Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tăng đồ nhà Phật (Hán Việt)

02 Tháng Ba 201100:00(Xem: 34904)
Tăng đồ nhà Phật (Hán Việt)

TĂNG ĐỒ NHÀ PHẬT (HÁN VIỆT)
Tác giả: Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
NXB: Tôn giáo
Khổ sách: 14.5x20.5cm
Độ dày: 768 trang

blank

LỜI NÓI ĐẦU

 

Trong khi khảo cứu về Phật giáo và soạn quyển sách này, tôi tự nghĩ mình đối với Phật pháp, cũng như con chim toan chữa lửa.

Chuyện là thế này. Tích nhà Phật có ghi lại rằng thuở trước, gặp một cơn hỏa hoạn thiêu cháy cả núi rừng. Có một con chim thấy vậy, thương xót cho sanh mạng của biết bao loài phải chết trong ngọn lửa dữ, nó bèn vội bay xuống sông, thấm nước cho ướt cánh rồi bay lên giũ lông cho nước rơi xuống đám lửa, những mong làm cho tắt đi. Vẫn biết rằng nước có thể làm tắt lửa. Song nước mà chim kia mang lên đó, thật có thấm tháp vào đâu?

Cũng như thế, cái trí hèn của tôi có khác nào sức của chim kia, mà pháp Phật cũng như nước sông mênh mông kia vậy. Cái trí của tôi liệu đã hiểu được bao nhiêu trong pháp Phật mà mong làm nên chuyện cứu khổ độ sinh? Song, tôi cũng nguyện như chim nhỏ kia, quyết gắng hết cái sức tầm thường này mà rộng truyền pháp Phật vô tận vậy.

Đã tự biết mình như vậy, nên việc tôi biên soạn cuốn “Tăng đồ nhà Phật” này, trong đó có cả phần giới luật của tăng sĩ Phật giáo, chắc chắn sẽ khó lòng mà hoàn hảo được. Tuy vậy, tôi cũng rất vui được cống hiến sức mình để ghi chép ra đây ít nhiều những tư liệu quý giá, giúp cho những ai muốn tìm hiểu Phật pháp sẽ có được chút thuận lợi trên con đường học hỏi cam go này!

Ngoài ra, tưởng cũng nên nói đến một nỗi khó này nữa. Trong hàng tăng sĩ, hẳn không khỏi có đôi vị sẽ phàn nàn rằng: “Trong quyển sách này sao lại có cả giới luật của hàng xuất gia? Đã là chuyện của hàng xuất gia, sao chẳng giữ cho riêng biệt mà lại mang ra trình bày với người thế tục?”

Lời ấy cũng có phần hữu lý. Có lẽ các vị sợ rằng người thế tục vốn không thọ trì những giới luật ấy, nay biết đến thật chẳng ích gì, đôi khi lại khinh thường mà mắc thêm tội. Còn với tăng sĩ thì đã học chữ Hán rồi, có thể đọc ngay bản chữ Hán, chẳng cần phải dịch ra quốc âm.

Nhưng lại cũng có một số ít khác có thể âm thầm e ngại rằng, như thiện nam tín nữ mà hiểu giới luật của tăng sĩ, sẽ mất đi sự kính trọng đối với các ngài nếu các ngài có đôi khi sai phạm, lỗi lầm.

Thiết nghĩ rằng, chúng ta ai cũng yêu chân lý, những gì thuộc về chân lý bổ ích thì chúng ta đều có thể tìm học. Ai dám nói rằng hàng cư sĩ tại gia không cần phải hiểu giới luật? Không đâu, cần lắm chứ. Cư sĩ tại gia mà hiểu giới luật, mới có thể phân biệt được một vị tăng có đức độ hay không, mới có thể tránh xa những kẻ hủy phạm giới luật, và kính mộ nương về theo những vị nghiêm trì giới luật. Lại nữa, ai dám chắc rằng trong hàng cư sĩ tại gia lại không có những người có thể giữ theo một phần lớn trong giới luật? Dù chẳng được hoàn toàn đoan chánh như các bậc cao tăng, nhưng cũng lắm kẻ tuy là hàng bạch y cư sĩtâm trí lại mong muốn thoát trần!

Ngày xưa, lúc chư tăng kết tập kinh điển lần đầu, ngài Ca-diếp có nói rằng: “Hàng cư sĩ tại gia cũng hiểu giới luật như chư tăng. Nếu chư tăng sai sót hoặc bỏ bớt đi những giới nhỏ nhặt, họ sẽ trách rằng vì Phật đã nhập diệt nên chư tăng trở nên bừa bãi, chẳng tuân giữ giới luật.” Theo như lời ấy, người thế tục chẳng phải là cũng nên hiểu biết giới luật đó sao?

Ở một số nước mà ngày nay đạo Phật còn giữ được quy củ nghiêm ngặt và hàng cư sĩ tại gia thông hiểu giới luật, mỗi khi thiện nam tín nữ nhận thấy vị tăng sĩ nào không giữ đúng giới luật, tịnh hạnh, họ liền đến thưa với vị Trưởng lão chủ trì trong chùa. Họ làm như vậy để xây dựng tăng đoàn trong sáng thanh cao. Vì vậy, chư tăng nơi ấy sẽ hội lại mà tra xét, và nếu đúng vậy thì sẽ kịp thời mà trách phạt người phá giới. Được như vậy, người tại gia hiểu giới luật chẳng phải là hữu ích lắm đó sao?

Giới luật là chỗ nương theo của người học đạo. Có nghiêm trì giới luật mới có thể được đạo giải thoát. Vậy nên hết thảy mọi người, nhất là tăng sĩ, phải thường xuyên tụng đọc giới luật. Mỗi khi xem giới luật, khác nào mình tự soi lòng. Như người có soi vào gương mới thấy chỗ dơ trên mặt mà lau rửa. Nếu bỏ phế lâu ngày, tất nhiên khi nhìn vào phải hoảng sợ vì thấy mặt mình dơ nhớp quá lắm vậy. Thường xem giới luật cũng thế, giúp cho mình biết lỗi mà sửa ngay, mới giữ được sự trong sạch, tâm trí được yên vui.

Như vậy, những ai không biết chữ Hán, nay có thể xem trong quyển “Tăng đồ nhà Phật” này, vừa ngắn gọn, vừa rõ ràng, dễ hiểu.

Đọc hiểu giới luật, vừa để giữ mình theo đó, vừa để tìm hiểu thêm về đạo cao thượng, vì giới luật chẳng những là giáo điều, mà cũng là triết lý sâu xa trong đó nữa. Người giữ được giới luật sẽ trở nên trong sạch, minh mẫn, hiểu rộng ra nhiều điều. Vậy nên giới luật cũng là những điều rất nên tìm tòi học hỏi vậy.

Nhật BảnLuật tông là một chi nhánh rất thịnh trong đạo Phật, nhờ các vị cao tăng luôn giữ giới luật một cách chuyên cần, thận trọng. Cùng nhau tin theo lời Phật, quyết hành trì theo đúng giới luật. Các vị tăng đều nhận rằng kẻ noi giữ theo giới luật tức là theo đúng pháp Phật, có thể đắc đạo. Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”

Do nơi giới luật mà có thể giúp người tu giữ cho thân tâm an định. Do nơi thân tâm an địnhtrí tuệ dần dần phát sanh. Do nơi trí tuệ phát sanh mà có thể phá trừ tà kiến, ma chướng, phiền não... hết thảy những ác nghiệp.

Mong sao quyển sách này sẽ giúp ích được phần nào cho những ai muốn bước lên đường tu tập, có thể theo đây mà vạch ra cho mình được một hướng đi đúng đắn lâu dài.

Tháng giêng năm 1934

ĐOÀN TRUNG CÒN

Source: rongmotamhon
Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Ba 202008:20
Khách
Con muốn mua cuốn này thì liên hệ ở đâu ạ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26616)
Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.
(Xem: 26158)
Đức Phật thấy rõ bản chất của phiền não tham, sân, si là nguồn gốc khổ đau, Ngài chế ra ba phương thuốc Giới-Định-Tuệ để chữa tâm bệnh tham, sân, si cho chúng sinh...
(Xem: 21809)
Trong lời phàm lệ của quyển Tứ phần giới bổn như thích, Luật sư Hoằng Tán (1611-1685) nói: "Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 28164)
Các Tỷ kheo thực hành pháp an cư, là biểu hiện mẫu mực đời sống ly dục, tịch tịnh của một vị A la hán. Đời sống ấy được thực hành miên mật đầy đủ bốn chất liệu thanh tịnh...
(Xem: 19102)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật. Các vị Tỳ-khưu quyết định trùng tụng trong dịp an cư...
(Xem: 24954)
Ðức Thế Tôn Chánh Ðẳng Chánh Giác từ lúc phát tâm tu tập cho đến nay đã thành tựu, vì muốn độ người nên an trú tại thành Xá vệ. Chư Thiên, nhân loại cung kính cúng dường...
(Xem: 18928)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giớibản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật... HT Thích Trí Quang
(Xem: 28824)
Thanh Quy cũng như luật ngoài đời, do Tổ thuật mà giữ gìn đúng nghi cách. Nhưng Thanh Quy khởi đầu từ ngài Pháp Vân đời Lương (thế kỷ 5) ở chùa Quang Trạch.
(Xem: 21350)
Giới luậtuy nghi không phải là những yếu tố hạn chếbó buộc, trái lại đó là những phương tiện bảo vệ tự do cá nhân và tạo nên sự hòa hợpan lạc cho đoàn thể tu học mình.
(Xem: 21526)
Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ.
(Xem: 22347)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là gốc của Vô thượng Bồ đề”. Do đó, tinh thần căn bản của Phật giáo là ở sự tôn nghiêm của giới luật, tức là đệ tử của Phật phải tôn trọng và tuân giữ giới luật.
(Xem: 19010)
Dưới đây là bảng tóm tắt so sánh các bộ Luật Tỳ-kheo hiện đang lưu hành - Bình Anson
(Xem: 20851)
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích - Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH - Nhuận văn và chú thích: Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
(Xem: 22888)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 16940)
Con người khác với loài động vật ở chổ biết đặt vấn đề về giá trị của đời sống; sống như thế nào thì gọi là thiện là tốt hoặc ngược lại là ác là xấu?
(Xem: 23264)
“Nếu Phật tử cố ăn thịt. Tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thì mất lòng đại từ bi, dứt giống Phật tánh...
(Xem: 41048)
Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào.
(Xem: 36760)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 23965)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 43811)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 25055)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 16970)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 31907)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 18084)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 18049)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 32279)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 25400)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 11229)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant