Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mong cầu Giác ngộ - Thăm Chùa Khánh Anh Paris

25 Tháng Bảy 201906:38(Xem: 6634)
Mong cầu Giác ngộ - Thăm Chùa Khánh Anh Paris

Mong cầu Giác ngộ -

 Thăm Chùa Khánh Anh Paris

 

Margit Hillmann, Ký giả Đài Phát thành Đức, Deutschlandfunk tường thuật
Đỗ Kim Thêm dịch

 Chua_Khanh_Anh_Paris (1)

Pháp là quốc gia theo thế tục và đa tôn giáo. Có nhiều Phật tử sống ở Pháp hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khối Liên Âu. Các ngôi chùa do các tín đồ tự tài trợ. Chuyến đi thăm Chư Tăng Ni của Chùa Khánh Anh ở Evry, Paris.

Sáng thứ bảy, ngay sau sáu giờ: Kim Ngon Ong, ngườii tóc bạc, mặc áo tràng dài màu nâu, mang dù trong tay, chạy lóc cóc qua cơn mưa đang trút xuống để mở khóa cổng chùa.

Ông là Chủ tịch Hội Bảo trợ Phật giáo của Chùa Khánh Anh ở Evry, người đã mời tôi đến dự buổi tụng kinh công phu khuya. Ông đi trước, lên ngọn đồi. Với một địa hình rộng 4.000 mét vuông, ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi bên quốc lộ. Được bao quanh bởi những cây xanh tươi, chùa là một tòa nhà hình hộp nhiều màu vàng cam với nhiều mái lớn nhỏ, hình cong theo kiểu châu Á làm bằng gạch sơn. Ở bên trái và phải, các tòa nhà xây dựng trên hai bảo tháp: tháp hẹp thờ Phật có ban công bao quanh.

Tụng kinh nhật tụng lúc sáu giờ sáng

Chúng tôi bước vào chánh điện, lên phòng cầu nguyện. Buổi lễ cầu nguyện đã bắt đầu, như mọi buổi sáng khác lúc sáu giờ. Chùa được xây dựng theo truyền thống Việt Nam, Ông Chủ tịch giải thích. Hành trìhoằng pháp ở đây là theo tông phái Đại thừa, dịch là "Cỗ xe lớn" hay "Con đường lớn". Chùa là trụ sở của "Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất châu Âu", chỉ trong khu vực Paris có khoảng 40.000 Phật tử.

Ông Chủ tịch nói: “Một nửa số người đến đây với chúng tôi là người Việt Nam, những người châu Âu khác thường coi Phật giáo là một triết lý. Họ đến đây để thảo luận".

 Chua_Khanh_Anh_Paris (2)

Phòng cầu nguyệnchánh điện rộng với nhiều cửa sổ. Trên bàn thờ lớn, được trang trí đầy màu sắc, tượng Đức Phật to và thiếp vàng ngự trên tòa  sen. Ngay hàng đầu có bảy Tăng Ni ngồi trên những chiếc gối nhỏ với chiếc áo cà sa. Một số tín đồ mặc áo tràng màu nâu cầu nguyện ở hàng thứ hai. Ông Chủ tịch kín đáo đứng sau lưng họ, chắp tay cúi đầu làm lễ. Cuối cùng, ông dẫn tôi đến một phòng cạnh bên, nơi có đặt hai bàn thờ nhỏ.

Phẩm vật cho người quá cố

"Bàn thờ cho người quá vãng," Ông nói và chỉ vào những bài vị lớn đặt trên bàn thờ đầu tiên giữa mâm trái cây đủ loại và hoa huệ toả hương thơm. Vài chục di ảnh đen trắng và màu được đặt trên bàn thờ. Trong các chân dung của người quá cố, có các khuôn mặt châu Á và Âu, phụ nữ và nam giới, cũng có hình ảnh của một quân nhân Pháp trong quân phục.

Ông Chủ tịch giải thích: "Mọi người đều được phép mang ảnh của thân nhân quá cố trưng ở đây, nhưng các Phật tử trong đạo tràng của chúng tôi có cả người Công giáo Pháp chẳng hạn. Thường là có những người gặp rắc rối trong việc chấp nhận cái chết của người thân. Họ treo những bức ảnh vì họ tin rằng người đó sống ở đây. Họ đến thăm người quá cố thường xuyên, họ cầu nguyện, dâng cúng trái cây, bánh ngọt, sôcôla và những thứ tương tự, phẩm vật lễ cho người đã ra đi."

Trên bàn thờ thứ hai được trang trí phong phú hơn, nhưng chỉ có một bức chân dung duy nhất. Đó là của một tu sĩ Phật giáo cao tuổi với chiếc mũ đội đầu tương tự như của các giám mục Công giáo: đó là Hoà thượng Thích Minh Tâm, một Tăng sĩ Phật giáo và người sáng lập Chùa này ở Evry.

Ông Chủ tịch gọi vị ấy là Hoà thượng. Ông là nhà lãnh đạo tinh thần đến từ Việt Nam, người đã sống lưu vong ở Pháp từ giữa những năm 1970, đã qua đời vào năm 2013, trước khi khánh thành Chùa và tu viện riêng cho Hoà thượng.

Chùa đã hơn 20 năm xây dựng, tốn kém đến 22 triệu euro, được quyên góp bởi các tín đồ ở Pháp, Châu Âu và hải ngoại. Ông Chủ tịch nói, ông cũng là người lo chuyện tài chính của Chùa.

Bình an nội tâm

Bên phòng bên cạnh, Chư Tăng Ni kết thúc buổi tụng kinh công phu khuya kéo dài một giờ. Trong số các vị này có Thượng toạ Thích Nhuận Hương, ông Chủ tịch giới thiệu. Bộ cà sa của nhà Sư được phân biệt vì có màu khác, màu vàng nhưng sáng hơn. Nhà sư Phật giáo có khuôn mặt trẻ trung và nụ cười dịu dàng, Sư đến từ Việt Nam trong vài năm trước, hiện sống và giảng dạy trong chùa ở Evry. Nước Pháp có phải là một địa điểm tốt cho các Phật tử, cho một tu viện Phật giáo không?

 Chua_Khanh_Anh_Paris (3)

Ông đánh giá cao nước Pháp. Ông Chủ tịch dịch câu trả lời của Thượng toạ, vì ông chỉ nói tiếng Việt. Không giống như ở quê hương và nhiều quốc gia khác trên thế giới, người dân ở đây có thể tự do thảo luận, bày tỏ ý kiến và các tín đồ tự do tu tập theo tôn giáo của họ.

Thượng Toạ giải thích như thế nào về sự quan tâm của nhiều người châu Âu đối với Phật giáo, Thượng Toạ trải nghiệm nó như thế nào?

Thượng Toạ suy nghĩ, tay lần tràng hạt chuổi cầu nguyện và nói: "Họ lớn lên trong truyền thống Kitô giáo ở châu Âu. Nhưng họ cởi mở về tinh thần và tò mò, họ muốn học hỏi. Khi đến với chúng tôi, họ đặt nhiều câu hỏi và muốn đào sâu kiến thức về Phật giáogiáo lý của Đức Phật. Thuyết phục người châu Âu quy y không phải là mục tiêu của Chùa. Nhiều người châu Âu quan tâm đến Phật giáo như một thế giới quan hay triết học. Họ thường rất quan tâm đến giáo lý của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Và họ cũng đến với chúng tôi trong Chùa, bởi vì họ đang tìm kiếm sự bình an nội tâm hơn trong cuộc sống hàng ngày của họ."

Các thuyền nhân tạo bước khởi đầu

Ông Chủ tịch bổ sung thêm với niềm tự hào, Đức Đạt Lai Lạt Ma Dalai đã đến chùa năm 2008 ở Evry để làm lễ cầu nguyện cho bức tượng Phật nơi chánh điện. Ngoài ra, các cuộc họp và hội thảo tôn giáo lớn được tổ chức ở đây mỗi năm, mỗi lần có hơn một trăm học giảtu sĩ Phật giáo từ Châu Âu và khắp nơi trên thế giới đến.

Ông Chủ tịch nói, tuy nhiên, Chùa Khánh Anh được thành lập dành cho nhiều Phật tử Việt Nam đã đến Pháp với tư cách là thuyền nhân trong những năm 1970 và 80. Nhờ ngôi Chùa, họ có thể tu tập theo truyền thống Đại thừa đã phổ biếnViệt Nam trên quê hương mới của họ, họ có thể truyền bá các truyền thống tôn giáo cho con cháu mình, như sáng nay chỉ có Phật tử người Việt đến Chùa.

Giống như Ông Thanh từ Paris, người dọn bàn ăn sáng ở tầng dưới trong phòng ăn. Là người khoảng trên bốn mươi tuổi, ông làm việc trong ngành công nghiệp đóng hộp tại Pháp, ông đến Evry mỗi cuối tuần để cầu nguyện và làm công quả.

Tôi ở lại cả ngày để giúp việc trong Chùa, ở châu Âu, không có nhiều Tăng Ni sống trong Chùa, vì vậy, chúng tôi là các tín đồ, chúng tôi giúp các ngài làm việc: giữ trật tự cho Chùa, trong sân hay nhà bếp và chuẩn bị các nghi lễ cầu nguyện với các Tăng Ni vào ngày chúa nhật.

Trong nhà bếp kề bên, các Phật tử nữ chuẩn bị bữa sáng, những Phật tử và một Ni sư che đầu bằng một chiếc mũ đan nhỏ. Sư cô đổ dầu vào một cái chảo lớn.

Sư cô 64 tuổi nói là sinh vào đầu thập niên 1950 tại Việt Nam, con gái của một người Pháp và Việt. Năm ba mươi tuổi cô đến Pháp, lập gia đình và có bốn con. Sau lại ly dị chồng và khi các con đã trưởng thành, cô quyết định đi tu.

"Tôi trở lại chùa, vì khi còn nhỏ, tôi là một Phật tử và thường ở Chùa. Khi tôi còn nhỏ, trong một buổi lễ, mẹ tôi đã hứa giáo dục tôi theo đạo Phật", Sư cô nói. 

Sư cô vẫn còn trong thời gian tu thử trong hai năm. Một giai đoạn giữa tu sĩxuất gia, đó là một yêu cầu dành cho các nữ tu. Khi nào qua thời kỳ này, các nữ tu mới được phép xuất gia hoàn toàn. Sau đó, giống như tất cả các nữ tu Phật giáo, sư cô sẽ khấn hứa tuân thủ các giới luật bổ sung chỉ áp dụng cho phụ nữ trong Tu viện, giới luật dành cho chư ni nhiều hơn một phần ba giới luật so với chư tăng.

Sư cô nói có ba Ni cô sống ở chùa Khánh Anh, và họ có thể được nhận ra bởi vì đã xuống tóc. Như để chứng minh rằng cô thuộc về các Ni sư này, sư cô gỡ chiếc mũ nhỏ ra khỏi đầu.

Tôi yêu mọi người

Cứ mười bốn ngày họ lại cạo đầu. Một hành động tượng trưng của sự từ bỏ và dâng hiến cho tôn giáo. Cuộc sống trong tu viện với sự từ bỏ thế tục, tìm kiếm sự giác ngộ như một mục đích của cuộc sống, đối với Sư cô đó là một nhu cầu sâu thẩm, bất kể tuổi tác, giới tính hay nguồn gốc.

Sư cô kể rằng: "Phật giáo là khao khát tìm đến giác ngộ. Và tôi sống ở đây với những người khác như trong một gia đình. Tôi yêu tất cả mọi người. Bởi vì tôi nghĩ họ giống tôi và tôi cũng giống họ. Tất cả chúng ta sống với nhau một cách tự nhiên“

Thế hệ sau sẽ có một cái nhìn hoàn toàn khác: Con cái của những thuyền nhân Việt Nam, sinh ra và lớn lên ở Pháp, có mối quan hệ cách biệt với Phật giáo, Sư cô và cũng là một người mẹ đã xác định như vậy, ngay cả đối với con của mình đã trưởng thành. Có khi các con đến Chùa làm công qủa hoặc đến tham dự Lễ hội Vesak, ngày kỷ niệm ngày đản sinh của Đức Phật.

"Các con tôi vẫn có thể cầu nguyện bằng tiếng Việt, nhưng không hiểu. Ở Châu Âu, cũng hiếm khi Phật tử trẻ đi tu. Họ không có ý thức, ít sẵn sàng từ bỏ. Họ khác với giới trẻ ở Việt Nam."

Trong phòng ăn, các Chư Tăng Ni cùng với các Phật tử khác ngồi vào bàn ăn sáng. Sau lời cầu nguyện ngắn, tất cả dùng bữa sáng. Thượng toạ và một vị Sư trẻ từ Việt Nam được phục vụ món súp châu Á; tất cả những người khác dùng với bánh mì, camembert, mứt, cà phê và sữa. Ông Chủ tịch cười. Một bữa sáng tiêu biểu của người Việt không phải như thế, nhưng hành trìhoằng pháp Phật giáo truyền thống của quê hương không loại trừ việc họ đã đến đất nước mới của họ.

 ***

Nguyên tác: Buddhismus in Frankreich - Die Sehnsucht nach Erleuchtung

https://www.deutschlandfunk.de/buddhismus-in-frankreich-die-sehnsucht-nach-erleuchtung.886.de.html?dram:article_id=452834

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7375)
Đại Hội Khoáng Đại Kỳ II, Nhiệm Kỳ III (2016-2020) của GHPGVNTN Hoa Kỳ đã diễn ra trong 3 ngày từ ngày 10 đến 12/6/2016
(Xem: 7571)
Với bậc đã giác ngộ, đến-đi như vậy, không khác. Nhưng với chúng sinh vạn loại, có những chuyến khởi hành...
(Xem: 22515)
Do GHPGVNTN Hoa Kỳ tổ chức tại Niệm Phật Đường Fremont, San Jose từ ngày 13 đến 23/6/2016
(Xem: 4854)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Hồng Kông, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, và Tích Lan
(Xem: 5663)
Ấn Độ hào hứng công bố rằng Mạng mạch Phật giáo sẽ là tuyến du lịch xuyên quốc gia đầu tiên của nước này bằng cách kết hợp với Lâm Tì Ni của Nepal.
(Xem: 4847)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Thụy Sỹ, Nepal, Ấn Độ, Thái Lan và Mã Lai
(Xem: 5086)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Mã Lai, Pakistan, Tích Lan, Indonesia, và Hàn Quốc
(Xem: 7630)
Thay mặt Tổng thống Obama và nhân dân Hoa Kỳ, tôi mến tặng những lời chúc nồng nhiệt nhất đến tất cả những người đang làm lễ kỷ niệm ngày Vesak.
(Xem: 15164)
Đại Lễ Phật Đản bắt đầu lúc 09:00 sáng Thứ bảy, ngày 21/5/2016 Tại Trường Trung Học YB
(Xem: 8547)
Chùa Tam Bảo tổ chức khóa tu học trong mùa an cư kiết hạ mười ngày (Từ ngày 14/06-24/06 năm 2016)
(Xem: 4959)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Mã Lai, Canada và Nhật Bản
(Xem: 8430)
Ngày lễ Phật Đản cung ứng một cơ hội vô giá để tất cả chúng ta suy nghiệm lại những lời giảng dạy của đạo Phật trong việc giúp cộng đồng thế giới ...
(Xem: 10886)
Được tổ chức vào ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật 21-22/5/2016
(Xem: 6945)
Thủ tướng Chính phủ Úc, Malcolm Turnbull đã gởi bức Thông điệp để chúc mừng Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc lần thứ 2640, PL.2560 - TL.2016
(Xem: 4952)
Trong tuần này có các tin tức từ các quốc gia: Pakistan, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Tích Lan
(Xem: 7452)
Tiểu bang California là một trong những ngôi nhà đầu tiên của Phật Tử Hoa Kỳ, và Phật Giáo là một trong những truyền thống tôn giáo vĩ đại trên thế giới.
(Xem: 26209)
Bức Thông Điệp Phật Đản của Tổng Thống Mỹ, Barack Obama 2016 - Phật lịch 2560
(Xem: 5043)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Hoa Kỳ, Thái Lan, Tích Lan, Nepal
(Xem: 5341)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Mông Cổ, Bhutan, Nhật Bản, Ấn Độ và Pakistan
(Xem: 11935)
Ngày 17/4/2016, tại thành phố biển Honolulu xinh đẹp, Thiền viện Chân Không long trọng tổ chức Đại lễ lạc thành ngôi chánh điện...
(Xem: 4853)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, và Pakistan
(Xem: 8468)
Đại Lễ Phật Đản được tổ chức vào chủ nhật, ngày 01/05/2016 tại Mile Square Park
(Xem: 5617)
Trong tuần này có các tin tức ở các quốc gia như: Singapore, Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, và Đài Loan
(Xem: 4641)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Nepal, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, và Hoa Kỳ
(Xem: 5897)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Hàn Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Nhật Bản, và Tích Lan
(Xem: 6089)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Thái Lan, Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc và Tích Lan
(Xem: 35242)
Lễ nhập kim quan lúc: 09:00am, ngày 12/3/2016. Lễ di quan lúc 10:00am ngày 15/3/2016
(Xem: 8443)
Được biết theo thống kê năm 2015, tại Hoa Kỳ trung bình cứ 68 trẻ sinh ra thì trong đó có 1 đứa trẻ mắc tự kỷ (Autism) và khoảng 70 triệu người trên toàn thế giới.
(Xem: 5839)
Trong tuần này có các tin tức Phật giáo tại các quốc gia như: Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Ấn Độ
(Xem: 7703)
Nhằm mục đích góp phần gây quỹ để xây dựng Vãng Sanh Đường, Nhà Bếp, Nhà Ăn (Hội Trường) cho Chùa Pháp Quang, Úc Châu
(Xem: 7397)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Thái Lan và Úc Đại Lợi
(Xem: 5634)
Trong tuần này có các tin tức ở các quốc gia như: Bangladesh, Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện, Hoa Kỳ
(Xem: 8192)
Trong tuần này có các tin tức ở các quốc gia như: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Tây Tạng, Đài Loan và Bangladesh
(Xem: 8154)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Nhật Bản, Bangladesh, Ấn Độ, Miến Điện, và Nepal
(Xem: 6976)
Trong tuần này có các tin tức Phật giáo tại các quốc gia như: Hoa Kỳ, Nepal, Ấn Độ, Pakistan và Miến Điện
(Xem: 8019)
Trong tuần này có các tin tức ở các quốc gia: Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Nhật Bản và Miến Điện
(Xem: 5529)
Trong tuần này có các tin tức ở các quốc gia như: Tích Lan, Ấn Độ, Đài Loan, Pháp, Hàn Quốc
(Xem: 6234)
Trong tuần này có các tin chính tại các quốc gia như: Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Nepal và Cam Bốt
(Xem: 18882)
Kính cung thỉnh Quý Ngài thân lâm đến chùa Khánh Anh để cùng kiết giới cũng như an cư kiết đông từ ngày 04 đến 10/01/2016.
(Xem: 11338)
Do Trung Tâm Viên Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ tổ chức - TT Thích Hạnh Nguyện
(Xem: 6603)
Trong tuần cuối năm 2015 này có các tin tức tại các quốc gia như Mã Lai, Cộng Hòa Czech, Trung Quốc, Nepal và Nhật Bản
(Xem: 13021)
Thời gian: 9 giờ sáng, ngày 5 tháng 3 năm 2016; Địa điểm: Giảng đường Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại, Dallas, Texas.
(Xem: 5762)
Trong tuần này có các tin chính ở các quốc gia như Uzbekistan, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản
(Xem: 5337)
Trong tuần này có các tin tức ở các quốc gia Nepal, Miến Điện, Cam Bốt, Ấn Độ, và Pháp
(Xem: 6210)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Nhật Bản, Ấn Độ và Vương Quốc Anh
(Xem: 10393)
Chùa Quang Minh Denver tổ chức Đêm Văn Nghệ Ủng Hộ Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần 6 xin trân trọng kính mời
(Xem: 6753)
Trong tuần này có các tin tức ở các quốc gia như: Mã Lai, Nhật Bản, Liên Bang Đức, Pakistan và Hàn Quốc
(Xem: 16784)
Lễ tưởng niệm và húy nhật lần thứ 35 HT Thích Thiên Ân và triển lãm 40 năm báo chí Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại tại Chùa Việt Nam
(Xem: 21686)
Buổi lễ chính thức vào ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật 21, 22 tháng 11 năm 2015... Trân trọng kính mời
(Xem: 5870)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Ấn Độ, Trung Quốc, Tích Lan, Nhật Bản
(Xem: 7862)
Lễ khai an cư kiết đông vào thứ hai 04/01/2016 và lễ mãn kiết đông kết thúc vào chủ nhật 10/01/2016.
(Xem: 19621)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Sau những đợt tấn công khủng bố ta không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ từ Thượng Đế hay từ Chính quyền"
(Xem: 5211)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Afghanistan, Miến Điện, Ấn Độ, Tích Lan, Nhật Bản
(Xem: 5510)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan và Hàn Quốc
(Xem: 14989)
Tổ chức DBO (Công Đồng Tăng Già Đức) nhóm họp tại Tu Viện Viên Đức, Đức quốc từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 11 năm 2015
(Xem: 15989)
Được tổ chức từ ngày 29/10 đến 01 tháng 11 năm 2015 tại Chùa Tam Bảo do TT Thích Đức Trí trụ trì
(Xem: 12712)
Ông Ban Ki Moon, cựu Tổng Trưởng Ngoại Giao Đại Hàn và đương kim Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc xác nhận gốc Việt Nam, cháu 7 đời của sử gia Phan Huy Chú
(Xem: 20455)
Phái đoàn 14 vị đại diện Ban Từ Thiện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu trên đường đi uỷ lạo nạn nhân động đất tại Népal quê hương đất Phật
(Xem: 6356)
Trong tuần này có các tin tức ở các quốc gia như: Ý Đại Lợi, Mã Lai, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Indonesia
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant