Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Di Giáo

27 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 18394)
Kinh Di Giáo


KINH DI GIÁO


Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389

Nguyên tác Hán ngữ [1]
Diêu Tần Cưu Ma La Thập dịch Hán

Trí-Nguyệt dịch từ Hán văn

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lần đầu tiên giảng pháp cho nhóm năm tu sĩ đồng tu với Kiều Trần Như, lần cuối cùng Ngài giảng pháp cho Tu Bạt Đà La. Tóm lại, những người đáng được độ Ngài đã độ tất cả. Một bữa nọ, trong rừng cây Ta La, vào lúc giữa đêm không một tiếng động, trước giờ phút vào Niết bàn rốt ráo, Đức Phậtđại chúng tỳ kheo tóm tắt những pháp và luật quan trọng mà Ngài đã thuyết giảng trong suốt 45 năm.

Này các tỳ kheo! Sau khi Như Lai diệt độ, quý thầy nên quý trọng giới luật như người đi đêm quý trọng ngọn đuốc sáng và như người nghèo gặp được một tài sản lớn. Các vị nên biết rằng giới luật đó là bậc thầy sáng suốt của quý vị, cho dù Như Lai có còn sống nữa cũng không khác gì giới luật đó. Quý trọng giới luật là:

• Không nên kinh doanh thương mãi, mua ruộng cất nhà, thuê mướn tôi tớ, chăn nuôi súc vật, trao đổi hàng hóa, tích lũy của báu.

• Không nên đốn chặt cây cỏ, đào xới đất đai, điều chế thuốc thang, coi tướng đoán mộng, cúng sao giải hạn, nghiên cứu tinh tượng, tìm tòi hưng suy, coi ngày bói quẻ.

• Không được tham gia việc đời, gián điệp thông tin, luyện bùa chế thuốc, kết thân nhà giàu, gần kẻ hung tàn.

• Không được che dấu lỗi lầm, bày trò lường gạt, chứa đồ quốc cấm.

• Phải xa lìa những pháp ấy như tránh hầm lửa lớn.

• Phải biết giữ gìn thân tâm, ăn uống đúng lúc, sống đời trong sạch, cuộc sống tri túc.

• Phải tự kiềm chế dục vọng để mong cầu giải thoát.

Này các tỳ kheo! Đây là tóm lược những giới luật cần thiết, vì đó là cửa ngỏ chính để giải thoát, cho nên giữ gìn giới này có thể sanh các thứ thiền địnhtrí tuệ diệt khổ. Các thầy nên quyết tâm vâng giữ giới luật này, đừng nên yếu kémvi phạm. Vị nào có nghị lực giữ gìn giới luật này trọn vẹn thì vị ấy có vô lượng pháp lành an lạc. Vị nào quá yếu kém để vi phạm vào giới luật đó thì vị ấy mất hết mọi pháp lành và trọn đời không được an lạc. Do đó Như Lai gọi giới luật này là phương pháp để giải thoát và là nơi dung chứa mọi công đức an ổn.

Lại nữa, này các tỳ kheo! Nếu các vị đã có thể giữ gìn giới luật này rồi thì các vị nên kiểm soát năm giác quan của mình, chớ buông lung đắm nhiễm vào năm dục lạc. Người nào biết kiểm soát năm giác quan của mình cũng giống như mục đồng kiểm soát trâu của mình, không để phạm vào lúa mạ của kẻ khác. Nếu ai không đủ nghị lực kiểm soát năm giác quan mình, không những càng ngày càng đắm sâu trong năm dục, mà còn do đó tạo ra rất nhiều tội lỗi nữa. Kẻ đó giống như con ngựa chứng, không có dây cương chế ngự nó, thì nó sẽ hất tung người cỡi xuống hố thẳm. Các vị nên biết giặc giã cướp bóc chỉ gây tai hại một kiếp, còn buông lỏng năm giác quan vào năm thứ dục lạc thì gây tai họa cho nghìn đời. Cho nên quý vị nên cẩn thận với năm giác quan của mình. Người có trí tuệ kiểm soát được năm giác quan của mình, không đam mê năm dục lạc, không cho buông lung, do đó dần dần chế ngự được tâm mình.

Tâm là chủ tể của năm giác quan. Nếu không chế ngự được tâm, thì tâm ấy đáng sợ hơn rắn độc, cọp dữ. Muốn chế ngự tâm thì phải kiểm soát năm giác quan, và ngược lại, muốn kiểm soát năm giác quan thì phải theo dõi tâm. Ví như người bưng bát nước đầy đi đường xa, phải vừa nhìn bát nước vừa để ý con đường trước mặt thì mới có thể an toàn và không mất đi một giọt nước nào. Nếu để tâm mình buông lung, thì chẳng khác gì voi điên không có móc sắc, khỉ vượn gặp được rừng cây, mặc sức đập phá, nhảy nhót. Buông thả tâm này thì mọi công đức lành mất hết. Chế ngự được tâm thì công đức lành nào cũng đạt được, quả vị nào cũng có thể chứng đắc. Vì vậy các thầy nên cố gắng chế ngự tâm mình.

Này các tỳ kheo! Khi thọ dụng thức ăn, các vị nên đặt mình trong tình huống đang mang bệnh và thức ăn là một liều thuốc trị bệnh đói gầy, cho nên các vị không nên phát khởi ý tưởng khen chê ngon hay dở, vì liều thuốc đó đang trị bệnh đói khát. Như ong lấy mật hoa, chỉ hút mật hoa mà không tổn hại đến hương và sắc của hoa. Cũng vậy, khi các thầy thọ dụng đồ cúng dường không nên có nhu cầu quá nhiều, vì làm như thế gây thương tổn lòng thành tín của tín đồ. Như người có trí tự biết lường được sức trọng tải của xe mà chất đồ để khỏi xe hư giữa đường.

Này các tỳ kheo! Ngày đêm phải cố gắng chuyên tâm tu tập, không nên để thời gian luống qua một cách vô ích. Đầu hôm và gần sáng phải tụng kinh thiền quán, giữa đêm cũng nên duy trì chánh niệm để tự đoạn trừ tội lỗi, không nên vì ham mê ngủ nghỉ mà để một đời trôi qua không được một chút ích lợi gì. Các vị nên luôn tâm niệm rằng mọi sự sống và con người đang bị cái hiện tượng già suy, cái tàn phai héo úa đe dọa và bào mòn từng giây từng phút không ngừng, cho nên các vị phải mau chóng tự tìm cho mình một phương pháp tu tập để giải thoát, không nên lãng quên tai họa trước mắt mà chìm sâu trong ngủ nghỉ. Làm sao các vị có thể yên tâm ngủ nghỉ được khi xung quanh mình toàn là những oán thù, giặc giã, oan gia, lửa dữ của phiền não nghiệp chướng? Tâm các vị chưa được chế ngự mà ham mê ngủ nghỉ thì chẳng khác nào ôm chất nổ đi vào lửa. Phiền não còn trong tâm các vị giống như rắn độc đang ở trong nhà, phải dùng giới luật để đoạn trừ phiền não như dùng gậy đuổi rắn độc ra, lúc ấy mới thật an ổn mà ngủ nghỉ, nếu không dứt phiền não mà đắm chìm trong ngủ nghỉ thì là người không biết hổ thẹn. Hổ thẹn có thể ngăn ngừa các pháp ác, cho nên các vị nên luôn biết hổ thẹn, không được tạm bỏ. Tỳ kheo biết hổ thẹn giống như phụ nữ có trang điểm và đeo nữ trang. Nếu ai xa lìa hổ thẹn thì người đó mất hết mọi công đức. Người biết hổ thẹn thì có các pháp lành. Ai sống không biết hổ thẹn thì chẳng khác gì cầm thú hoang dã.

Này các tỳ kheo! Công đức của Nhẫn nhục, Trì giớiKhổ hạnh không gì có thể sánh kịp. Giả sử có kẻ bất lương đánh đập, đâm chém các vị, các vị nên bình tĩnh nhu hòa, không những không nên khởi lên sân hận, mà còn phải chế ngự lời nói, không thốt ra những lời xấu xa ác độc với họ. Nếu không chế ngự tâm và lời nói thì tự mình ngăn lấp tánh sáng suốt và do đó đốt cháy mọi công đức. Vị nào tu hạnh nhẫn nhục thì vị đó đáng gọi là bậc thiện nam tử có hùng lực và bi lực trong giáo pháp của Như Lai. Nếu ai không thể chịu đựng những sự oan ức cay đắng và lời mắng chưởi ác độc một cách vui vẻ thì chẳng gọi là tỳ kheo/tỳ kheo ni có trí tuệ. Vì khi khởi lên giận dữ thì mọi công đức lành và tiếng tốt bị lửa sân hận đốt cháy hết, không những đời này mà còn nhiều đời sau nữa. Các vị phải nên đề phòng, đừng để giận dữ len lỏi vào tâm. Mọi công đức quý báu tu tập bị mất hết cũng do tên giặc cướp giận dữ gây ra. Người cư sĩ tại gia không biết ngăn ngừa giận dữ còn có thể tha thứ; người xuất gia học đạo mà còn ôm lòng sầu hận thì không thể chấp nhận trong pháp và luật của Như Lai.

Này các tỳ kheo! Các vị tự vò đầu mình rồi thì sẽ biết. Các vị đã bỏ những đồ trang sức tốt đẹp, mặc ba tấm y cũ rách, mang bình bát khất thực tự sống mà còn khởi tâm kiêu mạn khinh người thì cũng không thể chấp nhận, nếu có hãy mau trừ diệt. Người thế tục còn không nên có lòng kiêu mạn, huống gì người xuất gia nhập đạo. Vì mong cầu giải thoát, các vị tự hạ mình đi khất thực để sống, thế mà còn kiêu mạn, tự cao được sao?

Này các tỳ kheo! Các vị nên giữ tâm ngay thẳng, vì tâm dua nịnh cùng với đạo lý giải thoát trái nhau. Tâm dua nịnh chỉ là lừa đảo, người nhập đạo không nên dua nịnh. Các vị nên ngay thẳng, dùng chất trực làm gốc.

Này các tỳ kheo! Người đa dụccầu lợi nhiều nên khổ não nhiều, người thiểu dục không mong cầu, không ham muốn nên không có khổ não. Hạnh thiểu dục còn phải tu tập huống gì thiểu dục để sanh các pháp lành? Người thiểu dục thì không dua nịnh để vừa ý người, cũng không bị các căn dẫn dắt. Người tu hạnh thiểu dục tâm được thản nhiên, không lo sợ. Người thiểu dục thì có an lạc và có vô lượng công đức.

Này các tỳ kheo! Nếu các vị muốn đoạn trừ khổ não thì phải tri túc, vì tri túc là pháp giàu có, an ổnvui vẻ. Người có tri túc tuy nằm trên sàn nhà, nền đất cũng thấy thoải mái; người không tri túc dù ở khách sạn năm sao cũng không vừa ý. Người tri túc tuy nghèo mà an lạc sung sướng; người không tri túc tuy giàu mà không an tâm hưởng thụ. Người không tri túc thường bị ham muốn quậy phá suốt đời, thường làm nô lệ cho mơ ước viễn vông, rất đáng thương xót.

Này các tỳ kheo! Các vị muốn cầu quả vị tịch tịnh an lạc thì phải xa lìa chỗ ồn ào náo nhiệt, riêng ở chỗ vắng vẻ. Người ở nơi vắng vẻ được Đế Thích, chư Thiên kính trọng. Cho nên phải chọn nơi rảnh rang an trú một mình để diệt khổ. Nếu thích đông người sẽ bị các sự phiền nhiễu náo loạn. Như cây lớn phải bị nhiều chim chóc làm tổ, tất có ngày bị cái hại khô cây gãy nhánh. Cũng vậy, còn dính líu với thế gian tất bị dìm trong các khổ, cũng như voi yếu sa lầy, không thể tự thoát được.

Này các tỳ kheo! Các vị nên siêng năng tinh tấn, vì siêng năng tinh tấn thì không có phiền não nào không đoạn trừ được, không có quả vị không chứng đắc, giống như dòng nước luôn chảy thì có thể xuyên thủng đá. Ngược lại, nếu tâm của các vị thường biếng nhác, bỏ bê công phu tu tập chẳng khác nào người kéo lửa, vừa nóng lại ngưng, dù muốn có lửa cũng khó mà toại nguyện.

Này các tỳ kheo! Tìm bạn lành, tìm người đồng tu từ bên ngoài để hỗ trợ công phu tu tập không bằng tự mình không quên chánh niệm. Nếu các vị không quên chánh niệm thì phiền não không thể nào sanh khởi. Cho nên các vị nên duy trì chánh niệm tại tâm, nếu mất chánh niệm thì mất tất cả công đức. Một khi các vị duy trì chánh niệm thật vững chắc thì dù có tiếp xúc với năm thứ dục lạc cũng không bị đắm nhiễm, giống như chiến sĩ lâm trận với bộ áo giáp kiên cố thì không bị làn tên mũi đạn làm hại.

Này các tỳ kheo! Một khi đã duy trì được chánh niệm thì tâm an trú trong thiền định, do đó các vị có thể thấy biết rõ sự sanh diệt thay đổi của mọi vật trong thế gian. Cho nên các vị nên siêng năng tu tập thiền định để củng cố tâm mình. Như đắp đê giữ nước, cũng vậy, các vị nên tu bổ đê thiền định để giữ nước trí tuệ.
Này các tỳ kheo! Người có trí tuệ thì không có tham trước, thường tự quán sát không để sanh ra tội lỗi, thì ở trong giáo pháp của Như Laithể đạt được giải thoát. Nếu chẳng vậy, đã không thể gọi là bậc đại nhân, lại cũng chẳng phải là bạch y cư sĩ, không biết nên gọi là gì? Người có trí tuệ chân thật ấy là chiếc thuyền tốt có thể vượt qua biển sanh, già, bệnh, chết, cũng là ngọn đèn sáng chiếu phá cảnh tối tăm, mờ ám; là liều thuốc hay trị tất cả các chứng bệnh; là lưỡi búa bén chặt đứt cây nghiệp phiền não. Cho nên các vị nên dùng huệ Văn, Tư và Tu mà tự làm cho thêm phần lợi ích. Nếu người có trí tuệ chiếu soi, dù là với cặp mắt thường, cũng là người thấy được thông suốt.

Này các tỳ kheo! Đối với các công đức thường phải siêng năng tu tập, bỏ các sự buông lung như tránh giặc cướp. Những điều lợi ích từ trước tới nay Như Lai đã nói hết, các vị chỉ nên siêng năng tu tập. Hoặc ở núi cao, đầm vắng, hoặc ở gốc cây hay trong tịnh thất, các vị đều nên nhớ kỹ giới pháp đã thọ chớ để quên mất. Các vị nên thường tự cố gắng tu hành, đừng để luống qua, sau có sự ăn năn. Như Lai giống như bác sĩ biết bệnh cho thuốc. Uống hay không uống chẳng phải lỗi của bác sĩ; cũng giống như người dẫn đường giỏi chỉ con đường tốt, nghe mà không đi chẳng phải lỗi tại kẻ chỉ đường.

Này các tỳ kheo! Đối với giáo lý Tứ Diệu Đế có chỗ nào nghi ngờ nên mau hỏi, không nên ôm mối hoài nghi mà không cầu giải quyết. Đức Thế Tôn nói ba lần như vậy, vẫn không có người nào thưa thỉnh, vì trong đại chúng không có điều gì nghi ngờ nữa. Lúc ấy ngài A Nâu Lâu Đà quán sát tâm niệm của đại chúngbạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, mặt trời có thể trở nên lạnh, mặt trăng có thể trở nên nóng, lời Phật nói về Tứ Diệu Đế không thể nào khác được. Phật nói về Khổ đế thì chắc chắn là Khổ, không thể vui được. Tập đế là nhân, thì không thể có nhân khác được. Nhân diệt thì khổ diệt. Đạo diệt khổ thật là chơn đạo, không có đạo nào khác. Thưa Thế Tôn, các tỳ kheo trong đây đối với Tứ Diệu Đế quyết định không còn điều gì nghi ngờ nữa”.

Bấy giờ trong đại chúng, người tu hành chưa trọn, biết Phật sắp vào Niết bàn tối hậu, sanh lòng thương xót, có người mới vào đạo nghe Phật nói tức thời được giải thoát, chẳng khác gì nhà tối ngàn năm gặp ánh sáng, có vị tu hành trọn vẹn, được giải thoát, nhưng lại nghĩ rằng: “Đức Thế Tôn cớ sao vào Niết bàn tối hậu nhanh chóng thế”.

Tuy ngài A Nậu Lâu Đà nói rằng trong đại chúng thảy đều thông suốt được ý nghĩa Tứ Diệu Đế, nhưng Đức Thế Tôn muốn hết thảy đại chúng đều được lòng tin vững chắc, nên Ngài khởi đại bi tâmđại chúng dạy rằng: “Này các tỳ kheo! Chớ ôm lòng sầu não, cho dù Như Lai có sống ở đời bao lâu đi nữa, rốt cuộc cũng phải chia ly. Họp mà không tan là điều không thể có. Những giáo pháp tự lợi, lợi tha ta đã giảng đầy đủ cả, cho nên ta có trụ ở thế gian thêm nữa cũng không lợi ích gì. Những người đầy đủ nhân duyên đáng được độ dù ở cõi người hay cõi trời cũng đã được độ cả, còn những ai chưa đủ nhân duyên được độ thì ta sẽ tạo nhân duyên cho được độ, từ nay về sau các đệ tử của ta tiếp tục sự nghiệp ấy. Thế là pháp thân của Như Lai thường còn, không bao giờ mất.

Thế nên phải biết: Cảnh đời là vô thường, có họp ắt có tan, chớ sanh lòng sầu khổ, tướng thế gian là vậy. Tốt hơn hết các vị nên chuyên cần tu tập để sớm cầu giải thoát, dùng ánh sáng trí tuệ diệt các nghi ám. Cảnh đời hư giả, không gì bền chắc, ta nay nhập diệt như trừ bệnh dữ. Đây là xác thân phải bỏ, vì là nhân duyên hội tụ, giả gọi là thân. Chính những yếu tố này khiến chúng sanh chìm đắm trong biển sanh, già, bệnh, chết. Người nào diệt trừ được nó như giết được bọn giặc cướp, chẳng vui mừng sao?

Này các tỳ kheo! Các thầy thường phải nhất tâm siêng cầu đạo giải thoát. Tất cả sự vật trong thế gian, dù động hay bất động, đều là tướng bại hoại không an. Này các thầy, thôi! Không nên nói nữa. Thời giờ đã đến, ta sắp nhập Niết bàn. Đó là những lời dạy khuyên cuối cùng của ta.

Xem thêm những bản dịch kinh này của các dịch giả khác:

 Bản dịch của HT Thích Trí Quang

 Bản dịch của HT Thích Tâm Châu

 Bản dịch của Thích Viên Giác

 Bản dịch của Trí Nguyệt

 Bản dịch của Thích Vĩnh Hóa

 Bản dịch của Bùi Đức Huề (Tuệ Quang)

 Bản dịch của Đoàn Trung Còn & Nguyễn Minh Tiến
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13712)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13114)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13536)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12432)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12043)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12864)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12940)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13161)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21295)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143526)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 15634)
Đại Chánh Tân Tu số 0018 - Hán dịch: Ðại Sư Pháp Hiền (đời Tống), Việt Dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 81212)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 19539)
Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni - Đời Đường, nước Kế Tân, Tam Tạng Sa môn Phật Đà Ba Ly vâng chiếu dịch, Việt dịch: Sa-môn Thích Thiện Thông.
(Xem: 20140)
Kiền Long Đại Tạng Kinh bao gồm 168 tập, chứa đựng 1669 bộ Kinh văn... Tổng hợp Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 19198)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 15085)
Kinh Hạnh Nguyện Phổ Hiền - Tam Tạng pháp sư Bát Nhã, người nước Kế-tân, dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào đời Đường; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 12971)
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha).
(Xem: 13103)
Đây là những điều tôi nghe Bụt nói vào một thời mà người còn lưu trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ Đà. Hôm ấy, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị cư sĩ khác đã tìm đến nơi cư ngụ của thầy Xá Lợi Phất.
(Xem: 48902)
Trong khế kinh, Đức Phật nói. "Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật"... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 14729)
Pháp Hoa Tông Yếu, Thứ tự kinh văn số 1725 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh do Ngài Nguyên Hiểu sọan chữ Hán, Sa Môn Thích Như Điển dịch.
(Xem: 18565)
Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa xuất bản hôm nay không có một liên quan nào, về mọi phương diện, với những bộ Kinh danh đề tương tựchúng ta thấy trong Đại tạng... Chánh Trí Mai Thọ Truyền
(Xem: 16366)
Tỳ Kheo Huệ Chiểu chùa Đại Vân ở Chuy Châu sọan, Sa Môn Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc dịch từ Tiếng Hán sang tiếng Việt trên chuyến Hoằng Pháp Âu Châu năm 2013
(Xem: 19347)
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú - Do HT Thích Như Điển dịch Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 27974)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 22144)
Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh... HT Thích Thiện Siêu dịch
(Xem: 23274)
Thiện nam tử! Có một loại pháp Bồ tát nên diệt trừ. Ðó là pháp tham. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn.
(Xem: 64730)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 33167)
Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng con đắc đạo A La Hán, thì Thế Tôn chẳng nói Tu Bồ Đề là một hành giả thanh tịnh hạnh. Vì Tu Bồ Đề vốn là vô sở hành...
(Xem: 40125)
Tam thế chư Phật, chư Đại-Bồ-tát, thật chứng và nhập một với Pháp-giới-tính nên phát-khởi vô-duyên đại-từ, đồng-thể đại-bi, hiện ra vô số thân, theo duyên hóa-độ vô-lượng vô-biên chúng-sinh...
(Xem: 27291)
Kinh Trường Bộ thi hóa (3 tập) - Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli - Chuyển thể Thơ: Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 74832)
Kinh chữ Hán - ĐĐ. Thích Hạnh Phú sưu tầm & biên soạn
(Xem: 36081)
Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.
(Xem: 48942)
Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.
(Xem: 30988)
Nếu dùng hình sắc để thấy ta, Dùng âm thanh để cầu ta, Người nầy hành tà đạo, Chẳng thể thấy Như Lai... HT Thích Như Điển
(Xem: 33884)
Kinh Bại Vong (Parabhava-sutta) rút từ Tập Kinh (Suttanipata), kệ số 91-115, trang 18-20, Pali Text Society... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 58773)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 46228)
“Ðức Thế Tôn nghe Phạm vương ba lần ân cần thưa thỉnh, liền dùng Phật nhãn soi khắp thế giới chúng sanh, thấy sự ô nhiễm của chúng sanh có dày có mỏng...
(Xem: 43775)
Khi Đức Phật nói danh hiệu chư Phật đời quá khứ, có mười ngàn Bồ Tát, được Vô sinh nhẫn, tám trăm Thanh Văn, phát thiểu phận tâm, năm ngàn Tỷ khưu...
(Xem: 43173)
Kinh vừa là Kinh Phật, lại vừa là miệng Phật. Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã...
(Xem: 45863)
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng...
(Xem: 47982)
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Trọn bộ 11 tập - 600 cuốn; Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Nghiêm
(Xem: 34592)
Nếu kẻ nam tử người nữ nhơn thân có tai ách, trong nhà nên an trí tháp xá-lợi và hình tượng Phật, họa vẽ tượng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, thiêu các thứ hương...
(Xem: 33418)
Phật dạy A-nan: “Đời quá khứ, cõi Diêm-phù-đề này có một vị Tỳ-khưu tên là Truyền Giáo. Ngày 15 tháng chín đi du hành về phương Bắc, cách nước Chi Na không xa...
(Xem: 43866)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 52872)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh...Nguyễn Minh Tiến; Đoàn Trung Còn
(Xem: 40395)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43423)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 31420)
Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong vùng Bhagga, đã trọng tuổithường hay đau yếu. Ông rất kính mến Đức PhậtĐức Phật cũng xem ông như một người con của mình.
(Xem: 28659)
"Có một lần Đấng Thế Tôn lưu ngụ với những người dân trong vùng Bhagga, gần thị trấn Sumsumaragiri, thuộc khu rừng Lộc Uyển...
(Xem: 31837)
Lúc bấy giờ, rừng cây Ta La ở thành Câu Thi Na, rừng ấy biến thành màu trắng giống như con hạc trắng. Ở trong hư không tự nhiên mà có tòa lầu các bảy báu với những hoa văn...
(Xem: 28764)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sinh, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sinh ra...
(Xem: 33307)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0376, Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
(Xem: 29079)
Gương trí vằng vặc của Như Lai cũng như thế, là pháp giới vắng lặng không có gián đoạn không có dao động, vì muốn giúp vô lượng vô số chúng sanh thấy rõ nhiễm-tịnh...
(Xem: 60949)
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni - một trong các pháp môn - là trí ấn của tất cả Như Lai, mầu nhiệm rộng sâu, khác chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám.
(Xem: 39688)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 29632)
Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường...
(Xem: 37306)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 26809)
Nếu các chúng sanh ác tâm hướng nhau, hãy xưng danh hiệu Địa Tạng Bồ-tát, nhất tâm quy y, khiến chúng sanh kia nhu hòa nhẫn nhục, hổ thẹn với nhau, từ tâm sám hối...
(Xem: 42596)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 26354)
Này các thầy! Tánh Không thì rỗng không, không vọng tưởng, không sanh, không diệt, lìa tất cả tri kiến. Vì sao? Vì tánh Không không có nơi chốn, không thuộc sắc tướng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant