Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Vu-lan Nỗi Niềm Thầm Chấp Bút

03 Tháng Chín 201806:56(Xem: 3603)
Vu-lan Nỗi Niềm Thầm Chấp Bút

VU-LAN NỖI NIỀM THẦM CHẤP BÚT


Thích Ngộ Trí Viên

***

 Vu-lan Nỗi Niềm Thầm Chấp Bút



Tháng bảy mùa thu lá rụng vàng

Ấy mùa báo hiếu lễ Vu-lan

Bâng khuâng nhớ đến ân sinh dưỡng

Thổn thức tâm con ngấn lệ tràn.


Thế là một mùa Vu-lan nữa lại về trên quê hương xứ sở, khi những cánh hoa tâm đang đua nhau nở rộ, lòng người con Phật lại thổn thức một nỗi niềm tri ânbáo ân.

Thiết nghĩ, ai sinh ra trong cõi đời này được làm con của cha, của mẹ thì thật hạnh phúc biết nhường nào!

Từ khi cất tiếng khóc chào đời, con đã được mẹ lo cho trọn từng miếng ăn, giấc ngủ bằng dòng sữa ngọt ngào, bằng câu hát ầu ơ như đã hòa thành máu thịt.

Những mùa thu mẹ ru con ngủ.

Năm canh chày thức đủ vừa năm

Ngày thơ bé con được chở che bằng tấm áo yêu thương khi đông về, để rồi buổi hè sang, nan quạt mẹ lại đung đưa giữa trời trưa nắng gắt. Từng bữa cơm ngon đầy hương đồng gió nội đến những thứ quà bé nhỏ đơn sơ đều được đổi bằng mồ hôi và nước mắt của từ mẫu. Thời gian lấy đi tuổi xuân của mẹ, để lại trong những kỉ niệm về một người phụ nữ thật đẹp. Một cuộc đời tảo tần khuya sớm giữa âm thầm lặng lẽ để đổi lấy nụ cười cho đàn con thương.

Nuôi con suốt cả cuộc đời

Trái tim của mẹ trọn tình vì con

Qua rồi cái tuổi xuân son

Thì cơ thể mẹ héo hon phai tàn.

Khi nhắc đến cha, thì ngôn ngữ văn chương cũng luôn dành trọn những lời cao quý nhất.

Cha dành hết mọi đắng cay

Cho con vị ngọt những ngày ấu thơ.

Cha dành khó nhọc từng giờ

Đắp xây cuộc sống ước mơ gia đình

Cho con cuộc sống đẹp xinh

Cho con tất cả ân tình thương yêu

Cha kiên cường chống chọi với bão táp phong ba

Cho con vững bước trên mặt đường khát vọng.

Thời gian đã âm thầm lấy đi thời trai trẻ và đè nặng lên đôi vai gầy guộc ấy, và rồi, ngày con lớn khôn, những vết nhăn đã in hằn trên vầng trán tự thuở nào. Thật đúng là:

Ngôn ngữ trần gian như túi rách

Đựng sao đầy hai tiếng “Mẹ Cha”.

Con không biết mượn ngôn từ nào cho xứng với tình thương cao quý ấy. Dẫu cây to rồi cũng sẽ đổ. Núi cao rồi cũng sẽ mòn. Duy chỉ có cha vẫn bất khuất như cột trụ chống trời. Nhưng tình thương ấy đã bao lần cha giấu nhẹm vào tâm. Nuốt nước mắt, lấy roi vọt đặng rèn giũa con nên người.

Công cha như núi, như non

Hy sinh tất cả cho con nên người

Cho con cuộc sống đẹp tươi

Cho con tất cả nụ cười thế gian.

Công cha nghĩa mẹ là thế. Dù chúng ta có lấy hết nước biển Đông làm mực, cũng không thể nào diễn tả cho tận, cho cùng!

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa sâu nước mẹ ngời ngời biển Đông

Núi cao, biển rộng mênh mông

Làm cho hiếu đạo báo đền công sinh thành.

Có thể nói, tình thương của cha mẹ dành cho con là vô cùng vô tận, bởi lẽ, dù con có khôn lớn trưởng thành đến mấy thì tấm lòng của hai đấng sinh thành vẫn vẹn nguyên như ngày thơ bé. Nước mắt chảy xuôi, mẹ cha cho đi chẳng toan tính vọng cầu, chỉ mong cho con được niềm vui và hạnh phúc.

Tiếc thay, tình thương ấy chỉ hiện hữu trong cõi đời vô thường giả tạm, để rồi một ngày nào đó con trở về thì ôi thôi, mẹ cha đã theo dòng sinh biệt, khiến lòng con quặn một nỗi bi thương.

Ngày hôm ấy, mây giăng sầu ảm đạm

Không gian buồn trong cảnh vắng thê lương

Khói hương ơi, sao đau đớn đoạn trường

Ngày vĩnh biệt cha mẹ hiền yêu kính.

Con cũng nhìn thấy có không ít người con đã vô tâm chạy theo những lợi danh huyền ảo để cha mẹ lẻ bóng đơn côi những ngày cuối đời lạnh lẽo. Để rồi, giờ đây, trước nấm mồ còn chưa xanh cỏ mà bia đá đã im bặt, lặng thinh. Họ chỉ còn có thể bùi ngùi gọi khẽ: “Mẹ ơi, con yêu mẹ”. “Cha ơi, con thương cha”.

Cúi đầu cha mẹ thứ tha

Chữ hiếu chưa trả xót xa nỗi lòng.

Đối với con – một người xuất gia trẻ, giờ đây, một cái nắm tay âu yếm của mẹ, một lời quở phạt nghiêm khắc của cha sao mà xa xỉ thế? Nghĩ về thâm ân của hai đấng sinh thành chưa đáp trọn mà lòng con thêm tủi hổ.

Giá như sống lại những ngày thơ ấu, được cận kề bên mẹ cha, con sẽ trân trọng từng phút giây bé nhỏ,  con sẽ phụng dưỡng người bằng tất cả trái tim của người con hiếu kính. Vỗ về, an ủi và chia sẻ tất cả những uẩn khúc, những nỗi đau thầm kín mà vì hạnh phúc của con cha mẹ đã chôn chặt trong lòng. Con sẽ sẵn sàng đón nhận tất cả tình cảm mà hai đấng sinh thành dành trao, và sẽ rất vui khi được cha la rầy, quở trách, vì đó là niềm tự hào, là hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời con, vì con vẫn biết con còn cha, còn mẹ, con sẽ gọi cha mẹ với tất cả lòng kính yêu sâu sắc bằng tất cả hân hoan, sung sướng của đời mình, để rồi con không bao giờ và mãi mãi không còn được gọi hai tiếng thiêng liêng ấy nữa.

Nếu tình thương có thể khiến người ta vĩ đại trong sự nhẫn nhục thì cha mẹhiện thân của lòng yêu thương và sự nhẫn nhục ấy. Dù chúng ta có thế nào đi chăng nữa thì tình mẹ cha vẫn rộng lớn, bao dung.

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?

Đôi dòng tâm sự với hai đấng sinh thành, con chỉ có thể đơn sơ đôi điều thế này. Con rất mong cha mẹ và các quý Phật tử độc giả hoan hỷ niệm tình thứ tha cho con.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 705)
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa:
(Xem: 870)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(Xem: 1857)
Trước nhất cha mẹ là những người ân cần nhất đã cho ta thân người Sau đó, đạo sư ân cần nhất trong việc trình bày giáo thiêng liêng.
(Xem: 1969)
Mẹ là cả một trời thương. Mẹ là cả một thiên đường trần gian.
(Xem: 2232)
Tháng 7 là mùa Vu Lan báo hiếu. Đó là câu chuyện về một đại đệ tử của Đức Phật.
(Xem: 2478)
Cũng như mọi năm, Vu Lan là ngày mới hồi sinh của một chuỗi dài dấu ấn tinh thần đã cũ. Các bậc tu hành Phật giáo xuống lại cuộc đời sau mùa An Cư Kiết Hạ.
(Xem: 2455)
Mỗi độ tháng bảy âm lịch về, người con phật laị nao nức chuẩn bị cho mùa hiếu hội.
(Xem: 2889)
Hôm nay ngày mẹ nhớ thương Con quỳ lạy Phật dâng hương nguyện cầu Cầu xin cho mẹ sống lâu Mẹ là tất cả nhiệm mầu thiêng liêng
(Xem: 3209)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, đó cũng chính là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con Phật, từ khắp bốn phương, nhớ tưởng công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
(Xem: 12396)
Ngày lễ Vu Lan trong Đạo Phật là ngày “Phật Hoan Hỷ”, ngày “Tự Tứ”. Tăng, Ni tập trung vào sự tu niệm và thỉnh cầu những bậc...
(Xem: 4994)
Lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày dành cho các Phật tử mà đó còn là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ.
(Xem: 6150)
Bài viết này đã đăng trên Đặc San Kỷ niệm lể Vu Lan 1989, năm Kỷ Tỵ, của chùa Hoa Nghiêm ở Toronto, Canada.
(Xem: 3388)
Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là ...
(Xem: 6886)
Có rất nhiều bạn trên thế giới hiện nay hoặc vì một lý do nào đó, có thể chủ quan hoặc khách quan, đã mang tâm oán hận cha mẹ, người đã rứt ruột sinh ra mình.
(Xem: 5415)
Đọc trong mùa Vu Lan, cũng là đọc trong tất cả mọi thời. Bởi vì Vu Lan, dựa vào tích Ngài Mục Kiền Liên vào cõi ngạ quỷ tìm cứu mẹ, là nơi lửa cháy không ngừng, nơi đói khát không ngừng
(Xem: 6070)
Cũng như Phật Đản, để phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt tại hải ngoại, Vu Lan cũng không còn là ngày mà là mùa. Từ giữa tháng 7 kéo dài cho đến cuối tháng 9 khắp năm châu đâu đâu cũng tưng bừng lễ hội Vu Lan
(Xem: 7003)
Lời Thầy thường dạy, lại bàng bạc không gian “Ta là tiếp nối của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ. Các Ngài ở trong ta và ta ở trong các Ngài...
(Xem: 6367)
Dường như con người có thể phát tiết ra khả năng kỳ lạ để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh sống mà có lẽ chính họ đôi khi cũng không ngờ.
(Xem: 5940)
Mỗi người con của Phật xin hãy tinh tấn tu học để báo đáp thâm ân Tam Bảo; báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục; nổ lực góp phần vào xây dựng cộng đồng nhơn loại...
(Xem: 7960)
Không dễ tìm được một chúng sinh nào chưa từng một lần trong quá khứ là mẹ của ngươi…
(Xem: 9903)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có...
(Xem: 6920)
Mùa Vu Lan có muôn ngàn loài hoa nở, mà đẹp nhất là hoa hồng. Bởi đó là màu của tình thương yêu và hiếu hạnh.
(Xem: 10253)
Một hôm, Tôn giả Xá Lợi Phất đi trì bình khất thực trong thành Vương Xá, khi ngang qua...
(Xem: 10179)
Tôi nhớ mãi một buổi chiều, Mẹ ngồi bên thềm sân, Cúi xuống, thoang thoáng một nét buồn.
(Xem: 27994)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7532)
Trái tim của mẹ tuyệt vời Bao dung che chở trọn đời vì con Dù cho sức mẹ hao mòn Tháng năm vất vả lo tròn tình thâm
(Xem: 11412)
Tôi đã nhận được một món quà tặng quan trọng nhất từ bố tôi: đó là niềm tin về tôn giáo. Suốt đời tôi, tôi sẽ nhớ ơn bố tôi. Vì, bố là vị Bồ Tát của tôi.
(Xem: 10994)
Năm nay, Vu Lan khởi sắc một cách khác thường. Từ ngày 14 âm lịch đến rằm, lượng số người đi lễ như trẩy hội. Một số con đường chính đều bị tắt nghẽn giao thông.
(Xem: 10960)
Đạo Phật dạy về tầm quan trọng của sự kính trọng bố mẹ, và sự báo đáp công ơn bố mẹ.
(Xem: 12067)
Vu lan lại đến.Hiếu hạnh của con trẻ lại được nhắc đến. Nhưng đâu đó cũng thấy hiện lên các tiêu đề nói về việc con giết cha, hãm hiếp mẹ, những nghịch hạnh không ai có thể chấp nhận.
(Xem: 15182)
Tôi thấy tôi mất mẹ, mất cả môt bầu trời…
(Xem: 10463)
"Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền. Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên…Là bóng mát trên cao, là mắt sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối…"
(Xem: 11575)
Mẹ ơi tháng Bảy về rồi Là mùa hiếu hạnh tuyệt vời lên ngôi Nhớ ơn mẹ đã một đời Tảo tần mưa nắng tô bồi đời con
(Xem: 10445)
Mùa thu với tháng bảy mưa ngâu, với trăng thu diệu vợi, quê hương Việt nam chúng ta với biết bao vẻ đẹp êm đềm qua ánh trăng rằm tháng bảy Vu lan.
(Xem: 10966)
Sau khi đắc quả A-La-Hán, Tôn giả Mục Kiền Liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất.
(Xem: 9910)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biếnlễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên.
(Xem: 10246)
Từ hơn mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức lan tỏa mạnh mẻ ra ngoài khỏi khuôn viên những mái chùa Phật giáo
(Xem: 11296)
Theo truyền thuyết nhà Phật, Bà mẹ Mục Kiền Liên Là người không mộ đạo Báng bổ cả người hiền.
(Xem: 10858)
Tháng bảy mùa Vu Lan trời buồn âm u mưa sùi sụt trắng xóa con đê quê mẹ. Tháng bảy mùa Vu Lan mây buồn giăng giăng kín lối con về quê mẹ…
(Xem: 12752)
Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ;
(Xem: 24031)
Lòng thương của cha mẹ sẽ pha thêm màu xanh cho bầu trời, tô thêm màu biếc cho đại dương; và gia đình này, trái đất này, với bàn tay chăm sóc của cha mẹ, sẽ là hành tinh xanh, mỹ miều, tươi mát hơn bao giờ.
(Xem: 12477)
Ta còn một dòng sông, dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời.
(Xem: 10183)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ
(Xem: 28260)
Mùa Vu Lan lại về với người con Phật, mang nhiều ý nghĩa thâm diệu, vừa siêu nhiên của lãnh vực tâm linh, vừa hiện thực với văn hóa nhân gian...
(Xem: 9024)
Lễ Vu Lan là nét đặc biệt của Phật giáo Bắc truyền. Nói cách khác, Vu lan được hình thành và phát triển trong hệ tư tưởng Phật giáo Bắc tông.
(Xem: 6473)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
(Xem: 48556)
Hiếu kính Cha Mẹ là một truyền thống rất tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
(Xem: 10599)
“Chân như Đạo Phật Nhiệm mầu, Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài…”
(Xem: 9817)
Hoài niệm về tấm lòng yêu thương của cha mẹ nhân mùa Vu Lan.
(Xem: 14713)
Mùa Vu-lan báo hiếu vào tiết Trung Nguyên tháng bảy âm lịch hằng năm, xuất phát từ tích ngài Mục-kiền-liên cứu mẹ...
(Xem: 17446)
Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắt qua giải Ngân-hà...
(Xem: 17427)
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa...
(Xem: 13000)
Phàm là bậc Sa-môn Thích tử, nhất định phải lấy việc hướng thượng làm tông chỉ, lìa bỏ các duyên, sống đời đạm bạc...
(Xem: 30889)
Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ Cha công dưỡng dục, Mùa Báo Hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao
(Xem: 25425)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 13848)
Con đang ở lại trần gian trong bầu không khí Đạo pháp hơn 2000 năm. Nhưng kinh sách thiên vạn quyển cũng không bằng được sống bên bậc danh Tăng thạc đức trong ngôi nhà Vạn Hạnh.
(Xem: 17337)
cho dù nghiệp quả của thời quá khứ có nghiệt ngã cỡ nào, trong thời hiện tại ta cứ việc làm tốt, bảo đảm tương lai của ta sẽ an lạc...
(Xem: 10838)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế.
(Xem: 10334)
Vu Lan phiên âm từ Phạn ngữ Ullambana, Trung Hoa dịch là “Giải đảo huyền” có nghĩa là cởi mở những cực hình hay giải thoát những khổ đau trong 3 cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
(Xem: 23668)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant