Thích Nữ Như Huyền
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản 1996
Giọng đọc: Ngọc Hà
Lời nói đầu
Tựa
Phần 01: 1. Người ngu ăn muối 2. Để dành sửa 3. Khoanh tay chịu đòn 4. Giả chết dối chống 5. Khát không uống nước 6. Giết con thành gánh 7. Nhận người làm anh 8. Trộm áo nhà vua 9. Kẻ ngốc khen cha 10. Phú ông cất lầu |
Phần 06: 51. Người tớ gái 52. Trò vui giả dối 53. Lão sư bị hành hạ 54. Đầu rắn và đuôi rắn tranh cải 55. Cạo râu vua 56. Cái không có 57. Bị đạp rụng răng 58. Chia của 59. Xem làm bình 60. Thấy vàng dưới nước |
Phần 02 : 11. Bà La Môn giết con 12. Quạt nước đường 13. Sự thật chứng minh 14. Giết kẻ dẫn đường 15. Muốn con mau lớn 16. Tưới mía bằng nước mía 17. Vì nhỏ mất lớn 18. Trên lầu mài dao 19. Ghi dấu trên thuyền để tìm đồ rơi xuống bể 20. Trả thịt |
Phần 07: 61. Tạo hình người 62. Ăn thịt gà 63. Chạy trốn 64. Quỷ trong nhà cũ 65. An bánh độc 66. Chết chìm 67. Đánh cuộc 68. Hại người thành hại mình 69. Tổ truyền ăn mau 70. Nếm trái tần bà |
Phần 03 : 21. Cầu con 22. Bán trầm hương 23. Trộm mền 24. Gieo mè 25. Nước và lửa 26. Bắt chước vua 27. Trị vết thương 28. Xẻo mũi 29. Đốt áo 30. Nuôi dê |
Phần 08 : 71. Đui mắt 72. Sưng môi 73. Ngựa đen đuôi trắng 74. Mang bồn tắm 75. Giết lạc đà 76. Nông phu mơ tưởng công chúa 77. Tìm sữa 78. Đi không về rồi 79. Gánh ghế cho vua 80. Uống thuốc nước rửa ruột |
Phần 04: 31. Mua lừa 32. Trôm vàng 33. Chặt cây tìm trái 34. Thâu ngắn đường đi 35. Thấy bóng trong gương 36. Lầm móc con mắt 37. Giết trâu 38. Bảo nước đừng chảy 39. Sơn tường 40. Người sói đầu tìm thuốc |
Phần 09: 81. Không nên vu oan cho người hiền đức 82. Gieo lúa 83. Khỉ bị đánh 84. Nguyệt thực 85. Đau mắt 86. Vì của giết con 87. Bọn cướp chia của 88. Khỉ mất đậu 89. Chuột vàng và rắn độc 90. Lượm được tiền |
Phần 05 : 41. Hai con quỷ tranh vặt 42. Che da lạc đà 43. Mài đá 44. Ăn bánh 45. Giữ của 46. Ăn trộm trâu 47. Giả tiếng oan ương 48. Chó và cây 49. Vị tiên lầm lộn 50. Sửa lưng gù |
Phần 10: 91. Người nghèo 92. Đứa nhỏ được đường 93. Bà già đánh cọp 94. Hiểu lầm 95. Hai con hạc 96. Giả mù 97. Cướp áo lông dê 98. Đứa nhỏ bắt rùa Lời cuối quyển |
Lời nói đầu
Bộ kinh Bách Dụ gồm 98 bài thí dụ của Phật nói do Ngài Pháp Sư Tăng Gia Tư Na sao lục trong kinh tạng. Hai thí dụ rốt sau: "Thuốc hay hòa trong đường phèn", "Dùng là gói thuốc A Dà Đà" là của Pháp Sư tự soạn, để tổng dụ cho diệu lý đủ trong những thí dụ trên.
Một đời thuyết giáo trong bốn mươi chín năm, tùy theo căn cơ chúng sanh sai khác, Đức Phật nói ra vô lượng Pháp môn không đồng. Khi nói thấp, khi nói cao, từ dễ lần đến khó, đem gần tỉ dụ xa. Chung qui chỉ hướng về một mục đích duy nhất là làm cho chúng sanh tự giác ngộ bản tánh sáng suốt của mình.
Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta.
Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết Bàn sẽ thực hiện ở đó.
Chúng tôi nhận thấy những mẩu chuyện thí dụ đây, có thể thông dụng trong các tầng lớp quần chúng, ai cũng có thể hiểu một cách dễ dàng, vì chuyện rất vui, có kỹ thuật hấp dẫn, rất hữu ích cho mọi người, nên tôi không nệ tài hèn, đức bạc phiên dịch ra tiếng Việt để cống hiến đọc giả một tác phẩm của Phật Giáo có giá trị giáo dục cho tăng đồ và cho cư sĩ.
Nếu có chỗ nào khuyết điểm, cúi mong quí Ngài từ bi chỉ giáo, chúng tôi xin muôn phần cảm tạ.
Thích nữ Như Huyền
Không may được thừa sự thọ pháp nhưng mộ đạo sẳn lòng, tôi hằng chuyên tâm xem kinh nghe giảng, thường lui tới tịnh đường. Thiện chí thuận duyên khiến một hôm tôi được thầy Thiện Hoà giới thiệu một bộ kinh có tác dụng phổ thông Phật pháp bằng phương pháp tỷ dụ, chính là kinh Bách Dụ.
Thầy Thiện Hoà ngỏ ý muốn kinh nầy được phiên dịch, vì tin tưởng chắc chắn là sẽ có ích lợi nhiều cho người tu học, dầu là cư sĩ hay người xuất gia, cũng như cho người cò xa lạ đối với Phật Giáo.
Riêng tôi, tôi trộm thấy kinh Bách Dụ đối với Phật Giáo có tính cách và công dụng cũng như sách Cổ Học Tinh Hoa của Ôn Như Nguyễn Van Ngọc, đối với Nho Giáo.
Kinh Bách Dụ gồm một trăm câu chuyện ngu ngôn ngố nghỉnh, có khôi hài, có bi thảm, khi cạn thấp, khi cao sâu, do Đức Phật kể ra, đầy vẻ giáo lý và giáo pháp cho tăng đồ và hội chúng.
Ngoại trừ giá trị hiển nhiên về Phật Giáo, những chuyện ngu ngôn ấy còn có tác dụng giáo dục nói chung, có thể giúp cho người đọc, bất luận ở tôn giáo nào, thuộc cấp bực nào, với học lực nào, dể bề tu trau dồi đức tánh, theo chánh bỏ tà, làm lành lánh dử, thương vật, yêu đời.
Tôi chưa hết tiếc vì thiếu tài đức để phổ biến bộ kinh quí giá ấy, bổng may gặp sư cô Như Huyền sẵn thiện chí thành tâm, gánh lấy công việc phiện dịch. Tôi lấy làm vui mừng, thấy sư cô gia tâm trì chí, phiên dịch từ cốt chuyện đến lời bàn một cách trung thành.
Vậy tôi dám mong quyển kinh Bách Dụ nầy đạt được mục đích giáo lý và luân lý của Đức Phật khuyến dụ từ xưa.
Thuần Phong
Saigon, 24 tháng 12 năm 1957