NHẬT BẢN: Lễ hội ném hạt đậu tại chùa Naritasan Shinshoji
Các ngôi sao đô vật Sumo và các diễn viên nổi tiếng đã tham gia một lễ hội ném hạt đậu để đón may mắn.
Lễ hội thường niên này được tổ chức tại chùa Naritasan Shinshoji, gần phi trường Narita (Tokyo) vào ngày 3-2-2016. Đây là sự kiện có truyền thống hàng trăm năm từ thời Edo.
Những người nổi tiếng tham dự bao gồm một diễn viên phim truyền hình dài một năm của đài NHK, và Hakuho – nhà đô vật vô địch tại Nhật.
Những người tham gia đã ném đậu từ chánh điện của ngôi chùa, nơi có đông đảo người cầu may đổ xô đến để đón bắt sự may mắn.
Một phụ nữ khoảng 30 tuổi nói rằng cô hạnh phúc khi chụp được những hạt đậu, và cô cầu nguyện cho sức khỏe của con mình.
Sự kiện này thu hút hơn 50,000 người. Trong 3 đợt, khoảng 1,200 kg đậu nành và đậu phộng đã được ném ra tại chùa.
(NHK World – February 3, 2016)
Hình ảnh lễ hội ném hạt đậu tại các chùa của phái Shinto ở Nhật:
Lễ hội ném đậu để xua đuổi tà ma
Đền Taga-Taisha trong lễ ném hạt đậu
2013: Những người nổi tiếng của truyền hình Nhật tham gia lễ hội ném đậu tại chùa Naritasan Shinshoji
Photos: Google
BANGLADESH: Khai quật 16 bảo tháp Phật giáo tại Nateshwar
Gần đây, 16 bảo tháp Phật giáo có niên đại khoảng 1,000 năm, với một nền phong phú về khảo cổ học, đã được khai quật tại Nateshwar ở huyện Munishigani, cách thành phố Dhaka 29 km.
Các bảo tháp này rất độc đáo về mỹ học qua phong cách kiến trúc. Có 16 bảo tháp trong 4 sảnh đường liên kết nhau, mỗi tháp cao 16 mét và rộng 3.5 mét, có hình vuông và hàng rào.
Bằng chứng của nền văn minh cổ đại này được đưa ra ánh sáng trong một cuộc khai quật do Bangladesh và Trung quốc phối hợp thực hiện. Năm ngoái, một thành phố khoảng 1,300 năm tuổi đã được khai quật ở phía đông của di tích này. Ngoài những Phật tháp, nhiều cấu trúc khác bao gồm các con đường và các mương nước đã được tìm thấy tại đó.
Giáo sư Sufi Nustufizur Rahman của trường Đại học Jahangirnagar, Bangladesh, giám đôc nghiên cứu Dự án Khai quật, và giám đốc Viện khảo cổ Hồ Nam của Trung quốc bày tỏ sự kỳ vọng của họ rằng Nateshwar sẽ là một phần của Di sản Thế giới.
(Asia News Network – February 1, 2016)
Di tích của các bảo tháp Phật giáo 1,000 năm tuổi tại Nateshwar, Bangladesh
Photos: ANN
ẤN ĐỘ: Đức Karmapa 17 sẽ thành lập trường đại học tu viện dành cho chư Ni
Bồ đề Đạo tràng, Bihar – Ngày 4-2-2016, trước hơn 400 ni cô đến từ các ni viện trên khắp dãy Hi Mã Lạp Sơn, vị lãnh đạo tôn giáo Tây Tạng Karmapa Ogyen Trinley Dorje 17 đã công bố việc thành lập một trường đại học tu viện Bồ đề Đạo tràng để giảng dạy và trao quyền cho nữ Phật tử từ vùng Hi Mã Lạp Sơn.
Trường đại học tu viện dự kiến sẽ cung cấp các cơ hội học hành cho nữ cư sĩ cũng như nữ tu sĩ Phật giáo.
Công bố được truyền đi vào ngày cuối cùng của sự kiện Pháp Hội Mùa đông Arya Kshema lần thứ 3.
Sự kiện diễn ra trong 3 tuần này bao gồm các bài giảng hàng ngày do chính Đức Karmapa đặc biệt dành cho chư ni, cùng với nghiên cứu chuyên sâu và các buổi thảo luận chính thức, cũng như các lễ nghi và các buổi thiền hành đặc biệt.
Đức Karmapa 17 giảng dạy cho hàng triệu Phật tử trên khắp thế giới. Ngài đã lập một đợt vận động tu viện sinh thái với hơn 50 tu viện trên khắp vùng Hi Mã Lạp Sơn với vai trò là các trung tâm hoạt động xanh.
(IANS – February 4, 2016)
Đức Karmapa 17
Photo: Google
MIÊN ĐIỆN: Tu viện Maha Gandayone: Một trung tâm dành cho tăng sĩ và du khắch
Nổi tiếng tại Miến Điện về sự nghiêm ngặt của giới luật và giáo lý nhà Phật, Tu viện Maha Gandayone trong nhiều năm nay là một điểm thu hút du lịch thích hợp. Mỗi buổi sáng, có rất đông người tập trung xung quanh tu viện để chụp ảnh hàng trăm sa di và các nhà sư lớn tuổi hơn xếp hàng để nhận bữa ăn bên trong khu nhà yên tĩnh này.
Phương châm của tu viện là “giới luật nghiêm”, và điều này mang tầm quan trọng cơ bản đối với khoảng 900 tăng sĩ đang nghiêm ngặt tu học văn học Phật giáo tại đây. Và đối với các hướng dẫn viên du lịch, Tu viện Maha Gandayone thật hoàn hảo cho việc giới thiệu với du khách về cuộc sỗng hàng ngày của tăng sĩ Miến Điện cũng như về các truyền thống Phật giáo hướng dẫn của họ.
(The Irrawaddy – February 5, 2016)
Tu viện Maha Gandayone ở Miến Điện thu hút nhiều du khách đến tìm hiểu cuộc sống thường nhật của chư tăng bản viện
Photo: Zaw Zaw
NEPAL: Các chuyên gia quốc tế nối lại nghiên cứu về Tilaurakot, nơi Đức Phật từng sinh sống
Mọt đội khảo cổ học từ Cục Khảo cổ và Quỹ Phát triển Lâm Tì Ni đã nối lại chương trình nghiên cứu của họ với các chuyên gia quốc tế từ trường Đại học Durham, Nepal, trong một sứ mệnh đến Tilaurakot, thành phố nơi Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã sống trong 29 năm. Dự án đang được thực hiện bởi UNESCO với quỹ từ chính phủ Nhật Bản.
Bước vào năm thứ 3 của dự án hiện tại, đội khảo cổ đang xem xét kỹ hơn những khám phá từ các đợt khảo cứu trước đây. Theo UNESCO, các chuyên gia sẽ xác định đã từng có hay không sự đa dạng về xã hội và kinh tế trên khắp thành phố cổ Tilaurakot.
Vào năm 2014 và 2015 khoa địa vật lý khảo cổ đã phát hiện một khu phức hợp rộng lớn có tường bao quanh tại trung tâm thành phố Tilaurakot. Trong đợt nghiên cứu thực địa năm nay, khu vực chưa khảo sát cuối cùng của thành phố sẽ được hoàn thành với khoa địa vật lý khảo cổ.
(tipitaka.net – February 6, 2016)
Lâm Tì Ni, nơi Đức Phật Cồ Đàm đản sinh
Photo: The Himalayan Times
- Tag :
- Diệu Âm