỉ là danh xưng còn nằm trong kinh điển.

 

7. Tản mạn trên sông Hằng

image012_song_hang

Buổi bình minh trên sông Hằng. Ảnh: Sưu tầm

Khoảng 5 giờ sáng, mặc dù ngoài trời rất lạnh, đoàn chúng tôi đã rời khỏi khách sạn Sarnath để thưởng thức bình minh nơi sông Hằng. Bởi vì mọi người thường nói rằng, khi tham quan đất Phật mà không đến được sông Hằng để ngắm ánh mặt trời lúc bình minh thì chưa thể gọi là tham quan Ấn Độ. Sông Hằng là cái tên rất quen thuộc trong tôi. Thuở nhỏ, thường đêm sau mỗi thời kinh, tôi hay ngắm hình dòng sông Hằng được in trong quyển Kinh Nhật Tụng, do Hoà thượng Thiện Hoa biên soạn. Ấn tượng nhất từ bức ảnh này là dòng chữ được chú thích ở phía dưới: “sông Hằng nơi xứ Phật Ấn Độ”. Và trong các kinh đức Phật thường sánh ví thế giới nhiều như số cát sông Hằng (Hằng hà sa số thế giới). Thuở đó, mặc dù không biết Ấn Độ ở nơi nào, cũng không hình dung được tí gì liên quan đến nó, nhưng tôi cảm thấy một niềm yêu thích lâng lâng bởi tính chất thiêng liêng ẩn tàng từ hai chữ Sông Hằng. Tôi không dám mơ ước gì về việc chiêm bái đất Phật hay ngắm dòng sông linh thiêng này, nhưng tôi vẫn ngưỡng mộ và thần tượng về một đất Phật kì bí trong tâm khảm của cậu bé vừa lên tám.

Ấn Độ có hai dòng sông lớn, đó là Ấn Hà và Hằng Hà. Sông Hằng (Gadgā river) là một con sông linh thiêng của người dân Ấn. Dòng sông này được bắt nguồn từ dãy Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya), chảy qua Tây Tạng rồi đến Ấn Độ, với độ dài trên 5575 km. Bởi được bắt nguồn từ ngọn núi xem như là nóc nhà thế giới, là cái rốn của vũ trụ, là nơi hội tụ nhiều câu chuyện thần thoại ly kỳ, là nơi ẩn tu của các ẩn sĩ cũng như các vị thánh, nên mọi người dân Ấn tin tưởng tuyệt đối vào sự mầu nhiệm của dòng sông này. Họ cho rằng nước dòng sông có thể rửa sạch mọi tội lỗiban phước lành cho họ một cuộc sống bình an. Không phải từ thời đức Phật hay hàng mấy nghìn năm trước đó, thậm chí bây giờ, đối với người Ấn, niềm tin vào dòng sông này chẳng những không giảm mà còn tăng lên bởi bao sự kiện thần bí được các giáo chủ của họ thêu dệt, tô điểm thêm lên. Để chứng kiến điều này, chúng ta chỉ cần nhìn những phong tục tập quán được thể hiện trong đời sống hằng ngày của cư dân quanh vùng. Mỗi buổi sáng, vào khoảng 4 – 5 giờ, dù là trời lạnh giá, hàng mấy nghìn người từ khắp mọi nơi lũ lượt kéo về để tắm rửa và cầu nguyện, thậm chí còn uống nước ngay nơi mà họ tắm. Lúc thả thuyền du ngoạn để đợi ánh bình minh ló dạng trên sông Hằng, chúng ta thấy đây đó hai bên bờ sông lóm khóm những ánh lửa bập bùng sáng cả một vùng, đó chính là những giàn hoả tạm thời đang thiêu xác người vừa qua đời. Đây là một trong những cách mai táng phổ biến của người Ấn Độ. Họ có ba cách mai táng truyền thống: thuỷ táng, hoả tánglâm táng. Thuỷ táng là thả xác người trôi lềnh bềnh trên sông; hoả táng là đốt thây chết trên một giàn thiêu tạm thời và tro được rải theo dòng sông như chúng ta vừa chứng kiến; và lâm táng nghĩa là ném thây người chết vào rừng cho các loài kên kên, diều quạ ăn thịt. Cho nên thỉnh thoảng chúng ta thấy trong kinh điển thường nhắc đến từ Thi Lâm (rừng thây) chính là một trong những cách chôn cất truyền thống Ấn Độ.

Nhìn những phong tục này chúng ta cảm thấy ngậm ngùi, khi nghĩ đến giá trị cuối cùng của đời người chỉ là nắm tro tàn trên sông, một cuộc hành trình viễn du của kiếp người bồng bềnh trên biển đời sanh tử. Vì vậy, thật tuyệt vời thay! Khi một ai đạt đến sự giác ngộ không còn tái sanh như lời tuyên ngôn của đức Phật: “Đây là kiếp cuối cùng, ta không còn tái sanh vào cõi đời này nữa”.

Còn biết bao lễ hội kì dị, nhiều tôn giáo hủ tục và sự sinh hoạt lạc hậu trên dòng sông đen ngòm chứa đầy rác rưởi, thây chết và nhiều chất thải… đang thịnh hành một cách ngỡ ngàng trong ánh mắt của khách tham quan, nhưng ánh minh trên sông Hằng cũng mở màng cho một ngày mới, một tia hy vọng, một cảm giác thanh nhàn bởi những tia nắng hồng ban mai đã làm phôi pha bao cảm giác u hoài trong tâm khảm mà chúng ta vừa chứng kiến. Thật diễm phúc thay! Thiên nhiên đã bù đắp lại cho những người khốn khó và lạc hậu, nơi đất khô cằn sỏi đá này những tia nắng ấm ban mai êm ả, thanh bình dù là tháng hè oi bức hay trong những ngày trời đông lạnh giá, xoa dịu bớt phần nào cho một kiếp đời còn thiếu áo cơm và thiếu những tiện nghi tối thiểu mà không tìm thấy ở bất cứ một quốc gia tân tiến nào trên thế giới.

Rời khỏi sông Hằng để đến thành Xá Vệ (Sāvatthī ), nhưng bao suy nghĩ miên man, bao niềm thương cảm u hoài cứ trào dâng trong tôi, trong trái tim của người con Phật bởi những hình ảnh khổ đau vừa diễn ra trước mắt. Ngay giờ phút đó, tôi cũng mong sao dòng sông Hằng hãy có một phép mầu như niềm kỳ vọng của họ để cuốn trôi tất cả những cặn bã bất hạnh đang bu bám vào những mảnh đời cơ cực và ban tặng cho họ một cuộc sống an lành như họ đã van xin mỗi ngày nơi dòng sông thần thánh này. Dù sao, chúng tôi cũng thành tâm cầu nguyện đức Phật gia hộ cho mọi người dân khổ cực nơi đây sớm giác ngộ lẽ thực cuộc đời, chuyển hoá khổ đau thành niềm an vui tự tại trong đời này và mãi mãi đến đời sau.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10385)
Chùa Phật Đà tổ chức Hành Hương Thập Tự ngày 17/2/2013 - Ảnh: Michelle Do
(Xem: 9069)
Tết Quý Tỵ tại Chùa Quán Âm Ngàn Tượng - ĐĐ Thích Đạo Chơn
(Xem: 11765)
Hình Ảnh Chùa Phật Đà Đón Giao Thừa 2013 - HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 9102)
Khóa An Cư Kiết Đông Tại Chùa Trí Thủ của GHPGVNTN Âu Châu từ ngày 7/1-2013 - 13/1-2013
(Xem: 11800)
Hình Ảnh Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 12 - Tại Sydney Academy - Sport and Recreation bang New South Wales, từ 28-12-2012 đến 01-01-2013
(Xem: 17519)
Ảnh Nghệ Thuật Phật Giáo - Do Bảo Toàn thực hiện
(Xem: 8391)
GHPGVNTNHK Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Sandy - TT Thích Nhật Huệ
(Xem: 10520)
Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam Tại Hải Ngoại
(Xem: 9824)
Hình ảnh Kỷ niệm Chu Niên Lần Thứ 17 GDPT Hoa Nghiêm Chùa Phật Đà ngày 18/11/2012 tại Hội trường Hiệp Hội Người Việt San Diego
(Xem: 12010)
Hình ảnh Khách Sạn Town and Country Resort Hotel nơi tổ chức Khóa Tu Bắc Mỹ lần 3 từ ngày 8 đến 12/8/2013
(Xem: 11870)
Hình Ảnh Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Chư Vị Tổ Sư Tại Úc Đại Lợi 2012 - Chùa Pháp Hoa
(Xem: 12388)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Chư Lịch Đại Tổ Sư, (Về Nguồn 6) tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Úc Châu từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 11 năm 2012 - Ảnh: Hoàng Lan
(Xem: 14977)
Lễ Khánh Thành Chùa Việt Nam tại Nhật Bản, Khai sơn và xây dựng: HT Thích Minh Tuyền - Chủ nhật 4-11-2012, Nhiếp ảnh: Tâm Chánh
(Xem: 11833)
Hình ảnh đêm văn nghệ Quê Hương & Đạo Pháp 3 tại chùa Pháp Quang, Queensland (20/10/2012)
(Xem: 13350)
Lễ Lạc Thành Chùa Quan Âm Ngàn Tượng NC, Ngày 19/10/2012 - Ảnh: Sinh Nguyễn
(Xem: 12232)
Lễ Chung Thất Cố Đại Lão HT. Thích Minh Châu tại Chùa Duyên Giác ngày 21/10/2012 - Ảnh: Quảng Thọ
(Xem: 12684)
Dạ Tiệc Gây Quỹ Cho Chùa Phật Ân Ngày 13/10/2012 - Trụ trì ĐĐ Thích Hạnh Đức
(Xem: 17480)
Con đường Tơ Lụa nay đã hoang vắng, nhưng động Nghìn Phật vẫn sừng sững giữa thiên nhiên... Theo Xzone
(Xem: 13589)
Mes Aynak là một di tích Phật giáo 2600 năm tuổi ở tỉnh Logar, Afghanistan, đây là nơi chứa các di tích khảo cổ học cổ đại và một trong những mỏ đồng lớn nhất thế giới.
(Xem: 14805)
Pháp Hội Địa Tạng và Trai Đàn Chẩn Tế do Tổng Hội Cư Sĩ Nam California tổ chức ngày 15-16/9/2012... Ảnh: Dũng Nguyễn
(Xem: 19883)
Lễ An Vị Phật Chùa Kim Quang - Toronto, Canada ngày 16/9/2012 do TT Thích Như Thanh trụ trì
(Xem: 17079)
Lễ Cung Tống Kim Quan HT Thích Minh Châu nhập bảo tháp ngày 9/9/2012 - Ảnh: Thích Ngộ Dũng
(Xem: 15319)
Lễ Tưởng Niệm Giác Linh HT Thích Minh Châu của Pháp phái Tường Vân - Vạn Hạnh, ngày 8/9/2012 - Ảnh: Thích Ngộ Dũng
(Xem: 16554)
Lễ Thỉnh Giác Linh HT Thích Minh Châu Yết Phật - Tổ, ngày 8/9/2012 - Ảnh: Thích Ngộ Dũng
(Xem: 17809)
Hình ảnh Tang Lễ Cố Trưởng Lão HT Thích Minh Châu - Phần 2 - Viện chủ Thiền Viện Vạn Hạnh, Việt Nam - Ảnh: Võ Văn Tường
(Xem: 21429)
Hình ảnh Tang Lễ Cố Trưởng Lão HT Thích Minh Châu - Phần 1 - Viện chủ Thiền Viện Vạn Hạnh, Việt Nam - Ảnh: Võ Văn Tường
(Xem: 24048)
Tranh Lụa - Nét Đẹp Của Dân Tộc - Ảnh: Sưu tầm
(Xem: 20951)
Đại Lễ Vu Lan Thắng Hội PL 2556 Tại Chùa Phật Đà được tổ chức lúc 10 giờ sáng ngày 2/9/2012
(Xem: 18941)
Hội Trại Đồng Tâm 16 - Thiên Trúc - GĐPT Hoa Nghiêm Chùa Phật Đà 2012
(Xem: 18889)
Lễ Vu Lan Tại Chùa Quán Âm Ngàn Tượng North Carolina, Ngày 26/8/2012
(Xem: 18481)
Lễ Vu Lan Tại Chùa Phổ Từ - Tp Hayward ngày 26/8/2012 do TT Thích Từ Lực trụ trì - Ảnh: Võ Văn Tường
(Xem: 20698)
Lễ Vu Lan Tại Chùa Liễu Quán, San Jose do ĐĐ Thích Pháp Chơn trụ trì, ngày 26/8/2012 - Ảnh: Võ Văn Tường
(Xem: 17280)
Tiệc Chay Gây Quỹ Xây Dựng Chánh Điện Tu Viện Pháp Vương Ngày 19/8/2012 Tại Nhà Hàng Seafood Palace - Ảnh: Dũng Nguyễn
(Xem: 19603)
Vào ngày 12/8/2012 Lễ Bế Mạc Đại Hội Khoáng Đại Kỳ I Của GHPGVNTN Hoa Kỳ được tổ chức tại Chùa Cổ Lâm, Seattle, Washington State.
(Xem: 20029)
Lễ An Vị Tượng Phật Nhập Niết Bàn và Lễ Chư Tăng Khất Thực tổ chức tại Chùa Cổ Lâm ngày 12/8/2012
(Xem: 18959)
Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 1 của GHPGVNTN Hoa Kỳ tổ chức tại Chùa Cổ Lâm ngày 10-12/8/2012
(Xem: 21033)
Vào ngày 11/8/2012 Lễ Khai Mạc Đại Hội Khoáng Đại Kỳ I Của GHPGVNTN Hoa Kỳ được tổ chức tại Chùa Cổ Lâm, Seattle, Washington State.
(Xem: 19933)
Đại Hội Khoáng Đại Kỳ I Của GHPGVNTN Hoa Kỳ Tại Chùa Cổ Lâm, Seattle
(Xem: 19897)
Hình Ảnh Bế Mạc Khóa Tu Học Bắc Mỹ Ngày 5/8/2012 - Ảnh: Hải Triều Âm
(Xem: 18773)
Lớp Học Phật Pháp Trong Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 2 - Ảnh: Haitrieuam.com
(Xem: 22127)
Khóa Tu Học Bắc Mỹ Lần Thứ 2, Được tổ chức tại Santa Clara, Bắc California từ ngày 2 đến 6/8/2012 - Ảnh: TT Thích Tâm Hải
(Xem: 19376)
Hình ảnh ngày 28 tháng 7 tại Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 24 Tổ chức tại Birmingham, Anh Quốc
(Xem: 20774)
Hình ảnh Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 24 Tổ chức tại Birmingham, Anh Quốc từ ngày 26/7 đến 5/8/2012
(Xem: 19555)
Chùa Phổ Từ tổ chức chuyến hành hương và tham quan công viên quốc gia Yosemite, California... Ảnh: Võ Văn Tường
(Xem: 20120)
Đại Hội Khoáng Đại GHPGVNTNHN Kỳ V Tại Canada, Ngày 12-14/7/2012, tại Trung Tâm văn Hóa Phật Giáo Chùa Pháp Vân, Thành Phố Mississauga, Canada
(Xem: 20421)
Lễ An Vị Phật Tại Trung Tâm Tu Học Phổ Trí Tại Vacaville, California, Ngày 8/7/2012 - Ảnh: Võ Văn Tường
(Xem: 19964)
Khóa An Cư Kiết Đông Kỳ 13 Tại Trường Hạ Vạn Hạnh Úc Châu - Ngày 4-13/7/2012 - Do GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan tổ chức
(Xem: 20401)
Khóa Tu Mùa Hè Tại Chùa Phổ Từ - Tp. Hayward, Bắc California Từ Ngày 01 đến 05/7/2012 - Ảnh: Võ Văn Tường
(Xem: 19680)
Hình Ảnh Đại Hội Khoáng Đại Kỳ X Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới Ngày 5/7/2012 - Ảnh: Hạnh Tuệ
(Xem: 20812)
Khóa An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Pháp Vân, Canada, Năm 2012 - TT Thích Tâm Hòa
(Xem: 19436)
Lễ Khánh Thành Viên Quang Đại Giác Điện Ngày 4/7/2012 - Viện Chủ: HT Thích Tâm Châu; Ảnh: Hạnh Tuệ
(Xem: 23037)
Lễ An Vị Phật Trong Khuôn Viên Chùa Viên Quang - South Carolina Ngày 4/7/2012 - Do HT Thích Tâm Châu Trụ Trì - Ảnh: Hạnh Tuệ
(Xem: 18141)
Đại Nhạc Hội Lễ Mừng Khởi Công Xây Dựng Chùa Bát Nhã Ngày 30/6/2012 - Ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 18426)
Lễ Tự Tứ An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Bát Nhã ngày 30/6/2012 - Ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 21303)
Hình Ảnh An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Bát Nhã Ngày 29/6/2012 - Ảnh: Hạnh Tuệ
(Xem: 22349)
Hình ảnh Chư Tăng Ni Khất Thực Trong Khóa ACKH Tại Chùa Bát Nhã Ngày 24/6/2012 - Ảnh: Dũng Nguyễn
(Xem: 19437)
Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Và Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Tại Chùa Bát Nhã ngày 23/6/2012 - Ảnh: Hạnh Tuệ, Bạch Kim
(Xem: 21885)
Hình Ảnh Chân Dung Chư Tôn Đức Tăng Ni An Cư Tại Chùa Bát Nhã ngày 23/6/2012 - Ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 19754)
Hình An Cư Kiết Hạ Ngày 20/6/2012 Tại Chùa Bát Nhã - California Do GHPGVNTN Hoa Kỳ Tổ Chức
(Xem: 14516)
Montreal Topiary Gardens - Vườn Cây Cảnh Ở Canada
(Xem: 20880)
Lễ Khai Mạc Khóa An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Bát Nhã - California Do GHPGVNTN Hoa Kỳ Tổ Chức từ ngày 20-30/6/2012
(Xem: 24005)
Hình ảnh Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
(Xem: 18992)
Ngày 16-17/6/2012 Chùa Khánh An TP. Galt Tổ Chức Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm và Lễ Phật Đản PL.2556
(Xem: 19556)
Trong 2 ngày 09 và 10-6-2012, tại Santa Clara County Fairgrounds Pavillion Hall, thành phố San Jose, Hoa Kỳ, Hội Từ Bi Phụng Sự San Jose đã tổ chức lễ lạy Quán Âm Sám, lễ Mandala Như ý và thuyết pháp... Võ Văn Tường
(Xem: 18468)
Chiều ngày 05/06/2012 HT Thích Đỗng Tuyên đã thuyết pháp tại nhà hàng Saigon Kitchen - Võ Văn Tường
(Xem: 23518)
Đại Lễ Phật Đản Tại Chùa Cổ Lâm - Seattle 2012
(Xem: 18590)
Thăm Niagara Falls - Ontario Canada 2012 - Ảnh: Hạnh Tuệ
(Xem: 20558)
Thăm Viếng Canada Năm 2012 - Hoavouu.com
(Xem: 25316)
Khóa Tu Học ngày 17-19/5/2012 Tại Chùa Quan Âm - Do TT Thích Trường Phước Trụ Trì
(Xem: 24988)
Khóa Học Phật Pháp Tại Chùa Kim Quang Toronto, Canada 2012 Do TT Thích Như Thanh Trụ Trì
(Xem: 19502)
Bắt đầu xây dựng năm 1911, với 300 nhân viên làm việc suốt 3 năm và tiêu tốn 3,5 triệu USD thời đó... Ảnh: Hạnh Tuệ
(Xem: 23623)
Ngày 13 tháng 5 vừa qua, chùa Quan Âm Ngàn Tượng đã long trọng tổ chức đại lễ Phật Đản PL 2556.
(Xem: 34982)
Những hình ảnh mới nhất về Chùa Khánh Anh - Pháp Quốc
(Xem: 19368)
Lễ Phật Đản PL.2556 Tại Tu Viện Kim Sơn Ngày 13/5/2012 - Watsonville, California - Võ Văn Tường
(Xem: 20934)
Lễ Phật Đản Tại Chùa Hải Đức Jacksonville ngày 13/5/2012 - Ảnh: Hạnh Tuệ, Châu Ngọc, Minh Quang
(Xem: 19474)
Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc PL.2556 Tại Thành Phố Melbourne, thứ bảy 12-5-2012
(Xem: 20627)
Khóa Tu Mùa Xuân 2012 Tại Chùa Hải Đức Jacksonville, Florida Do Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu Hướng Dẫn
(Xem: 18502)
Lễ An Vị Phật Tại Viện Dưỡng Lão Mission Se La Casa, San Jose ngày 07-5-2012
(Xem: 20317)
Chùa Phật Đà tổ chức Đại Lễ Phật Đản vào ngày chủ nhật 6/5/2012
(Xem: 19283)
Lễ Phật Đản PL.2556 Tại Chùa Phổ Từ Hayward, California - Ảnh Võ Văn Tường
(Xem: 17961)
Lễ Phật Đản PL.2556 Tại Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Liễu Quán - Ảnh: Võ Văn Tường
(Xem: 32677)
Chiều ngày 28 tháng 04 năm 2012, giới Phật giáo HongKong đã long trọng tổ chức lễ Đại Phật đản tại nhà thể thao Hồng Khám... Minh Thuận
(Xem: 24340)
Lễ Phật Đản Tại Thiền Viện Vô Ưu - San Jose - Ảnh: Võ Văn Tường
(Xem: 20747)
Lễ Phật Đản Tại Chùa Thiên Trúc - San Jose do ĐĐ Thích Thiện Long trụ trì - Ảnh: Võ Văn Tường
(Xem: 20642)
Khóa Tu Học Mùa Xuân Tại Chùa Phật Ân - Minnesota 2012 - Do Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu Hướng Dẫn
(Xem: 18077)
Lễ Hội Phật Đản Quốc Tế năm 2012, Phật Lịch 2556 do Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Nam California đã được chính thức cử hành tại khu lễ đài...
(Xem: 21278)
Ngày 20, 21 và 22 tháng 4 năm 2012, tại nghĩa trang Oak Hill, thành phố San Jose, tiểu bang California, chùa Thiên Trúc đã tổ chức Đại Trai đàn Giải oan Bạt độ
(Xem: 36888)
Hình Ảnh Lịch Sử Đức Phật Thích Ca - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 18710)
Lễ Chính Thức Của Đại Lễ Phật Đản Quốc Tế PL.2556 Tại Westminster Mall ngày 22/4/2012
(Xem: 18872)
Lễ Cắt Băng Khai Mạc Chương Trình Phật Đản Quốc Tế PL. 2556-DL.2012 tại Westminster Mall, Nam Cali
(Xem: 42354)
Hình Ảnh Đức Phật Đản Sanh - Thích Thái Chánh
(Xem: 20601)
Tiệc Chay Gây Quỹ Của Chùa Phật Đà 15/4/2012 tại nhà hàng Lucky Star - San Diego - Hoavouu.com
(Xem: 21390)
Như ong chỉ lấy mật thôi, không làm hại sắc hư đài của hoa, Tỳ kheo theo Luật nương Kinh, vào trong nhân thế trung trinh lời nguyền.
(Xem: 55894)
Tranh Vẽ Hoa Sen - Hoavouu.com sưu tầm
(Xem: 21228)
Lễ Phật Đản Tại Tịnh Thất Hòa Bình - Fremont 8/4/2012 do Sư cô Thích Nữ Hạnh Trì - Nhiếp ảnh: Võ Văn Tường
(Xem: 17130)
Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu Tại Đạo Tràng Thanh Lương - Sacramento 2012 - Do NS Thích Nữ Minh Huệ trụ trì
(Xem: 17492)
Đại Hội Huynh Trưởng GĐPTVN Tại Hoa Kỳ ngày 5/4/2012 - San Jose, California, Hoa Kỳ
(Xem: 22414)
Niệm Phật Đường Fremont do HT Thích Thái Siêu trụ trì tổ chức khóa tu học do Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu hướng dẫn năm 2012
(Xem: 19657)
Lễ Truyền Giới Bát Quan Trai tại Tịnh Xá Quan Âm - San Jose ngày 3/4/2012
(Xem: 17670)
Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu tại Thiền Đường Mây Từ - Nam California năm 2012
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant