Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

HT Thích Thái Hòa: Giới thiệu kinh Pháp Hoa

23 Tháng Chín 202213:38(Xem: 1003)
HT Thích Thái Hòa: Giới thiệu kinh Pháp Hoa
HT Thích Thái Hòa: Giới thiệu kinh Pháp Hoa

kinh-phap-hoa-780x470

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM

Kinh Pháp Hoa xuất hiện trong Tam tạng giáo điển Phật giáo ngoài những điểm chung, kinh còn có những điểm độc đáo và đặc biệt riêng, nên khiến kinh không phải chỉ là Pháp mà còn là Diệu pháp.

Những điểm độc đáo và đặc biệt của kinh Pháp Hoa như sau:

1. Phật

Phật có đầy đủ ba thân.

Phật pháp thân: Phật lấy Pháp làm thân. Pháp đây là bản thể tịch diệt của vạn hữu. Bản thể ấy là thực tướng của các Pháp khôngsinh diệt.

Bản thể ấy là Niết-bàn, là tâm chân thật tịch lặng không sinh diệt.

Phật báo thân: Thân Phật do tu tập các Pháp vô lậu như giới, định, tuệ và thực hành Lục độ của Bồ-tát mà tạo thành, không còn khởi niệm ngã và pháp.

Thân ấy, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, tạo thành sắc thân của Phật. Sắc thân ấy là sắc thân vô lậu, nên thọ mạng của Phật là vô lượng, được tạo thành từ các pháp của tâm, không bị hủy diệt bởi thời gian. Thân ấy luôn luôn hiện hữu, không nhập Niết-bàn, bởi vì chính nó là Niết-bàn, nên không còn phải nhập.

Phật ứng thân: Là thân Phật ứng hiện theo bản hạnh để hoạt dụng hóa độ. Thân này do bản nguyện, nên Ngài mượn các Pháp hữu vi mà tạo thành. Thân này có đến, có đi, có sanh, có diệt như tất cả thân của chúng sinh. Nhưng khác hẳn với thân chúng sinh, là thân chúng sinh do nghiệp lực tạo nên, còn Phật ứng thân do bản nguyệnthiết lập.

ứng hóa thân là như vậy, nên ứng hóa thân của Phật Thích-ca là thân thể lịch sử thuộc về con người, nên nó có hạn lượng về thời gian.

Pháp thân, Báo thân, Ứng hóa thân ấy đều là thân của Phật Thích-ca, nhưng trong đó độc đáo nhất mà kinh Pháp Hoa cho rằng, báo thân của Ngài là bất khả hoại, tồn tạisiêu việt với mọi thời gian.

Điều này kinh Pháp Hoa đã chỉ cho ta thấy, báo thân của Phật là do tâm vô lậu tạo thành.

Tâm ấy siêu việt mọi thời gian, nên thân ấy cũng tồn tại đúng như thời gian của tâm ấy.

Nên báo thân của Phật Thích-ca được trình bày ở kinh Pháp Hoabáo thân siêu việt.

Đó là cách nhìn đặc biệt của Pháp Hoa về Phật thân.

Phẩm Như Lai thọ lượng của kinh Pháp Hoa đã cho ta cách nhìn về báo thân này.[1]

Ứng hóa thân được trình bày trong kinh Pháp Hoa là thân của đức Phật lịch sử, nhưng mục đích có mặt của thân ấy trong thế gian, không gì khác là để “khai, thị, ngộ, nhập tri kiến” của Phật cho chúng sinh, khiến chúng sinh ngộ nhập đúng như cái thấy, cái biết của Phật.

Ứng thân ấy của Phật Thích-ca không phải chỉ có mặt ở đây mà còn có mặt khắp cả mọi nơi để thuyết giảng kinh Pháp Hoa. Phẩm Phương Tiện[2] và phẩm Kiến Bảo Tháp[3] của kinh Pháp Hoa cho ta cách nhìn độc đáo và đặc biệt đối với tác dụng của Phật ứng hóa thân nầy.

Lại nữa, kinh Pháp Hoa chỉ cho chúng ta thấy, tuệ giác của Phật là tuệ giác chứng nhập “thực tướng” của các pháp qua mười Phạm trù gồm : như thị tướng, như thị thể, như thị nhân…

Do chứng nhập thực tướng của các Pháp qua mười phạm trù này, nên Ngài thành bậc Vô thượng giác.

Do đó, báo thân của Ngài lúc nào và ở đâu cũng có, để chứng minh cho sự chứng ngộ tướng tịch diệt của các Pháp là không sinh diệt, ứng hóa thân của Ngài thì lúc nào và ở đâu cũng biểu hiện để giáo hóa chúng sinh, bằng vô số phương tiện thiện xảo, khiến tất cả đều thành tựu tuệ giác vô thượngtuệ giác chứng nhập “chư Pháp thực tướng” ấy.

Bởi vậy, Phật qua cách nhìn của kinh Pháp Hoa hết sức đặc biệt và độc đáo so với các kinh khác, nên kinh Pháp Hoa đối với các kinh khác không phải chỉ là Pháp mà còn là Diệu Pháp. Bậc chứng ngộtuyên bố Pháp ấy cho mọi giới, không phải chỉ là Toàn giác mà còn là Diệu giác.

2. Pháp

Pháp được kinh Pháp Hoa diễn đạt là Pháp Nhất thừa.

Nhưng, Pháp Nhất thừa của Pháp Hoa không hề phủ nhận những giáo phápđức Phật diễn đạt và hướng dẫn đã được ghi lại ở trong các kinh điển A Hàm và Nikāya như Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã hay Vô thường, Khổ và Không hoặc là Vô thường (sarvasaṃkāra-anitya: chư hành vô thường), vô ngã (sarvadharmānātman: chư pháp vô ngã), và Niết-bàn (nirvāṇa sāntam: Niết-bàn tịch tịnh) đã được các kinh điển A Hàm và Nikāya đóng dấu ấn, gọi là “Tam pháp ấn” hay “Tứ pháp ấn”, tức là những dấu ấn của Chánh pháp, mà kinh Pháp Hoa chỉ đưa tất cả dấu ấn ấy về với một dấu ấn duy nhất là “Thực tướng ấn”.[4]

Thực tướng ấn là dấu ấn của tướng chân thật. Dấu ấn ấy, ấn rõ tuệ giác của Phật vào nơi thực tướng của các Pháp.

Dấu ấn ấy, ấn rõ các pháp là vô thường, khổ, không, vô ngã chỉ có một, đó là Nhất thiết Pháp không.[5]

Dấu ấn ấy, ấn rõ “Vô thường, vô ngã, Niết-bàn” chỉ có một, đó là Niết-bàn.

Dấu ấn ấy, ấn rõ sự giác ngộ của Phật duy nhất là “Thực tướng không” hay “Tịch tịnh Niết-bàn”.

Dấu ấn ấy, ấn rõ Báo thân của Phật không bị sinh diệt và không bị thời gian chi phối. Và ứng hóa thân của Phật có mặt trong cuộc đời là chỉ cho chúng sanh thấy rõ thực tướng của các Pháp, bằng tất cả phương tiện thiện xảoứng hóa thân đều có thể sử dụng.

Như vậy, dấu ấn ấy, là dấu ấn chứng thực mục đích duy nhất của Phật ra đời là khai thị ngộ nhập Phật tri kiến cho chúng sanh, khiến cho họ thấy biết mà ngộ nhập.

Lại nữa, ba mươi bảy phẩm pháp trợ đạo trong Đạo đế của Tứ Diệu đếpháp hành căn bản để đoạn tận Tập đế, dứt sạch Khổ đế, chứng nhập Diệt đế.

Diệt đếthực tướng tịch diệt của các pháp, là Niết-bàn tuyệt đối của chư Phật.

Nên, ba mươi bảy phẩm pháp trợ đạo là pháp phương tiện của Niết-bàn mà không phải là Niết-bàn. Và chỉ có Phật mới chứng nhập Diệt đế hoàn toàn hay Niết-bàn tuyệt đối.

Bởi vậy, không có Niết-bàn nào chân thật ngoài Niết-bàn của Phật và không có trí tuệ nào là trí tuệ toàn giác ngoài trí tuệ của Phật.

Do đó, đối với cách nhìn của Pháp Hoa, thì hàng Thanh văn, chưa đạt tới sự chứng nghiệm Tứ Diệu đế như sự chứng nghiệm của Phật, chưa đạt tới Niết-bàn tuyệt đối của Phật, nên họ cần phải buông bỏ những gì mà họ cho rằng, họ đã chứng nghiệm Tứ Diệu đế, để họ đạt tới sự chứng nghiệm Tứ Diệu đế như Phật và thể chứng Niết-bàn tuyệt đối như Ngài.

Đối với sự chứng nghiệm Pháp mười hai duyên khởi của hàng Duyên giác cũng vậy, họ phải buông bỏ cách nhìn Pháp mười hai duyên khởi theo cách nhìn của họ, để tiến tới cách nhìn thấy Pháp mười hai duyên khởi theo cách nhìn thấy của Phật, thì họ không những đoạn tận các chi phần ái, thủ, hữu, hay vô minh, hành mà còn đoạn tận cứ địa chứa chấp và huấn luyện vô minh (tận vô minh địa) nữa.

Và chỉ có đạt tới Niết-bàn tuyệt đối mới đoạn tận hết thảy các cứ địa chất chứa và huấn luyện vô minh ấy.

Nói tóm lại, hàng Duyên giác phải buông bỏ cách nhìn thấy mười hai duyên khởi và đoạn tận các chi phần trong mười hai duyên khởi của mình, để đi tới cách nhìn thấy và cách đoạn tận các chi phần trong pháp mười hai duyên khởi của Phật, để họ có cái thấy, cái biết của Phật và chứng nhập Niết-bàn tuyệt đối như Ngài.

Và đối với sự phát Bồ-đề tâm, thực hành Lục độ của Bồ-tát cũng vậy. Họ phải buông bỏ hoàn toàn mọi ý tưởng về ngã và pháp, để đạt tới cái nhìn thấy tịch diệt hoàn toàn đối với chúng.

Thanh văn, Duyên giác và Bồ-tát phải buông bỏ cách thấy pháp của Phật theo cách nhìn thấy của họ, phải buông bỏ cách chứng nhập Niết-bàn theo cách chứng nhập của mình mà tiến tới cách chứng nhập Niết-bàn của Phật, và cách thấy pháp của Phật như Phật.

Như kinh Pháp Hoa nói:

“Chư Phật lưỡng túc tôn
Tri pháp thường vô tánh
Phật chủng tùng duyên khởi
Thị cố thuyết Nhất thừa
Thị Pháp trụ, Pháp vị
Thế gian tướng thường trú…”[6]

Nghĩa là:

“Các Đấng giác ngộ đầy đủ trí và đức, biết rõ các Pháp khôngtự tánh, hạt giống Phật sinh khởi do duyên, nên Phật nói Nhất thừa.

bản thể của các Pháp vốn là thường trú và nguyên vị, tướng chân như của thế gian vốn thường trú…”

Như vậy, kinh Pháp Hoa đã chỉ cho ta thấy, các pháp khôngtự tính, hạt giống Phật cũng sinh khởi do duyên và pháp chân như ở nơi vạn hữu không hề bị sinh diệt. Phật tính của hết thảy chúng sinh tuy ở trong sự luân chuyển của thế gian mà vẫn thường trú, và Niết-bàn có mặt thường trú ngay ở trong sinh tử.

Nên, tuy ứng hóa thân của Phật ở trong sinh tử với chúng sinh mà vẫn thường sống với pháp Niết-bàn tịch tịnh.

Pháp như vậy là pháp Nhất thừa. Và Nhất thừa như vậy là pháp Nhất thừa độc đáo và đặc biệt của Pháp Hoa so với pháp Nhất thừa được quảng diễn từ kinh Thắng Man, Bát NhãHoa Nghiêm.

3. Tăng

Ở trong kinh Pháp Hoa, đức Phật nói Tăng là đoàn thể đệ tử của Ngài: “Nội bí Bồ-tát hạnh, ngoại hiện thị Thanh văn; thiểu dục yếm sanh tử, thật tự tịnh Phật độ.”[7]

Nghĩa là: bên trong của Tăng đoànnuôi dưỡng, giữ gìn hạnh của Bồ-tát, ngoài biểu hiện hình thái của Thanh văn, ít có tham dục, nhàm chán sinh tử, mà thật ra, tự thân làm cho cõi Phật thanh tịnh.

Nên, kinh Pháp Hoa không công nhận có một đoàn thể Thanh văn thuần là đệ tử của Phật, nếu có chăng chỉ là giả lập để giúp họ trở thành Bồ-tát và giáo hóa cho họ Pháp Nhất thừa, nhằm đưa họ đến địa vị Phật.

Điều này, ta thấy đức Phật nói rõ qua thi kệ của phẩm Phương tiện, kinh Pháp Hoa sau đây:

“Quý vị chớ có nghi
Ta là vua các pháp
Nói cho đại chúng biết
Chỉ dùng đạo Nhất thừa
Giáo hóa các Bồ-tát
Không đệ tử Thanh văn”

(Nhữ đẳng vật hữu nghi
Ngã vi chư Pháp vương
Phổ cáo chư Đại chúng
Đản dĩ Nhất thừa đạo
Giáo hóa chư Bồ-tát
Vô Thanh văn đệ tử)[8]

Nên, ở kinh Pháp Hoa, đức Phật khẳng định sự ra đời của Ngài có hai việc:

Đối với Pháp, thì Ngài chỉ dạy pháp Nhất thừa, tức là pháp làm Phật.

Và đối với Tăng Thanh văn, thì Ngài phải giáo dục để họ đều trở thành Bồ-tát và dạy cho họ pháp Nhất thừa, rồi tuyên bố họ sẽ thành Phật.

Điểm này, đức Phật đã nói với Tôn giả Xá-lợi-phất như sau:

“Xá-lợi-phất nên biết
Người căn chậm, trí nhỏ
Chấp tướngkiêu mạn
Pháp này không thể tin.
Ta nay vui, vô úy
Ở trong các Bồ-tát
Thẳng thắn bỏ phương tiện
Chỉ nói đạo Vô thượng
Bồ-tát nghe Pháp ấy
Lưới nghi đều trừ diệt
Ngàn hai trăm La-hán
Chắc chắn sẽ làm Phật.
Như chư Phật ba đời
Theo nghi thức thuyết pháp
Ta nay cũng như vậy
Thuyết pháp đều giống nhau.”[9]

Chính điểm này là điểm then chốt của kinh Pháp Hoa, và là cách nhìn đặc biệt và độc đáo về Tăng của Pháp Hoa.

Cũng chính điểm này mà các nhà Phật học Pháp Hoa, gọi là “Phế quyền hiển thực”. Nghĩa bỏ quyền tríhiển thị thật trí; bỏ quyền Pháp mà hiển thị Phật pháp; bỏ phương tiệnhiển thị cứu cánh.

Và cũng chính điểm này, Tôn giả Xá-lợi-phất, bậc thượng căn, thượng trí của hàng Thanh văn đã lãnh hộitin tưởng, nên đã phát biểu với đức Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn! Con từ xưa đến nay, suốt ngày và đêm luôn luôn tự trách.

Nhưng, ngày nay từ đức Thế Tôn, con nghe được Pháp chưa từng có, nên nay mọi nghi ngờ của con đoạn sạch, thân và tâm của con thư thái, tự nhiên và ổn định một cách thích thú.

Ngày nay con mới biết rằng, con là con đích thực của Phật, sinh ra từ giáo huấn của Ngài, sinh ra từ Pháp chuyển hóa của Ngài, thừa hưởng gia tài chánh Pháp của Phật.[10]

Ngay sau đó, Tôn giả Xá-lợi-phất đã được đức Phật thọ ký thành Phật.

Và ở phẩm Tín giải[11], các vị Thanh văn như các Tôn giả Tu-bồ-đề, Ca-chiên-diên, Đại Ca-diếp, Mục-kiền-liên cũng đã trình bày sự lãnh hội Pháp Nhất thừa của mình lên đức Phật.

Để chứng minh cho sự lãnh hộitin tưởng ấy, các Tôn giả đã kể cho Thế Tôn nghe câu chuyện Trưởng giảCùng tử, để minh họa cho tâm Từ bi của Phật, hạnh nguyện giáo hóa của Phật và Trí tuệ phương tiện thiện xảo của Ngài đối với việc giáo hóa hàng Thanh văn. Và hàng Thanh văn cho dù những vị thông minh hay không thông minh, những vị giỏi đã hoàn thành tuệ giác vô học của Thanh văn, hay chưa hoàn thành tuệ giác ấy, rồi đức Phật cũng thương, tìm đủ mọi cách dìu dắt phát triển thành tâm Bồ-tát, giáo hóa cho Pháp Nhất thừa và rồi sẽ thọ ký thành Phật.

Nên, sau đó đức Phật đã thọ ký cho các Tôn giả này đều thành Phật trong tương lai.[12]

Và không những các đại Tỳ-kheo Tăng được thọ ký thành Phật, mà các Tỳ-kheo đã hoàn thành tuệ giác vô lậu của Thanh văn và chưa hoàn thành tuệ giác ấy, cũng đều được đức Phật thọ ký thành Phật.[13]

Chúng Thanh văn thuộc Tỳ-kheo ni, như bà Đại Ái Đạo (Maha Ba-xà-ba-đề), bà Pháp Dự (Da-du-đà-la), cũng đều được đức Phật thọ ký thành Phật.[14]

Như vậy, hàng Thanh văn tăng là đối tượng đặc biệt và là đối tượng chủ yếu mà kinh Pháp Hoa nhắm tới để chuyển hóa, khiến tất cả hai bộ Đại tăng của Thanh văn đều trở thành Bồ-tát tăng, tu học pháp Nhất thừa và đều sẽ thành Phật trong tương lai.

Do đó, đây là điểm độc đáo và đặc biệt về cách nhìn nhận Tăng của Pháp Hoa.

Và đối với các Tỳ-kheo Tăng có hạnh nguyện sống độc cư để quán chiếu sâu vào Pháp mười hai duyên khởi, thấy lưu chuyển của mười hai duyên khởiKhổ đếTập đế, và thấy rõ sự hoàn diệt của Mười hai duyên khởiDiệt đếĐạo đế mà đoạn tận ái, thủ, hữu; đoạn tận vô minh và hành, hưởng thụ đời sống tịch lạc độc cư trong hiện thế, thì đối với những vị Thanh vănchủng tính Duyên giác như thế, đức Phật cũng sử dụng phương tiện thiện xảo giúp họ để tiến lên Bồ-tát thừa, trở thành Bồ-tát tăng, rồi dạy cho họ Pháp Nhất thừa và sẽ thọ ký cho họ thành Phật.

Như vậy, bằng mọi phương tiện, đức Phật đã chuyển vận giáo đoàn tăng có nội dung Thanh vănDuyên giác trở thành giáo đoàn tu học có nội dung của Bồ-tát và trở thành giáo đoàn Bồ-tát tăng, và từ giáo đoàn Bồ-tát tăng này, đức Phật dạy cho Pháp Nhất thừathọ ký cho tất cả thành Phật.

Ở điểm độc đáo và đặc biệt này, các nhà Phật học Pháp Hoa, gọi là “Hội tam quy nhất”. Nghĩa là chuyển hóa và thống nhất cả ba thừa gồm: Thanh văn, Duyên giác và Bồ-tát thành một thừa duy nhất, gọi là Nhất thừa hay Phật thừa.

Nên, Tăng qua cách nhìn của kinh Pháp Hoagiáo đoàn có nội dung của Bồ-tát.

Do đó, giáo đoàn ấy có khả năng làm chỗ nương tựa cho tất cả mọi giới trong thế gian, có khả năng giữ gìn chánh pháp, khiến cho hạt giống Phật pháp không bị ẩn một.

giáo đoàn tăng như vậy, không những có khả năng gìn giữ mà còn có khả năng tuyên dương Diệu Pháp đến mọi giới không những thế gian mà còn cả các giới xuất thế gian. 

4. Tin và hiểu:

Tuệ giác Pháp hoatuệ giác thấy và biết rõ hết thảy chúng sinh đều có Phật tánh và đều có khả năng thành Phật, nếu có điều kiện tác độngyểm trợ.

Nên, đức tin Pháp hoađức tin sinh khởi từ tuệ giác ấy và của tuệ giác ấy.

Do đó, người học Pháp hoa tin rằng, hết thảy chúng sinh đều có Phật tánh và đều có khả năng thành Phật.

Với tuệ giácđức tin ấy, nên Pháp hoa tin rằng, A-la-hán đồng có Phật tánh như Phật và sẽ thành Phậtvấn đề dễ hiểu.[15]

Đức tin Pháp hoa không dừng lại ngang đó, mà còn đi tới rộng lớn và sâu sắc hơn. Người học Pháp hoa còn tin rằng, Phật tánh khôngđối lập và không nằm trong hạn hữu của giới tính hay chủng loại.

Nên, ngay cả người tạo tội ngũ nghịch như Đề-bà-đạt-đa, không những được đức Phật thọ ký thành Phật mà còn xem Đề-bà-đạt-đa là ân nhân, là thiện hữu tri thức của một thời.

Tuy, Đề-bà-đạt-đa tạo tội ngũ nghịch, bị thọ báo địa ngục, nhưng Phật tánh trong Đề-bà-đạt-đa không mất.

Phật tánh ấy cần có sự tác động của nhân duyên và sự yểm trợ của Chánh pháp để sinh khởi; đó là cách nhìn và cách thấy hết sức độc đáo và đặc biệt của kinh Pháp hoa. Và lại càng độc đáo và đặc biệt hơn nữa là đức tin Pháp hoa tin vào điều ấy là một sự thậtKinh Pháp hoa còn nói: “Nếu có người nào đối với việc này mà không nghi ngờ, thì sinh ở đâu cũng được nghe kinh Pháp hoa. Sinh trong nhân loại hay chư thiên, thì thọ hưởng sự yên vui tuyệt diệu. Và nếu sinh ra ở trước mặt Phật, thì hóa sinh từ hoa sen.”[16] Đức tin ấy là đức tin độc đáo của Pháp hoa, nhưng kinh chưa dừng lại ở đó mà còn tin rằng, Phật tánh không bị hạn hữu bởi giới tính hay chủng loại, nên tất cả mọi loài đều có khả năng thành Phật ngay cả loài súc sanh hay nữ giới.

Việc tin tưởng hành động hiến dâng châu ngọc tức thì biến thành nam tướng, đầy đủ phong cách Bồ-tát, lướt ngay qua thế giới Vô Cấu ở phương Nam và thành Phật của Long nữ mới tám tuổi con của vua Rồng Diêm Hải, là đức tin độc đáo và bất khả tư nghì của Pháp hoa.

Lại nữa, người học Pháp hoa tin rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và ai cũng có khả năng thành Phật. Và như vậy thì bất cứ ai cũng có khả năng thọ trì, đọc tụng, diễn giảng, và hoằng truyền kinh Pháp hoa đến với tất cả mọi người, mọi loài.

Ở Diêm Hải, Bồ-tát Văn-thù chỉ hoằng truyền kinh Pháp hoa, và Long nữ mới tám tuổi đã lãnh hội kinh ấy một cách sâu xa.[17]

Pháp hoa tin rằng, Báo thân của Phật không có hủy diệt, và có mặt bất cứ nơi nào có thọ trì, đọc tụng, diễn giảng kinh Pháp hoa, và ứng hóa thân của Phật hiện hữu khắp nơi để hoằng truyền kinh Pháp hoa. Bảo tháp của kinh Pháp hoa[18] có báo thân của Phật Đa Bảo là sự chứng minh độc đáo cho đức tin này. Và khi mở cửa Bảo tháp của Phật Đa Bảo, thì tất cả ứng hóa thân của Phật Thích-ca đang đi hoằng truyền Pháp hoa khắp mọi nơi cùng một lúc có mặt lại là một độc đáo khác, nói lên sự linh hoạt, sống động, cùng khắp mà thống nhất của đức tin Pháp hoa.

Lại nữa, Pháp hoa tin rằng, đức Phật lịch sử chỉ là ứng hóa thân, chứ không phải Ngài mới thành Phật trong thời đại này, mà Ngài đã thành Phật cực kỳ lâu xa, như ví dụ “Tam thiên trần điểm kiếp” đã được diễn đạt trong phẩm Như Lai thọ lượng.[19]

Lại nữa, Pháp hoa tin rằng, ngoài thế giới hệ của Phật Thích-ca đang giáo hóa, còn có vô số thế giới hệ khác, khắp cả mười phương, và thế giới nào cũng có Phật và Bồ-tát giáo hóa và đang giáo hóa cho thế giới hệ ấy bằng Pháp hoa.

Như vậy, nếu ta nhìn kinh Pháp hoa về mặt đức tin, thì đức tin của Pháp hoa cực kỳ độc đáo, thực tế, sâu sắc, rộng lớn với linh hoạt và đa dạng, nên ta nói về đức tin ấy không bao giờ hết.

Và độc đáo hơn nữa, đức tin Pháp hoa không phải được nuôi dưỡng và lớn mạnh từ ngôn thuyếttrí thức Pháp hoa mà nó được nuôi lớn và bảo chứng từ tuệ giác Pháp hoa, từ bản hạnhđời sống ấy.

Và có được gia trì bởi Thần lực của Như Lai, của các vị Đại Bồ-tát, của Thần chú và của các bậc Thiện tri thức,[20] thì mới có thể tin hiểu sâu xa Pháp hoa và mới có khả năng hoằng truyền Pháp hoa mà không bị trở ngại.

Tại sao đức tin Pháp hoa và người hoằng truyền kinh này phải có sức gia trì của chư Phật và Đại Bồ-tát?

Vì như ở phẩm Như Lai thần lực, đức Phật đã nói với Bồ-tát Thượng Hạnh rằng: “Như Lai có vô biên thần lực, và đem vô biên thần lực ấy mà diễn đạt tính chất của kinh Pháp hoa, thì dù cho trải qua vô số kiếp, cũng không thể diễn tả hết được.

Vì sao? Vì tất cả thần lực tự tại của Như Lai; tất cả kho tàng bí yếu của Như Lai và tất cả những gì cực kỳ sâu xa của Như Lai, tất cả đều có ở trong kinh Pháp hoa, nên kinh đó có mặt ở đâu, quý vị hãy xem đó như Bồ-đề đạo tràng, nơi mà Như Lai đã từng giác ngộ; hãy xem đó như là Lộc uyển, nơi mà Như Lai đã chuyển vận Pháp luân và xem đó như là rừng Sa-la, nơi Như Lai đã thị hiện Niết-bàn.”[21]

Kinh Pháp hoadiệu pháp, nên không thể dùng tri thức mà hiểu, không thể sử dụng đức tin đơn thuần mà tin, mà phải hiểu và tin bằng tuệ giác, được sự gia trì của chư Phật và các Đại Bồ-tát.

Tin và hiểu như vậy là tin và hiểu bằng tâm linh siêu việt mà không phải tin và hiểu theo thường tục.

Ấy cũng là một trong những cách tin và hiểu độc đáo của Pháp hoa.

5. Con đường giáo hóachuyển hóa:

Tất cả những vị đang tu học trong Tam thừaThanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ-tát thừa đều là đối tượng giáo hóa và giáo hóa của Pháp Hoa.

Đối với những vị đã là Bồ-tát, thì Pháp Hoa giáo hóa cho họ nhanh chóng trở thành một vị Phật. Đối với đối tượng Thanh vănDuyên giác, Pháp Hoa phải giáo hóagiáo hóa lâu dài, bằng những phương pháp thực dụng và xảo diệu, để đưa họ lên Bồ-tát thừa và thọ ký cho họ thành Phật trong tương lai.

Nên mục đích của Pháp Hoagiáo dụcgiáo hóa các Thánh giả trong Tam thừa thấy rõ tướng trạng “như thật” của các pháp để thành Phật, giáo hóa chúng sanh bằng tuệ giác và bằng từ bi Pháp Hoa.

Phương pháp giáo dục của Pháp Hoathiết lập giáo lý Tứ diệ đế để giáo hóa cho những vị có chủng tính Thanh văn, giáo lý Duyên khởi để giáo hóa cho những vị vừa có chủng tính Thanh văn, vừa có chủng tính Duyên giác, và thiết lập giáo lý Lục độ để giáo hóa cho những vị có chủng tính Bồ-tát.

Bởi vậy, giáo học Pháp Hoa đầy đủ cả Tam thừa, nhưng trong đó đối tượng chính để giáo hóagiáo dục lâu dài của Pháp HoaThanh văn.

Phương tiện giáo dục cho hàng Thanh văn là giáo học Tứ diệu đế, nhưng khi quý vị Thanh văn đã thuần thục với giáo lý này, thì Pháp Hoa nâng cấp họ lên và giáo hóa khiến cho họ trở thành Bồ-tát.

Nhưng, ở trong Thanh văn có những trình độ cần phải giáo hóa khác nhau:

­Trình độ thượng căn, thượng trí, như Tôn giả Xá-lợi-phất, thì ở kinh Pháp Hoa, Đức Phật chỉ thẳng “chư pháp thực tướng” và nói quả Phật mới là thật.

Phương pháp giáo hóa này, là phương pháp nói thẳng, đánh thức trực tiếp vào tuệ giác của Thanh văn, khiến cho tuệ giác ấy nhận ra ngay Phật tínhbản nguyện Bồ-tát vốn có của hàng Bồ-tát và thọ ký thành Phật trong tương lai.

Giáo hóa bằng phương pháp này, ở kinh Pháp Hoa, Đức Phật đã thành công đối với Tôn giả Xá-lợi-phất.

­Trình độ trung căn, trung trí như các Tôn giả Tu-bồ-đề, Ca-chiên-diên, Đại Ca-diếp và Mục-kiền-liên, ở kinh Pháp Hoa, Đức Phật đã giáo dục bằng cách đưa ra những ví dụ: Ba cõi ví như nhà lửa; xe dê, xe hươu và xe trâu ở ngoài cửa của Ba cõi là dụ cho Tam thừa, tu tập giáo lý Tam thừa ra khỏi nhà lửa của Tam giới, nhưng chưa phải thành tựu Niết-bàn của Phật,…[22]

Qua ví dụ nhà lửa và ba xe mà Đức Phật đã trình bày, khiến cho các Tôn giả nhận ra được giáo lý Nhất thừa, thấy rằng mình vốn có Phật tính và đã từng có bản nguyện Bồ-tát và chính những vị này đã đưa ra ví dụ Trưởng giảcùng tử, để ví dụ Trưởng giả là Phật và cùng tử là chính mình ở phẩm Tín giải; nghĩa là tu tập mà quên mất bản nguyện Bồ-tát là liền trở thành Thanh văn và là cùng tử. Chỉ cần nhớ lại bản nguyện Đại thừa là tức khắc trở thành Bồ-tát.

Tiếp theo, Đức Phật dạy cho họ về ví dụ Dược thảo,[23] để chỉ cho họ thấy căn cơ trình độ chúng sanh có cao, có vừa, có thấp, nhưng pháp Nhất thừapháp bình đẳng, hết thảy mọi căn cơ tùy theo sức mình mà lãnh hộicuối cùng cũng đều thành tựu địa vị Phật.

Như vậy, phương pháp giáo dục thứ hai đối với hàng Thanh văn của Đức Phậtkinh Pháp Hoa bằng thí dụ, và qua thí dụ mà đối tượng giáo dục nhận ra được bản nguyện Bồ-tát vốn có của mình.

Và đối với các vị Thanh văn với trình độ dưới trung bình, Đức Phật nói về nhân duyên Thầy – trò đã từng cùng nhau tu tập Pháp Hoa, từ thời Đức Phật Đại Thông Trí Thắng, quốc độ của Ngài tên là Hảo Thành, thời kỳ của Ngài xuất hiệnĐại Tướngthời kỳ ấy trải qua đến nay là cực kỳ lâu xa.

Đức Thích-ca đã từng là vị sa-di Bồ-tát tu học Pháp Hoa với Đức Phật Đại Thông Trí Thắng, đã lãnh hội Pháp Hoa, đã tu tập Pháp Hoa và đã diễn giảng Pháp Hoa từ thời ấy, và Ngài đã thành tựu Vô thượng Bồ-đề, giáo hóa vô số chúng sanh, đã từng thiết lập giáo pháp Tam thừa để giáo hóa hàng Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, nhưng cuối cùng đều khiến cho họ hiểu và chứng nhập giáo pháp Nhất thừa.

Và những vị đã từng học hỏi, tu tập giáo pháp Tam thừa với Ngài đã trải qua nhiều thời gian, hiện vẫn đang còn có mặt ở trong chính hội Pháp Hoa này và hiện nay, họ đang được Như Lai trực tiếp giảng dạy Pháp Hoa cho nữa.

Niết-bàn của Thanh vănDuyên giác là do Như Lai tạm thiết lập để cho những vị tu tập Thanh văn hạnh nghỉ ngơi, sau những tháng ngày dài, băng qua con đường hiểm nghèo của sinh tử.

Bây giờ quý vị đã khỏe, lấy lại sức lực, để tiếp tục lên đường đến nơi “bảo sở”, tức là Niết-bàn của Phật.

Và để minh họa cho ý này, Đức Phật đã đưa ra ví dụ “hóa thành”, là thành phố tạm nghỉ ngơi để tiếp tục đi tới “bảo sở”, là kinh đô.

Hóa thành là dụ cho Niết-bàn của Thanh văn, Duyên giác và kinh đô là dụ cho Niết-bàn của Phật.[24]

Ở phẩm Thọ Ký, Đức Phật thọ ký cho năm trăm đệ tử Thanh văn, mà đứng đầu là Phú-lâu-na, Đức Phật đã nói về bản nguyện Bồ-tát của Tôn giả Phú-lâu-na là đã có và đã thực hành ở nơi chín mươi ức Đức Phật quá khứ.

Tôn giả Phú-lâu-na không phải chỉ có khả năng thuyết pháp và tuyên dương Chánh pháp của Như Lai mà thôi, Tôn giả từng là người đứng đứng đầu trong việc duy trìtuyên dương Chánh pháp của chín mươi ức chư Phật quá khứ. Tôn giả đã có đủ thần lực của Bồ-tát, sống lâu bao nhiêu thì thực hành Phạm hạnh bấy nhiêu.

Tôn giả đã từng giáo hóa vô lượng, vô số chúng sanh, khiến họ an trú vững chãi trong Tuệ giác Vô thượng.

Và bất cứ thời kỳ của Phật nào trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, Tôn giả đều là người thuyết pháp giỏi nhất…[25]

Đức Phật thọ ký cho Phú-lâu-na thành Phật, rồi Tôn giả Kiều-trần-như và các vị khác cũng hiểu được vấn đề Đức Phật giáo hóa, nên họ đều được Đức Phật thọ ký thành Phật.

Và họ đã đưa ra ví dụ “ngọc trong chéo áo” để minh họa rằng, Phật tính vốn có, bản nguyện tu học Bồ-tát thừa họ cũng đã từng phát khởithực hành, mà nay lại quên mất. Vì quên mất Phật tínhbản nguyện Bồ-tát của mình, nên bị nghèo nàn trí tuệphước đức, cũng giống như người có viên ngọc trong chéo áo mà quên mất, nên phải lang thang khổ nhọc vì cơm áo và được đôi chút cơm áo tự cho là đủ.

Bằng sự giáo hóa và giáo dục Pháp Hoa như vậy, Đức Phật đã thọ ký cho Ngài Xá-lợi-phất ở phẩm 3, cho bốn vị Đại đệ tử ở phẩm 6, cho năm trăm Đại A-la-hán và 1200 vị A-la-hán ở phẩm 8, và Ngài lại tiếp tục thọ ký thành Phật cho các bậc hữu học, vô học ở phẩm 9, thọ ký cho Đề-bà-đạt-đa thành Phậtchứng minh cho sự thành Phật của Long nữ tám tuổi ở phẩm 12, và lại thọ ký cho chúng Tỷ-kheo ni như bà Ma-ha Ba-xà ba-đề, Da-du-đà-la,… ở phẩm 13.

Như vậy, Pháp Hoa đã giáo hóa hai Đại bộ Tăng Ni Thanh văn trở thành giáo đoàn Bồ-tát Tăng, bằng những phương pháp đánh thức trực tiếp hoặc gián tiếp, khiến cho tất cả quý vị tự nhận ra Phật tính và tự nhận ra bản nguyện Bồ-tát vốn có của mình, nên đã được Đức Phật thọ ký thành Phật.

Như vậy, sự giáo hóa và giáo dục của Pháp Hoasự giáo hóa và giáo dục bằng phương pháp “đánh thức và khai phóng”. Nghĩa là đánh thức vào khả năng hay bản nguyện vốn có của họ, khiến cho họ tỉnh dậybước tới.

Giáo hóagiáo dục như vậy thật là phương thức cực kỳ độc đáo và đặc biệt của Pháp Hoa.

Ở phẩm Tùng Địa Dõng Xuất, ta thấy sự giáo dục và giáo hóa của Pháp Hoa không mang tính cách đối phó có vẻ thời cuộc mà mang một tầm chiến lược lâu dài đến bất khả thuyết, để gánh váctruyền bá Pháp Hoa đến bất tận.

Đó cũng là một trong những tầm nhìn độc đáo và đặc biệt về giáo dục của Pháp Hoa.

Và với sự giáo dục ấy, Pháp Hoa đã thành công khi chuyển hóa toàn bộ giáo đoàn Thanh văn Tăng thành giáo đoàn Bồ-tát Tăng.

Và lại càng chứng tỏ thành công hơn nữa, khi ở phẩm Tùng Địa Dõng Xuất, Đức Phật đã từ chối sự phát tâm giữ gìntruyền bá ở nơi cõi này của hơn tám hHằng hà sa số Bồ-tát Đại sĩ đến từ các thế giới khác.

Ngài nói: “Ở quốc độ này, Như Lai đã giáo dụcgiáo hóa có đến sáu vạn Hằng hà sa Bồ-tát Đại sĩ, và mỗi vị Đại sĩ lại có sáu vạn Hằng hà sa tùy thuộc.

Thầy trò của các Bồ-tát Đại sĩ này, sau khi Như Lai diệt độ có thể đủ mọi khả năng để duy trì và phát triển Pháp Hoa, xin khỏi phiền đến quý vị”.

Tầm nhìn và sự giáo hóa sứ giả Pháp Hoa như vậy là cực kỳ đặc biệt và độc đáo mà không có bất cứ một sự giáo hóa và giáo dục nào có thể so sánh.

6. Hạnh nguyện:

Hạnh nguyện Pháp Hoa được bắt đầu khai triển và ứng dụng là từ phẩm Pháp Sư.

Hạnh nguyện Pháp Hoahạnh nguyện biến Pháp Hoa trở thành đời sống qua sự thọ trì, đọc tụng, diễn giảng, khiến cho mình chứng nhập thực tướng của vạn hữu và khiến cho tất cả mọi người cũng đều chứng nhập thực tướng ấy, bằng con đường Bồ-tát, với đầy đủ sáu hạnh, bao gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ.

Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ với tâm từ bi là đời sống Pháp Hoa đã bắt đầu sinh khởi và lớn mạnh bằng tuệ giác.

Trí tuệ Ba-la-mật là điểm đến của bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấnthiền định, nhưng đồng thời nó cũng đồng hành với các hạnh ấy, khiến cho các hạnh ấy không bị chệch hướng của Phật đạo.

Ở phẩm Pháp Sư, Đức Phật nói với Bồ-tát Dược Vương, muốn có đời sống Pháp Hoa thì căn bản là phải có hạt giống Pháp Hoa, và dù hạt giống Pháp Hoa được gieo vào trong tâm thức chỉ là một bài kệ hay chỉ là một câu kinh mà biết tiếp nhận bài kệ hay một câu kinh ấy với tâm hoan hỷ, chỉ chừng ấy căn bản cũng đủ để thực hiện đời sống Pháp Hoa, và cũng đủ điều kiện để Đức Phật thọ ký cho tương lai làm Phật.

Nên, không có đức tin Pháp Hoa thì không bao giờ khởi lên hạnh nguyện Pháp Hoa, và không có hạnh nguyện Pháp Hoa thì không bao giờ có đời sống Pháp Hoa.

Bồ-tát khác với Thanh văn là do có hạnh và nguyện. Nguyện thành Phật để có đời sống Toàn giác và nguyện hóa độ chúng sanh bằng sự thực hành Lục độ với tâm từ bi.

Phẩm Pháp Sư cho ta thấy, đời sống Pháp Hoa là phải có sức mạnh của đức tin Pháp Hoa, phải có sức mạnh của chí nguyện và phải có sức mạnh của thiện căn, thì mới có thể đi vào ngôi nhà của Như Lai là tâm đại từ bi, mới có thể mặc áo của Như Lai là tâm nhu hòa nhẫn nhục và mới có thể ngồi tòa Như Lai là hết thảy pháp Không, nghĩa là ngồi ở nơi bản thể Ngã KhôngPháp Không của hết thảy mọi sự hiện hữu.

Phải có tâm đại từ bi, phải có tâm nhu hòa nhẫn nhục, phải có tuệ giác về Không, mới có thể giảng dạy truyền bá Pháp Hoa đến cho mọi người.

Việc tháp của Phật Đa Bảo xuất hiện trong kinh Pháp Hoa là để khuyến khích sự phát khởi hạnh nguyện sống bằng đời sống Pháp HoaPháp Hoa phải được nói ra và truyền bá từ đời sống ấy.

Nên, việc tháp Phật Đa Bảobáo thân của Ngài xuất hiện trong kinh Pháp Hoachứng minh cho hạnh nguyện Pháp Hoa và khuyến khích ai đã có bản nguyện Pháp Hoa thì hãy sống theo hạnh nguyện ấy.

Đề-bà-đạt-đa vô lượng kiếp về trước đã có hạnh nguyện Pháp Hoa, nên cần quay về sống với bản nguyện ấy, thì hiện tại tức khắc các tội báo do ngũ nghịch gây ra đều rơi rụng và sẽ được thọ ký thành Phật. Và Long nữ tuy mới tám tuổi, dù là đang thọ báo thân súc sinh nữ, nhưng hạnh nguyện Pháp Hoa không quên mất, lại được Ngài Văn thù nhắc nhở, giáo hóa, khuyến khích, thực hành thuần thục và khi hạnh nguyện Pháp Hoa đã thuần thục, thì việc thành Phật là không còn bị chướng ngại bởi bất cứ điều ứ gì và có thể xảy ra trong khoảnh khắc.

Phẩm Khuyến Trì, cho ta thấy rằng, 500 vị A-la-hán đã hoàn thành tuệ giác Thanh văn và 8000 vị khác đang tiếp tục để hoàn thành tuệ giác Thanh văn, khi nghe nói đến hạnh nguyện Pháp Hoa, cũng đã phát nguyện với đức Thế Tôn sống bằng đời sống hoằng truyền Pháp Hoa như sau:

“Bạch đức Thế Tôn! Chúng con cũng ở nơi quốc độ khác, sẽ thuyết giảng kinh Pháp Hoa này một cách rộng rãi.

Vì sao? Vì ở trong cõi nước Ta-bà, con người tệ ác, tăng thượng mạn nhiều, phước đức mỏng manh, lắm sân si, tâm không chân thật, khúc mắc, dua nịnh, dơ bẩn.”[26]

Sự phát nguyện này nói lên rằng hạt giống Pháp Hoa đã thực sự có mặt trong mặt quý vị, và quý vị đã phát khởi hạnh nguyện hoằng truyền Pháp Hoa một cách khiêm tốn.

Và sáu ngàn Tỷ-kheo ni, đứng đầu là bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề, sau khi được Phật thọ ký cũng đã phát khởi hạnh nguyện Pháp Hoa như sau:

“Kính bạch Đấng Đạo Sư Thế Tôn, vị làm an ổn trời, người!

Chúng con đã được Ngài thọ ký xong, trong tâm hoàn toàn an lạc.

Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng có khả năng hoằng truyền kinh Pháp Hoa ở cõi nước khác.”[27]

Sau khi các vị Thanh văn mới chuyển hướng tiến lên Bồ-tát thừa đã phát khởi hạnh nguyện hoằng truyền kinh Pháp Hoa là đến những vị Bồ-tát, đã từng tu học và có một số thành quả nhất định đối với Bồ-tát thừa như: Nắm vững các pháp tổng trì, có khả năng giữ gìn các thiện pháp không bị để rơi mất, họ cũng đã phát khởi hạnh nguyện đối với Pháp Hoa như sau:

“Bạch Thế Tôn! Nếu Ngài dạy chúng con, kính hộ và giảng dạy kinh Pháp Hoa này, thì chúng con sẽ làm đúng như lời Ngài dạy, bằng cách tuyên dương pháp ấy một cách rộng rãi”.

Và tất cả những vị đã phát khởi hạnh nguyện sống đời sống Pháp Hoa, và cũng vì thương đời mà hoằng truyền kinh Pháp Hoa; vì thương đời mà nhẫn nhục để tuyên dương Pháp Hoa và vì thương đời mà không tiếc thân mạng để tuyên dương kinh ấy.

Vì vậy, đối với Bồ-tát, Pháp Hoa không còn là hạnh nguyện mà chính là đời sống.

Với đời sống ấy, Bồ-tát luôn luôn sống với tâm nhu hòa, nhẫn nhục, hiền từ, không sợ hãi, khéo tùy thuậnthông minh.

Đời sống ấy không bị cuốn hút bởi hình tướng của các pháp và cũng không bị chi phối bởi những nhận thức về pháp mà luôn luôn nhìn sâu vào thực tướng của các pháp, để thấy rõ tính chất như thật của nó.

Với đời sống ấy, Bồ-tát không gần gũi các nhà nắm quyền lực chính trị, không thân gần những người tà pháp, những người nuôi sống bằng tà mạng, những người có tà kiến, tu tập vị kỷ,… Bồ-tát thích sống đời của thiền định, nhiếp phục tâm ý, quán chiếu tự tính Không của các pháp và thấy rõ tính như thật của chúng.

Với đời sống ấy, Bồ-tát sống với khẩu hành thanh tịnh, với ý hành thanh tịnh và với nguyện hành thanh tịnh.

  • Nguyện làm phát khởi tâm đại bi nơi hàng xuất giatại gia.
  • Nguyện làm phát khởi tâm đại bi nơi những người không phải là Bồ-tát, với những quán chiếu như sau:

Những người không phát khởi được tâm nguyện đại bi là những người mất mát rất lớn.

Như Lai phương tiện tùy nghi thuyết pháp mà họ không nghe, không biết, không hiểu, không hỏi, không tin, không biết rõ.

Tuy rằng, những người ấy, không hỏi, không tin, không hiểu rõ đối với kinh Pháp Hoa nhưng ta đắc trí tuệ Toàn giác, thì những vị ấy tùy theovị trí nào, ta nguyện sử dụng sức mạnh thần thông, sức mạnh trí tuệ để dìu dắt, khiến cho họ đều an trú ở trong Pháp Hoa.[28]

Pháp hành thứ tư ở trong phẩm An Lạc của kinh Pháp Hoa rất quan trọng, vì là hạnh nguyện thuộc về đại nguyện có nội dung từ Bồ-đề tâm.

Phát khởi hạnh nguyện thương và cứu vớt chúng sanh ra khỏi sinh tử, đi đến Niết-bàn tuyệt đối của Phật mà thọ trì, đọc tụng, diễn giảng, hoằng truyền kinh Pháp Hoahạnh nguyện đích thực của Bồ-tát.

Các vị Bồ-tát như Văn-thù, Di-lặc, Trí Tích, Dược Vương, các vị Bồ-tát Tòng Địa Dõng Xuất, Bồ-tát Thường Bất Khinh,… là tiêu biểu cho những vị Bồ-tát đã và đang thực hành đại nguyện Pháp Hoa.

Và với đại nguyện ấy, Bồ-tát Thường Bất Khinh đã thành tựu Tuệ giác Vô thượng, nay chính là Đức Phật Thích-ca Mâu-ni.

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã là Bồ-tát Thường Bất Khinh, đã từng bị xem thường bởi chúng Bồ-tát 500 vị do Hiền Thủ đứng đầu, chúng Tỷ-kheo ni 500 vị do Sư Tử Nguyệt đứng đầu, chúng Ưu-bà-di 500 vị do Thiện Tư đứng đầu, nhưng những vị ấy đã được Bồ-tát Thường Bất Khinh giáo dục và nay đều là không thối chuyển đối với Tuệ giác Vô thượng, và hiện họ đang có mặt trong chúng Pháp Hoa này.

Như vậy, đối với Pháp Hoa, cực ác như Đề-bà-đạt-đa cũng được thọ ký thành Phật, bị quả báo làm thân súc sanh như Long nữ cũng có thể làm Phật, vậy còn vậy 5000 người Thanh văn tăng thượng mạn, rời bỏ đại hội Pháp Hoa, họ tu học như thế nào sau khi giáo đoàn Thanh văn đã được Đức Phật giáo hóa pháp Nhất thừa, thọ ký cho tất cả từ hàng Bậc thượng trí như Ngài Xá-lợi-phất cho đến những vị chưa hoàn tất pháp học Thanh văn đều là trở thành giáo đoàn Bồ-tát Tăng?

Điều này ở trong phẩm An Lạc Hạnh, Đức Phật đã nói rõ:

“Những người mà không phát khởi được tâm nguyện đại bi là những người mất mát rất lớn.

Như Lai phương tiện tùy nghi thuyết pháp mà họ không nghe, không biết, không hiểu, không hỏi, không tin, không biết rõ.

Tuy rằng, những người ấy không hỏi, không tin, không hiểu rõ đối với kinh Pháp Hoa, nhưng Ta đắc trí tuệ Toàn giác thì những vị ấy tùy theovị trí nào, Ta nguyện sử dụng sức mạnh thần thông, sức mạnh trí tuệ để dìu dắt, khiến cho họ đều an trú ở trong Pháp Hoa.”

Đại nguyện Pháp Hoa là vậy, nên 5000 người tăng thượng mạn kia, khi Đức Phật sắp sửa nói Pháp Hoa họ tự bỏ ra về, Đức Phật không hề ngăn cản mà còn nói họ ra về cũng tốt, vì trong đại chúng không còn hạt lép.

Tuy nói vậy, nhưng đối với 5000 người ấy, Ngài lại càng có trách nhiệm giáo hóa Pháp Hoa cho họ thành Phật, như Ngài đã dạy đại nguyện Pháp Hoa ở trong phẩm An Lạc Hạnh và như Ngài đã từng làm trong quá khứ qua hạnh và nguyện của Bồ-tát Thường Bất Khinh đối với 500 vị Bồ-tát, 500 vị Tỷ-kheo ni và 500 vị Ưu-bà-di.

Còn các vị Bồ-tát Diệu Âm, Quán Thế Âm, Phổ Hiền xuất hiện ở trong kinh Pháp Hoatiêu biểu cho những Bồ-tát đã chứng nhập đời sống Pháp Hoayểm trợ hạnh nguyện Pháp Hoa cùng khắp mọi thời giankhông gian. Các thiện tri thức như Tịnh Tạng, Tịnh Nhãn, Tịnh Đức phu nhân ở phẩm Diệu Trang Nghiêm là để yểm trợ cho hạnh nguyện Pháp Hoa, và ngay cả các thần chú có mặt trong kinh Pháp Hoa cũng chỉ vì yểm trợ hạnh nguyện Pháp Hoa, khiến cho tất cả những ai thực hành hạnh nguyện Pháp Hoa đều thành tựu pháp Nhất thừa.

7. Hiệu quả:

Tin và thực hành Pháp Hoa đưa tới cho hành giả những hiệu quả tốt đẹp cực kỳ đặc biệt.

Như phẩm Phân Biệt Công Đức[29] nói: Chỉ cần nghe và tin Như Lai nói về đời sống vô tận của Ngài, mà đã có rất nhiều người đắc Vô sinh pháp nhẫn. Đắc Vô sinh pháp nhẫn là thể nhận được lý tính Không sinh khởi nơi vạn hữu.

Lại có có vô số Đại Bồ-tát chứng đắc pháp môn “Văn triền đà-la-ni.”

Pháp môn Văn triền đà-la-ni là pháp môn có khả năng nghe, hiểu, duy trì và nắm giữ những gì tốt đẹp của mọi thứ ngôn ngữ, khi đi qua thính giác của vị thành tựu pháp môn này, và vị ấy chia sẻ những điều mình đã nghe, đã tin và hiểu ấy cho mọi người.

Lại có vô số Đại Bồ-tát chứng đắc pháp môn“Đắc nhạo thuyết vô ngại biện tài.”

Đắc nhạo thuyết vô ngại biện tài là người đạt tới khả năng trình bày Chánh pháp không bị trở ngại đối với mọi thành phần nghe. Và mọi thành phần nghe ấy, ai nghe cũng hiểu và ưa thích.

Lại có vô số Đại Bồ-tát đắc “Bách thiên vạn ức vô lượng triền đà-la-ni.”

Những vị chứng đắc đà-la-ni này là những vị có khả năng xoay chuyển vào sự tương quan của mọi pháp mà mình đã được nghe, nhớ một cách sâu rộngbình đẳng. Lại có khả năng phá trừ phiền não, chuyển hóa sự phân biệt, làm cho Hằng sa Phật pháp được hiểu biết.

Lại có vô số Đại Bồ-tát chuyển thanh tịnh pháp luân. Nghĩa là có khả năng chuyển vận bánh xe Chánh pháp thanh tịnh.

Lại có vô số Đại Bồ-tát chỉ còn tám đời, bốn đời, hai đời hay một đời nữa sẽ thành tựu địa vị giác ngộ hoàn toàn.

Tóm lại, thành quả do tin, hiểu và thực hành Pháp Hoa qua thọ trì, đọc tụng, diễn giảng, tuyên thuyết rộng rãi đến mọi giới là không thể nghĩ bàn, không thể so sánh.

Ở phẩm Tùy Hỷ Công Đức,[30] Đức Phật dạy: “Ai nghe Pháp Hoa mà tùy hỷ, người ấy sẽ thành tựu phước báo tốt đẹp về sự đi lại. Và khi nghe kinh Pháp Hoa biết chia sẻ chỗ ngồi cho người khác cùng nghe, thì sẽ có phước báo lớn ở trong thế gian, như sẽ ngồi vào vị trí của Luân Vương, Đế Thích hay Phạm Vương. Và nếu biết thông báo rộng rãi cho mọi người được nghe kinh Pháp Hoa, thì vị ấy có phước báo làm người ở chung với các vị Bồ-tát, và các căn của vị ấy hoàn chỉnh tốt đẹp, đầy đủ các phẩm chất cao quý của phước báo làm người.”

Ở phẩm Pháp Sư Công Đức,[31] Đức Phật nói: “Nếu có ai hành trì Pháp Hoa qua các hạnh như thọ trì, đọc tụng, diễn giảng, ghi chép thì người ấy sẽ thành tựu 800 công đức thuộc về mắt, 1200 công đức thuộc về tai, 800 công đức thuộc về mũi, 1200 công đức thuộc về lưỡi, 800 công đức thuộc về thân, 1200 công đức thuộc về ý.”

Như vậy, công đức thanh tịnh của sáu căn là do pháp hạnh của Pháp Hoa dẫn sinh và thành tựu.

Ở phẩm Dược Vương Bồ-tát Bổn Sự,[32] Đức Phật nói: “Nếu có người nào nghe kinh Pháp Hoa, hoặc tự mình chép, hoặc bảo người khác chép, thì công đức của người ấy, chỉ có trí tuệ của Như Lai mới biết được là nhiều, ít hay vô hạn.”

“Và nếu ai chép kinh này rồi, đem các loại hoa hương cúng dường thì công đức vô lượng.

Cũng như trong phẩm này, Đức Phật nói: “Nếu có ai nghe phẩm Dược Vương Bồ-tát Bổn Sự này lại thọ trì, người ấy sau khi kết thúc thân nữ, không còn thọ thân nữ trở lại.

Và nếu sau khi Như Lai diệt độ, trong năm trăm năm sau, có người nữ nào nghe kinh Pháp Hoa, tu hành đúng như kinh dạy, đến lúc sinh mạng kết thúc, liền sanh về thế giới Cực lạc của Phật A-di-đà, sinh ra trong hoa sen, an trú trên bảo tòa, được chúng Đại Bồ-tát vây quanh.”

Bồ-tát Dược Vươngtiêu biểu cho vị Bồ-tát thực hành khổ hạnh của Pháp Hoa và là vị Bồ-tát đã đốt thân cúng dường để chứng minh cho sự thành tựu hạnh ấy.

Bởi vậy, Đức Phật dạy: “Nếu có ai nghe phẩm Dược Vương Bồ-tát Bổn Sựtùy hỷtán dương, người ấy trong đời hiện tại miệng thường phát ra hương thơm hoa sen xanh, lỗ chân lông toàn thân thường toát ra hương thơm chiên-đàn Ngưu Đầu.”

công đức của người ấy như đã nói ở trên.

Tuy Bồ-tát Dược Vương đã thực hành Pháp Hoa qua khổ hạnh, không những bản thân Ngài đạt thành quả Pháp Hoa mà những người nghe công hạnhthành quả ấy mà tùy hỷtán dương thì thành quả cũng không thể nghĩ bàn.

Nhưng cũng có khi pháp hạnh của Pháp Hoa cực kỳ đơn giảnthành quả thực không thể nghĩ bàn, như ở phẩm Phương Tiện nói:

“Hoặc có người lễ bái
Hoặc chỉ là chắp tay
Cho đến chỉ một tay
Hoặc chỉ là cúi đầu
Dùng tất cả cách ấy
Để cúng dường tượng Phật
Cứ như vậy từ từ
Sẽ gặp vô lượng Phật.
Tự thành đạo Vô thượng
Độ vô số chúng sanh
Nhập vô dư Niết-bàn
Như củi hết lửa tắt.
Hoặc người tâm tán loạn
Vào trong chốn chùa tháp
Chỉ xưng Nam-mô Phật
Đều đã thành Phật đạo”.[33]

Như vậy, hiệu quả từ hạnh nguyện Pháp Hoa đem lại cho hành giả phước báo rất nhiều khía cạnh, ngay cả những khía cạnh vãng sanh về Tịnh độ của Phật A-di-đà, hay sanh lên cõi trời Đao-lợi hay Đâu-suất, nhưng hiệu quả thành Phật chính là hiệu quảPháp Hoa muốn trình bày.

8. Ngôn ngữ:

Ngôn ngữ Đức Phật sử dụng để diễn tả “thực tướng” qua kinh Pháp Hoa gồm có:

1. Ngôn ngữ siêu việt: Tức là ngôn ngữ của thiền định Vô lượng nghĩa xứ – ánh sáng phóng quang từ chặng giữa lông mày.

2. Ngôn ngữ quy ước:

­Ni-đà-na (Skt., Nidāna), Hán dịch nghĩa là nhân duyên (因緣): Tức là Đức Phật sử dụng ngôn ngữ theo thể loại trình bày, diễn đạt về duyên cớ, về lý do làm phương tiện để diễn tả “thực tướng”.

­A-ba-đà-na (Skt., Avadāna), Hán dịch nghĩa là thí dụ (譬喻): Tức Đức Phật sử dụng thể loại ngôn ngữ thí dụ làm phương tiện để diễn tả “thực tướng”.

Kỳ-dạ (Skt., Geya), Hán dịch nghĩa là ứng tụng (應頌), trùng tụng (重頌): Tức là Đức Phật sử dụng thể loại ngôn ngữ kệ tụng, tuyên đọc những điều đã thuyết, thích ứng làm phương tiện để diễn tả “thực tướng”.

Ưu-ba-đề-xá (Skt., Upadēsa), Hán dịch nghĩa là luận nghị (論議): Tức là Đức Phật sử dụng thể loại ngôn ngữ của luận lý làm phương tiện để diễn tả “thực tướng”.[34]

­Xà-đà-già (Skt., Jātaka), Hán dịch nghĩa là bổn sanh (本生): Tức là Đức Phật sử dụng thể loại ngôn ngữ kể lại những tiền thân của Ngài khi còn ở địa vị Bồ-tát, làm phương tiện để diễn tả “thực tướng”.

Ngoài chín thể loại ở trên, còn có ba thể loại nữa, gồm:

­Hòa-ca-la-na (Skt., Vyakarana), Hán dịch nghĩa là thọ ký (授記) hay ký biệt (記別): Loại văn dùng để thọ ký cho đệ tử thành Phật trong tương lai.

­Ưu-đà-na (Skt., Udana), Hán dịch nghĩa là tự thuyết (自說) hay vô vấn tự thuyết (無問自說): Không ai hỏi, nhưng thấy đúng thời và đúng căn cơ Đức Phật tự nói.

­Tỳ-phật-lược (Skt., Vaipulya), Hán dịch nghĩa là phương quảng (方廣): Thể loại ngôn ngữ được sử dụng để diễn tả những đạo lýtính cách uyên áo, vi mật.

Ba loại sau này không có trong bản Hán dịch của Ngài La-thập (Kumārajīva), cũng như bản của Xà-na-quật-đa (Jñānagupta).

Chín hay mười hai thể loại ngôn ngữĐức Phật dùng để diễn tả thực tạingôn ngữtính cách quy ước của loài người, nên chúng chỉ là phương tiện mà không phải là cứu cánh.

Bởi vậy, dùng ngôn ngữ ấy để diễn tả thực tại, hay diễn tả cái thấy, cái biết của Phật thì thực tại, hay cái thấy, cái biết của Phật chẳng bao giờ có mặt một cách đích thực trong các thể loại ngôn ngữ diễn đạt ấy.

Ngôn ngữ để diễn tả thực tại toàn diện, thực tại giác ngộ của Phật, không phải là ngôn ngữ ý niệm, mà chính là ngôn ngữ của thiền địnhtuệ giác.

Ngay ở phẩm Tựa của kinh Pháp Hoa đã chỉ cho ta thấy ngay, ngôn ngữ diễn tả toàn diện, hay thực tại giác ngộ của Phật là ngôn ngữ không ngôn ngữ.

Ngôn ngữ không ngôn ngữngôn ngữ diễn tả thực tại, hay ngôn ngữ của Pháp Hoa.

Ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ của ánh sáng thiền định. Nó được phóng ra từ thiền định Vô lượng nghĩa xứ, ở giữa chặng mày của Phật, nhằm diễn tả thực tại không bị giới hạn bởi không gianthời gian. Nó không bị sinh diệt cũng như những nhận thức của con người chi phối.

Ngôn ngữ diễn tả thực tại chứng nghiệm bởi Pháp Hoa qua ánh sáng của thiền định ấy của Đức Phật, chỉ có Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi (Mañjuśrī) trực cảm.

Và như vậy, Đức Phật Thích-ca ngay nơi Linh Sơn đã thuyết kinh Pháp Hoa cho đại chúng bằng ngôn ngữ ấy một cách đầy đủ và toàn vẹn.

Nhưng trong đại chúng chỉ có Bồ-tát Văn-thù nghe được ngôn ngữ ấy, và khi Bồ-tát Di-lặc (Maitreya) hỏi Bồ-tát Văn-thù về hiện tượng phóng quang của Đức Phật trong lúc nhập định ấy và Ngài Văn-thù đã nói về những gì cho Bồ-tát Di-lặc và đại chúng nghe về ánh sáng của thiền địnhĐức Phật đã phóng ra, thì cũng kể từ đó, ngôn ngữ siêu việt của thiền định Pháp Hoa chuyển dịch qua ngôn ngữ quy ước của con người, làm phương tiện giúp con người trực cảm thực tại.

Ngôn ngữphương tiện của Pháp Hoa giúp con người trực cảm thực tại, nó không còn đơn thuầnâm thanh, là chữ viết mà ngay nơi mọi biểu tượng, và dù biểu tượng ấy là đưa lên một cành hoa, hay nở một nụ cười, hoặc chắp tay, cúi đầu hay chỉ là đưa ngón tay vẽ hình tượng Phật trên cát…

Tất cả những loại ngôn ngữ như vậy đều là ngôn ngữ của Pháp Hoa, sử dụng để diễn tả hay hiển thị thực tại, khiến cho những ai đương cơ đều có thể chứng nhập thực tướng tịch diệt của vạn hữu một cách toàn diện.

Ấy là ngôn ngữ đặc biệt và độc đáo của Pháp Hoa.

9. Thí dụ:

Một trong những đặc điểm độc đáo và hấp dẫn của Pháp Hoa là dùng ví dụ để diễn tả thực tại, khiến cho người nghe lãnh hộichứng nhập một cách dễ dàng.

Ví dụ Ba cõi (Tam giới) là nhà lửa và ngoài nhà lửa có ba xe (Tam thừa), và khi thoát khỏi nhà lửa của Ba cõi rồi thì chỉ cho một chiếc xe quý nhất, giá trị cao nhất, là một ví dụ hết sức sống động và độc đáo của Pháp Hoa.

Chính ví dụ này giúp cho đối tượng đương cơ của Thanh văn trực cảm được mục đích ra đời và giáo hóa của Phật chính là giáo pháp Nhất thừagiáo pháp Tam thừa chỉ là phương tiện.

Hoặc như ví dụ Trưởng giả và đứa con khốn cùng (cùng tử) ở phẩm Tín giải cũng hết sức sâu xa và độc đáo.

Sâu xa là vì cách ví dụ rất sinh độnghàm súc, với hình ảnh người con vốn sinh trưởng trong dòng dõi giàu có, quý tộc nhưng do ham chơi lâu ngày quên mất gốc rễ nên mới trở thành kẻ khốn khổ, phải đi làm thuê mướn bần cùng; nhờ người cha thông minh nên đã biết sử dụng mọi phương tiện để gần gũi và vỗ về con, sau đó đưa con trở về, trao cho hết cả gia tài và dạy dỗ cho cách sử dụng. Cũng vậy, các vị Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát vốn sinh ra từ Phật thừa, nhưng ham thích theo niềm vui nhỏ nhoi của các thừa Thanh văn, Duyên giác và Bồ-tát mà quên mất Phật thừa. Vì vậy mà họ chỉ có những niềm vui rất hạn chế, hẹp hòi, không có được niềm vui lớn lao của quả Phật. Do đó, Phật rất thương xót, tìm đủ mọi phương tiện để gần gũi, dìu dắt, tạo điều kiện giúp họ quay trở về với Phật thừa.

Sâu xa là vậy, mà độc đáo là vì chính quý vị theo Thanh văn thừa khi nghe Phật nói thí dụ “nhà lửa và ba xe” ở phẩm Thí dụ thì họ nhận ra ngay giáo lý Nhất thừa mới là cứu cánh của Phật muốn chia sẻ cho đệ tử, mà họ đã tự ví mình là cùng tử và vị trưởng giả giàu có biết sử dụng mọi phương tiện để đưa con trở về giao hết gia tài chính là Đức Phật.

Sâu xa và độc đáo hơn nữa là ví dụ này chỉ ra rằng: Cho dù bất cứ ai, bất cứ hạnh loại và trình độ tu học cỡ nào, mà nếu quên mất Phật tính thì đều trở thành kẻ lạc đườnglạc hậu.

Lại như ví dụ “hóa thành” và “bảo sở” ở phẩm Hóa thành dụ là nói lên khả năng phương tiện thiện xảo của Phật, của Bậc Đạo Sư với sự dìu dắt và nhiếp hóa chúng sanh.

Lại như thí dụ “dược thảo”, ở phẩm Dược thảo dụ là dụ cho tâm từ bi bình đẳng giáo hóa của Phật, và Phật tính vốn bình đẳng nơi tất cả mọi người.

Thí dụ “hạt ngọc trong chéo áo” ở trong phẩm Ngũ bách đệ tử thọ ký là dụ cho sự tu tập mà quên mất Bồ-đề tâm, quên mất đại nguyện, thì phải bần cùng khốn khổ. Nếu nhớ lại Bồ-đề tâmđại nguyện đã từng phát khởi thì sẽ không còn nghèo nàn nữa.

Cũng vậy, người tu tập Bồ-tát đạo thì phải có đức tinhạnh nguyện của Bồ-tát để đào sâu vào Phật tri kiến. Và vị pháp sư Pháp Hoa là vị tinh cần đào xới để có Phật tri kiếnchắc chắn sẽ có vì đã đến gần.

Thí dụ “kế châu”- hạt minh châu trong búi tóc của vua ở phẩm An lạc hạnh là dụ cho Nhất thừa nằm trong Tam thừa; thật pháp nằm trong quyền pháp, thật trí có mặt trong  quyền trícứu cánh có mặt ngay trong phương tiện. Phật là đấng Pháp Vương hiển thị Phật tính, thật trí hay thật pháp chỉ cho những vị phát khởi đại nguyện hành trì và hoằng truyền Pháp Hoa.

thí dụ “lương y”– vị y sĩ giỏi trong phẩm Như Lai thọ lượng nói rằng: Vị lương y vì muốn trị bệnh cho các con mà phải mượn cớ đi sang nước khác, để các con tự nghĩ mình côi cút, không nơi nương nhờ mà sinh tâm tỉnh ngộ.

Cũng vậy, Phật không có Niết-bàn, báo thân của Ngài đã thành Phật từ vô lượng kiếp vẫn còn đó, nhưng Ngài phương tiện nói nhập Niết-bàn là để trị bệnh lười biếng tu học của hàng đệ tử và để dạy cho chúng sanh thấy rằng: Phật rất khó gặp, để họ phát tâm ngưỡng mộ mà tu tập.

Và còn rất nhiều ví dụ khác nữa của kinh Pháp Hoa đều hết sức sâu thẳm và độc đáo; đặc biệtsống động.

10. Giới, định và tuệ:

Căn bản của Giới học Pháp Hoaphát khởi Bồ-đề đại nguyện. Vì thế, Bồ-tát khác biệt với Thanh văn chính là do nơi Bồ-đề đại nguyện. Nếu không phát khởi đại nguyện thì dù có tu tịnh hạnh đến mức nào cũng không phải là Bồ-tát.

Và nếu đã phát khởi Bồ-đề đại nguyện mà quên đi mất thì không còn là Bồ-tát.

Tu tập mà không phát khởi đại nguyện Bồ-đề thì dù tu bao lâu cũng không thành Phật, tu đến mức nào cũng vẫn là hạn hẹp. Và tu tập mà quên mất đại nguyện Bồ-đề thì cũng giống như kẻ “quên mất hạt châu trong chéo áo”, nên phải trở thành kẻ nghèo nàn, chỉ làm thuê mướn để kiếm sống qua ngày.

  • Phẩm Pháp sư của kinh Pháp Hoathiết lập căn bản đại nguyện Bồ-đề.
  • Phẩm Hiện bảo thápchứng minh cho sự thiết lập căn bản đại nguyện ấy.
  • Phẩm Đề-bà-đạt-đa là nhớ lại đại nguyện Bồ-đề và khuyến khích phát khởi đại nguyện.
  •  Phẩm Khuyến trì là khuyến khích phát khởi đại nguyệnduy trì đại nguyện Bồ-đề ấy.
  • Phẩm An lạc hạnhthực hiện đời sống của đại nguyện Bồ-đề là đời sống Pháp Hoa.
  • Phẩm Tòng địa dõng xuất và phẩm Như Lai thọ lượng là nói rõ đời sống rộng lớn, siêu việt thời giankhông gian của đại nguyện Bồ-đề.
  •  Phẩm Phân biệt công đức, phẩm Tùy hỷ công đức, phẩm Pháp sư công đức, phẩm Bồ-tát Thường Bất Khinh là nói rõ đức tinthành quả của đại nguyện Bồ-đề.
  • Phẩm Chúc lụy là ký thác đại nguyện Bồ-đề, khiến đại nguyện ấy còn mãi.
  • Phẩm Như Lai thần lựcyểm trợ triệt để cho đại nguyện Bồ-đề.

Và các phẩm còn lại là các Đại Bồ-tát tiếp tục thực hành đại nguyện Bồ-đề và yểm trợ đại nguyện ấy.

Như vậy, ta thấy Giới học Pháp Hoaphát khởi đại nguyện Bồ-đề và thường xuyên thực hành đại nguyện ấy cho đến khi thành tựu Vô thượng Bồ-đề.

Thành tựu Vô thượng Bồ-đề đại nguyệnthành tựu Thanh tịnh pháp thân, thành tựu Viên mãn báo thânthành tựu Thiên bách ức hóa thân.

Do đó, thành tựu đại nguyện Bồ-đề hay thành tựu Giới học Pháp Hoathành tựu Pháp thân thanh tịnh của Phật. Pháp thân ấy có mặt cùng khắp pháp giới.

Thành tựu Giới học Pháp Hoathành tựu Báo thân thường trú, viên mãn vô lượng phước đứctrí tuệ của Phật.  Thân ấy không bị sinh diệt chi phối. Thân ấy hiện hữu qua vô lượng thời gian.

thành tựu Giới học Pháp Hoathành tựu Thiên bách ức hóa thân của Phật. Thân ấy ngay nơi Báo thân của Phật, cùng một lúc mà hóa hiện cùng khắp để hoằng truyền Pháp Hoa đến mọi phương sở, mọi chủng loại đúng như đại nguyện Bồ-đề.

Do đó, Giới học Pháp Hoa làm cho Giới học Thanh văn, Giới học Duyên giác, Giới học Bồ-tát đều trở thành Giới học viên mãn đại nguyện Bồ-đề.

Thế nên, Giới học Pháp Hoa là cực kỳ độc đáo, đặc biệt, rộng lớn và sâu xa.

Định học Pháp Hoa thiết lập trên nền tảng của đại nguyện Bồ-đề và từ bi mà phẩm chất của người tu học và hoằng truyền kinh Pháp Hoa cần phải có.

Và từ thiết lập ấy mà Định họcTuệ học Pháp Hoa được dẫn sinh.

Ở phẩm Pháp Sư, Đức Phật nói với Bồ-tát Dược Vương rằng: “Người nào muốn giảng kinh Pháp Hoa sau khi Như Lai diệt độ, người ấy phải vào nhà Như Lai, phải đắp y Như Lai và phải ngồi tòa Như Lai. Nhà Như Lai chính là tâm đại bi đối với hết thảy chúng sanh. Y Như Lai là đức tính nhu hòa nhẫn nhụctòa Như Lai là nguyên lý Không của hết thảy pháp”.

Như vậy, tâm đại biGiới học Pháp Hoa, đức tính nhu hòa nhẫn nhụcĐịnh học Pháp Hoa và nguyên lý Không của hết thảy pháp là Tuệ học.

Pháp Hoa đã thiết lập Giới học từ tâm đại bi. Và từ tâm đại bithiết lập Định họctừ Định học ấy mà thiết lập Tuệ học.

Trong Phẩm An lạc hạnh, Đức Phật nói với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi rằng Định học Pháp Hoa cần có hai mặt là ‘thân cận xứ’ và ‘thân cận quán’:

  • Thân cận xứ: Vị thực tập Định học Pháp Hoa thường ưa ngồi thiền, ưa sống ở nơi nhàn tịnh và thường ưa nhiếp phục tâm ý.
  • Thân cận quán: Vị ấy thường quán nguyên lý Không của hết thảy pháp, quán chiếu tướng như thực của các pháp.

“Tướng ấy, không điên đảo, không chuyển động, không thối lui, không tiếp diễn, không sở hữu, không ngôn ngữ diễn đạt, không khởi sinh, không xuất hiện, không trỗi dậy, không tên gọi, không tướng trạng, không số lượng, không biên giới, không đối ngại, không ngăn cách.

Chúng chỉ do nhân duyên mà có và từ nhận thức sai lầm mà phát sinh.”

Và thân cận quán này, Đức Phật đã nói với Bồ-tát Vô Tận Ý trong phẩm Phổ môn qua bài kệ như sau:

真觀清淨觀
廣大智慧觀
悲觀及慈觀
常願常瞻仰

Chân quán, thanh tịnh quán
Quảng đại trí tuệ quán,
Bi quán cập từ quán
Thường nguyện, thường chiêm ngưỡng.

Nghĩa là:

Quán chiếu đúng sự thật,
Quán chiếu thật thanh tịnh,
Quán chiếu trí tuệ lớn,
Quán chiếu bằng đại bi,
Quán chiếu bằng đại từ,
Thường ước nguyện tu tập,
Thường chiêm nghiệm, ngưỡng mộ.

  • Quán chiếu đúng sự thật là nhìn sâu vào mọi đối tượng để thấy rõ tự tính Chân như nơi mọi đối tượng ấy.
  • Quán chiếu thật thanh tịnhsự quán chiếu trong suốt, không bị mọi ý tưởng về ngã chấp làm ngăn ngại.
  • Quán chiếu trí tuệ lớn là sự quán chiếu không bị các ý tưởng về pháp chấp làm trở ngại.
  • Quán chiếu bằng đại bisự quán chiếu cứu độ chúng sanh bằng bản nguyện đại bi rộng lớn, toàn diện và cùng khắp.
  • Quán chiếu bằng đại từsự quán chiếu thương yêu chúng sanh bằng bản nguyện đại từ rộng lớn, toàn diện và cùng khắp.

Trong năm pháp thiền quán này, ba pháp quán đầu là Định học Pháp Hoa và hai pháp quán sau là Giới học Pháp Hoa.

Và như vậy, Giới học Pháp HoaĐịnh học Pháp Hoa không thể tách rời nhau mà chúng luôn luôn có mặt trong nhau để hỗ trợ nhau, khiến từ đó mà Định học Pháp Hoa phát triển rộng lớn, cùng khắp, toàn diệnviên mãn.

thiền định Pháp Hoa chính là “vô lượng nghĩa xứ tam muội” (Anantanirdeśapratiṣṭhānasamādhi)

Pratiṣṭhāna trong tiếng Phạn có nghĩa là xứ, là điểm hay lãnh vực của tâm an trú. Điểm ấy chính là “thực tướng” của vạn hữu.

Anantanirdeśa trong tiếng Phạn có nghĩa là Vô lượng nghĩa. Nội dung của vô lượng nghĩa là Mười như thị.

Như vậy, Định (samādhi) của Pháp Hoa là Định Vô lượng nghĩa. Nhập định này là tâm luôn luôn an trú trong thực tướng của vạn hữu và đồng nhất với thực tướng ấy. Nghĩa là tâm luôn luôn an trú và đồng nhất với Mười như thị.

Thế nên, thiền định Pháp Hoathiền định của Phật. Thiền định ấy cực kỳ sâu thẳm, toàn diện và cùng khắp. Do đó, không có bất cứ loại thiền định nào có thể so sánh.

Tuệ học Pháp Hoa được thiết lập trên nền tảng của Định học Pháp Hoa. Nghĩa là từ nơi sự quán chiếu nguyên lý Không của tất cả pháp mà dẫn sinh tuệ học toàn diện.

Toàn diện đối với tâm, toàn diện đối với trí và toàn diện đối với phương tiện lực.

Đối với tâm, Tuệ học Pháp Hoa quét sạch mọi phiền não do chấp ngã và pháp, không những đưa tâm trở về với tự tánh thanh tịnh, mà còn làm cho tâm sinh khởi đại bi, phát khởi đại nguyện để cứu độ hết thảy chúng sanh.

Như ở phẩm Pháp Sư, Đức Phật nói với Bồ-tát Dược Vương rằng:

“Này Dược Vương! Nên biết người ấy, sau khi Như Lai diệt độ, tự họ buông bỏ quả báo thanh tịnh là do lòng thương xót chúng sinh mà sinh ra trong thời đại xấu ác để để diễn giảng kinh Pháp Hoa này một cách rộng rãi.”

Đối với trí, Tuệ học Pháp Hoa chính là Thật trí. Thật trí ấy là trí thấy rõ sự thật toàn diện nơi mọi pháp. Nghĩa là, Tuệ giác thấy rõ Mười như thị ngay nơi mỗi một pháp.

Thế nên, ở phẩm Phương Tiện, Đức Phật nói với Tôn giả Xá-lợi-phất như sau: “Pháp được Như Lai thành tựu hiếm có bậc nhất, rất khó hiểu, chỉ có Như Lai cùng với các Như Lai mới có năng lực xét thấu đến chỗ tột cùng thật tướng của các pháp.”

Thật tướng của các pháp ấy là: Tướng như vậy, Tánh như vậy, Thể như vậy, Lực như vậy, Tác như vậy, Nhân như vậy, Duyên như vậy, Quả như vậy, Báo như vậy, hết thảy gốc rễ và ngọn ngành tuyệt đối bình đẳng như vậy”.

Và từ Tuệ giác hoàn toàn này mà sinh khởi Phương tiện trí, để thiết lập Tam thừa, giáo hóa, dìu dắt hết thảy mọi căn cơ, nhằm đưa họ đến với Nhất thừa Phật đạo.

Điều này, Đức Phật nói với Tôn giả Xá-lợi-phất rằng: “Này Xá-lợi-phất! Ta từ khi thành Phật cho đến ngày nay, đã dùng các loại nhân duyên, các loại thí dụ, trình bày giáo pháp rộng rãi bằng ngôn ngữ, sử dụng vô số phương tiện để dẫn đạo chúng sanh, khiến họ xa lìa mọi vướng mắc.

Vì sao làm được như vậy? Vì Như Lai đều có đầy đủ sự thấy biết và phương tiện toàn vẹn…”

Như vậy, Tuệ học Pháp HoaTuệ học thấy rõ thực tướng toàn diện của mỗi pháp bằng Mười như thị. Và từ sự thấy biết ấy mà thiết lập giáo pháp Tam thừa, để hoạt dụng và đưa các Thánh tăng Tam thừa hội nhập Nhất thừa.

Thế nên, Tuệ học Pháp Hoa cực kỳ sâu xađặc biệt.

Nói tóm lại, Giới – Định – Tuệ Pháp Hoa là Giới – Định – Tuệ của bản nguyện Đại biĐại trí, nên chính là phương tiện để độ đời, nhưng cũng chính là cứu cánh, là đích điểm đồng quy của mọi phương tiện, nghĩa là ngay nơi phương tiệnhiển thị cứu cánh.

11. Nguyên ủy của Pháp Hoa:

Nguyên ủy kinh Pháp Hoa, theo Ngài Văn-thù-sư-lợi nói ở phẩm Tựa là có từ Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh cách đây vô số thời kỳ.

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đã từng nghe kinh Pháp Hoa từ Đức Phật ấy và đã từng giảng dạy, hướng dẫn tu học Pháp Hoa cho 800 đồ chúng, trong đó có Bồ-tát Di-lặc hiện nay.

Ở phẩm Hóa thành dụ, Đức Phật Thích-ca nói rằng, cách đây một quãng thời gian “tam thiên trần điểm kiếp” Đức Phật ra đời tên là Đại Thông Trí Thắng, thế giới tên là Hảo Thành, kiếp tên là Đại Tướng, đã giảng dạy kinh Pháp Hoa, với nội dung Tam thừaphương tiệnNhất thừachân thật. Niết-bàn của A-la-hán là tạm thiết lập, Niết-bàn của Phật mới là chân thật tuyệt đối.

Bấy giờ Đức Phật Thích-ca là một trong mười sáu Vương tử, phát nguyện xuất gia làm Sa-di Bồ-tát, đệ tử của Đức Phật Đại Thông Trí Thắng, đã từng thọ học Pháp Hoa với Đức Phật này, cũng đã từng giảng dạy, hướng dẫn vô số đệ tử tu học kinh Pháp Hoa.

Và nhiều vị Thanh văn, Bồ-tát đã từng học Pháp Hoa với Sa-di Bồ-tát Thích-ca ngày ấy, hiện nay vẫn đang có mặt trong hội Pháp Hoa tại đỉnh Linh Sơn này.

Như vậy, nguyên ủy kinh Pháp Hoa là nguyên ủy của giáo pháp Nhất thừa đã có từ Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, theo sự trải nghiệm của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi và có từ Đức Phật Đại Thông Trí Thắng đã trải qua “tam thiên trần điểm kiếp” được kể lại từ tuệ giác của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni.

Và ở trong phẩm Phương tiện, Đức Phật nói với Tôn giả Xá-lợi-phất rằng: “Pháp Nhất thừa chỉ có các Đấng Như Lai giác ngộ mới chứng biết. Và chư Phật xuất thế cũng để khai mở cái thấy biết của Phật ấy cho chúng sanh, để cho họ ngộ nhập; đó là mục đích duy nhất.

Và chư Phật ba đời chỉ giáo hóa cho chúng sanh làm Bồ-tát, và sau đó là trao cho họ pháp Nhất thừa để làm Phật, mà không có trao thừa nào khác.

Chư Phật ba đờimười phương có mặt trong thế gian cũng chỉ làm một việc đó thôi.

Nên, nay Như Lai cũng vậy.

Do đó, lịch sử Pháp Hoalịch sử truyền thừa của chư Phật.

Lịch sử ấy đã có từ chư Phật với trải qua vô lượng thời gian trong quá khứ, nó đang tiếp diễnhiện tại và sẽ tiếp diễn vô tận trong tương lai.

Đó là một trong những điểm độc đáo, không chỉ là nguyên ủy mà còn là lịch sử truyền thừa của Pháp Hoa, đều là vô tận. Vô tận trong quá khứvô tận trong vị lai.

Tại sao vậy? Vì nếu có tâm là có Phật, và có tâm là có chúng sanh. Tâm đã vô cùng, thì Phật cũng vô tận. Và Phật vô tận là để giáo hóa vô tận chúng sanh, khiến họ nhận ra được Phật tính ở nơi chính mình mà ngộ nhập.

Thế nên, việc Ngài Văn-thù-sư-lợi nói với Bồ-tát Di-lặc ở phẩm Tựa về nguyên ủy Pháp Hoa, hay Đức Phật Thích-ca nói với Tôn giả Xá-lợi-phất về nguyên ủy Pháp Hoa ở phẩm Hóa thành dụ, cũng chỉ là nói theo ngôn ngữ ước lệ quyền xảo, chứ không nói theo ngôn ngữ diễn tả “thực tướng về nguyên ủy”.

Hai ví dụ “tam thiên trần điểm kiếp” ở phẩm Hóa thành và “vô số tam thiên trần điểm kiếp” ở phẩm Như Lai thọ lượng đã cho ta thấy nguyên ủy kinh Pháp Hoa hay nguyên ủy thành Phật của Phật Thích-ca là một nguyên ủy vượt thoát hẳn mọi ngôn ngữ ý niệm của con người.

Đó là điểm hết sức sâu thẳm, vi diệu và độc đáo, khi Đức Phật nói cho Tôn giả Xá-lợi-phất và thính chúng đương cơ Thanh văn về nguyên ủy tu học Pháp Hoa của Ngài khi còn là chú Sa-di Bồ-tát.


[1] Như Lai Thọ Lượng phẩm,  p.42, Hán, La Thập, Đại chánh tân tu 9

[2] Phương tiện phẩm, p.5, nt.

[3] Kiến Bảo tháp phẩm, p.32, nt.

[4] Phương tiện phẩm, p.8b, nt.

[5] Pháp Sư phẩm, p.31c, nt.

[6] Phương tiện phẩm, p.9b, nt; 6.1.Ngũ bách Đệ tử thọ ký phẩm, p. 28a, nt.

[7] Ngũ bách Đệ tử thọ ký phẩm, p. 28a, nt.

[8] Phương tiện phẩm, p.10 , nt.

[9] Phương tiện phẩm, p.10a, nt.

[10] Thí dụ phẩm, p.10c, nt.

[11] Tín giải phẩm, p.16, nt.

[12] Thọ ký phẩm, p.20, nt.

[13] Ngũ bách đệ tử thọ ký phẩm, p.27, nt.

[14] Thọ học vô học nhân ký phẩm, p.29, nt.

[15] Phẩm Tín giảiĐại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang 16.

[16] Phẩm Đề-bà-đạt-đaĐại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang 35a.

[17] Phẩm Đề-bà-đạt-đaĐại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang 34.

[18] Phẩm Kiến Bảo thápĐại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang 32.

[19] Phẩm Như Lai thọ lượngĐại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang 42.

[20] Gia trì cho đức tin Pháp hoa để có đủ năng lực hoằng truyền kinh này, đều có trong phẩm 10, và các phẩm: 21-27.

[21] Phẩm Như Lai Thần lựcĐại chính tạng quyển 9, kinh số 262, trang 186a.

[22] Phẩm Thí Dụ, Đại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang10c.

[23] Phẩm Dược Thảo, Đại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang 19.

[24] Phẩm Hóa Thành Dụ, Đại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang 22.

[25] Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký, Đại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang 27.

[26] Phẩm Khuyến Trì, Đại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang 36a.

[27] Sách và trang đã dẫn như trên.

[28] Phẩm An Lạc Hạnh, Đại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang 38c.

[29] Phẩm Phân Biệt Công Đức, Đại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang 44.

[30] Phẩm Tùy Hỷ Công Đức, Đại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang 46.

[31] Phẩm Pháp Sư Công Đức, Đại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang 47.

[32] Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự, Đại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang 57.

[33] Phẩm Phương Tiện, Đại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang 9a.

[34] Phẩm Phương Tiện, Đại chính tạng, quyển 9, kinh số 262, trang 7c.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 450)
Pháp thoại: Hòa thượng Thích Thái Hòa giảng nhân lễ Phật đản PL.2567 tại chùa Phước Duyên – Huế
(Xem: 660)
Tôi từng nghe trong Kinh Du Hành của Trường A-hàm Đức Thế Tôn dạy chư Tỳ-kheo rằng, “Hãy tự nương tựa mình, nương tựa nơi Pháp, chớ nương tựa nơi khác.”
(Xem: 866)
Kính bạch chư tôn trưởng lão Hoà Thượng Chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni Kính thưa quý cư sĩ Thức giả, quý cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí, quý đồng hương Phật tử cùng toàn thể quý vị nhân viên nhà hàng Brodard.
(Xem: 813)
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
(Xem: 1073)
Trong pháp hội này, đầu tiên, hãy cho phép tôi được nói đôi lời về giáo chỉ tu Phật (được cho là) làm động cơ phát triển tâm thức; trước khi ta bàn luận đến bản chất tâm hay tôn giáo:
(Xem: 1128)
Đề tài thảo luận của chúng ta hôm nay là “Đạo Phật với Thanh niên”. Tiêu đề như thế thường gây ấn tượng rằng có nhiều hình thái đạo Phật khác nhau; và mỗi hình thái cho từng lứa tuổi, hay tùy theo thành phần xã hội khác nhau.
(Xem: 2967)
Thừa tiếp sứ mệnh phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam còn dang dở của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng được Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương của Viện Tăng Thống GHPGVNTN thành lập vào tháng 10 năm 1973
(Xem: 10788)
Thông Báo và Ghi danh Khoá Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 10 Tại Philadelphia từ ngày 23 đến 26 tháng 7 năm 2020
(Xem: 14418)
Được tổ chức tại Khách sạn DOUBLE TREE BY HILTON NEWARK 39900 BALENTINE DRIVE, NEWARK, CA 94560 Từ Thứ Năm đến Thứ Hai, ngày 25 - 29 tháng 7 năm 2019
(Xem: 7600)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 31 - 2019 được tổ chức tại thành phố Dinant tại Bỉ Quốc
(Xem: 4586)
Trường Hạ An Cư Năm 2019 tại Chùa Phật ĐàNhư Lai Thiền Tự, San Diego, California, Hoa Kỳ
(Xem: 8127)
Chương Trình Hoằng Pháp Của Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ 2019 do HT Thích Như Điển hướng dẫn từ ngày 01 đến 31/06/2019
(Xem: 2955)
Thư Cung Thỉnh Đại Lễ Hiệp Kỵ Tổ Sư Về Nguồn kỳ 12, Mừng Chu Niên 30 Năm (1990-2020) Tu Viện Quảng Đức từ ngày 15 đến 18/10/2020
(Xem: 3123)
Lịch Hoằng Pháp Của Thầy Thích Hạnh Tuệ Năm 2019 (Updated ngày 6/3/2019) Kính mời Đại chúng tại các địa phương đến tham dự.
(Xem: 19760)
ĐĐ Thích Hạnh Tuệ tổ chức Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Độ và Nepal từ ngày 02 đến 17 tháng 11 năm 2019
(Xem: 6922)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 18 của Giáo Hội PGVNTNHN tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018
(Xem: 20416)
ĐĐ Thích Hạnh Tuệ tổ chức Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Độ và Nepal từ ngày 04 đến 18 tháng 11 năm 2018
(Xem: 6450)
Đại Lễ Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ 11 được khai diễn tại chùa Khánh Anh thuộc thành phố Evry, thủ đô Paris. Thời gian từ thứ sáu, ngày 28/09/2018 đến thứ hai, ngày 01/10/2018.
(Xem: 2636)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 8 năm 2018 tại Khách sạn Ala Moana Holtel, Honolulu, Hawaii
(Xem: 15341)
Từ Thứ Năm đến Thứ Tư, ngày 11-17 tháng 9 năm 2018, tại: ALA MOANA HOTEL - 410 Atkinson Drive, Honolulu, Hawaii 96814
(Xem: 12444)
Từ ngày 29/3/2018 đến ngày 22/5/2018 do HT Phương Trượng Chùa Viên Giác Đức Quốc hướng dẫn
(Xem: 2596)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 30 năm 2018 sẽ được khai diễn tại địa điểm: Gesamtschule an der Erft - Aurinstrasse 59 - 41466 Neuss - Đức quốc
(Xem: 4131)
Kính mời Quý đại chúng tại các địa phương đến tham dự các chương trình tu học... (updated ngày 16/03/2018)
(Xem: 5383)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 30 - 2018 được tổ chức thời gian từ 23/07/2018 đến ngày 01/08/2018
(Xem: 9755)
Khóa tu học Phật Pháp Âu châu Kỳ thứ 29 tại Pháp - Thời gian từ ngày 20. 07. 2017 đến 29.07.2017.
(Xem: 11124)
Niềm tin của mỗi người con Phật là ai cũng muốn học hỏi Phật pháp để thiết lập cho mình một niềm tin kiên định...
(Xem: 17084)
Được tổ chức tại Holiday Inn Chicago North Shore, Thời gian: Từ Thứ Năm đến Chủ Nhật, 20-23 tháng 7 năm 2017
(Xem: 8441)
Chùa Thiên Trúc tổ chức Khoá Tu Học Phật Pháp vào ngày 14, 15, 16/7/2017 tại Trường Trung Học Yerba Buena, San Jose
(Xem: 4856)
Kính mời Quý đại chúng tại các địa phương đến tham dự các chương trình tu học... (updated ngày 08/07/2017)
(Xem: 4094)
Khóa tu được tổ chức từ ngày 20 đến 30/7/2017 tại Tu Viện Kim Sơn, Tp. Morgan Hill, California
(Xem: 10421)
Pháp Hội được tổ chức từ ngày 19 đến 21/5/2017 tại San Jose, miền Bắc California
(Xem: 3287)
Của Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ từ ngày 16.3.2017 đến ngày 30.4.2017 (Ấn Độ, Népal, Thái Lan, Lào, Đại HànNhật Bản)
(Xem: 19831)
Chương Trình Tu HọcHành HươngẤn Độ, Thái Lan, Lào, Đại Hàn, Nhật Bản trong thời gian 46 ngày từ ngày 16.3.2017 đến ngày 30.4.2017
(Xem: 3319)
Kính mời Quý đại chúng tại các địa phương đến tham dự các chương trình tu học... (updated ngày 17/03/2017)
(Xem: 4207)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 17, từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 12 năm 2017
(Xem: 5989)
Khóa Tu Học Mùa Thu Lần Thứ IV từ Thứ Sáu 14 Đến Chủ Nhật 16 tháng 10, 2016 tại Chùa Phật Ân Minnesota
(Xem: 6411)
Kính mời Quý đại chúng tại các địa phương đến tham dự các chương trình tu học... (updated ngày 6/9/2016)
(Xem: 9576)
Do HT Thích Tánh Thiệt làm trưởng Ban Tổ Chức từ ngày 25/07 - 03/08/2016
(Xem: 6171)
Khóa Tu Học Phật Pháp vào dịp Lễ Hội Quán Thế Âm từ ngày 20 đến 23 tháng 10/2016
(Xem: 28957)
Từ ngày 21 đến 24/7/2016 Tại Hilton Orange County, Costa Mesa - 3050 Bristol St. Costa Mesa, CA 92626
(Xem: 12146)
Khóa Tu Học Phật Pháp Mùa Hè Lần II-2016 Tại San Jose, California do Chùa Thiên Trúc tổ chức
(Xem: 9493)
Được tổ chức tại: Tu Viện Phổ Đà Sơn, Canada - Từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 10 năm 2016
(Xem: 14124)
Được tổ chức tại: Niệm Phật Đường Fremont, California, Hoa Kỳ - từ ngày 10 đến 12/6/2016
(Xem: 5021)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ 6 sẽ được tổ chức ngay tại Little Saigon, từ ngày 21/7 đến 24/7/2016.
(Xem: 17149)
Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ tại Hoa Kỳ Từ ngày 22.3.2016 đến ngày 16.5.2016
(Xem: 18684)
Kính cung thỉnh Quý Ngài thân lâm đến chùa Khánh Anh để cùng kiết giới cũng như an cư kiết đông từ ngày 04 đến 10/01/2016.
(Xem: 11490)
Thời gian: Từ thứ Ba ngày 29 tháng 12 năm 2015, đến thứ Bảy ngày 02/01/2016
(Xem: 10956)
Trưởng đoàn: HT Thích Như Điển - Phương Trượng Chùa Viên Giác Đức quốc, cùng Chư Tôn Đức ở Hoa Kỳ và các nước Âu Châu
(Xem: 13272)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 12670)
Từ ngày 29/5 đến 02/6/2014 được tổ chức tại Town and Country Resort Hotel; Do HT Thích Nguyên Siêu làm trưởng Ban Tổ Chức.
(Xem: 27657)
Khóa Tu Học Bắc Mỹ Lần V sẽ được tổ chức tại Town and Country Resort Hotel San Diego, CA 92108 từ Thứ Năm ngày 06/08 đến Thứ Hai ngày 10/08/2015.
(Xem: 11309)
Thiền học bằng Anh ngữ miễn phí mỗi Chủ Nhật, bắt đầu từ ngày Chủ Nhật 26/7/2015 lúc 9:30AM đến 12:00PM
(Xem: 21219)
Giáo Hội chúng ta mượn trường học để tổ chức khóa tu kỳ nầy trong thời gian từ ngày 20 tháng 7 đến ngày 30 tháng 7 năm 2015 tại địa phương Neuss.
(Xem: 7949)
Do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan tổ chức PL.2559 - DL. 2015
(Xem: 19406)
Khóa tu học được tổ chức Từ 9:00 AM, Thứ Sáu, ngày 17 đến 6:00 PM, Chủ Nhật, ngày 19 tháng 07/2015
(Xem: 15541)
Được tổ chức tại San Diego, CA, ngày 6 đến ngày 10 tháng 8 năm 2015
(Xem: 8757)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ thứ 27 tại Neuss (Đức quốc) từ ngày 20 - 30.07.2015
(Xem: 17959)
Đại Lễ Phật Đản năm nay vào hai ngày thứ bảy 16.5 và chủ nhật 17.5.2015
(Xem: 14216)
Từ ngày 10/04/2015 đến ngày 03/05/2015 tại các tiểu bang Oklahoma, Philadelphia, Florida và Toronto Canada
(Xem: 11892)
Thời gian được tổ chức từ sáng thứ sáu ngày 25/9/2015 đến ngày 27/9/2015 ngày chủ nhật tại FRITZ WALTER-HALLE, Schulstr.30, 64750 Lützelbach
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant