15. Sáu Năm Tu Khổ Hạnh

03 Tháng Hai 201100:00(Xem: 6649)
15. Sáu Năm Tu Khổ Hạnh

CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT
THE STORY OF BUDDHA
Nguyên Tác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: HT. THÍCH TRÍ CHƠN

15. SÁU NĂM TU KHỔ HẠNH  
Rồi sa môn Tất Ðạt Ða đến khu rừng nơi có các đạo sĩ thông bác đang tu tập. Ðầu tiên ông học đạo với Ngài A La La (Arada)(16) và sau đó với Ngài Uất Ðầu Lam Phất (Udraka)(17). Trong thời gian ngắn, ông đều thông hiểu hết mọi điều mà các đạo sư này chỉ dạy. Nhưng ông vẫn chưa thỏa mãn, và tự nghĩ: “Thầy của ta mặc dù là những đạo sư thánh thiện, song mọi lời chỉ giáo của họ vẫn không giúp con người chấm dứt được những sự khổ đau. Cho nên ta phải cố gắng tự mình đi tìm ra chân lý.”

Sa môn tiếp tục cuộc hành trình cho tới khi đến dòng sông Ni Liên Thuyền (Nairangana)(18), gần thành phố linh thiêng Ca Da (Gaya)(19). Sa môn vượt qua sông và đi vào khu rừng bên kia bờ sông. Tại đây ông gặp nhóm năm đạo sĩ đang tu tập. Cuộc sống của họ thật hết sức giản dị. Họ dùng rất ít thức ăn, sống ngoài trời, và ngồi yên tĩnh thiền định nhiều giờ mỗi ngày.

Sa môn hỏi những đạo sĩ này:
“Tại sao quý vị tự hành hạ làm đau đớn thân xác mình như vậy.”

Họ trả lời: “Phần đông mọi người trên thế gian đều nuông chìu quý mến thân thể của mình, cho nên họ đang còn chịu nhiều đau khổ. Chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có thể khống chế sự đau đớn chúng ta sẽ tìm ra phương pháp khắc phục được những khổ đau”.

 
Sa môn Tất Ðạt Ða thầm nghĩ: “Nhiều năm qua, ta sống trong các cung điện đầy thú vui dục lạc. Ta đã quá nuông chìu thân xác của mình cho nên tâm ta không tìm thấy sự an lạc. Có thể những đạo sĩ này nói đúng. Ta sẽ tham dự cùng với họ thực hành để thử xem phương pháp này dẫn đến chấm dứt được sự khổ hay không.”

Rồi ông bắt đầu thực tập những phương cách tu hành vất vả và khó nhọc nói trên. Sa môn ngồi liên tục nhiều giờ tại một chỗ. Mặc dù chân và lưng của người rất đau đớn, nhưng ông vẫn không lay động. Sa môn tự thiêu đốt thân mình dưới ánh nắng hè cháy bỏng và làm tê cóng da thịt bởi những làn gió đông lạnh buốt. Sa môn chỉ dùng vừa đủ thức ăn để duy trì sự sống. Và cho dù khổ nhọc đến đâu, ông vẫn tự bảo: “Ta phải tiếp tục để tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau”.

Năm người bạn cùng tu nhìn sa môn Tất Ðạt Ta, đầy kinh ngạc. Họ nói với nhau: “Chúng ta chưa thấy ai có quyết chí tu hành như vị này. Ông ta luôn tinh tấn và không bao giờ thối tâm. Người sắp thành công bằng lối tu khổ hạnh này sẽ là Tất Ðạt Ða. Chúng ta nên đến ngồi sát cạnh sa môn để khi người tìm ra được con đường chánh đạo, chúng ta sẽ có thể tu học với ông”.

Sa môn Tất Ðạt Ða ngày càng hành hạ thân xác mình nhiều hơn. Ban đầu ông chỉ ngủ vài giờ mỗi đêm; nhưng sau đó người chấm dứt hoàn toàn không ngủ nghỉ gì hết. Thường khi sa môn dùng mỗi ngày một bữa ăn thanh đạm, nay người cũng không ăn nữa. Ông chỉ dùng vài hạt ngũ cốc cốc và trái nạc do gió thổi vào vạt áo của người.

Sa môn ngày càng trở nên ốm gầy. Thân thể của ông mất đi vẻ đẹp trong sáng, bao phủ đầy bụi đất và bẩn thỉu. Nhìn sa môn chẳng khác gì một bộ xương đang sống. Nhưng người vẫn không từ bỏ sự tu hành khổ hạnh.

Sáu năm dài trôi qua. Khi rời cung điện và từ bỏ mọi thú vui trần tục, sa môn Tất Ðạt Ða đúng hai mươi chín tuổi. Nay ông được ba mươi lăm trải qua sáu năm tu hành khắc khổ trong sự ăn uống, ngủ nghỉ, ẩn trú và phục sức. Ngày kia, sa môn thầm nghĩ: “Nay ta có tiến gần chút nào đến mục đích tầm đạo giải thoát của ta hơn sáu năm trước chăng? Hay ta vẫn đang còn mê mờ như xưa? Khi làm thái tử sống trong cảnh giàu sang phú quý, ta thụ hưởng đủ mọi điều mà một vị hoàng tử có thể mong ước có được. Ta đã phung phí nhiều năm trong các ngục tù lạc thú đó.

“Rồi ta xuất gia đi tu và bắt đầu công cuộc tầm đạo. Ta đã sống trong rừng, các hang động và chưa gặt hái được kết quả gì ngoài sự nhịn ăn và hành hạ xác thân. Nhưng ta vẫn không tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau. Giờ đây ta có thể nhận thấy đó là một sự sai lầm trong việc tự hủy hoại thân thể của mình như thế này, chẳng khác gì sự nhầm lẫn là ta đã phí phạm nhiều thì giờ trước kia trong các cung điện hoàng gia. Ðể tìm ra chân lý, ta nên theo con đường trung đạo nằm giữa hai cuộc sống quá dục lạc, và quá ép xác khổ hạnh”.

Sa môn nhớ lại nhiều năm trứơc, sau khi nhìn thấy cảnh một người chết, ông đã ngồi thiền định dưới gốc cây hồng táo. Sa môn thầm nghĩ: “Sau lần tham thiền đó, tâm ta trở nên rất định tinh. Lần đầu tiên ta có thể sáng suốt nhìn thấy rõ ràng các sự vật. Giờ đây ta sẽ cố gắng thiền định trở lại như thế”.
 
Nhưng khi nhìn lại mình, sa môn nhận thức rằng: “Ta đã ngồi đây tu tập nhịn ăn trong nhiều năm hiện giờ thân ta mệt mỏi, đầy dơ bẩnsuy yếu. Ta ốm gầy đến nỗi chỉ còn da bọc xương. Làm sao ta có thể thiền định sáng suốt, quán sát sự vật khi thân mình dơ nhớp và quá đói khát”.

Sa môn từ từ đứng dậy đi xuống sông tắm. Nhưng người quá yếu sức gần như muốn ngã chìm nước. Sa môn nỗ lực cố gắng vươn mình để tiến lên bờ. Rồi Ngài ngồi trong giây lát, nghỉ ngơi.







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3308)
Quý vị email cho chúng tôi nội dung muốn viết (email: tuedang79@gmail.com) - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7741)
Đức làm người nhân, Đức nên sự nghiệp - Thành tâm kính Phật độ bình an - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7596)
An vui cùng hiện tại - Hạnh phúc mãi bên ta - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15802)
Nước biển mênh mong không đong đầy tình Mẹ - Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7500)
Thôi nhé ta về chung cuộc lữ - Buồn vui để mặc chút đăm chiêu - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 9237)
Bóng trúc quét sân trần chẳng động - Vầng trăng xuyên biển nước không xao - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 10253)
Hơn thua so với chính mình - Hôm nay mình phải hơn mình hôm qua - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 9798)
Lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp - Lấy Tình Thương làm lẽ sống - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 6769)
Người có biết mặt trời kia sẽ tắt - Ta yêu người từ vết rạn thời gian - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 8848)
Chúc cho Cha được thanh nhàn - Cầu cho Mẹ được an khang tuổi già - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 5798)
Sinh như mặc áo - Chết như cởi quần - Xưa nay vô cùng - Không đường nào khác - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 9320)
Chúc tết đến trăm điều như ý - Mừng xuân sang vạn sự thành công - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 9180)
Thiện căn ở tại lòng ta - Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7821)
Khi mê bùn vẫn là bùn - Ngộ rồi mới biết trong bùn có sen - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 6059)
Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn - Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13879)
Thức dậy miệng mỉm cười, Hai bốn giờ tinh khôi, Xin nguyện sống trọn vẹn, Mắt thương nhìn cuộc đời - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7685)
Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng - Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không - Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7456)
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy - Ta có thêm ngày nữa để yêu thương Thư pháp: Thích Hạnh Tuệ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant