Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chết Là Lẽ Đương Nhiên

07 Tháng Sáu 201506:30(Xem: 7729)
Chết Là Lẽ Đương Nhiên

CHẾT LÀ LẼ ĐƯƠNG NHIÊN
và những bài pháp ngắn khác


Thích Đạt Ma Phổ Giác


Chết Là Lẽ Đương NhiênCó một Phật tử nhân ngày đầu năm đến Thiền Viện thăm Thiền sư và sau đó yêu cầu Thiền sư chúc phúc. Thiền sư liền chúc như sau: “Ông chết, cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết, và chít chết.” Vị Phật tử nghe xong quá kinh hoàng, hoảng sợ nói: “Kính bạch thầy, hôm nay là ngày đầu năm sao thầy chúc con toàn sự chết chóc, thật là xui xẻo và bất hạnh cho gia đình chúng con.

Con muốn gia đình, người thân được sống an vui, hạnh phúc lâu dài chớ con đâu muốn gia đình con chết chóc, đau thương như thế. Kiểu chết hàng loạt như vậy thật khủng khiếp, hãi hùng.” Thiền sư từ tốn trả lời: “Ta chúc phúc như vậy là mong cho gia đình anh được đại phước đức. Vì sao? Vì gia đình nào mà được chết theo thứ tự từ lớn đến nhỏ quả là có phước báo to lớn.

Nếu trong một gia đình ông bà còn sống mà con cháu cứ chết dần, chết mòn thì thử hỏi gia đình đó có hạnh phúc được không? Hay là cành già không đổ mà lại đổ cành non. Có ai muốn như vậy không?” 

Thế gian này thật hạnh phúc là nhờ chết có trật tự, tức là ông già rồi thì ông chết, cha già rồi thì cha chết, con già rồi thì con chết, rồi đến cháu-chắt-chít đều theo thứ tự mà ra đi có trật tự. Chết có logic thì được gọi là hạnh phúc trọn vẹn, gia đình nào khi ông bà cha mẹ còn sống sờ sờ mà con cháu, chắt chít đều chết trước quả là một bất hạnh lớn lao. Như vậy, chúng ta thấy theo cách nhìn của thế gian khi được thì vui, khi mất thì buồn; “được” cho là an vui, hạnh phúc; “mất” cho là bất hạnh, khổ đau.

Với cái nhìn của các vị Thiền sư thì được hay mất là lẽ đương nhiên của cuộc đời, do đó không có gì để ta đáng phải bận tâm buồn phiền, lo lắng. Cho nên, “Sanh như đắp chăn Đông, Tử như cởi áo Hạ”. Sinh ra hay mất đi là việc bình thường của thế gian, ai rồi cũng phải đến lúc như thế. Cũng như hoàn cảnh ta đang nghèo khó mà bỗng dưng trúng số 10 tờ độc đắc, đêm đó ta có chắc mình ngủ được hay phải thức trọn cả đêm? Vì từ xưa nay mình chưa bao giờ được như thế, nay khi được lại quá sức tưởng tượng nên không tài nào chợp mắt. Và cũng như thế khi có việc mất mát, đau thương, mọi thứ vất vả gầy dựng đều đội nón ra đi, ta bị sốc, bị buồn rầu, đau khổ mà tiếc nuối mãi. 

Trong cuộc đời này có những việc thuận buồm xuôi gió nên ta được may mắn, tốt đẹp, hay còn gọi là “hên”. Ngược lại, những chuyện không may, xui rủi cứ đến với ta liên tục hết chuyện này đến chuyện khác. Chính vì những cái được-mất này mà làm ta dễ bị hụt hẫng, chới với, chơi vơi giữa dòng đời vô tận.

Ta cảm thấy đau lòng vì sự sống này luôn tràn ngập khổ đau, để rồi chịu chết trong si cuồng, khờ dại khi không đủ năng lực làm chủ bản thân, do đó trên oán trời, dưới trách đất, đổ thừa cho xã hội sao quá bất công. Người Phật tử chân chính khi đã tin sâu nhân quả rồi thì không còn phải bận bịu, lo toan những cái được hay mất mà chỉ biết làm sao trong hiện tại điều phục được từ ý nghĩ, lời nói, cho đến hành động luôn hướng về đạo đức mà làm các việc thiện lành, tốt đẹp.

NGƯỜI ĐỜI ĐƯỢC THÌ VUI MẤT LẠI BUỒN

Có một người họ Tái nên người ta thường gọi là Tái ông. Một hôm, con ngựa yêu quý và tốt nhất trong nhà đi đâu mất biệt không thấy trở về. Nghe tin hàng xóm mới đến chia buồn và nói lời an ủi: “Tội nghiệp cho cụ quá, cụ là người nhân từ, phúc hậu từ xưa nay, vậy mà có con ngựa quý lại bị mất.”

Lúc đó, Tái ông mỉm cười nói: “Cũng chưa chắc như thế đâu, nhiều khi trong cái rủi lại có cái may.” Vài ngày sau con ngựa đi mất trở về và còn dắt theo con ngựa khác đẹp đẽ hơn, khi đó hàng xóm mới đến chia mừng cùng ông: “Đúng thật cụ là người có phước, tưởng đâu mất con ngựa quý, không ngờ lại còn được thêm một con ngựa đẹp khác nữa.”

Lúc này, Tái ông cũng cười và nói: “Cũng chưa hẳn như vậy, biết đâu trong cái may lại có cái rủi thì sao.” Và đúng là rủi thiệt, con trai duy nhất của ông từ ngày có con ngựa mới đến nhà nó vui vẻ, thích thú quá nên cưỡi ngựa suốt ngày, do đó bị té gẫy chân phải bó bột.

Thấy vậy, hàng xóm mới đến chia buồn: “Tội nghiệp cho cụ, cụ chỉ có đứa con trai duy nhất mà bây giờ lại bị gẫy chân, chịu tàn tật suốt đời. Như vậy là trong cái may mắn lại có cái xui xẻo phải không thưa ông cụ?”

Tái ông không vì thế mà buồn phiền, ông nói: “Cũng chưa chắc đâu, biết đâu trong cái rủi lại có cái may thì sao.” Chừng vài tháng sau vì có giặc giã khắp nơi nên nhà vua bắt thanh niên đi lính thú, cậu con trai đó nhờ bị gẫy chân nên được ở nhà sống với cha già trọn vẹn

Chuyện được mất là lẽ đương nhiên trong cuộc đời, ai có đầy đủ phước duyên lắm nên mới ít gặp chuyện rủi ro, xui xẻo. Người đời khi được thì sinh vui mừng, khi mất thì sinh phiền muộn, khổ đau. Chúng ta thử làm một bài toán nhân quả xem sao, nếu kiếp trước ta tạo ít phước báo mà gây nhiều nghiệp ác thì cuộc sống hiện tại ta gặp nhiều gian nan, trắc trở, chẳng được gì. 

Ta muốn cuộc sống được nhiều hơn mất thì ngay bây giờ phải biết gầy dựng từ lòng tin sâu nhân quả, phải tích cực tu tâm dưỡng tánh, làm nhiều việc phước thiện. Chúng ta sống bằng tất cả tấm lòng phát xuất từ ý nghĩ cho đến lời nóithể hiện ra hành động chân chính để cùng mọi người sống bằng trái tim yêu thươnghiểu biết

Ai đã từng có mặt trong cuộc đời mà không một lần gặp hoạn nạn hay vấp ngã, làm việc gì cũng thành công dễ dàng thì thường sinh tâm cống cao ngã mạn, khinh khi mọi người, làm cho thế nhân chán ghét, muốn lánh xa. Khi gặp hoạn nạn, mất mát, đau thương ta mới biết cảm thông cho hai đấng sinh thành đã vì ta mà chịu khổ nhọc trăm bề. 

Tái ông khi lần đầu tiên mất ngựa ai cũng nghĩ ông sẽ đau khổ, buồn rầu nên đến để an ủichia buồn cùng ông. Vậy mà ông vẫn bình thản, an nhiên, chẳng tỏ ra thái độ gì có vẻ buồn phiền nên mới nói “biết đâu trong cái rủi lại có cái may”.

Ông sống lạc quan, yêu đời như thế nên không bị hai ngọn gió được-mất làm lay động tinh thần, do đó luôn sống vui vẻ, thoải mái. Tương tự như thế, khi có thêm con ngựa đẹp do con ngựa mất dắt về ông cũng không vì thế mà hân hoan, vui mừng.

Chúng ta khi được thì vui, khi mất thì buồn nên niềm vui, nỗi buồn lúc nào cũng xâm chiếm tâm hồn. Có khi chúng làm cho ta thất điên bát đảo, có khi làm ta cảm thấy vui mừng, thích thú. Cứ như thế ta luôn bị hai ngọn gió được-mất này làm cho vui buồn lẫn lộn. Trong cuộc sống ai cũng thích được đầy đủ tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ nhiều nên khi được thì mọi người thích thú, vui vẻ, phấn khởi, hả hê, cho đó là niềm an vui, hạnh phúc. Chính vì vậy mà ai cũng mong kiếm thật nhiều tiền để hưởng thụ lạc thú dù chúng ngắn ngủi, qua mau.

Khi gặp cảnh làm ăn thua lỗ, mất mát, suy sụp thì phiền não, khổ đau cứ thế chất chồng theo ngày tháng. Có những trường hợp thua lỗ mà tán gia bại sản, tan nhà nát cửa, thân bại danh liệt, sự nghiệp chẳng còn, bao nhiêu công lao gầy dựng gần cả đời người, nhất là những nhà triệu phú thường hay tự tử vì không đủ sức chấp nhận, chịu đựng.

PHẬT AN NHIÊN TỰ TẠI TRƯỚC MỌI KHEN CHÊ

Nói đến khen chê ta hãy xem đức Phật khi bị như vậy Ngài xử trí thế nào? Một hôm, đức Phật đi trước và một nhóm sa môn ngoại đạo theo sau. Các vị sa môn trẻ hết lời khen ngợi đức Phật là vị tu hành chân chính, có trí tuệ và khả năng biện tài vô ngại, dám bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, thần dân thiên hạ để đi tu và là vị thầy dẫn đường xứng đáng nhất thời đó.

Khi nghe như vậy các vị tỳ kheo cùng đi với Phật rất hân hoan, khoái chí vì thầy của mình được mọi người khen tặng nên bản thân cũng được thơm lây. Đi được một đỗi lại gặp đám đông khác nói: “Ông sa môn Cồ Đàm là kẻ phá hoại sự sống của nhiều người. Ai cũng thích tiền tài, sắc đẹp, danh vọngăn ngon, mặc đẹp, ngủ nhiều. Vậy mà ông ta lại khuyên không nên chạy theo và dính mắc vào chúng mà làm tổn hại thân tâm. Ông ấy đi đến đâu là người ta đổ xô theo đến đó để tu tập khiến chồng bỏ vợ, cha bỏ con để sống đời xuất gia”.

Như chúng ta đã biết, người trẻ tuổi thì khen Phật quá hay, kẻ lớn tuổi thì chê Phật phá hoại hạnh phúc gia cang của nhiều người. Vì Phật nói chuyện nhân quả hay quá nên nhiều người phát tâm tu theo. Khi nghe chỉ trích Phật vẫn an nhiên, bình tĩnh. Trong khi đó các vị tỳ kheo cảm thấy rất khó chịu, bực bội.

Đến chỗ có bóng cây che mát Phật mới bảo các đệ tử ngồi xuống rồi từ tốn nói bài pháp như sau: “Này các đệ tử, khi nghe lời khen ta chớ vội mừng vì mừng quá sẽ mất bình tĩnh, hễ mất bình tĩnh thì tâm bị dao động, khi tâm bị dao động thì làm sao ta biết rõ người ta khen đúng hay sai.

Khi nghe ai đó chê bai hay chỉ trích thì ta chớ có vội buồn, vì khi buồn ta sẽ mất bình tĩnh, lúc mất bình tĩnh thì ta không biết lời chê đúng hay sai. Khen chê là chuyện thường tình của thế gian, có nhiều người khen để lấy lòng thiên hạ, có nhiều người chê vì ganh tị tật đố. Cho nên, chúng ta phải sáng suốt, bình tĩnh trước những lời khen chê đó”.

Cuộc sống của chúng ta hằng ngày lúc nào cũng phải tiếp xúc với hai sự khen-chê. Ta phải lắng nghe lời khen hay tiếng chê để biết mà sửa mình. Ai khen đúng thì ta cố gắng tiếp thu, thay đổi. Ai khen sai ta phải dè dặt, coi chừng nhưng phải bình tĩnh, khoan mừng, khoan buồn, khoan giận, khoan ghét thì chúng ta mới sáng suốt để nhận thức được tiếng khen đó nhằm vào mục đích gì.

Khi bị chê ta phải biết lắng nghe lời chê để biết được họ nhằm mục đích gì, họ chê để hạ nhục uy tín của ta hay chê để ta biết mình sai mà cố gắng sửa sai sao cho tốt đẹp hơn.

Theo tâm lý học Phật giáo, tất cả chúng sinh khi nghe ai khen đều rất phấn khởi, vui mừng; khi bị chê thì rất bực tức, khó chịu, buồn phiền. Nhiều khi ta chịu không nỗi nên tức quá cãi lại thành ra hai bên đấu khẩu nhau, cuối cùng “chó le lưỡi, nai giạt móng”. Lời khen tiếng chê tuy không thật nhưng nếu ta chấp vào đó thì thành ra mình bị nó sai sử, khi thì vui mừng quá mức, lúc lại buồn rầu, khổ đau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12190)
Người đi sông núi im lìm, Mà nghe xao xuyến tận miền tâm tư.
(Xem: 13609)
Tôi mơ có ngày, Trời trong mây trắng, Lòng thênh thênh, Chuông ngân, Ánh đạo an bình ...
(Xem: 15192)
Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn, cây khế đồi cao trổ hết bông - Phạm Công Thiện
(Xem: 12775)
Lãng tử phiêu bồng không chỗ trú Không chốn dung thân giữa phong trần Nên đi thỏa thích trời vô định...
(Xem: 14481)
Ngài Pháp Tạng Bồ-tát Thề nguyện lúc tu nhơn Tâm từ bi đại lực Thương muôn loài chúng sanh.
(Xem: 12558)
Quanh tôi giọng cười con trẻ Vô tư rộn rã tiếng chim Nụ cười ngây thơ đến lạ Mắt tròn da mịn mùa xuân
(Xem: 13182)
Quanh tôi giọng cười con trẻ Vô tư rộn rã tiếng chim Nụ cười ngây thơ đến lạ Mắt tròn da mịn mùa xuân
(Xem: 25863)
Quê nghèo ơi dẫu gió sương Mãi thơm ngọt mát vấn vương hồn người Nuốt tiếng nấc, nở nụ cười...
(Xem: 26275)
Chưa tan vỡ cũng đầy nứt rạn Khi hồn không mái ấm yêu thương Khi nỗi nhớ không nơi an trú...
(Xem: 27535)
Từng bước đi trong gió chiều lồng lộng Như tìm về sự thật rất xa xăm… Phật soi đường bằng Giáo Pháp diệu thâm
(Xem: 16678)
Sự chia sẻ, có cần gì phải nói lời cao xa có cần gì phải bông lung, hư ảo...
(Xem: 20735)
Vườn thiền trầm lặng xuyết hoa vân Mây nước thanh thanh vẽ tuyệt ngần Hương thoảng lối thơ, vờn thủy mặc...
(Xem: 21266)
mẹ bồng con bên sông đăm đăm nhìn nước bạc thương con cá lạc dòng quảy lộn bến bờ xa...
(Xem: 24369)
Cảm ứng tùy thời thị hiện ngay Nước sôi lửa bỏng khổ oan đày Chuyên tâm cầu nguyện toàn tâm tưởng...
(Xem: 23565)
bông linh trang sáng nay bên triền cát trắng duỗi dài vô tận thảng thốt và bần thần...
(Xem: 28500)
lạy phật con xin sám hối nếu đời nầy còn mắc tội tiền thân tuy tự xét mình chẳng làm chi nên tội hay có tội ngập đầu mà ký ức quên chăng...
(Xem: 24423)
Nơi anh về, thời gian như đứng lại, Bơ vơ buồn, hoang vắng chảy trong tim, Dòng nước mắt tuôn dài trên đôi má...
(Xem: 36220)
Tìm em trên cánh đồng Oải Hương, Đất trời bát ngát một mùi thơm, Anh ơi những cánh hoa màu tím, Đã rủ em về từ tháng Năm.
(Xem: 23240)
Bước chân trần hóa ngọc Núi – lửa thiêu xanh ngời Phương Đông mặt trời mọc Sáng tỏa vạn trùng khơi
(Xem: 25058)
khu phố này một mùa đã qua quen thuộc con đường, không tên để nhớ...
(Xem: 23962)
Từ lúc sinh ra thơ luôn chung thủy với đời nên cũng chẳng muốn ai đẩy thơ lên tận trời cao xa mù mịt...
(Xem: 27387)
Khói mây liễu mộng, ngoại trần chơi Trăng nước hoa gương, gẫm lại cười Nhân ái đề huề, sao tỏ rạng...
(Xem: 27014)
Hòa cùng tất cả Mà vẫn một mình Cháy hồn ngọn lửa Bừng sáng quang minh
(Xem: 24838)
cánh rất mỏng chim đường bay rồi chẳng tới bởi mù sa hớt hải đuổi bên chân
(Xem: 16499)
chẳng phải là bài thơ hẹn ước chẳng phải là ý tưởng vẽ vời mà mùa xuân năm nay lại như cánh gió hân hoan đi về...
(Xem: 26907)
Lá xanh cõng nắng sang mùa Phất phơ sương khói hiên chùa gọi nhau Làm thơ, hoa cỏ chụm đầu...
(Xem: 25892)
Dừng bước nhìn mây bốn phía trời Tiếng chim nào vừa đậu xuống lòng tôi Ngùi trong lửa bếp tan trong nắng...
(Xem: 22627)
Nhịp chày con giã trái tre Ngoại sàng lọc sỏi tái tê tuổi già Trăng khuya rọi sáng hiên nhà...
(Xem: 25304)
Đêm chớm lạnh ai ru hồn trong gió Vi vu vi vu xác lá thông rơi Trăng đơn lẻ trăng mờ trong hư ảo...
(Xem: 24721)
Ta làm kẻ hành khất đi qua miền khổ lụy chỉ xin trần gian lưng chén cơm ăn...
(Xem: 23834)
Chiều vắng lặng không một lời của gió Không âm u lảng vảng chút mây trôi Lòng trăn trở trời tuôn cơn nắng...
(Xem: 22931)
Đường của thơ là đầm đìa cát bụi Vùi nắng mưa sấm chớp bão bùng Và khơi mở dòng đời từ vô thủy...
(Xem: 28217)
Sớm mai dậy nâng chén trà tỉnh thức Ngắm bình minh thắp nắng đẹp trong vườn Chim tung cánh hót vang lời hạnh phúc...
(Xem: 29229)
Bóng dáng mùa xuân - Tác giả: Cư Sĩ Liên Hoa
(Xem: 22661)
Một cơn gió nhẹ thoảng qua Dễ đưa ta đến lìa xa cõi đời Để kết thúc một kiếp người Mong manh như giọt sương rơi đầu cành!
(Xem: 22241)
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui Chuyện đời như nước chảy hoa trôi Lợi danh như bóng mây chìm nổi Chỉ có tình thương để lại đời
(Xem: 22550)
Tàn khuya gió giục Quẫy rột màn đêm Thềm sương sao rụng Rưng rức gọi hồn.
(Xem: 20015)
Hào quang rạng tỏa đất trời Pháp thân hiện trú rạng ngời oai nghi Bốn loài nhất niệm quy y Bổn sư Từ Phụ Mâu Ni đạo thành
(Xem: 22027)
Ngọn nến hồng trong đêm thắp sáng một niềm tin ôi, mắt buồn thơ dại!
(Xem: 21745)
Tôi về, nhặt nụ hoa tâm Nở trên ruộng phước bao lần em gieo Cõi nhân gian, sóng cuồng reo...
(Xem: 30081)
Ở nơi đâu hoa xuân rồi cũng úa Chỉ sắc Thiền tươi thắm đóa nghìn năm Niềm vui nào lòng người rồi cũng nhạt...
(Xem: 22043)
Tuyết chiều Muôn cánh hoa rơi mùa tan tác rụng trên đồi nguyên xuân...
(Xem: 30139)
Xuân Tân Mão chuyển mình Thung lũng phủ màu xanh Vận hành sức diệu dụng Tiếp nguồn sống tâm linh.
(Xem: 30368)
Trang Vesak tứ từ rơi bụi đỏ sử triết văn đội chữ, gậy đường khuya đức Phật hiện chân dung sen khiết bạch
(Xem: 21407)
Giêng xanh cỏ mượt chân trời Giêng xanh nguyệt lộng ngập ngời Nguyên Tiêu Giêng xanh thơm một lời yêu...
(Xem: 28310)
Xuân đã về chưa, đã về chưa? Nắng đang hong ấm nụ giao mùa Chập chờn én liệng lưng trời tím...
(Xem: 21043)
Dường như ai đi ngang cửa, Hay là ngọn gió mải chơi? Chút nắng vàng Thu se nhẹ...
(Xem: 19995)
Hôm ấy vào ngày hoa sen nở, Lòng tôi lơ đãng lạc phương nao? Trên tay giỏ hoa dường trống rỗng...
(Xem: 20921)
Người về nhẹ khép cửa sài Quanh co lối gió trăng cài ngậm sương Níu mây hỏi chuyện vô thường...
(Xem: 20252)
Dốc cao lũng thấp cheo leo Xăm xăm một niệm bước vèo …nhẹ tênh… Sân thiền cỏ mượt chân êm
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant