Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

91. Nếm mùi lưỡi kiếm Banzo - The Taste of Banzo’s Sword

12 Tháng Ba 201100:00(Xem: 9987)
91. Nếm mùi lưỡi kiếm Banzo - The Taste of Banzo’s Sword

CỬA THIỀN
Tác giả: Thiền sư Muju - Nguyên Minh dịch và chú giải

91. Nếm mùi lưỡi kiếm Banzo - The Taste of Banzo’s Sword

Matajuro Yagyu was the son of a famous swordsman. His father, believing that his son’s work was too mediocre to anticipate mastership, disowned him.

So Matajuro went to Mount Futara and there found the famous swordsman Banzo. But Banzo confirmed the father’s judgment. “You wished to learn swordsmanship under my guidance?” asked Banzo. “You cannot fulfill the requirements.”

“But if I work hard, how many years will it take me to become a master?” persisted the youth.

“The rest of your life,” replied Banzo.

“I cannot wait that long,” explained Matajuro. “I am willing to pass through any hardship if only you will teach me. If I become your devoted servant, how long might it be?”

“Oh, maybe ten years,” Banzo relented.

“My father is getting old, and soon I must take care of him.” continued Matajuro. “If I more intensively, how long would it take me?”

“Oh, maybe thirty years,” said Banzo.

“Why is that?” asked Matajuro. “First you say ten and now thirty years. I will undergo any hardship to master this art in the shortest time.”

“Well,” said Banzo, “in that case you have to remain with me for seventy years. A man in such a hurry as you are to get results seldom learns quickly.”

“Very well,” declared the youth, understanding at last that he was being rebuked for impatience, “I agree.”

Matajuro was told never to speak of fencing and never to touch a sword. He cooked for his master, washed the dishes, made his bed, cleaned the yard, cared for the garden, all without a word of swordsmanship.

Three years passed. Still Matajuro labored on. Thinking of his future, he was sad. He had not even begun to learn the art to which he had devoted his life.

But one day Banzo crept up behind him and gave him a terrific blow with a wooden sword.

The following day, when Matajuro was cooking rice, Banzo again sprang upon him, unexpectedly.

After that, day and night, Matajuro had to defend himself from unexpected thrusts. Not a moment passed in any day that he did not have to think of the taste of Banzo’s sword.

He learned so rapidly he brought smiles to the face of his master. Matajuro became the greatest swordsman in the land.

Nếm mùi lưỡi kiếm Banzo

Matajuro Yagyu là con trai của một kiếm khách trứ danh, nhưng cha anh cho rằng năng lực của anh quá tầm thường, không thể trở thành một kiếm sư lão luyện. Vì thế, ông từ chối không dạy cho con mình.

Thế là Matajuro tìm đến núi Futara và gặp được vị kiếm khách nổi danh là Banzo. Nhưng Banzo cũng khẳng định lại sự đánh giá của cha anh. Ông nói: “Con muốn học kiếm thuật với ta sao? Con không thể đáp ứng được các yêu cầu của ta.”

Chàng trai trẻ vẫn khăng khăng theo hỏi: “Nhưng nếu con nỗ lực hết sức thì phải mất bao nhiêu năm mới trở thành kiếm sư?”

Banzo đáp: “Phải mất trọn phần đời còn lại của con.”

Matajuro nói: “Con không thể đợi lâu như thế! Nếu thầy chấp nhận dạy con, con sẵn sàng vượt qua bất cứ khó khăn nào. Nếu con tự nguyện làm người phục dịch cho thầy thì thời gian học sẽ phải mất bao lâu?”

Banzo tỏ vẻ cảm thông hơn: “Có lẽ phải mất mười năm.”

Matajuro tiếp tục: “Cha con đã già rồi, con phải sớm trở về chăm sóc ông ấy. Nếu con tích cực hơn nữa thì phải mất bao lâu?”

Banzo đáp: “Có lẽ phải đến ba mươi năm.”

Matajuro thắc mắc: “Sao lạ thế? Thầy vừa nói mười năm, giờ lại nói ba mươi năm! Con sẽ vượt qua bất cứ khó khăn nào để am hiểu được kiếm thuật trong thời gian ngắn nhất!”

Banzo nói: “À, nếu thế thì con phải ở đây cùng ta trong bảy mươi năm. Một người quá nóng lòng muốn đạt được kết quả như con thì rất hiếm khi có thể học nhanh.”

Chàng thanh niên quyết định: “Được rồi, con đồng ý.”

Cuối cùng chàng cũng hiểu ra được rằng mình đang bị quở trách vì thiếu kiên nhẫn.

Banzo cấm Matajuro không bao giờ được nhắc đến kiếm thuật và cũng không bao giờ được chạm đến thanh kiếm. Chàng lo việc nấu ăn cho thầy, rửa chén bát, trải giường ngủ, quét sân, chăm sóc vườn tược... tất cả mọi việc mà không nói gì đến kiếm thuật.

Ba năm trôi qua, Matajuro vẫn tiếp tục công việc nặng nhọc. Nghĩ đến tương lai chàng thấy buồn. Thậm chí chàng còn chưa được bắt đầu học về môn học mà chàng đã chấp nhận hiến trọn đời mình!

Nhưng một ngày kia Banzo lặng lẽ xuất hiện ngay sau lưng chàng và dùng một thanh kiếm gỗ quất cho chàng một cú khủng khiếp.

Hôm sau, khi Matajuro đang lúi húi nấu cơm, Banzo lại bất ngờ quất cho anh một cú nữa.

Rồi từ đó, ngày cũng như đêm, Matajuro luôn phải tự bảo vệ mình trước những đòn đánh bất ngờ. Không một giây phút nào trôi qua trong ngày mà chàng không phải nghĩ đến việc nếm mùi lưỡi kiếm của Banzo!

Chàng học rất nhanh đến nỗi vị kiếm sư luôn nở những nụ cười hài lòng. Và chàng trở thành một tay kiếm giỏi nhất trong cả nước.

Viết sau khi dịch

Người cha hẳn không phải là không nhận biết được năng lực của con, nhưng ông biết chắc một điều là ông không thể dạy cho con trở thành kiếm sư. Vì thế, việc đẩy con trai ra khỏi vòng tay mình là một quyết định chính xác, và điều đó đã giúp khơi dậy quyết tâm trong lòng Matajuro cũng như tạo ra điều kiện cần thiết để Banzo dạy dỗ thành công chàng trai này. Tiếc thay, những sự góp sức âm thầm như thế thường được rất ít người biết đến!

58. Bắt giam Phật đá - Arresting the Stone Buddha

A merchant bearing fifty rolls of cotton goods on his shoulders stopped to rest from the heat of the day beneath a shelter where a large stone Buddha was standing. There he fell asleep, and when he awoke his goods had disappeared. He immediately reported the matter to the police.

A judge named O-oka opened court to investigate. “That stone Buddha must have stolen the goods,” concluded the judge. “He is supposed to care for the welfare of the people, but he has failed to perform his holy duty. Arrest him.”

The police arrested the stone Buddha and carried it into the court. A noisy crowd followed the statue, curious to learn what kind of a sentence the judge was about to impose.

When O-oka appeared on the bench he rebuked the boisterous audience. “What right have you people to appear before the court laughing and joking in this manner? You are in contempt of court and subject to a fine and imprisonment.” The people hastened to apologize. “I shall have to impose a fine on you,” said the judge, “but I will remit it provided each one of you brings one roll of cotton goods to the court within three days. Anyone failing to do this will be arrested.”

One of the rolls of cloth which the people brought was quickly recognized by the merchant as his own, and thus the thief was easily discovered. The merchant recovered his goods, and the cotton rolls were returned to the people.

Bắt giam Phật đá


Một thương gia mang theo 50 cuộn hàng vải bông dừng lại nghỉ ngơi để tránh cơn nắng trưa trong ngôi đền có dựng một tượng Phật lớn bằng đá. Anh ta ngủ quên ở đó, và khi thức giấc thì số hàng vải đã biến mất. Anh ta lập tức đến báo quan.

Vị quan tòa tên là O-oka, lập tức mở phiên tòa để điều tra sự việc. Ông ta kết luận: “Hẳn là ông Phật đá đã lấy cắp số hàng hóa này. Ông ta đáng lẽ phải chăm lo cho hạnh phúc của người dân, nhưng đã không làm tròn nhiệm vụ cao quý đó. Bắt giam ông ta ngay!”

Quân lính đến bắt tượng Phật đá và khiêng về công đường. Một đám đông ồn ào theo sau pho tượng, tò mò muốn biết xem quan tòa sẽ kết án như thế nào.

Khi O-oka vừa xuất hiện trên vị trí của quan tòa, ông lập tức quở trách đám đông đang huyên náo: “Các ngươi có quyền gì mà đến trước công đường nói cười ầm ĩ như thế? Các ngươi đã khinh thường tòa án, đều phải bị phạt vạ và tống giam.”

Tất cả mọi người đều vội vàng xin lỗi.

Vị quan tòa phán: “Ta phải phạt vạ các ngươi, nhưng ta có thể khoan hồng điều đó nếu mỗi người các ngươi mang đến đây một cuộn vải bông trong vòng 3 ngày. Nếu ai không có sẽ bị bắt giam.”

Người thương gia nhanh chóng nhận ra ngay một trong những cuộn vải được mang đến chính là hàng của anh ta, và do đó tên trộm được phát hiện một cách dễ dàng. Người thương gia nhận lại được hàng hóa của mình, và những cuộn vải bông khác được trả lại cho mọi người.

Viết sau khi dịch


Phật đá cũng bị bắt giam, người dân cười nói cũng bị phạt vạ! Chuyện nghe ra thật vô lý nhưng lại được biện giải một cách thật có lý! Tượng Phật được dựng lên là để tạo phúc cho dân, thế mà trộm cắp lại xảy ra ngay dưới chân tượng Phật. Không bắt ông thì bắt ai? Người dân phải tôn trọng luật pháp, thế mà lại đến trước tòa nói cười bỡn cợt, làm sao không phạt vạ? Thế nên phải ra lệnh bắt ông Phật đá và phạt vạ dân thường, đó là chuyện hư mà hóa thật!

Nhưng quả thật nhờ có ông Phật đá và những người dân kia mà kẻ trộm phải xuất đầu lộ diện. Mà việc này đã do kẻ trộm làm thì ông Phật đá với những người dân kia nào có tội gì? Thế nên chuyện thật lại hóa hư!

Chuyện thật hóa hư, chuyện hư hóa thật, thật thật hư hư khó lòng nói rõ! Nhưng cuối cùng thì kẻ trộm cũng đã bị bắt, nên dụng ý thật sự của quan tòa cũng được thấy rõ. Chuyện đời không thiếu những việc thật thật hư hư, chỉ cần chúng ta biết tĩnh tâm suy xét một cách sáng suốt thì có thể làm cho chuyện thật hóa hư, chuyện hư hóa thật. Trong chỗ hư hư thật thật đó mà nhận rõ được bản tâm, thấy được tự tánh mới chính là tông chỉ của thiền vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14301)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14559)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11839)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14349)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13268)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14630)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12638)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25224)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27860)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26335)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17224)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16521)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15908)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22129)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17128)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24892)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21948)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19055)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16166)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21718)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16778)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14663)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16697)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25025)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18767)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21195)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14772)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14370)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16606)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18009)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12916)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14937)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12694)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13884)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14597)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28008)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27171)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14344)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20939)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14666)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24172)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28661)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14731)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13281)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16442)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27224)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12016)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16071)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21465)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12373)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant