Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chén Trà Tào Khê

06 Tháng Bảy 201414:22(Xem: 28550)
Chén Trà Tào Khê


Chén Trà Tào Khê

 


blankUống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm “Bình minh nhất trản trà". Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một loại nước uống mang lại sự sảng khoái, thanh khiết cho tinh thần, là cách để khai tâm mở trí. Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hóa và kết nối lòng người.

Uống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm “Bình minh nhất trản trà" (sáng sớm một tuần trà, đây cũng là một phong cách đẹp bên trong cửa thiền. Mỗi buổi khuya, trước giờ công phu, thị giả dâng đến chư Tôn Đức những chén trà đạo vị của Trường Hạ Quảng Đức Úc Châu, khiến tôi nhớ đến mùi thơm của chén trà Tào Khê năm nào. Trong nhà Thiền ai cũng từng nghe qua câu“Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn, Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ". Hay những cụm từ có tính cách kinh điển hóa như "ăn cơm Hương Tích", "uống trà Tào Khê", "ngồi thuyền Bát Nhã", "ngắm trăng Lăng Già".... Ở đây, trà Tào Khê là loại trà như thế nào?

Tào Khê, vốn là một địa danh nổi tiếng trong Phật Giáo. Thuở ban đầu Tào Khê là tên của một dòng suối chảy trước Chùa Hoa Nam, thuộc núi Song Phong, Quận Khúc Giang, Thành Phố Thiều Quan, Tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa. Tương truyền vào năm 502 Tây lịch, một nhà Sư Ấn Độ tên là Trí Dược Tam Tạng đi thuyền sang Trung Hoa để truyền đạo. Khi thuyền đi ngang dòng Tào Khê, Ngài Trí Dược lấy tay vốc nước nếm thử, thấy thơm ngon, liền bảo:“Đầu nguồn suối này ắt có nơi đất tốt". Ngài liền ngược dòng tìm lên nguồn, mở núi dựng chùa, đặt tên là Bảo Lâm Tự (sau này đổi thành Hoa Nam Tự). Về sau, Ngài Huệ Năng, vị Tổ đời thứ sáu của Thiền Tông Trung Quốc, đến đây hoằng pháp, thổi một luồng gió mới cho đời sống tu hành của người đệ tử Phật với pháp tu đốn ngộ. Từ đó hàng triệu đệ tử Phật khắp nơi đã nhờ vào pháp tu của Ngài mà đạt đến hạnh phúc, an lạc, giác ngộgiải thoát.

Chính vì sự xuất hiện của Lục Tổ Huệ NăngTào Khêcảnh trí ở nơi này đã trở thành Phật cảnh, y báochánh báo của suối Tào Khê và Chùa Nam Hoa đều viên mãn. Con người giác ngộ ở đâu thì cảnh vật nơi đó đều thay đổi, môi trường sống xung quanh trở nên mát mẻthanh thoát. Và cũng từ đó, nói đến Tào Khê là nói về Lục Tổ Huệ Năngcõi giới tu hành của Ngài. Tào Khê đã trở thành một danh thắng tâm linh, là điểm đến của khách hành hương. Hiện nay có hàng vạn lượt người đổ về đây để chiêm bái mỗi ngày. Khách đến đây được đãi chén trà thơm lấy từ dòng suối Tào Khê trước Chùa, sẽ cảm thấy lòng mình an lạc sảng khoái đến lạ lùng. Chỉ cần được một ngụm trà Tào Khê rồi, hành giả sẽ không bao giờ có thể quên được hương vị độc nhất vô nhị của nó. Thật đúng như lời tự tình của một vị Thiền Sư “Đến đây rồi niềm vui khó tả trình, chỉ nhìn thấy nụ cười luôn hé nở". Và cũng từ đó, dòng suối Tào Khê được xem là tượng trưng cho dòng nước cam lồtác dụng tẩy sạch phiền não, nhiễm ô, xóa tan đi mọi bụi trần khổ đau của nhân thế.

Trà Tào Khê thực sự là những giọt nước cam lồ mát dịu, một dòng suối từ bi chảy dài xuyên suốt qua bao thế kỷ, mang theo chất liệu mát ngọt của trí tuệtừ bi để nuôi dưỡng pháp thân huệ mạng của bao thế hệ nhân sinh. Hình ảnh chén trà Tào Khê trong cửa thiền của Tổ Huệ Năng lưu lại nét đẹp lung linh kỳ ảo, nhìn vào đó ta thấy tất cả cội nguồn tâm linh của quá trình dấn thân hành đạo của chư vị tiền bối, từ Phật Tổ Thích Ca; Sơ Tổ Ca Diếp; Nhị Tổ A Nan; Tổ 28 Ấn Độ và cũng là Sơ Tổ Trung Hoa, Bồ Đề Đạt Ma, rồi truyền xuống cho Huệ Khả; Tăng Xán; Đạo Tín; Hoằng NhẫnHuệ Năng.

Lục Tổ Huệ Năng (638-713) là người đắc đạo lúc chưa xuất gia, là vị Tổ thứ sáu của Thiền tông, là đệ tử truyền thừa của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Ngài họ Lô (zh. 盧) sinh trong một gia đình nghèo, cha mất sớm nên không được đi học, lớn lên làm nghề bán củi để nuôi mẹ. Năm 22 tuổi, một ngày nọ, nhân đem giùm củi về nhà cho người mua, nghe lời Kinh của một người đang tụng, thấy hay, Ngài liền hỏi tụng Kinh gì, người đó bảo là Kinh Kim Cang, vì do đi lễ Chùa Đông Thiền ở Huyện Huỳnh Mai, xứ Kỳ Châu, nghe Tổ Hoằng Nhẫn giảng rằng nếu ai thọ trì Kinh Kim Cang thì sẽ thấy Tánh và thành Phật. Nhờ có nhân duyên từ kiếp trước, nên Ngài Huệ Năng đã được người giúp cho 10 lượng bạc để lo cho mẹ già, rồi Ngài an tâm lên đường để tìm đến Huỳnh Mai tu học. Đi bộ gần hai tháng trời mới đến nơi. Khi gặp Ngài, Ngũ Tổ hỏi: "Con là người phương nào, đến đây cầu việc gì?" - Huệ Năng đáp: "Con là người ở Lãnh Nam, đến đây chỉ cầu thành Phật" - Ngũ Tổ bảo: "Là người Lãnh Nam, giống người dã man, thành Phật thế nào được ?” - Huệ Năng thưa: "Con người tuy phân có Nam Bắc, nhưng Phật tánh nào có Bắc Nam?".

Qua cách đối đáp, Tổ Hoằng Nhẫn nhận ra ngay đây không phải là người thường, nhưng không truyền pháp ngay, cho xuống bếp làm công quả gánh nước, giã gạo... Hơn tám tháng sau, Ngũ Tổ thấy đã đến lúc phải truyền tâm ấn cho người kế thừa, nên tập chúng và ra lệnh cho chúng đệ tử mỗi người viết kệ trình bày sở chứng của mình. Lúc ấy chỉ có Thầy Thần Tú, một đệ tử lớn, tri thức xuất chúng, đã trình kệ: "Thân thị Bồ đề thọ,Tâm như minh cảnh đài, Thời thời cần phất thức, Vật sử nhạ trần ai.” Nghĩa là:“Thân là cội Bồ đề, Tâm như đài gương sáng, Phải luôn nhớ lau chùi, Chớ để dính bụi trần.” Ngài Thần Tú so sánh thân người như cây Bồ-đề và tâm người như đài gương sáng, người tu hành phải lo lau chùi, giữ tấm gương luôn luôn được trong sáng. Lúc ấy, Tổ Huệ Năng đang giã gạo trong bếp, nghe đọc bài kệ, biết người làm chưa tỏ ngộ đạo mầu, nên Ngài đã nhờ người khác viết bài kệ của mình như sau: "Bồ-đề bổn vô thọ, Minh cảnh diệc phi đài, Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai?” nghĩa là: “"Bồ-đề vốn không cây, Gương sáng cũng chẳng đài. Xưa nay không một vật, Chỗ nào dính bụi trần ?". Nghe bài kệ, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn biết Huệ Năng vượt hẳn Thần Tú, đã kiến tánh, nhưng sợ tổn hại đến Huệ Năng, nên nửa đêm gọi Ngài vào tịnh thất và thuyết trọn Kinh Kim Cang cho Ngài. Khi nghe đến câu "Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm”:Hãy nương nơi không có chỗ nương, khởi tâm kia". Tâm kia chính là tâm thanh tịnh, tâm giác ngộ, tâm giải thoát; có nghĩa là nếu để tâm mình dính mắc vào đối tượng nào đó thì mình bị ràng buộc, phiền não và khổ đau. Ngài Huệ Năng hoát nhiên đại ngộ và thốt ra bài kệ: “Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh, Nào ngờ tự tánh vốn không sanh diệt, Nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ, Nào ngờ tự tánh vốn không dao động, Nào ngờ tự tánh hay sanh muôn Pháp”. Ngũ Tổ liền truyền y bát cho Ngài và khuyên nên đi về phương Nam để hành đạo.

Tiếp đó, trong suốt 15 năm, Ngài Huệ Năng vẫn trong thân phậncư sĩ, ở ẩn trong nhóm người thợ săn và tùy nghi thuyết pháp cho họ. Họ bắt Ngài giữ lưới, thấy có thú rừng lọt vào thì mở ra thả, đến bữa ăn thì Ngài phương tiện ăn rau luộc gởi trong nồi thịt của họ. Sau đó, cơ duyên đến, Ngài về chùa Pháp Tánh ở Quảng Châu, chứng kiến 2 vị Tăng tranh cãi quyết liệt, bất phân thắng bại về tấm phướn treo trước chùa. "Phướn động hay gió động?". Tổ Huệ Năng khai thị: "không phải gió động, cũng không phải phướn động, mà tâm các vị động", lúc ấy Thầy Trụ Trì Ấn Tông đến hỏi: "Nghe nói y pháp Huỳnh Mai đã truyền về phương Nam, phải chănghành giả đây?”. Lúc đó Ngài mới tự nhận mình là truyền nhân của Ngũ Tổ. Sư Ấn Tông tổ chức lễ thế phát cho Ngài và nhận Ngài làm Thầy.

Sau đó, Tổ Huệ Năng bắt đầu giáo hóa ở chùa Pháp Tánh, rồi về Chùa Bảo Lâm ở suối Tào Khêthành lập Nam tông Thiền Phái, xiển dương pháp tu đốn ngộ, tức chứng ngộ ngay tức khắc, một sự nhảy vọt bất ngờ, mang tính trực giác, trong lúc Ngài Thần Tú chủ trương tiệm ngộ, pháp tu giác ngộ từ từ theo thời gian, dùng suy luận, tu tập theo chỉ dạy của kinh sách mà giác ngộ. Trong cuộc tranh chấp giữa hai phái đốn ngộtiệm ngộ, pháp môn của Tổ Huệ Năng đã chứng tỏ sinh lực của mình, sản sinh ra vô số Đại sưtrở thành truyền phái đích thật của Phật pháp tại Trung Quốc và truyền ra nước ngoài, còn phái của Ngài Thần Tú chỉ vài thế hệ sau là khô chết.

Sau đời của Tổ Huệ Năng, chén trà Tào Khê theo chân của các Thiền Sư truyền đến Việt Nam. Tại VN qua sự truyền thừa của Tổ Sư Minh Hoằng Tử Dung, khai sơn chùa Ấn Tôn, tức chùa Từ Đàm, Huế; Tổ Sư Minh Hải Pháp Bảo, khai sơn chùa Chúc Thánh, Quảng Nam; Pháp Phái Liễu Quán xuất phát từ Tổ Liễu Quán quê ở Phú Yên, đệ tử cầu pháp với Tổ Sư Minh Hoằng Tử Dung. Thiền Phái Lâm Tế Liễu Quán đã phát triển rực rỡ ở Huế, Nha Trang, Sàigòn và Lâm Tế Chúc Thánh qua sự giáo hóa của Tổ Minh Hải Pháp Bảo đã truyền trì và phát triển mạnh ở Hội An, Quảng Nam, Bình Định...

Pháp phái Lâm Tế Liễu Quán do Tổ Liễu Quán truyền theo bài kệ như sau:

"Thiệt Tế Đại Đạo, Tánh Hải Thanh Trừng, Tâm Nguyên Quảng Nhuận, Đức Bổn Từ Phong, Giới Định Phước Huệ , Thể Dụng Viên Thông , Vĩnh Siêu Trí Quả, Mật Khế Thành Công, Truyền Trì Diệu Lý, Diễn Xướng Chánh Tôn , Hạnh Giải Tương Ưng, Đạt Ngộ Chơn Không”.

Pháp phái Lâm Tế Chúc Thánh do Tổ Minh Hải khai sáng được truyền thừa thứ tự theo bài kệ truyền pháp ở Quảng Nam như sau:“Minh Thiệt Pháp Toàn Chương, Ấn Chơn Như Thị Đồng, Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu, Kỳ Quốc Tộ Địa Trường, Đắc Chánh Luật Vi Tuyên, Tổ Đạo Giải Hạnh Thông, Giác Hoa Bồ Đề Thọ, Sung Mãn Nhân Thiên Trung”.


Trong khi ở Bình Định, bài kệ này được truyền lại như sau: “Minh Thiệt Pháp Toàn Chương, Ấn Chơn Như Thị Đồng, Vạn Hữu Duy Nhất Thể, Quán Liễu Tâm Cảnh Không, Giới Hương Thành Chánh Quả, Giác Hải Dũng Liên Hoa, Tinh Tấn Sanh Phước Huệ, Hạnh Trí Giải Viên Thông, Ảnh Nguyệt Thanh Trung Thủy, Vân Phi Nhật Khứ Lai, Đạt Ngộ Vi Diệu Tánh, Hoằng Khai Tổ Đạo Trường”.

Trong khi đó ở miền Bắc Việt thì có Phái Thiền Tào Động, do các Ngài Tào Sơn Bản Tịch (840-901) và Động Sơn Lương Giới (807-869) sáng lập từ Trung Hoa truyền vào, nhiều chùa được tạo dựng như Chùa Trấn Quốc, Chùa Hòe Nhai để truyền bá Phật Pháp. Nhìn chung, cả 3 phái Thiền từ Trung Hoa sau thời của Ngài Huệ Năng, phái Tào Động ở Đàng Ngoài dưới thời Chúa Trịnh, hai phái Lâm Tế Liễu QuánLâm Tế Chúc Thánh truyền ở Đàng Trong dưới thời Chúa Nguyễn, về sau đều phát triển và ảnh hưởng rộng khắp trên toàn cõi VN, từ Ải Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau. Đặc biệt sau 1975, các dòng Thiền này được người con nước Việt truyền ra và phát triển mạnh ở Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu & Úc Châu. Mong rằng chư Tôn Đức Tăng Ni khi làm lễ quy y cho các đệ tử, nên đặt pháp danh theo các bài kệ truyền thống trên để gìn giữ mạng mạch truyền đăng tục diệm, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức.

Dòng suối Tào Khê cũng chảy xuống xứ sở Triều Tiên một cách mạnh mẽ, hiện tại tông phái Thiền sâu rộng nhất là Thiền phái Tào Khê (Jogye) được Thiền Sư Đạo Nghi (Myeongjeok Doui, 1301-1382), một Tăng sĩ Hàn Quốc nổi tiếng trở về từ Trung Hoa vào năm 1346 và lập nên Thiền phái này trong triều đại Tân La Thống Nhất (Unified Silla). Ngài cho rằng Thiền là một pháp tu tốt nhất để đạt tới giác ngộ. Những bộ kinh căn bản của Thiền phái này là Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Bát Nhã, Kinh Kim CangKinh Pháp Bảo Đàn. Có khoảng 1725 ngôi chùa là chi nhánh ở khắp trong và ngoài Triều Tiên, và có khoảng 10.056 Tăng Ni và khoảng gần 10 triệu Phật tử qui y theo phái Tào Khê này.

Bên cạnh Triều Tiên, dòng suối Tào Khê cũng chảy qua xứ hoa Anh Đào Nhật Bản vào thế kỷ thứ 9 từ Trung Hoa, tại đây hai Thiền phái Lâm tếTào Động đều ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Lục Tổ Huệ Năng.

- Thiền phái Lâm Tế (Rinzai Sect): Do công khai sáng của Thiền Sư người Nhật Vinh Tây (Eisai, 1141-1215). Ngài xuất gia từ năm mười ba tuổi ở chùa An Dưỡng (Annyo) ở Kibitsu. Ngài đã đến Trung Hoa để học đạo trong hai lần, vào những năm 1168 và 1187. Lần sau cùng Ngài về đến Nhật vào năm 1191 và xây dựng chùa Shofuku ở Hakata. Ngôi chùa này được xem là ngôi chùa đầu tiên trên đất nước này. Năm 1215, triều đình Nhật xây dựng Chùa Kiến Nhân (Kennin-ji) tại Kyoto, Ngài được thỉnh về chứng minh Đạo Sư cho ngôi già lam này. Ngài cũng được xem là người có công trong văn hóa uống trà của Nhật, Ngài đã mang giống trà từ Trung Hoa về trồng ở Nhật. Vị Thiền Sư nổi tiếng của Thiền phái này về sau là Ngài Bạch Ẩn (Hakui Ekaku, 1685-1786) với những tác phẩm để lại cho đời. Ngày nay ở Nhật có 14 chi phái thuộc dòng Thiền này, tuy không hợp nhất về tổ chức, nhưng vẫn theo đuổi lý tưởng ban đầu của Tổ Sư Vinh Tây. Thiền Tào Động (Soto/Tsao-tung): Là một trong năm Thiền phái chính của Trung Hoa và là một trong mười ba Tông phái chính của PG Nhật. Đây là một Thiền phái kiểu mẫu như để so sánh với Thiền Lâm Tế. Nếu Lâm Tế thích ứng với giới thượng lưu trí thức, thì Tào Động lại gần gũi với tầng lớp bình dân. Thiền Tào Động được Thiền sư Đạo Nguyên (Dogen, 1200-1253) khai sáng. Ngài Đạo Nguyên vốn là đệ tử của Tổ Vinh Tây, sau đó Ngài sang Trung Hoa du học và trở về Nhật Bản xây dựng Thiền phái này. Người kế thừa và làm lớn mạnh dòng Thiền này là Thiền Sư Suzuki Shosan (1579-1653). Hiện nay ngôi già lam chính của Thiền phái này là Chùa Tổng Trì (Soji-ji) ở Yokohama do Thiền Sư Hành Cơ (Gyogi, 666-749) tạo dựng năm 1321.

Sự phát xuất của lá trà Tào Khê cũng lung linh kỳ tuyệt, đó là lá trà của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Năm xưa, lúc Ngài từ Ấn sang Trung Hoa để truyền đạo, vì chưa đến cơ duyên để khai thị cho Vua Lương Võ Đế, nên đã vào núi Thiếu Lâm để thiền tọa 9 năm, chờ đợi thời cơ, trong lúc thiền tọa Ngài ngủ gật, bực mình, Ngài đã đưa tay xé mí mắt của mình, vứt xuống đất, ngay tại đó, đã mọc lên một loại cây có lá xanh tươi, lấy lá đó nấu nước uống, tỉnh thức đến lạ kỳ, về sau người ta gọi đó là lá trà. Giờ đây chúng ta uống chén trà này, lá trà lấy từ Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma và lấy nước từ suối Tào Khê của tổ Huệ Năng, để tạo nên một chén trà tỉnh thức giác ngộ. Đó là một hình ảnh tuyệt mỹ lấp lánh có một không hai trên thế gian này.

Tóm lại, dòng chảy giác ngộtỉnh thức kia đã bắt nguồn từ đỉnh Hy Mã Lạp Sơn Ấn Độ, rồi chảy xuống Trường An, Lạc Dương, rồi nối kết với dòng suối Tào Khê ở Quảng Châu, rồi chia ra thành 5 nhánh (1. Lâm Tế, 2. Quy Ngưỡng, 3. Tào Động , 4.Vân Môn, 5. Pháp Nhãn), trong đó, có nhánh chảy qua Triều Tiên, Nhật Bản, có nhánh chảy vào Việt Nam, rồi lan truyền đến các quốc gia phương Tây. Dòng suối mát Tào Khê hiện đã chảy vào các vùng đất lạ ở trên toàn cầu như Trung Đông và Châu Phi. Dòng suối mát Tào Khê, chảy đến đâu đều mang lại đặc chất mát dịu, ngọt ngào và tỉnh thức đến đấy, ai đó có duyên may uống được ngụm trà Tào Khê này lập tức nhận ra đường đi lối về của nhân quả nghiệp báo, để rồi lo tĩnh tu giác ngộgiải thoát./.

Viết tại Trường Hạ Quảng Đức kỳ 15, 2014

Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

Tài liệu tham khảo:

- Kinh Pháp Bảo Đàn (HT Thích Duy Lực dịch, xuất bản 1992) (xem)

- Phật Giáo Khắp Thế Giới ( Thích Nguyên Tạng, xuất bản 2001) (xem)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24863)
5 phút trong cuộc sống - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 21508)
Ân đức của Mẹ - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 21739)
Ăn chay là một pháp tu - Tác giả: TT Thích Nguyên Tạng - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 22044)
Thiệu Đạo là người Trì Châu, đời Minh, đảm nhận chức quản lý tù nhân. Y hay đòi hỏi tù nhân về tiền bạc.
(Xem: 18507)
Bài học từ hòn đá - Tường Dinh diễn đọc
(Xem: 10573)
Biết Đủ - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Thanh Vân
(Xem: 22055)
Bố Thí - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 23885)
Bông Hồng Cài Áo - Tác giả: HT Thích Nhất Hạnh - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 45330)
Buông bỏ như cánh chim trong cơn gió lớn Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên dịch Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 12045)
Buông Xả - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Tú Trinh
(Xem: 18957)
Ca Dao Tháng Bảy - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 18528)
Cách ăn tết của người Sài Gòn - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 41582)
Cái bình rỗng và hai tách ca phê; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 19701)
Cái ví da nâu - Tác giả: Hương Huyền - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 25236)
Nghe Contemplation của Himekami và khởi lên trong tâm những suy tư vào một buổi sáng thật đẹp... - Từ Ngọc
(Xem: 20865)
Cát và đá - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 16781)
Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ - Trôi chảy mãi ngày đêm không ngừng nghỉ như thế này ư?
(Xem: 23385)
Con vốn là sa di chùa Báo Ân. Chùa cháy, thầy trụ trì và 17 tăng sĩ phụ tá bị câu lưu để điều trạ Thầy trụ trì khuyên con trốn đi để khỏi liên lụy...
(Xem: 19285)
Xưa, trên núi Thiết Sơn có một cây táo to lớn không biết mọc từ thời đại nào, chỉ biết rằng từ xưa tới nay, chưa ai hề trông thấy nó có hoa dù là rất nhỏ.
(Xem: 24970)
Cái bình rỗng và hai tách ca phê; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 20519)
Đời xưa, có một bầy rùa rất đông, ở dưới một gốc cây đại thọ. Trong bầy có một con rùa chúa (tiền thân của đức Phật Thích Ca) rất thông minh...
(Xem: 22310)
Cho và Nhận - Trần Thị Ngọc Mai - Giọng đọc: Hồng vân
(Xem: 19332)
Chọn một người cha - Tác giả: Ngân Bình - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 21202)
Vào một trong những tiền kiếp xa xăm, đức Thế Tôn làm một con vượn chúa có sức mạnh phi thườngtrí khôn vô địch. Vượn sống cạnh bờ sông đối diện với một hòn đảo.
(Xem: 19262)
Chúng tôi không cô đơn - Nguyên tác: Mary L. Miller - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 21262)
Ngày xưa, cách đây vô số kiếp, có một nước tên là Ba La Nại. Thuở đó có một người ham làm giàu đến nỗi không dám ăn no mặc đủ hoặc bố thí giúp đỡ ai.
(Xem: 22888)
Câu chuyện dòng sông; Tác giả: Thích Nhất Hạnh; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 22464)
Vào một ngày mùa thu, Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một quả táo từ cây rơi xuống "bịch" một tiếng trúng đầu Newton.
(Xem: 14783)
Cô Độc Mà Không Cô Đơn - Bài của Quảng Tánh, Tường Dinh diễn đọc
(Xem: 22341)
Cô gái và gói bánh; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 24404)
Cõi âm có hay không - Tác giả: Minh Chi - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 19688)
Con đường Cái Quan - Tác giả: Bùi Quang Đạt - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 22700)
Vua xứ Ba La Nại một hôm cùng quân lính vào rừng săn thú. Đang lúc đi lùng bắt, bỗng vua gặp con voi trắng như tuyết, mình có sáu ngà, trông đẹp vô cùng...
(Xem: 18737)
Công chúa tháng mười hai - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 49738)
Cúng Quả Đường; Tác giả: Thích Nguyên Tạng; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 7913)
Do Dự - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Lê Khánh
(Xem: 6401)
Dựa Dẫm - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Phương Thanh
(Xem: 22273)
Đàn vịt trời; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 18043)
Đạo Phật là Đạo biết lắng nghe - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 15885)
Đạo Phậttuổi trẻ - Tác giả: HT Thích Thanh Từ - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 21741)
Để gió cuốn đi; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 18791)
Đi tìm hạnh phúc - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 7744)
Điều Khó Quên Tác giả: Ni Sư Thích Nữ Như Đức Giọng Đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 21869)
Định Nghiệp trong Phật Giáo - Tác giả: HT Thích Thiện Siêu - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 20000)
Đối diện với khổ đau - Tác giả: Viên Minh Trần Minh Tài - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 7928)
Tác giả: Nguyên Đạo Văn Công Tuấn; Giọng đọc: Thanh Trì
(Xem: 15106)
Em là một hoa tươi đẹp - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 21199)
Bài đọc Văn Thơ: Em Và Tôi - Cư Sĩ Liên Hoa
(Xem: 18904)
Điện đem lại cho con người ánh sáng, đem lại mọi tiện lợi. Ai là người đầu tiên làm ra máy phát điện? Đó chính là nhà khoa học lớn người Anh - Michael Faraday.
(Xem: 19425)
Hồi ấy, cách đây hơn 2500 năm, Ấn Độ có rất nhiều học thuyếtgiáo phái. Trong số đó có một phái tôn thờ quỷ thần...
(Xem: 18162)
Hai bức tranh trong một cuộc đời - Tác giả: Khánh Hòa - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 15393)
Đời nhà Minh, vào khoảng niên hiệu Chánh Đức, đảo Sùng Minh ở tỉnh Giang Tô bốn bề đều bị nước bao quanh, Vương Đại là một thuyền phu trên đảo.
(Xem: 16521)
Hàng rong - Tác giả: Nguyễn Ngọc Tuyết - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 18634)
Hạnh phúc trong tầm tay - Tác giả: Phan Minh Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 13389)
Hãy gọi đúng tên tôi - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 16510)
Hẹn với xuân sau - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 18495)
Bài đọc: Hoa nở giữa mùa đông - Tác giả: Cư Sĩ Liên Hoa
(Xem: 43796)
Sáng nào cũng vậy, hết giờ dạy vẽ ở trường Mỹ thuật về qua phố Tràng Tiền, họa sư Lê cũng không quên mua một bó hoa "Ti-gôn".
(Xem: 16122)
Họa Tùng Khẩu Xuất - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 15115)
Xưa, có một vị minh quân cai trị một vương quốc trù phú thanh bình, nhân dân an cư lạc nghiệp. Đức vua tuy tuổi khá cao, nhưng đã nhiều năm trôi qua, vua vẫn chưa có được một hoàng nam nối nghiệp...
(Xem: 17243)
Hoằng Pháp lợi sinh - Trọng Nghĩa, Mộng Lan phỏng vấn HT Như Điển
(Xem: 15510)
Học để yêu thương - Tác giả: Thích Nhất Hạnh - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 16251)
Hỏi Hay Đáp Đúng - Nguyên tác: K. Sri Dhammananda - Việt dịch: Thích Nguyên Tạng - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 6755)
Ích Kỷ - Sự ích kỷnguyên nhân sâu xa dẫn đến hệ quả : tuy con người được hưởng thụ nhiều nhất, nhưng cũng là cá thể chịu khổ đâu nhiều nhất... Cẩm Ly đọc
(Xem: 19582)
Khổ Hạnh Lim Dim Mắt - Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Giọng Đọc: Quảng Định; Chánh Thường Kiệt; Như Tuyền
(Xem: 13614)
Mùa hè không những chỉ dành cho học sinh, sinh viên sau một năm học miệt mài mà còn cho cả người lớn yêu thích những chuyến viễn du, và là mùa của uyên ương hạnh phúc.
(Xem: 21291)
Làm sao biết có kiếp trước kiếp sau - Tác giả: Thích Trí Siêu - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 18575)
Làm thế nào để hóa giải hận thù - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 19262)
Lễ Tháng Bảy Cho Những Oan Hồn Phiêu Bạt - Tuệ Sỹ
(Xem: 25329)
Ba ơi! Con đã có bông hồng cho má. Con muốn có một bông gì tượng trưng cho ba nữa!
(Xem: 14069)
Lối thoát - Tác giả: Ngân Bình - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 15736)
Thuở xưa, đức Bồ-tát đầu thai làm con một vị thương gia rất giàu có tại nước Ka Di. Khi lớn lên, Ngài dọn 500 cỗ xe đi buôn.
(Xem: 8778)
Lười Biếng - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Thái Hoà
(Xem: 17355)
Mẹ Quan Âm Cửu Long - Tác giả: Huỳnh Trung Chánh - Trình bày: Diệu Thủy
(Xem: 16938)
Mẹ tôi; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 13404)
Mẹ và Vu Lan - Tác giả: Huy Phương - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 14852)
Mẹ, câu chuyện không đoạn kết - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 18358)
Vợ chết được mấy tuần thì Thủ Huồng bỗng chiêm bao nghe tiếng vợ kêu gào rùng rợn khóc la, như đang bị ngục tốt dùng cực hình tra khảo...
(Xem: 18502)
Mộng làm Bồ tát giữa đời thường - Tác giả: Cư Sĩ Liên Hoa
(Xem: 17553)
Một bông hồng cho Cha; Tác giả: Võ Hồng; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 19595)
Bài đọc Văn Thơ: Một thoáng vô thường - Tác giả: Cư Sĩ Liên Hoa
(Xem: 13774)
Mùa hoa thường trụ & một chút bình yên - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 11765)
Mùa Kỳ Diệu - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 14002)
Mỗi chiếc lá như một bông hoa đẹp vô cùng, đến nỗi có một nhà văn đã gọi mùa thumùa xuân thứ hai của trời đất.
(Xem: 19006)
Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ, mây trời lồng lộng không phủ kín công cha... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 27991)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 12574)
Mùa xuân đi đâu - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 14258)
Mừng Lễ Tạ Ơn - Tác giả: Tâm Diệu - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 14615)
Trong một khu rừng thẳm trên núi cao có một bầy nai cùng nhau chung sống, con số lên tới cũng cả trăm. Chúng đi theo những cánh đồng xanh mơn mởn, vừa ăn vừa đùa giỡn...
(Xem: 18369)
Năm hình ảnh trước cửa tử - Nguyên tác: HT Rastrapal - Việt dịch: Hải Trần - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 17984)
Newton đối với khoa học thì chuyên cần nhưng trong sinh hoạt lại là người vô tâm, hay quên, ông thường làm việc quên cả ăn.
(Xem: 10914)
Nghệ Thuật Tha Thứ - Giọng đọc: Hạnh Tuệ; Nhạc: Cảm ơn vô thường - Trình bày: Hùng Thanh
(Xem: 13134)
Nghĩ về mùa báo hiếu - Tác giả: Thích Nữ An Trí - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 14927)
Vị vua được coi là đức độ và tài giỏi nhất của Ấn Độ thời xưavua A Dục. Ông có một người con trai tên là Câu Na La rất khôi ngô tuấn tú, tướng mạo như tranh vẽ...
(Xem: 15333)
Nghiệp, Tái Sinh & Di Truyền Học - Tác giả: B. P. Kirthisinghe; Như Mai dịch - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 6209)
Tay ta nâng bát cơm mùi Hương Tích, Cạn với nhau một tách nước Tào Khê, Dẫn quần sanh Bảo Thành sớm quay về, Thuyền Bát Nhã dong buồm lên bến Giác...
(Xem: 7033)
Tác giả: Lê Sỹ Minh Tùng; Giọng đọc: Nguyên Hà
(Xem: 18478)
Nàng duyên dáng thùy mị dù chưa phải là hạng sắc sảo tuyệt trần, nàng cũng không điêu luyện các nghệ thuật ái ân, nhưng nàng lại ngầm quyến rủ bởi hơi thở thoảng hương thơm hoa sen...
(Xem: 19487)
Người Đẹp Và Bóng Hạnh Phúc - Tác Giả: Thích Nữ Thể Quán; Thích Nữ Cát Tường - Giọng Đọc: Kim Phụng; Đoàn Uyên Linh
(Xem: 13231)
Người đi tìm trăng giữa ban ngày - Tác giả: Cư sĩ Liên Hoa - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant