Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thích Thiện Trí: (Tập thơ) Vạt nắng phù hư

09 Tháng Mười Một 202216:05(Xem: 1108)
Thích Thiện Trí: (Tập thơ) Vạt nắng phù hư

Thích Thiện Trí: (Tập thơ) Vạt nắng phù hư
hd-wallpaper-6917223_1280-780x470

LỜI GIỚI THIỆU

 

Cố Thiền Sư Thích Nhất Hạnh là một bậc Thầy mô phạm về Văn, Thơ, chữ nghĩa trong thời gian từ tiền bán thế kỷ thứ 20 đến đầu thế kỷ thứ 21. Sách của Thầy đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau và ngày nay đã được lưu truyền khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt là những sách viết về Thiền. Trong đó quyển “Tri Kỷ của Bụt” là một trong hơn 100 Tác Phẩm của Thầy. Đây có thể nói là tác phẩm cuối cùng của Thiền Sư Nhất Hạnh do Ngài viết, trước khi Ngài viên tịch chẳng bao lâu. Trong nầy có những đoạn văn bằng tiếng Anh mà tôi rất ưa thích như:

There is no way to peace, peace is the way(không có con đường nào dẫn đến hoà bình, hoà bình chính là con đường).

There is no way to happiness, happiness is the way (không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc; hạnh phúc chính là con đường).

There is no way to Nirvana; Nirvana is the way (không có con đường nào dẫn đến Niết Bàn; Niết Bàn chính là con đường).

Nếu tôi được viết thêm thì tôi sẽ viết rằng: “không có con đường nào dẫn đến Tịnh Độ; Tịnh Độ chính là con đường”.

Đọc hết 237 trang thơ trong tập thơ Vạt Nắng Phù Hư của Thầy Thiện Trí, tôi thấy đâu đó có những bài thơ phảng phát của Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana, Thiền của Ngài Hoàng Bá, Thiền của Thiền Sư Thanh Từ và kể cả Thiền Sư Nhất Hạnh nữa; nên Thầy mới viết rằng:

“Tâm yên mọi chốn đều yên
Tâm buồn ngồi giữa cõi tiên cũng buồn”

Sao mà nó ná ná như tinh thần trong Bông Hồng Cài Áo mà Thiền Sư Nhất Hạnh có viết một đoạn rằng:”Nếu bạn không vừa ý thì dẫu cho có làm đến Ngọc Hoàng Thượng Đế bạn cũng chẳng vừa lòng…”.

Do vậy tập thơ nầy Thầy Thiện Trí mới gọi là:”Vạt Nắng Phù Hư”, nó vừa giống như tư tưởng của Thiền Sư Vạn Hạnh ở đầu thế kỷ thứ 11 qua bài thơ: ”Thị Đệ Tử” Thân như điện ảnh hữu hoàn vô…hay gần nhất là tinh thần trong Văn Cảnh Sách của Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu rằng: ”Triêu tồn tịch vong, sát na dị thế” (sáng còn tối mất, bỗng chốc đổi thay) hay ”thí như xuân sương hiểu lộ, thức hốt tức vô; ngạn thọ tỉnh đằng, khởi năng trường cửu” (giống như sương mùa xuân có đó, bỗng chốc hoàn không; cây bên bờ miệng giếng, làm sao có thể lâu dài).

Trong tập thơ nầy có cả hằng trăm bài, Thầy Thiện Trí viết ở nhiều thể loại khác nhau như:lục bát, thơ tự do, thơ tự cảm, thơ Thiền v.v… đủ mọi thể tài. Nhiều khi Thầy ấy viết về những căn bệnh của thời đại COVID 19 hay những sự ra đi đột ngột của cố Hoà Thượng Thích Thái Siêu v.v… tất cả đều liên hệ đến sự vô thường sanh diệt của một kiếp người, một kiếp hoa, một kiếp phù sinh ví như cây cỏ, tuyết sương v.v… thật là tuyệt diệu.

Chữ Phù Vân(mây nổi)rất nhiều người dùng đến; còn chữ “Phù Hư”ít thấy ai dùng. Nếu giải rõ nghĩa thì đây chính là:hư ảo nổi trôi cũng có thể được chăng? Nếu tra tự điển thì chúng ta có thể thấy thêm nhiều chữ bắt đầu bằng chữ phù như: Phù đồ, Phù Khởi, Phù Mộc, Phù Nam Quốc, Phù Tang, Phù ThếPhù Trần v.v… tất cả đều mang ý nghĩa là chẳng tồn tại lâu dài trên cõi thế.

Tôi hân hạnh được Tác Giả gửi cho bản cảo để đọc qua và viết lời giới thiệu nầy đến với Quý độc giả khắp nơi qua tập thơ đầu tay của Thầy Thiện Trí; người đang thực hành thiền cho chính bản thân mình cũng như cho người Hoa Kỳ và người Việt với tư cách là một hướng đạo ở cung bậc cao về việc học cũng như sự thực nghiệm.

Mong rằng Quý độc giả sẽ tìm ra được trong tập thơ nầy những sợi nắng để sưởi ấm tâm mình khi bên ngoài vào Đông, tuyết phủ đầy băng giá.

Viết lời giới thiệu nầy tại Tu Viện Viên Đức Ravensburg, miền nam nước Đức ngày 31 tháng 8 năm 2022

Thích Như Điển, Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác Hannover

https://hoangphap.org/thich-thien-tri-tap-tho-vat-nang-phu-hu/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 676)
Kể từ ngày 22 tháng 2 năm 1972 khi tôi xa quê Mẹ Việt Nam đến hôm nay ngày 14 tháng 4 năm 2023 là 51 năm và gần hai tháng như thế. Một thời gian khá lâu hơn nửa thế kỷ và hơn nửa đời người có mặt tại Nhật Bản và Đức Quốc cũng như các quốc gia khác tại Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi châu.
(Xem: 1170)
Những bản văn căn bản của PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (A Di Đà) NHẬT BẢN Quellentext des japanischen Amida-Buddhismus Nguyên tác Đức Ngữ: Christian Steineck Thích Như Điển: dịch từ bản tiếng Đức ra tiếng Việt có so sánh với tiếng Nhật
(Xem: 1220)
Tuyển tập các khảo luận và sáng tác văn học nghệ thuật của nhiều tác giả.
(Xem: 3530)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 4886)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3454)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3462)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 2636)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3058)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 2974)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 2771)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 2299)
Báo Viên Giác Xuân Canh Tý 2020
(Xem: 6057)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(Xem: 4584)
Kỷ yếu Mừng Chu Niên 30 Năm (1987-2017) GĐPTVN tại Canada - Huynh trưởng: Chơn Minh, Thị Nguyện
(Xem: 11901)
Từ Điển Hư Từ Hán Ngữ Cổ Đại Và Hiện Đại - Trần Văn Chánh
(Xem: 540268)
Tủ sách Phật học PDF - ĐĐ Thích Hạnh Tuệ tập hợp
(Xem: 159269)
Sách Văn Học - Nhiều tác giả
(Xem: 95974)
Tuyển tập những tác phẩm về Lịch Sử - Do nhiều sử gia biên soạn
(Xem: 32538)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 42064)
Các sách khác dạng 3D - Nhiều tác giả
(Xem: 46662)
Tập hợp Những Bài Viết dạng PDF - Hoavouu.com
(Xem: 87686)
English PDF - Sách Tiếng Anh Phật Học - PDF
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant