Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Trước Tác Thiên Thai Học Của Đại Sư Truyền Đăng

15 Tháng Tư 202517:27(Xem: 356)
Trước Tác Thiên Thai Học Của Đại Sư Truyền Đăng

Trước Tác Thiên Thai Học Của Đại Sư Truyền Đăng


Thích Trung Nghĩa


123

Truyền Đăng sinh năm 1554, họ Diệp, hiệu Vô Tậnbiệt hiệu Hữu Môn. Bởi nỗ lực trùng tuCao Minh cổ tự (U Khê đạo tràng) của đại sưThiên Thai Trí Di khai sơn, nên còn gọi là U Khê Truyền Đăng, U Khê đại sưhọc giả gọi là U Khê hòa thượng. Lúc nhỏ học tập điển tịch Nho giáo. Sau đọc điển tịch nhập môn Tịnh độ tông Long thư Tịnh độ văn của Vương Nhật Hưu, bèn sinh tâm, phát thề nguyện xuất gia, nhưng mẹ không chấp thuận. Năm 26 tuổi, mắc bạo bệnh, mẹ liền nghĩ đến tính mạng rất nguy hiểm của con mình, nên đồng ý cho xuất gia. Lạy thiền sư Hiền Ánh Am làm sư phụTham cứu Thiền tông Vĩnh Gia tập của đại sư Huyền Giác xong, bèn “ấn chứng Tào Khê, Thiền và giáo dung hợp”. Lấy Hoa nghiêm làm tông, giáo quán Thiên thai làm chỗ tựa, theo hạnh nguyện từ bi và trí tuệ bồ-tát Quán-âm để làm Phật sự.

Đại sư theo pháp sư Bách Tùng để học tập giáo quán Thiên Thai, đến năm 1582 thì được kế thừa y bát từ Bách Tùng rồi trở thành truyền nhân đời thứ 30 Thiên Thai tông. Vài năm sau, lên núi Thiên Thai, dưới sự ngoại hộ của quan thứ sử Phùng Khai Chi và các cư sĩđại sưđã trùng hưng chùa Cao Minh với đại quy cách hùng vĩ, thiết lập trở thành tổ đình Thiên ThaiU khê biệt chí ghi, U Khê có 8 cảnh trí lớn: sư đỉnh tùng hống, voi án hoa hồng, u khê ghềnh tuyết, hương cốc mây dăng, kim đài viễn ngắm xa, đan rọi thanh tu, cửa sổ sắc ấm, nguyệt lãnh thu minh. Đại sư đều có đề vịnh. U khê còn có 16 cảnh trí nhỏ: động viên thông, đài bát-nhã, hầm bổ nạp, phiên kinh đường, am hành đạo, ao chiếu ngã, suối không tâm, ruộng thạch hộc, dòng long vĩ, linh hương nham, cân tử nham, tây Thiên trúc, đỉnh kim ngân, am bạch hoa, thất viên y, cầu khỏa câu.

Cao Minh cổ tự là một thánh địa trên núi Thiên Thai, có địa vị trọng yếu trên sử phát triển Thiên Thai tôngĐại đức cao tăng Cự Tán nổi tiếng đã tự tay viết hai câu đối hai bên Phật điện: “Đỉnh ngưu đẹp rạng, gió phất qua tới, trăm đời hàm tôn Trí Giả”; “Trăng rọi U khê, người ngộ tánh khôngtam thừa chánh chứng trung quán”.

 

Năm 575, Trí Di lên núi này, trước kết lô sơn trên núi Thiên Đối, tự hiệu Linh khư  (灵墟), và chú giải kinh Niết-bàn. Sau chọn đất cư trú núi Phật Long, giảng kinh Duy-ma-cật. Có một ngày nọ, Trí Di đang giảng giải kinh Duy-ma-cật, bỗng nhiên một trận cuồng phong thổi đến, trang kinh bay lơ lửng về phía đông. Trí Di tìm chỗ đánh rơi trang kinh, chỉ thấy đỉnh núi và dãy núi vây quanh nơi này, u khê tĩnh cốc, rồi cảm nhận đây là một  nơi tu hành tọa thiền lý tưởng. Vì thế mà phát cỏ kiết thiết phòng xá đơn giản mà thô sơ, chọn đây làm u khê đạo tràng.  Sau Trí Di viên tịchy bát và bối diệp kinh được bảo tồn nơi này. Nhà sử học Tiền Đại Hân nổi tiếng từng làm bài thơ:

             “Túy lĩnh như bức họa, U Khê hướng bất đình.

            Gió hắt chợt thổi rớt, một quyển Tịnh Danh kinh”

(翠岭列如屏幽溪响不停.

风忽吹堕一卷净名经)

Túy lĩnh là đỉnh núi xanh xanh chập chùng. U Khê nằm trên núi Thiên thai đi về phía bắc 20 dặm. Nhân sơn cốc u thâm, nước suối chảy róc rách, trong veo u nhã mà được tên là u khê. “Gió hắt chợt thổi rớt, một quyển Tịnh Danh kinh” nhằm nói lúc Trí Di giảng kinh tại Chân Giác giải tự trên núi Phật Long, chợt gió hắt làm bản kinh rớt xuống, bèn lui tới năm dặm mà dựa tìm kinh, gió ngưng mà kinh rớt,. Trí Giả lần lượt  xây cất chùa trên núi này, gọi U Khê thiền viện, cũng gọi U khê đạo tràng.

Đại sư hoằng dương Thiên Thai tông, kiêm nghiên tập sâu sắc đối với các kinh điển Tịnh độHoa NghiêmThiền tônggiảng kinh hơn 40 năm. Thế nhân khẩu truyền xưng tán Tam vô đại sư (三无大师), tức là đại sư Truyền Đăng (hiệu Vô Tận), danh tăng Hoàng Bá (hiệu Vô Niệm), thiền sư Bác Sơn (hiệu Vô Dị). Người đời sau tôn xưng đại sư là “Trí Di đại sư tái lai”. Thực ra hơn 1000 năm trước, Trí Di đã thọ ký nhục thân tỉ-khưu trên núi này. Viên tịch ngày 21 tháng 5 năm 1628. Trước lúc chết, bảo tăng chúng đem sách đến rồi viết 5 chữ: Diệu pháp liên hoa kinh, và xướng to: Diệu pháp liên hoa kinh, bất chợt tay và chân thâu tập như nhập vào thiền định mà chết, hưởng thọ 75 tuổi, 50 Tăng lạp, ở trên U khê đạo tràng suốt 43 năm.

Đại sư là một nhà Phật học có thành tựu trác tuyệt, với học thức cao siêu, trước tác vô số, có hơn 43 loại, hơn 100 quyển. Căn cứ Văn bia Đại sư Hữu Môn của  tiến sĩ (niên hiệu Sùng Trinh thứ 10 triều Minh) Tương Minh Ngọc soạnTruyền Đăng trước tác kinh có: Viên ThôngVô Ngã, Viên Trung, Cánh Khái, Vĩnh GiaTâm Ấn v.v... Luận có: Dung tâm, Tánh thiện ác, Sanh vô sanh, hữu sanh vô sanhDuyên khởi v.v... Sám có: Lăng Nghiêm, Trì danh, bồ-tát giới v.v... Chí cóThiên Thai sơn phương ngoại gồm 30 quyển, Dục vương, Đản sanh, U khê biệt chí gồm 16 quyển v.v... Còn có Dục Phật, Nguyên đán, Tổ kị, Duyên hữu lễ văn. Đạo tụcvấn pháp, Vấn đáp 2 quyển v.v... Trong đó, Tánh thiện ác luận gồm 6 quyển là trước tác tương đối mang tính đại biểu tư tưởng đại sư. Bản sách đặc biệt còn dùng các hình vẽ tròn để mô tả các cõi. Như quyển 1 có đển 12 hình tròn, hình tròn thứ nhất là Phục minh giới thập biến bất như chân, chia ra 10 hình tròn nhỏ (10 cõi) nằm trong hình tròn lớn, tâm điểm giữa là chữ tâm bằng chữ triện. Hình tròn kế tiếp là Sai biệt giới thập duyên tùy như chân, bên trong mỗi hình tròn nhỏ có hình ảnh Phật, bồ-tát, người, ngạ quỷ v.v... tượng trưng cho 10 cõi.

Đại sư căn cứ lý luận pháp giáo của Trí Di, cho rằng thực tướng tức là “thập pháp giới thập như thị chư pháp, đều là thực tướng”. Tiến thêm một bước cấu thành thập giới, tức là “Chân như bất biến thập giới minh phục môn”.  Chân như là bản giácbản thểThập giới là thập pháp giớihiện tượng. “Chân như và pháp giới đã cấu thành một phạm trù triết học trong tư tưởng tánh thiện và ác của đại sư Truyền Đăng”. Đại sư giải thích chữ chân như là “Luận về các đức Phậtchúng sanh, từ vô thỉ kiếp trước kia, lúc chưa có thức tâm, thì chân như diệu tâm bất thiên bất biếnthanh tịnh rộng lớ, thường trụ vững chắcKinh Hoa Nghiêm gọi là nhất chân pháp giới thanh tịnh pháp thân. Kinh Pháp Hoa gọi là chư pháp thực tướngKinh Viên Giác gọi là hữu đại đà la ni môn. Kinh Lăng Nghiêm gọi là bồ-đề niết-bàn nguyên thanhtịnh thể, còn gọi là không Như Lai tạngam ma la thứcchân như Phật tánhđại viên cảnh tríKhởi tín luận gọi là bản giác”. “Chân như bất biến” là bản nguyên của vạn vật trong thế giới, nó bất biến vô độngthực ra cụm từ này được lấy từ Khởi tín luậnTánh cụ thiện ácluận là tư tưởng căn bản của Phật tánh luận Thiên Thai tông

Xuyên qua vô số trước tác trên, chúng ta thấy được việc soạn một số bản kinh của đại sư rất đặc thù. Theo thống kê sơ lược của học giả hiện đại, các đại sư Phật học và cư sĩ Trung Quốc xưa nay đã viết hơn 5000 bản kinhLục tổ Pháp bảo đàn kinh đặc biệt được người Trung Quốc cho là kinh điểnVõ Tắc Thiên căn cứ kinh Đại Vân, trong kinh này có tiền lệ nữ nhân làm hoàng đế, rồi lệnh Tiết Hoài Nghĩa và một số người khác chú giải kinh này, viết thành Đại Vân kinh sớ thông tục dễ hiểu, xem Võ Tắc Thiên và đức Phật Di-lặc liên quanVõ Tắc Thiên là chuyển thế của đức Phật Di-lặc.

 Từ những nguyên nhân này mà hiện nay rất nhiều người hoài nghi Đại thừa kinh là phi Phật thuyết, hoặc là ngụy nghi kinh  (dựa vào Phật thuyết mà ngụy tạo kinh điển), tạo nên hai cách nhìn đối lập đó là chân kinh và ngụy kinh. Trưởng lão Ấn Thuận xướng đạo, đề nghị “Mô thức ôn hòa  Đại thừa phi Phật thuyết”, rồi hoàn toàn bài trừ khả năng tính của tự thân đức Phật thuyết rồi sau thông qua sự suy sùng giữa cá nhân và cá nhâncung cấp tin tức để tiến hành truyền dẫn tin tức hoặc dùng thần thông truyền dẫn, nhằm suy phiên địa vị Đại thừa làm căn bản Phật giáo. Do đó phủ định tính Phật thuyết Đại thừa kinhẤn Thuận cho rằng, nếu dựa theo ngôn giáo đức Phật, rất dễ tiến hành phán đoán, như kinh Trực tiếp có thể thấy thứ 2 thuộc trong Tăng Chi bộ tập 6 kinh 48 nói:

“Pháp là trực tiếp có thể thấy, xin ngươi đến thấy, chẳng chờ thời tiếtthông đạt niết-bàn, người có trí tuệ cần phải tự thân chứng tri”. “Ưu-ba-li, tôn giả hiểu trong pháp, những pháp ấy chẳng xu hướng yểm y, vô dục, dừng bặt, an tĩnh, trực quán trítự giác tỉnh triệt để, cũng chẳng xu hướng giải thoát”.

 Theo hai đoạn kinh này, chúng ta có thể suy định, lời kinh ấy chẳng phải pháp, luật,  sự khải thị của sư tôn.  Ấn Thuận mạnh dạn nhân định “Trong kinh A-hàm, sự tập thành Phật pháp, có những điều là chẳng giới hạn Phật thuyết” (tham khảo Tập thành thánh điển Phật giáo nguyên thủy). Dù Đại thừa kinh có những bản kinh không do Phật thuyết, nhưng trong Lấy Phật pháp nghiên cứu Phật pháp (以佛法研究佛法) Ấn Thuận vẫn chủ trương Đại thừa kinhlà Phật thuyết. Với lập luậnPhật pháp của Phật giáo không phải giới hạn khẩu nghiệp trong đại dụng tam nghiêp mới là giáo pháp Phật. Mà từ ý nghiệp thanh tịnh dẫn phát thân nghiệp, rồi xuyên qua sự miêu thuật của đệ tử Phật, cũng là giáo pháp Phật. Sự thuyết pháp của đệ tử Phật, không trái ngược Phật thuyết, từ căn nguyên của Phật mà ra, cho nên là Phật thuyết. Hoặc có những bản kinh có chứa đựng chân lý Phật giáo, cũng có thể gọi kinh. Ví như từ gốc nãy mầm, trưởng thành một cây to cao, cành lá sum suê. Đương nhiên hoa, lá từ cành sinh ra, quả từ hoa sinh ra, nhưng quy kết tất cả đều từ gốc sinh ra. Ấn Thuận dẫn chứng sự giải thích của Đại Trí độ luậnthuyết minh hàm nghĩa chân chánh của Phật thuyết. Còn trong kinh Đại Bát Niết-bàn hậu phần, quyển 1 do sa-môn Nhược-na-bạt-đà-la phiên dịch thời Đường, nói:

“Tôn giả A-nan hỏi, sau Như Lai diệt độkết tập pháp tạng, đầu tất cả kinh, trang thiết lời thế nào? A-nan! Sau Như Lai tịch diệtkết tập pháp tạng, đầu tất cả kinh, nên trang thiết ‘Tôi nghe như vầy: một thuở nọ Phật ở phương nào đó, xứ nào đó, củng các tứ chúng, mà gọi là kinh”.

 Sự kết tập những kinh điển nào đó của Tiều thừa, thậm chí phần nội dung gì đó của những kinh điển nào đó, nếu chẳng có thiên nhãn sẽ không biết được thực tình, chỉ có thể dùng nhục nhãn để thấy thì quả thực chỉ dựa vào Phật và sự trợ giúp của A-nan đó lả câu “Tôi nghe như vầy”. Còn Đại thừa kinh thì nghiêm túc đều tuân chiếu sự phó chúc của Phật. Như kinh Duy-ma-cật, là thay sứ mạng Phật, tôn giả, bồ-tát v.v... để tuyên thuyết chánh pháp.

Đại thừa kinh phải chăng do Phật thuyết? Với quan điểm thông thường, những bản kinh do Phật Thích-ca thuyết, tức là Phật thuyếtNếu không do Phật thuyết mà cùng Phật pháp khế hợp, thì không gọi là Phật thuyết mà gọi là Phật pháp. Đó là cách nhìn nhận thường tình của thế tục, không thể nói không đúng. Ý nghĩa Phật thuyết, và sở kiến của thế tục quả thực chẳng tương đồng bao nhiêu. Vào thời kỳ bộ phái Phật giáo, đã diễn ra tranh luận giữa Phật thuyết và phi Phật thuyết. Trong Đại trí độ luận quyển 2, phẩm Tự 1 của bồ-tát Long Thọ, nêu lên Phật pháp có năm hạng người thuyết, “Một là từ kim khẩu Phật thuyết. Hai là đệ tửPhật thuyết. Ba là tiên nhân thuyết. Bốn là chư thiên thuyết. Năm là hóa nhân thuyết”. Như trong kinh Tiểu phẩm bát-nhã ba-la-mậttôn giả Tu-bồ-đề tuân theo dạy bảo của Phật, vì các bồ-tát mà thuyết bát-nhã ba-la-mật. Còn kinh Thuyết đề hoàn nhân đắc đạo ghi: “ Phật bảoKiều-thi-ca: ‘Lời hay chân thật hế gian, lời đẹp thâm áo huyền diệu, đều trong pháp ta xuất ra”.

Trong Thành thật luận của nhà tư tưởng Phật học Ấn Độ thế kỷ thứ 4 đại sư Ha-lê-bạt-ma, nêu lên tiêu chuẩn Như Lai sở thuyết. Ha-lê-bạt-ma căn cứ luật tạng và Tăng Chi bộ rồi cho rằng sự kết tập kinh điển nguyên thủy là chân tướng giáo pháp, cũng chính là phương kế chỉ đạo tập kinh A-hàm. Còn định luận, lúc tổ thành cửu phần giáo, tuy không nhất định có gọi là bộ loại A-hàm, mà kinh pháp truyền tụng, xác thật đã không ít. Sau tập thành kinh điển, Phật thuyết và Phật pháp không phân biệtRõ ràng quan điểm của Ha-lê-bạt-ma được ảnh hưởngtừ cửu phần giáo hoặc thập nhị phần giáo thời kỳ bộ phái Phật giáo. Do từ nguyên nhâncách thời kỳ đức Phật rất xa, sùng ngưỡng tín niệm Phật mà lần lượt gia tăng, rồi Phật phápbiến thành Phật thuyết.

Sự cống hiến vĩ đại của đại sư đó là phục hưng U khê đạo tràngThiên tai tông và thiền tôngkiêm dung,  chú sớ Tam tạng phong phúĐốn ngộ Tào khê tâm tông mà chú sớ Bát-nhã dung tâm luận (般若融心論). Dùng Tánh thiện ác luận để hoằng diễn pháp môn tánh cụ Thiên Thai. Dùng duy tâm tịnh độtự tánh Di-đà để xiển thuật Tịnh độ sanh vô sanh luận. Phỏng theo tổ sư Tịnh độ tông mà kết tập Liên xã niệm PhậtTu chứng Lăng nghiêm đàn pháp mà chẳng gián đoạn rồi soạn Lăng Nghiêm kinh viên thông sớ 10 quyển. Hoằng dương bồ-tát đạo Đại thừahoằng pháp khắp nơi. Trong trước tác đều nhấn mạnh sự phát khởi bồ-đề tâm Đại thừaSuốt đời chuyên tu tập pháp môn nhĩ căn viên thông. Đến tuổi già niệm Phật cầu sanh tịnh độlễ bái ngàn đức Phật vạn đức Phật ngày sáu thời. Trong vô số trước tác của đại sư đã ảnh hưởng đời sau rất trường viễn. Đại sư Liên Trì Châu Hoằng, Tử Bá Chân KhảHám Sơn Đức ThanhNgẫu Ích Trí Húc đều có tán dương đại sư và ảnh hưởngsâu sắc đến Phật giáo cận đại.

VĂN HIẾN THAM KHẢO

1. Hoàng Hạ Niên, Tham cứu sơ lược Chân như bất biến giới minh phục môn của đại sưTruyền Đăngđăng trên Nghiên cứu chánh pháp, 2004

2. Đại Tây Ma Hy Tử (giáo sư đại học Phật giáo Nhật Bản), Chúc Thế Khiết dịch, Võ Tắc Thiên và Phật giáođăng trên Niên báo Nghiên cứu Đôn Hoàng tả bản, số 13, 2019, trang 33-50

3. Thích Trường Từ, Hồi đáp Ấn Thuận đạo sư cho rằng Đại thừa là phi Phật thuyết ư?,2017

4. Lâm Nhất Luyến, Nghiêu cứu đại sư U Khê Truyền Đăng (1554-1628) cuối triều Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 426)
Tính nối kết là một đặc trưng của kinh Pháp Hoa. Ở đây chỉ trích ra một ít câu để làm rõ.
(Xem: 462)
Vạn sự vạn vật hay các pháp hữu vi đều từ duyên mà khởi lên, chứ không có tự tánh.
(Xem: 591)
Lama Zopa Rinpoche giải thích phương pháp thiền về tính không trong cuộc sống hàng ngày.
(Xem: 725)
Vạn sự vạn vật hay các pháp hữu vi đều từ duyên mà khởi lên, chứ không có tự tánh.
(Xem: 582)
Trong bài này sẽ nghiên cứu về chương thứ nhất, phẩm Tựa, của kinh Pháp Hoa để nhìn thấy phần nào tính vũ trụ của kinh
(Xem: 796)
Khi một thiền giả theo đuổi con đường giới, vị ấy nên khởi sự thực hành khổ hạnhđể kiện toàn các đức đặc biệt ít muốn, biết đủ
(Xem: 892)
Với ngày giác ngộ của Đức Phật và năm mới sắp đến, suy nghĩ của chúng ta được phát khởi từ...
(Xem: 912)
Hai thời công phu còn gọi là triêu mộ khóa tụng (朝暮课诵) hoặc nhị khóa, tảo vãn khóa, đều áp dụng cho hàng xuất gia và tại gia mỗi ngày.
(Xem: 1068)
Người trí tạo thiên đường cho chính mình, kẻ ngu tạo địa ngục cho chính mình ngay đây và sau này.
(Xem: 963)
Chúng ta kinh nghiệm thế giới vật chất bằng sáu giác quan của mình: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
(Xem: 794)
Ta đã già rồi ư? Sự vô thường của thời gian quả thật không gì chống lại được.
(Xem: 933)
Kinh Hoa Nghiêm còn gọi kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, là một kinh điển trọng yếu của Đại thừa. Bản kinh mô tả cảnh giới trang nghiêm huyền diệu
(Xem: 881)
Từ bây giờ, là người mới xuất gia, nhiệm vụ của các con là sửa đổi và phát triển bản thân.
(Xem: 1099)
Việt Namquốc gia ở vùng Đông Nam Á cho nên chúng ta may mắn được hấp thụhai trường phái Phật giáo lớn nhất của thế giới,
(Xem: 1037)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau.
(Xem: 1258)
Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giảthể đạt được là quả vị A-La-Hán.
(Xem: 1010)
Với ngày giác ngộ của Đức Phật và năm mới sắp đến, suy nghĩ của chúng ta được phát khởi từ
(Xem: 995)
Chủng tử là hạt mầm của đời sống, là nguồn năng lượng đơn vị cấu thành nghiệp lực, là yếu tốsâu kín và căn bản quyết định sự hình thành cái ‘Ta’ (Ngã)
(Xem: 1148)
Đế Nhàn, gọi đầy đủ là Cổ Hư Đế Nhàn, là tổ sư đời thứ 43 Thiên Thai tông, một bậc cao Tăng cận đại, phạm hạnhcao khiết, giỏi giảng kinh thuyết pháp, độ chúng rất đông.
(Xem: 851)
Giải thoát thì không có trước có sau, không có thừa! Và không có để lại bất kỳ cái gì.
(Xem: 1071)
Bản kinh chúng ta đang có là bản kinh 262 trong Tạp A Hàm Hán Tạng. Trong Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya) của tạng Pāli có một kinh tương đương, đó là kinh Chiên Đà.
(Xem: 1012)
Thực tại được kinh Hoa Nghiêm gọi là pháp thân Phật, được diễn tả nhiều trong các bài kệ của phẩm đầu tiên Thế Chủ Diệu Nghiêm.
(Xem: 1138)
Gần 26 thế kỷ về trước, sau khi kinh qua nhiều pháp môn tu tập nhưng không thành công, Đức Phật đã quyết định thử nghiệm chân lý bằng cách tự thanh tịnh lấy tâm mình.
(Xem: 855)
Tín là niềm tin. Niềm tin vào Tam Bảotin tưởng vào Phật, Pháp, Tăng.
(Xem: 1234)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian đem lại an vui cho tất cả chúng sanh. Đạo Phật là đạo của giác ngộgiải thoát.
(Xem: 908)
Pháp Lục hòa là pháp được đức Đạo sư nói ra để dạy cho các đệ tử xuất gia của Ngài lấy đó làm nền tảng căn bản cho nếp sống cộng đồng Tăng đoàn
(Xem: 955)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha
(Xem: 848)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người
(Xem: 1283)
Sự thành tựu tối thượng mà những vị đang đi trên con đường độc nhất tiến tới giác ngộ, là khả năng thành tựu tất cả từ hư vô.
(Xem: 1213)
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bịnh.
(Xem: 1371)
Pháp Duyên khởi, tiếng Phạn là Pratīya-samutpāda. Pratīya, là sự hướng đến. Nghĩa là cái này hướng đến cái kia và cái kia hướng đến cái này.
(Xem: 1325)
Phẩm này tiếng Phạn Sadāparibhūta. Sadā là thường, mọi lúc, mọi thời gian; Paribhūta là không khinh thường.
(Xem: 1430)
Ngày xưa, ở thành Xá-vệ có một vị trưởng giả giàu có, tiền tài châu báu vô lượng. Ông thường thứ tự thỉnh các vị sa-môn đến nhà cúng dường.
(Xem: 1729)
Đối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa.
(Xem: 1524)
Truyền thống Đại thừa Á Đông thường dịch nghĩa prajñāpāramitā là Huệ đáo bỉ ngạn (zh. 慧到彼岸), Trí độ(zh. 智度), Trí huệ độ người sang bờ bên kia.
(Xem: 1415)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả.
(Xem: 1190)
Không có một chỗ nào để trụ trong giáo pháp Trung đạo. Tâm không có chỗ trụ thì không tự giải quyết được gì vì không có nơi để tập trung, nắm níu.
(Xem: 1219)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(Xem: 1013)
Kamma, Nghiệp, theo đúng nghĩa của danh từ, là hành động, hay việc làm. Định nghĩa cùng tột của Nghiệp là Tác ý (cetana).
(Xem: 1081)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngụcthiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngụcđịa ngục.
(Xem: 1848)
Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo phápĐức Phật thuyết giảng.
(Xem: 1548)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(Xem: 1414)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 1532)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(Xem: 1533)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(Xem: 1489)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1681)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(Xem: 2022)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(Xem: 1792)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(Xem: 1673)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệđức hạnh,
(Xem: 1792)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(Xem: 2272)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(Xem: 1957)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(Xem: 1747)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(Xem: 1866)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(Xem: 2093)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(Xem: 1625)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(Xem: 2439)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
free website cloud based tv menu online azimenu
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant