Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

07 Tháng Năm 201100:00(Xem: 8558)
Tă


Tổ Đình Minh Đăng Quang 

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE - ENGLISH VIỆT - ANH
Thiện Phúc

Tắc:

1) Do đó: Rồi thì—Therefore—Then.

2) Lấp lại: To block—To stop up. 

3) Quy tắc: Pattern—Rule.

Tắc Kiện Đà La: Skandha (skt).

1) Cái vai: The shoulder.

2) Uẩn: See Skandha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Ngũ Uẩn in Vietnamse-English Section. 

Tắc Lưỡi: To click one’s tongue.

Tắc Nghẽn: Obstructed—Blocked.

Tắc Trách: Irresponsible—To do something as a matter of form.

Tặc:

1) Tên trộm hay tên cướp—A thief—Pirate.

2) Ăn trộm hay ăn cướp: To steal—To rob.

Tặc Khấu: Bandit.

Tặc Trụ:

1) Người tự thọ cụ túc giới cho mình như một vị sư: An unordained person who passes himself off as a monk. 

2) Vị Tăng bị Giáo Hội của mình khai trừ bèn tự đổi pháp danh hay nhờ giáo hội khác đổi pháp danh, rồi tự mình trụ trì tại một tự viện: A monk who himself changes his Buddha name (or changed by other orders) after being expelled or purged from the order for his sins, then continues to stay in the monastery.

Tặc Tử: Bad child.

Tăm Dạng: Sight—Trace—Sign.

Tắm Phật: Lễ Mộc Dục trong ngày kỷ niệm Phật Đản Sanh—To wash a Buddha’s statue in the ceremony of Buddha’s Birthday.

Tằn Tiện: Thrifty—Economical.

Tẳn Mẳn: Detail.

Tăng: Samgha (skt).

1) Lụa dầy: Silk pongee.

2) Mũi tên: An arrow—A dart.

3) Tăng thêm: To increase—To add—To raise—To augment.

4) Vị Tăng: A Buddhist Monk or monks in general.

5) Tăng Già: Chúng gồm ba hay bốn vị Tỳ Kheo họp lại với nhau, dưới sự chủ trì của một vị Tăng cao hạ, để cùng nhau phát lồ sám hối, tìm ra giải pháp thỏa đáng, hay thọ giới—An assembly of monks. The corporate assembly of at least three or four monks under a chairman, empowered to hear a confession, grant absolution, and ordain. The church or monastic order, the third member of the Triratna

Tăng Ái: To hate and to love.

Tăng Bách Giới Chúng Học: See Bách Giới Chúng Học Tăng.

Tăng Bảo: Sangha (skt)—Ngôi báu Tăng, ngôi thứ ba trong Tam Bảo (những vị Tăng sĩ đã phát chân vô lậu trítrở thành phước điền cho đời kính trọng và quy theo)—The third member of the Triratna.

Tăng Bảo Quả: Bậc lậu tận A La Hán—The perfect arhat who has not to be reborn.

Tăng Bi: Sự tăng trưởng lòng từ bi cứu độ chúng sanh của vị Bồ Tát, dù trí huệ giác ngộ của vị ấy khiến ngài đủ khả năng nhập niết bàn, nhưng với bi nguyện ngài vẫn tiếp tục luân chuyển để cứu độ chúng sanh—Augmented pity of a Bodhisattva, who remains to save, though his advanced knowledge would justify his withdrawal to nirvana.

Tăng Ca Xá: Sankasya (skt)—See Tăng Già Xá.

Tăng Cái: Tấm lụa thêu dùng như lọng che—A large embroidered canopy of silk.

Tăng Cang: A royal-recognized monk—Dưới triều nhà Nguyễn, các vua chúa đã cử ra một vị Tăng Cang để lãnh đạo Tăng chúng, trong một ngôi quan tự—During the reign of Nguyễn, all the Nguyễn Lords and Kings assigned a royal-recognized monk who supervised the assembly of monks in a national temple.

Tăng Chúng: Tăng đoàn—Buddhist clergy—The body or assembly of monks.

Tăng Diệt Kiếp: Samvartathahi (skt)—Hoàn toàn hoại diệt. Một đại kiếp được tính bằng 80 tiểu kiếp với 1.347.000.000 ( một tỷ ba trăm bốn mươi bảy triệu) năm—Total destruction gradually reaching the void. A great kalpa is calculated as eighty small kalpas and to last 1,347,000,000 years.

** For more information, please see Đại Kiếp.

Tăng Đạo Tổn Sanh: Sự tiến bộ của một vị Bồ Tát, được nói trong Kinh Pháp Hoa, càng tăng trí tuệ giác ngộ và càng giảm dần sinh tử luân hồi—A Bodhisattva’s progress in the doctrine (Lotus Sutra) with concurrence reduction in reincarnation.

Tăng Đoàn: The Order.

Tăng Đoàn Thánh Thiện: The Holy Order.

Tăng Đồ: See Tăng Chúng.

Tăng Đường: Sangha Hall—Monks’ Hall.

Tăng Già: Sangha or Samgha (skt & p)—Một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng, hay một cộng đồng Tăng Ni sống hòa hiệp với nhau trong tinh thần lục hòa. Đây là một trong Tam Bảo—The corporate assembly of at least three monks under a chair a senior monk, empowered to hear confession, or a community of monks and nuns who live in harmony in the six sentiments of concord. This is one of the three treasures (Buddha, Dharma, Sangha)—See Lục Hòa Kính

Tăng Già Bà La: Sanghapala (skt)—Tăng Già Bà Thi Sa—Một vị Tăng người Phù Nam, người đã dịch mười hay mười một bộ kinh khoảng những năm 502 đến 520 sau Tây Lịch—A monk of Champa, who translated ten or eleven works around 506-520 A.D.

Tăng Già Bạt Đà La: Sanghabhadra (skt)—Sư Chúng Hiền, một danh Tăng của tông Tát Bà Đa, là tác giả của những bộ luận nổi tiếng của Phật giáo (Thuận Chính Lý Luận và Hiển Tông Luận)—A learned priest of Cashmere, a follower of the Sarvastivadah school, the author of many philosophical works. 

Tăng Già Bạt Ma: Sanghavarman (skt)—Sư Chúng Khải, một nhà sư Ấn Độ đến Nam Kinh khoảng năm 423 sau Tây Lịch, đến năm 433 thì dịch được năm bộ kinh; về sau đi hoằng hóa về phía Tây của Trung Quốc—An Indian monk who arrived in Nanking in around 433 A.D., translated five works in 434 A.D., went westward in 442.

Tăng Già Bổ La: simhapura (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển thì Tăng Già Bổ La là tên của một tỉnh xưa tại vùng Cashmere, có lẽ bây giờ là Simla—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Simhapura, an ancient province and city of Cashmere, probably the modern Simla.

Tăng Già Chỉ: Sanghati (skt)—See Cà Sa.

Tăng Già Đà: Sanghata (skt).

1) Chúng: An assemblage.

2) Cơn lốc cuối cùng của hoại kiếp: The final hurricane in the kalpa of destruction.

Tăng Già La: Simhala (skt).

1) Tích Lan: Ceylon.

2) Tiền thân của Đức Phật khi còn là một thương chủ, cùng 500 thương nhân đi lạc vào nước La Sát, sau đó tiêu diệt nước La Sátthành lập nước Tăng Già La: Name of the Buddha in a previous incarnation when, as a travelling merchant, he, along with 500 others, was driven on to the island; there the raksasis bewitched them; later the Buddha and his companions escaped, and ultimately destroyed the witches and founded his kingdom there. 

Tăng Già Lam: Sangharama (skt)—See Tăng Già Lam Ma.

Tăng Già Lam Ma: Sangharama (skt)—Tự viên và chúng viên hay nhà Tăng cho chúng ở—A monastery with its garden or grove.

Tăng Già Lê: Sanghati (skt)—See Cà Sa.

Tăng Già Nan Đề: Sanghanandi (skt)—Thái tử của xứ Sravasti, xuất gia sống trong hang động, được ngài La Hầu La Đa biết đến, sau nầy ông trở thành vị tổ thứ 17 tại Ấn Độ—A prince of Sravasti, lived in cave, was discovered by Rahulata, became the seventeenth patriarch.

** For more information, please see Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ.

Tăng Già Thí: Sankasya (skt)—Tăng Ca Xá—Một vương quốc cổ tọa lạc về phía bắc Ấn Độ. Bây giờ là Samkassam, một làng khoảng 45 dậm về phía tây bắc của Kanauj—An ancient kingdom and city in Northern India (Kapitha). The modern Samkassam, now a village 45 miles northwest of Kanauj. 

Tăng Giảm: To increase and to decrease.

Tăng Giới: Mười giới trọng của chư Tăng Ni—The ten prohibition—The complete commandments for monks.

Tăng Giới Học: Còn gọi là Tăng Thượng Giới Học, là một trong tam học, nói về sức mạnh của giới học—One of the three studies, advanced or increasing study of the moral law; the study of the higher moral law—See Tam Học.

Tăng Ha: Simha (skt).

1) Sư tử—A lion.

2) See Tăng Già.

Tăng Ích: Một trong bốn đàn pháp của tông Chân Ngôn. Cầu nguyện chư Tôn bảo hộ để được tăng thêm phúc đức—One of the four kinds of altar-worship of the Shingon Sect. Praying to ask Buddhas and Bodhisattvas to help you increasing and improving merits and blessings—See Tứ Chủng Đàn Pháp.

Tăng Kha Giả: Sankasya (skt)—Tăng Ca Xá—Tăng Kha Luật Đa Nhĩ—Samskrtam (skt).

1) Hợp lại: Composite, or compounded.

2) Pháp hữu vi do nhân tạo ra được biểu thị bởi sanh, trụ, dị, diệt: Active, phenomenal, causally produced, characterized by birth, existence, change, and death.

Tăng Khả: Tên của ngài Huệ Khả, nhị tổ của Thiền phái Trung Hoa—Name of Hui-K’o, second patriarch of the Chinese Intuitive School.

** For more information, please see Huệ Khả.

Tăng Khư: Sankhya (skt)—Tăng Xí Da.

1) Số: Number—Reckon—Calculate.

2) Một trong năm bộ luận nổi tiếng của Ấn Độ Giáo của ngài Ca Tỳ La. Bộ luận lấy 25 căn làm tông: One of the great divisions of Hindu philosophy ascribed to the sage Kapila, and so called as “reckoning up” or “enumerating” twenty-five Tattvas or true principles, its objects being to effect the final liberation of the twenty-fifth from the fetters of the phenomenal creation by conveying the correct knowledge of the twenty-four other Tattvas, and rightly discriminating the soul from them.

Tăng Kiếp: Tăng kiếp là kiếp mà trong đó đời người tăng dần từ 10 tuổi lên đến 84.000 tuổi, và chiều cao của thân người tăng từ một bộ Anh lên đến 8,400 bộ Anh—The increasing kalpas, or the kalpa of increment during which human life increases by one year every century from an initial life of ten years, till it reaches 84,000 years, and the body from one foot to 8,400 feet in heigth—See Giảm kiếp.

Tăng Kỳ: Sanghika (skt).

1) Liên hệ đến Tăng Già: Relating to a Sangha.

2) Toàn bộ đất và nhà cửa của một tự viện: A complete set of land and buildings for a monastery.

3) Tên tắt của A Tăng Kỳ có nghĩa là vô số vô lượng, không thể đếm được: An abbreviation for Asamkhya, means innumerable.

Tăng Kỳ Bộ: Sanghikah (skt)—Tên tắt của Ma Ha Tăng Kỳ Bộ hay Đại Chúng Bộ (một trong 20 bộ phái Tiểu Thừa. Sau khi Đức Phật nhập diệt, trong lần kết tập kinh điển đầu tiên; phái trong hang gọi là Thượng Tọa Bộ, phái ngoài hang gọi là Đại Chúng Bộ)—The Mahasanghikah school.

Tăng Kỳ Chi: Sankaksika or Uttarasanghati (skt)—Kiệt Chi—Tăng Ca—Tăng Kiệt Chi—Tăng Cước Kỳ—Tăng Cước Kỳ Ca—Áo che vai hay áo che nách (mảnh vải hình chữ nhật), mặc bên trong lớp áo cà sa hay mặc trực tiếp vào thân (áo lót trong). Mặc giống như áo cà sa, choàng lên vai trái bọc qua bên dưới nách phải (dưới nách phải vòng vắt lên vai trái)—Described as a kind of toga passed over the left shoulder and under the right armpit.

Tăng Kỳ Luật: Sanghika-vinaya (skt)—Tên gọi tắt của Ma Ha Tăng Kỳ Luật, luật của Đại Chúng Bộ dành cho chư Tăng Ni—An abbreviation for Mahasanghika-vinaya, the rules for monks and nuns.

Tăng Kỳ Vật: Đồ vật của Tăng chúng (gồm tất cả đồ vật của Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, hay thập phương tín thí)—Monastic possessions, or things.

Tăng Kỵ: Hatred and jealousy.

Tăng Lạp: Age in the order—Precept age—Sacerdotal age—See An Cư Kiết Hạ.

Tăng Lữ: Tăng đồ hay bạn Tăng—Monastic companions, or company—Clergy.

Tăng Na: Sannaha-sannaddha (skt)—Lấy áo giáp để ví với những đại nguyện hay tứ hoằng thệ nguyện của chư Phật và chư Bồ Tát—Girding on armour, interpreted as a Buddha’s or Bodhisattva’s great vows, or the four great vows of Buddhas or Bodhisattvas.

** For more information, please see Tứ Hoằng Thệ Nguyện.

Tăng Na Tăng Niết: See Tăng Na.

Tăng Nghi: Uy nghi hình dáng của chư Tăng Ni, như cắt tóc, cạo râu, mặc áo cà sa là những uy nghi cần thiết đầu tiên cho chư Tăng Ni (phải giữ đúng uy nghi cho mọi người tôn kính)—The monastic custom, i.e. shaving head and beard, wearing the robe, etc.

Tăng Ngũ: Thứ vị trong Tăng đoàn—The monastic ranks.

Tăng Nhã: Sanjna or Samjna (skt)—Tưởng Uẩn là uẩn thứ ba trong ngũ uẩn—The third of the five skandhas, i.e. thought, ideation, consciousness.

** For more information, please see Ngũ Uẩn.

Tăng Nhất A Hàm Kinh: Ekottara-agama (skt)—Bộ thứ nhất trong bốn bộ Kinh A Hàm, Tăng Nhất A Hàmbộ kinh mà mỗi phần được tăng lên một—One of the four Agamas, the agama in which the sections each increase by one, e.g. the Anguttara Nikaya of the Hinayana; a branch of classifying subjects numerically—See A Hàm Kinh.

Tăng Ni: Monks and nuns.

Tăng Ni Mà Sanh Lòng Sân Hận Trước Chúng Sẽ Làm Mất Mỹ Cảm Chẳng Những Với Ngoại Đạo, Mà Còn Với Những Người Mới Tu Nữa: When monks and nuns get angry in front of the public, they create great loss of respect and good will not only to the externalists, but also to other novice cultivators. 

Tăng Phòng: Vihara or Sangharama (skt)—Tăng Phương—Tăng phòng hay Ni phòng trong tự viện—A monastery or nunery.

Tăng Quan: Tăng Chính—Tăng Thống, tên một chức vị đầu tiên được triều đình Trung Quốc bổ nhiệm vào thế kỷ thứ tư sau Tây Lịch, về sau dùng để gọi những vị có chức vị cao nhất trong Tăng đoàn—Director of monks, an official first appointed by Chinese government in the fourth century A.D.; later the term is used to call a monk who has the most seniority in the Order.

Tăng Sa Già Lam: See Hỗ Sa Già Lam.

Tăng Sĩ: Nhà Sư hay Tăng sĩ Phật giáo là những vị đã phát nguyện Đại Thừa đi theo con đường của Phật, không lập gia đình, sống đời đơn giản của người đi tìm cầu Chân Lý, hoặc là một phần tử của cộng đồng tự viện hoặc là người du phương tu đạo—Monks—Men who had taken the Mahayana vows to tread the Buddha’s Path and who, unmarried, lived the simple life of truth-seekers either as members of a monastic community or as itinerant followers of the Way. 

Tăng Tàn: Sanghavasesa (skt)—Sanghadisesa (p)—Tăng Già Bà Thi Sa—Tăng Sơ Tàn hay Tăng Tàn (tội này xếp dưới trọng tội Ba La Di)—Tội của một vị Tăng cần phải được bộc bạch hay phát lồ sám hối trước hội đồng để giải quyết. Nếu không phát lồ sám hối sẽ bị coi như trọng tội Ba La Dibị loại khỏi giáo đoàn. Mười ba tội Tăng Tàn đa phần là phạm phải những tư tưởng hay lời nói dâm ô tham lam—A sin of an ordained person requiring open confession before the assembly for absolution or riddance. Failing confession means dismissal from the order. Thirteen of these sins are of sexual thoughts, or their verbal expression, also greed, even for the sake of the order. 

Tăng Tắc Ca La: Samskara (skt)—Hành uẩn, tức là uẩn thứ tư trong ngũ uẩn—Impressions resulting from action, the fourth skandha.

** For more information, please see Ngũ Uẩn

Tăng Thêm: See Tăng (2).

Tăng Thứ: Ngôi thứ trong giới Tăng Ni, quy định theo số tuổi hạ lạp nhiều hay ít—In order of monastic age, according to years of ordination.

**For more information, please see Biệt Thỉnh

Tăng Thượng: Thế lực lớn mạnh—Additional—Increase—Superior—Strengthened.

Tăng Thượng Duyên: Các khởi tha pháp mang lại cho sức mạnh lớn, thí dụ như nhãn căn có thể nãy sanh ra nhãn thức—The cause, condition, or organ of advance to a higher stage, e.g. the eye is able to produce sight.

Tăng Thượng Mạn: Abhimana (skt)—High opinion of one’s self—Self-conceit—Haughtiness.

1) Một vị Tăng nghĩ rằng mình đã chứng đắc, hoặc một vị Tăng cao ngạo, tự cho mình là hay giỏi, không chịu tu trì Phật pháp—One of the seven arrogances. pride (of superior knowledge), haughtiness, self-conceit, high opinion of one’s self. A monk who thinks to have attained more than is the fact—A Supremely (lofty—haughty) arrogant monk who has high opinion of one’s self (self-conceit—self pride—haughtiness) and refuses to hear the Buddha’s Teachings.

2) Trong Pháp Hội Pháp Hoa, trong khi Đức Phật đang giảng Kinh Pháp Hoa, thì năm ngàn vị Tỳ Kheo Tiểu Thừa, tưởng rằng mình đã chứng đắc, nên bỏ ra về, từ chối không nghe Phật giảng kinh: When the Buddha preached about the Lotus Sutra, there were 5,000 disciples who, in their Hinayana superiority, thought they had gained all wisdom and refused to hear the Lotus sutra. 

Tăng Thượng Quả: Adhipatiphala (skt)—Một trong ngũ quả, quả tập hợp tạo bởi nghiệp nhân—One of the five kinds of fruit, aggregate effect produced by the karma hetu—See Ngũ Quả.

Tăng Thượng Tâm: Tâm tăng trưởng cường thịnh hay thế lực của định tâm, hay tâm siêu việt—Advancing or improving mind, superior mind.

Tăng Thượng Tâm Học: Một trong tam học, còn gọi là định học hay thiền định là cái học làm tăng trưởng cái tâm—One of the three studies, the study of increased powers of mind through meditation.

Tăng Tiến: To progress—To advance.

Tăng Trật: To be promoted.

Tăng Trí: Một vị Bồ Tát có khả năng cắt đứt phiền não và phát triển đầy đủ tăng trí để nhập niết bàn—A Bodhisattva who is able to cut off all illusion and develop an advanced knowledge that justifies his withdrawal to nirvana.

Tăng Trưởng: To increase (both broad and long)—To promote.

1) Tăng: Làm tăng chiều ngang—To increase in breadth.

2) Trưởng: Làm tăng chiều cao hay chiều dài—To increase in height or length.

Tăng Trưởng Mục Thiên: Tăng trưởng ThiênQuảng mục Thiên Vương—Virudhaka and Siva—See Tăng Trưởng Thiên, and Quảng Mục Thiên in Vietnamese-English Section.

Tăng Trưởng Thiên: Virudhaka (skt)—Tên của vị Nam Thiên Vương—The Maharaja of the southern quarter—See Tứ Thiên Vương.

Tăng Tục: Tăng Nitín đồ tại gia—Buddhist clergy (monks) and laity. 

Tăng Tự Tứ Nhật: Ngày rằm tháng bảy. Kết thúc mùa an cư kiết hạ là ngày “Tự Tứ Tác Pháp” hay là tự mình nêu ra các lỗi lầm mà mình mắc phải, rồi tự sám hối trước mọi người (nhờ đó mà được thanh tịnh)—The 15th of the 7th month; the last day of the summer retreat, on which the monks confessed their sins.

Tăng Tức: Lấy công năng tu trì làm tăng khả năng cầu đảo tiêu tai cát tường—Increasing power of prayer for cessation of calamity.

Tăng Viện: Buddhist monastery.

Tăng Xán: Seng-Ts’an (?-606)—Vị Tổ thứ ba của Thiền Tông Trung Hoa—The Third Patriarch of the Chinese Zen Sect—Theo Truyền Đăng Lục, thì lúc Tăng Xán tìm đến Tổ Huệ Khả, ngài đã là một cư sĩ tuổi đã ngoài bốn mươi tuổi. Ngài đến đảnh lễ Thiền sư Huệ Khả, thưa: “Đệ tử mắc chứng phong dạng, thỉnh Hòa Thượng từ bi sám hối tội dùm!” Tổ Huệ Khả nói: “Đưa cái tội ra đây ta sám cho.” Hồi lâu cư sĩ thưa: “Đệ tử kiếm tội mãi chẳng thấy đâu cả.” Tổ nói: “Thế là ta đã sám xong tội của ngươi rồi đó. Từ nay, ngươi khá y nơi Phật Pháp Tăng mà an trụ.” Cư sĩ thưa: “Nay tôi thấy Hòa Thượng thì biết đó là Tăng, nhưng chưa rõ thế nào là Phật và Pháp.” Tổ nói: “Là Tâm là Phật, là Tâm là Pháp, Pháp và Phật chẳng hai, Tăng bảo cũng y như vậy.” Cư sĩ thưa: “Nay tôi mới biết tội tánh chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa; cũng như tâm, Phật là vậy, Pháp là vậy, chẳng phải hai vậy.” Cư sĩ được Tổ Huệ Khả thế phát, sau đó biệt dạng mất trong đời, ít ai rõ được hành tung. Một phần do nạn ngược đãi Phật giáo dưới thời Bắc Châu, do vua Lương Võ Đế chủ xướng. Đến năm thứ 12 đời Khai Hoàng nhà Tùy, Tăng Xán tìm được bậc pháp khí để truyền ngôi Tổ vị, đó là Đạo Tín. Sau đó Tăng Xán đi đâu không ai biết; tuy nhiên, người ta nói ngài thị tịch khoảng năm 606 sau Tây Lịch—According to The Transmission of the Lamp Records, when Seng-Ts’an came to see Hui-K’o he as a lay man of forty years old. He came and bowed before Hui-K’o and asked: “I am suffering from feng-yang, please cleanse me of my sins.” The Patriarch said: “Bring your sins here and I will cleanse you of them.” He was silent for a while but finally said: “As I seek my sins, I find them unattainable.” The Patriarch said: “I have then finished cleansing you altogether. From now on, you should take refuge and abide in the Buddha, Dharma, and Sangha.” Seng-Ts’an said: “As I stand before you, O master, I know that you belong to the Sangha, but please tell me what are the Buddha and the Dharma?” The Patriarch replied: “Mind is the Buddha, Mind is the Dharma; and the Buddha and the Dharma are not two. The same is to be said of the Sangha (Brotherhood). This satisfied the disciple, who now said: “Today for the first time I realize that sins are neither within nor without nor in the middle; just as Mind is, so is the Buddha, so is the Dharma; they are not two.” He was then ordained by Hui-K’o as a Buddhist monk, and after this he fled from the world altogether, and nothing much of his life is known. This was partly due to the persecution of Buddhism carried on by the Emperor of the Chou dynasty. It was in the twelfth year of K’ai-Huang, of the Sui dynasty (592 A.D.), that he found a disciple worthy to be his successor. His name was Tao-Hsin. His whereabout was unknown; however, people said that he passed away around 606 A.D.—For more information, please see Tín Minh Tâm

Tắng: Ghét—Hate—Dislike—See Oán Tắng Hội Khổ.

Tắng Ái: Ghét và thương—Hate and love.

Tằng Tịu: To have a love affair.

Tằng Tổ: Great-grandparents.

Tằng Tổ Mẫu: Great-grandmother.

Tằng Tổ Phụ: Great-grandfather.

Tằng Tôn: Great-grandson.

Tằng Tôn Nữ: Great-granddaughter.

Tặng:

1) Hiến tặng: To offer—To donate—To give.

2) Tặng vật: A present—A souvenir.

3) Tước hiệu sau khi qua đời: Posthumous honours—A title patent.

Tặng Biệt Dạ: Nghi lễ đêm trước lễ an táng—The night of ceremony before a funeral.

Tặng Ngũ Trọng: Tông Tịnh Độ có năm nghi thức để tiếp dẫn người quá vãng—A service of the Pure Land sect, consisting of five esoteric rituals, for admitting the deseased into the lineage of the Buddha to ensure his welfare in the next life.

Tặng Phẩm: Gift—Present.

Tặng Phong: To confer titles.

Tặng Thưởng: To reward—To recompense.

Tắt:

1) Tắt đèn: To extinguish—To turn off (by someone).

2) Chết: To go out—To die out (down) by itself.

Tắt Hơi: To pass away—To die.

Bu


Bù Lại: To off-set—To make up for—To recover.

Bù Trừ: To compensate.

Bù Xù: Untidy.

Búa Rìu: Hammer and hatchet.

Bùa: Talisman.

Bùa Mê: Charm.

Bùa Yêu: Love potion.

Bùi Ngùi: Melancholy—Sad.

Bùi Phất Lược: Vaipulya (skt)—See Phương Quảng, and Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh in Vietnamese-English Section.

Bùi Tai: Pleasant to hear.

Bụi Rậm: Brushwood—Undergrowth.

Bụi Trần: Những việc trần thế làm mờ bản tánh sáng suốt, gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp—Worldly dust—All mundane things that can cloud our bright self-nature. These include form, sound, scent, taste, touch and dharmas.

Bùn: Mud.

Bùn Lầy: Muddy.

Bủn Rủn: To be paralized.

Bủn Xỉn: Stingy—miserly—Mean.

Bung Ra: To untretch—To unwind.

Bùng Nổ: To break out.

Bụng Dạ: Heart

Bụng Rộng Rãi: See Bụng Tốt.

Bụng Tốt: Good heart—Good-hearted—Generous—Bountiful.

Bụng Trống: Empty stomach.

Buộc: To oblige—To constrain—To compel—To bind—To force.

Buộc Chặt: To bind tightly.

Buộc Tâm Vào Một Điểm: To concentrate exclusively on one point; try to focus on this point and nothing else.

Buộc Tội: To accuse—To indict.

Buổi Giao Thời: Period of transition.

Buổi Họp: Session—Meeting.

Buổi Lễ: Ceremony.

Buổi Sơ Khai: Beginning.

Buổi Thiếu Thời: Early youth.

Buôn Thần Bán Thánh: To earn a living from religion.

Buôn Thúng Bán Mẹt: To be a small vendor or merchant.

Buồn: Sad—Doleful—Melancholy—Dismal—Disconsolate—Drearye.

Buồn Bực: Boredom.

Buồn Chán: Boring.

Buồn Chân Buồn Tay: Not to know what to do with one’s hands.

Buồn Nản: Discouraged. 

Buồn Ngủ: To be sleepy.

Buồn Rầu: Sorrowful—To feel grief.

Buồn Rười Rượi: Very sad.

Buồn Hiu: Very sad—Extremely sad.

Buông: To let go—To release.

Buông Bỏ: Letting go.

1) Giáo pháp căn bản của Đức Phật chỉ dạy chúng ta cách trấn an và khống chế “Ý mã.” Khi chúng ta buồn ngũ, chỉ cần nằm xuống, tắt đèn là buông thỏng thân tâm—A basic teaching of the Buddha on how to calm and rein in the “monkey” mind. When we feel asleep, just lie down in a quiet place, put the lights out and let go our minds and bodies.

2) Theo một câu chuyện về Thiền của Nhật Bản—According to a Japanese Zen story:

· Có hai thiền sư Ekido and Tanzan cùng hành trình về Kyoto. Khi đến gần một bờ sông, họ nghe giọng một cô gái kêu cứu. Họ bèn đến nơi thì thấy một cô gái trẻ đẹp đang trôi giạt giữa dòng sông: Zen masters Ekido and Tanzan were on a journey to Kyoto. When they approached the river side, they heard a girl’s voice calling for help. When they arrived they saw a young pretty girl, stranded in the river.

· Ekido lập tức chạy đến và mang cô an toàn sang bờ bên kia. Nơi đó Ekido cùng Tanzan tiếp tục cuộc hành trình: Ekido immediately jumped down the river and carried the girl safely to the other side where, together with Tanzan, he continued his journey.

· Khi mặt trời bắt đầu lặn, họ sắp đặt mọi việc để ổn định chỗ ở qua đêm. Tanzan không thể kềm chế mình được nữa, liền nói toạc ra. “Sao bạn có thể đem cô gái ấy lên? Bạn không nhớ là chúng ta không được phép đụng đến đàn bà hay sao?”—As the sun began to set, and they made arrangements to settle down for the night, Tanzan could no longer contain himself and blurted out: “How could you pick up that girl? Do you remember that we are not allowed to touch women?”

· Ekido liền trả lời: “Tôi chỉ đưa cô gái sang bờ bên kia, nhưng bạn vẫn còn mang cô gái ấy đến đây.”—Ekido replied immediately: “I only carried the girl to the river bank, but you are still carrying her.”

Buông Lời: To utter words.

Buông Lung: Give free rein to one’s emotion. 

Những lời Phật dạy về “Buông Lung”—The Buddha’s teachings on “Giving free rein to one’s emotion”

1) Không buông lung đưa tới cõi bất tử, buông lung đưa tới đường tử sanh; người không buông lung thì không chết, kẻ buông lung thì sống như thây ma—Heedfulness (Watchfulness) is the path of immortality. Heedlessness is the path of death. Those who are heedful do not die; those who are heedless are as if already dead (Dharmapada 21).

2) Kẻ trí biết chắc điều ấy, nên gắng làm chứ không buông lung. Không buông lung thì đặng an vui trong các cõi Thánh—Those who have distinctly understood this, advance and rejoice on heedfulness, delight in the Nirvana (Dharmapada 22).

3) Không buông lung, mà ngược lại cố gắng, hăng hái, chánh niệm, khắc kỷ theo tịnh hạnh, sinh hoạt đúng như pháp, thì tiếng lành càng ngày càng tăng trưởng—If a man is earnest, energetic, mindful; his deeds are pure; his acts are considerate and restraint; lives according to the Law, then his glory will increase (Dharmapada 24).

4) Bằng sự cố gắng, hăng hái không buông lung, tự khắc chế lấy mình, kẻ trí tự tạo cho mình một hòn đảo chẳng có ngọn thủy triều nào nhận chìm được—By sustained effort, earnestness, temperance and self-control, the wise man may make for himself an island which no flood can overwhelm (Dharmapada 25).

5) Người ám độn ngu si đắm chìm trong vòng buông lung, nhưng kẻ trí lại chăm giữ tâm mình không cho buông lung như anh nhà giàu chăm lo giữ của—The ignorant and foolish fall into sloth. The wise man guards earnestness as his greatest treasure (Dharmapada 26).

6) Chớ nên đắm chìm trong buông lung, chớ nên mê say với dục lạc; hãy nên cảnh giáctu thiền, mới mong đặng đại an lạc—Do not indulge in heedlessness, nor sink into the enjoyment of love and lust. He who is earnest and meditative obtains great joy (Dharmapada 27).

7) Nhờ trừ hết buông lung, kẻ trí không còn lo sợ gì. Bậc Thánh Hiền khi bước lên lầu cao của trí tuệ, nhìn lại thấy rõ kẻ ngu si ôm nhiều lo sợ, chẳng khác nào khi lên được núi cao, cúi nhìn lại muôn vật trên mặt đất—When the learned man drives away heedlessness by heedfulness, he is as the wise who, climbing the terraced heights of wisdom, looks down upon the fools, free from sorrow he looks upon sorrowing crowd, as a wise on a mountain peak surveys the ignorant far down on the ground (Dharmapada 28).

8) Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến bỏ lại sau con ngựa gầy hèn—Heedful among the heedless, awake among the sleepers, the wise man advances as does a swift racehorse outrun a weak jade (Dharmapada 29).

9) Nhờ không buông lung, Ma Già lên làm chủ cõi chư Thiên, không buông lung luôn luôn được khen ngợi, buông lung luôn luôn bị khinh chê—It was through earnestness that Maghavan rised to the lordship of the gods. Earnestness is ever praised; negligence is always despised (blamed) (Dharmapada 30).

10) Tỳ kheo nào thường ưa không buông lung hoặc sợ thấy sự buông lung, ta ví họ như ngọn lửa hồng, đốt tiêu tất cả kiết sử từ lớn chí nhỏ—A mendicant who delights in earnestness, who looks with fear on thoughtlessness, cannot fall away, advances like a fire, burning all his fetters both great and small (Dharmapada 31).

11) Tỳ kheo nào thường ưa không buông lung hoặc sợ thấy sự buông lung, ta biết họ là người gần tới Niết bàn, nhất định không bị sa đọa dễ dàng như trước—A mendicant who delights in earnestness, who looks with fear on thoughtlessness, cannot fall away, he is in the presence of Nirvana (Dharmapada 32).

12) Người nào thành tựu các giới hạnh, hằng ngày chẳng buông lung, an trụ trong chính trígiải thoát, thì ác ma không thể dòm ngó được—Mara never finds the path of those who are virtuous, careful in living and freed by right knowledge (Dharmapada 57).

13) Chớ nên theo điều ty liệt, chớ nên đem thân buông lung, chớ nên theo tà thuyết, chớ làm tăng trưởng tục trần—Do not follow the evil law, do not live in heedlessness. Do not embrace false views, do not be a world-upholder (Dharmapada 167).

14) Hăng hái đừng buông lung, làm lành theo Chánh pháp. Người thực hành đúng Chánh pháp thì đời nầy vui đời sau cũng vui—Eagerly try not to be heedless, follow the path of righteousness. He who observes this practice lives happily both in this world and in the next (Dharmapada 168).

15) Nếu buông lung thì tham ái tăng lên hoài như giống cỏ Tỳ-la-na mọc tràn lan, từ đời nầy tiếp đến đời nọ như vượn chuyền cây tìm trái—Craving grows like a creeper which creeps from tree to tree just like the ignorant man wanders from life to life like a fruit-loving monkey in the forest (Dharmapada 334).

Buông Lung Thương Ghét, Là Tự Kết Án Mình Vào Hầm Lửa Vạc Dầu: To let delusive thoughts of love and hate freely arise is to be condemned ourselves to the firepit and the boiling cauldron.

Buông Lung Trong Tham Đắm Dục Lạc: To devote onself entirely (wallow) in endless greed and lust.

Buông Xả: Detachment—Abandonment—To desert—To drop—To foresake.

**For more information, please see Buông Bỏ.

Buốt Lạnh: Ice-cold.

Bút: Cây viết—A pen.

Bút Đàm: Pen conversation.

Bút Ký: Note.

Bút Pháp Thâm Thúy: Abstruse manner.

Bút Tháp: Tên của một ngôi chùa, tên khác của chùa Ninh Phúc, chùa tọa lạc về hướng tây của thôn Bút Tháp, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, cách Hà Nội chừng 17 dậm. Đây là một trong những ngôi chùa cổ trong tỉnh Hà Bắc. Chùa đã được trùng tu nhiều lần—Name of a temple, another name for Ninh Phúc Tự, located in the west of Bút Tháp hamlet, Đình Tổ village, Thuận Thành district, about 17 miles from Hanoi. This is one of the ancient temples in the area. It has been rebuilt so many times.

Bút Thọ:

1) Ghi lại: To record.

2) Nhận được bằng văn bản: To receive in writing.

3) Viết chánh tả: Write down from dictation.

Bụt: See Phật.

Bừa Bãi: Untidy—In disorder.

Bức: Cưỡng bức—To press—To constrain—To harass—To urge.

Bức Bách: Bắt buộc hay áp lực mạnh mẽ—To compel—To force—To constrain—To bring strong pressure to bear. 

Bức Hiếp: To oppress.

Bức Hôn: To force into marriage.

Bức Rức: Fidgety and uneasy.

Bức Sô: See Bật Sô and Tỳ Kheo.

Bức Sô Ni: See Tỳ Kheo Ni.

Bức Thơ: Letter.

Bức Tranh: Painting—Picture.

Bực Bội: Discomfort.

Bực Mình: Displeased—Vexed.

Bực Trung: Middle class—Average.

Bực Tức: To enrage—Hard to tolerate.

Bực Tức Khó Nhẫn: See Bực tức.

Bưng: To carry with both hands.

Bưng Mắt: To blindfold—To blind the eyes.

Bưng Tai: To stop the ear.

Bứng: To uproot—To disroot.

Bừng Bừng Nổi Giận: To ablaze with anger.

Bừng Mắt: To open the eyes suddenly.

Bước: Step—Pace.

Bước Dài: To walk with big strides.

Bước Đầu: To be preliminary.

Bước Lên: To step up.

Bước Lui: To step back.

Bước Mau: To hasten—To quicken.

Bước Một: Step by step.

Bước Ngắn: Short step.

Bước Ra: To step out.

Bước Thấp Bước Cao: To limp.

Bước Thong Thả: To step leisurely. 

Bước Tới: To step forward.

Bước Xuống: To step down.

Bướng: To be stubborn.

Bứt Rứt: Irritation—Uneasy.

Bứt Tóc: To tear out one’s hair. 

Bửu Hưng: Tên của một ngôi chùa cổ nổi tiếng, tọa lạc trong xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc, Nam Việt Nam. Chùa đã được xây từ lâu lắm, có lẽ vào giữa thế kỷ thứ 18. Trong chánh điện có ba tấm bao lam chạm trổ rất công phu. Pho tượng Phật A Di Đà bằng gỗ, cao 2 mét 5, do triều đình Huế gửi cúng dường cho chùa. Bên phải chùa có một số tháp mộ của các Hòa Thượng Giác Châu, Bửu Thành, và Giáo Đạo—Name of a famous ancient pagoda located in Hòa Long village, Lai Vung district, Sa Đéc province, South Vietnam. The pagoda was built a long time ago, probably in the middle of the eighteenth century. In the Main Hall, there are three drafts carved painstakingly. A wooden statue of Amitabha Buddha, 2.5 meters high, offered by Huế Court, is worshipped in the Main Hall. On the right-habd side of the pagoda stand the tomb stupas of Most Venerable Giác Châu, Bửu Thành, and Giác Đạo.  

Bửu Lâm: Tên của một ngôi chùa cổ tọa lạc ở thôn Bửu Hội, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, tỉnh Định Tường (nay thuộc phường 3 thị xã Mỹ Tho). Chùa do bà Nguyễn Thị Đại xây dựng vào năm 1803. Vị trụ trì đầu tiên là Hòa Thượng Từ Lâm, nguyên ở chùa Hội Tôn tỉnh Bến Tre. Sau cơn bão lớn năm 1904, chùa được Hòa Thượng Thiên Tường trùng tu năm 1905. Chùa cất theo kiểu chữ “Tam,” chánh điện được chạm trổ rất công phu, nghệ thuật, và có nhiều câu đối có ý nghĩa về Phật Pháp. Chùa đã trải qua 10 đời truyền thừa, các Hòa Thượng Từ Lâm, Huyền Dương, Thông Nam, Thiên Tường, Nguyên Tịnh, Chơn Minh, Tỳ Kheo Ni Diệu Đạt, Hòa Thượng Tịnh Tính, Đại Đức Lệ Tín, và Hòa Thượng Huệ Thông—Name of an ancient pagoda, located in Bửu Hội hamlet, Kiến Hòa district (now is third quarter, Mỹ Tho town), Định Tường province, South Vietnam. Ms. Nguyễn Thị Đại started to build the pagoda in 1803. The first Head of the pagoda was Most Venerable Từ Lâm from Hội Tôn Pagoda of Bến Tre province. After being destroyed by the heavy storm in 1904, the pagoda was restored in 1905 by Most Venerable Thiên Tường. The pagoda was constructed in the “San” shape. In the Main Hall, there are many painstakingly carved drafts and ancient parallel sentences of profound meanings in Dharma. Bửu Lâm Pagoda has apssed through ten successive Heads as Most Venerable Từ Lâm, Huyền Dương, Thông Nam, Thiên Tường, Nguyên Tịnh, and his disciple Chơn Minh, as well as Venerable Bikkhuni Diệu Đạt, Most Venerable Tịnh Tính, Reverend Lệ Quảng, Most Venerable Huệ Thông

Bửu Phong: Tên một ngôi chùa cổ nổi tiếng, một danh lam thắng cảnh, tọa lạc trên đồi Bửu Long, xã Tân Bửu, thành phố Biên Hòa, Nam Việt Nam. Chùa được dựng lên vào thế kỷ thứ 17, lúc đầu chỉ là một cái am nhỏ, sau đó Hòa Thượng Pháp Thông xây lại thật tôn nghiêm. Năm 1829, chùa được trùng tumở rộng. Đặc biệt trước chùa được trang trí rất công phu. Chùa vẫn tiếp tục được mở rộng vào các năm cuối thế kỷ 19 và các năm gần đây. Trong chánh điện có pho tượng cổ A Di Đà. Chung quanh vùng núi có các ngôi tháp cổ và các pho tượng lộ thiên khá lớn như tượng Đức Phật Đản Sinh, và tượng Đức Phật Nhập Niết Bàn—Name of a famous ancient pagoda, a spectacular scenery, located on Bửu Long Hill, Tân Bửu hamlet, Biên Hòa City, South Vietnam. The pagoda was built in the seventeenth century. Formerly, it was only a small temple which was later rebuilt by Most Venerable Pháp Thông. In 1829, the pagoda was rebuilt and enlarged, espcially the facade was decorated so meticulously. It has continuously been extended in the last years of the nineteenth century and in recent years. The ancient statue of Amitabha Buddha is worshipped in the Main Hall. The mountainous area is surrounded with ancient stupas and unroofed big statues sucha as the statue of Lord Buddha at his Holy Birth and that of Nirvan Buddha. 

Bửu Quang:

1) Tên của một ngôi chùa mới được xây dựng về sau nầy, tọa lạc trong thị xã Sa Đéc, Nam Việt Nam. Chùa được Hội Phật Học Sa Đéc xây dựng trong thập niên 1950—Name of a recently built pagoda located in Sa Đéc town, South Vietnam. It was built in the 1950s by the Buddhist Studies Association of Sa Đéc.

2) Tên của một ngôi chùa nổi tiếng của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam, tọa lạc tại ấp Gò Dưa, xã Tam Bình, quận Thủ Đức, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa được xây dựng từ năm 1939 đến 1940. Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam xuất phát từ Cam Bốt do một nhóm cư sĩ tại đây đã nghiên cứu giáo lý Nam Tông, soạn dịch kinh điển Pali ra tiếng Việt và lập chùa Sùng Phước, ngôi tổ đình của Phật Giáo Nguyên Thủy do người Việt Nam sáng lập tại Cam Bốt. Cũng từ ngôi chùa nầy mà Đại Đức Hộ Tông đã du nhập vào Việt Nam và một số chùa được ngài kiến lập như chùa Bửu Quang, Kỳ Viên. Đến năm 1957, một Tổng Hội Phật Giáo Nguyên Thủy được thành lập. Đại Đức Hộ Tông là vị Tăng Thống đầu tiên—Name of a famous Theraveda Pagoda, located in Gò Dưa hamlet, Tam Bình village, Thủ Đức district, Saigon City, South Vietnam. It was built from 1939 to 1940. Vietnam Theraveda Buddhism came from Cambodia. A group of Vietnamese Buddhist monks and lay people have lived there and studied Hinayana, edited, translated many Pali Buddhist Canonical books into Vietnamese and established Sùng Phúc Pagoda, known as the Patriarch Theravada Temple built in Cambodia by Vietnamese. It is from this pagoda that the Theravada Sect has penetrated into Vietnam. Afterwards, other Theravada pagodas were built in Vietnam as Bửu Quang and Kỳ Viên. Up to 1957, Vietnam Theravada Buddhist Association was founded. Venerable Hộ Tông was its first chairman. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant