Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

2. Phần kinh văn

31 Tháng Năm 201100:00(Xem: 15706)
2. Phần kinh văn

BỘ MẬT TÔNG (Bốn Tập)
Dịch Giả: Tỳ Khưu Thích Viên Đức

C. TẬP BA 
KINH CHUẨN ÐỀ ÐÀ LA NI HỘI THÍCH

THẤT CÂU CHI PHẬT MẪU
SỞ THUYẾT ÐÀ LA NI KINH HỘI THÍCH
Quyển Thượng
Ðời Thiên Trúc, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Quảng Trí Bất Không 
phụng chiếu dịch Phạn ra Hán văn.
Thanh Việt Ðông, Ðảnh Hổ Sơn, Ngài Ca Môn Hoằng Tán 
phát Bồ Ðề tâm hội thích (gồm thâu các bộ mà giải thích).
Tỳ Khưu Thích Viên Ðức dịch Hán ra Việt.

 
PHẦN KINH VĂN

Như thị ngã văn: Tôi nghe như vầy:

Giải thích: Như nghĩa là Như Lai, nói lý thật tướng của pháp Chuẩn Ðề Ðà Ra Ni, cho nên nói như vậy (như thị). Tôn giả A Nan theo gần bên Phật nghe pháp như vậy, cho nên nói là tôi nghe (ngã văn).

Nhứt thời: Một khi

Giải: Ðây là thời gian nói kinh này vậy.

Bạt Già Phạm:

Giải: Ðây là tên các đức của Như Lai, còn xưng đủ sáu nghĩa: 1- Tự tại, 2- Rực rỡ, 3- Ðoan nghiêm, 4- Danh xứng, 5- Cát tường (Tốt đẹp), 6- Tôn quý. Rộng như các kinh đã giải thích.

Tại danh xưng Ðại Thành:

Giải: Tiếng Phạn nói Xá Vệ.

Thệ Ða Lâm:

Giải: Tên cũ thì nói rằng: Kỳ Thọ là vườn cây của ông Kỳ Ðà thái tử cúng thí vậy. 

Cấp Cô Ðộc Viên: Vườn ông Cấp Cô Ðộc.

Giải: Cấp Cô Ðộc là Tu Ðạt Trưởng giả, riêng gọi vườn đó là Trưởng giả đã rải vàng khắp đất mua, hai người cùng chung cúng thí nên hiệp lại mà xưng.

Cùng đại Tỳ Khưu chúng, các chư Bồ Tátchư Thiên, Long, Bát bộ trước sau đoanh vây chung quanh.

Giải: Ðây là thính chúng nghe pháp.

Nghĩ thương chúng sanh đời vị lai bạc phước ác nghiệp, liền nhập Chuẩn Ðề Tam Ma Ðịa, nói quá khứ Thất Cu Chi Phật đã nói Ðà Ra Ni rằng.

Giải: Nghĩ thướng nghĩa là đức Như Lai lân mẫn thương xót chúng sanh đời mạt pháp. Phạn ngữ Tam Ma Ðịa, Trung Hoa dịch là Ðẳng trì, nghĩa là giữ gìn Ðịnh Huệ bình đẳng. Cu Chi: Trung Hoa dịch là trăm ức. Ðà Ra Ni: Trung Hoa dịch là Tổng Trì nghĩa là tổng trì tất cả các pháp môn, hàm nhiếp vô tận Giáo, Lý, Hạnh, Quả. Lại trì giữ các thiện không mất, trì giữ không cho ác sanh; cũng dịch là giá trị là ngàn cái ác nhị biên, giữ gìn các thiện trung đạo. Biệt danh là Thần chú, nguyên không thể phiên dịch chính xác, bởi hàm có nhiều nghĩa, nên không thể dùng văn tự lời nói mà có thể giải thích rốt ráo. Chính đó là Tỳ Lô Giá Na Như Lai, là Tâm ấn bí Mật đại bất tư nghì của chư Phật vậy.

1 - Nẵng mồ táp đa (dẫn) nẫm. 2 – Tam miệu tam một đà (dẫn) cu (dẫn) chi nẫm (dẫn) 3 – Ðát nễ dã (nhị hiệp) tha (dẫn). 4 – Úm (án). 5 - Giả lễ. 6 - Chủ lễ. 7 - Chuẩn nê. 8 – Ta phạ (nhị hiệp) hạ (dẫn).

Giải: Phàm tụng Chơn ngôn chữ Úm (Án) phải kéo dài ra, câu cần phải rõ ràng phân minh, tiếng giọng không chậm không mau, sau đây sẽ giải thích rõ.

Chơn ngôn này có tám câu: Ba câu trên là lời quy y chư Phật đã nói, năm câu dưới mới chính là Thể của Thần chú.

Trên đây nói chữ (dẫn) nghĩa là kéo dài ra, còn tiếng (nhị hiệp) là hai chữ hợp lại thành một âm. Ngài Kim Cang Trí dịch thành Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Ðề Ta Phạ Ha. Chữ Ða chữ Nẫm trên là đều đưa giọng tiếng nương miệng. Chữ Lệ là khứ thinh. Ngài Ðịa Bà Ha La dịch thành Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Ðề Ta Bà Ha. Ngài Xà Na Cấp Ða dịch thành: Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Ðề Tóa Ha. Ngài Thiên Tức Tai dịch thành: Nẵng Mồ Táp Bát Ða Nẫm, Tam Miệu Ngật Tam Một Ðà Câu Trí Nẫm, Ðã Nễ Dã Tha. Úm (án) Tả Lệ Tổ Lệ Tôn Nễ Ta Phạ Hạ. Chữ Mồ là nhập thinh, chữ Bát Ða là nhị hiệp, chữ Tha là khứ thinh, chữ Úm (án) và hai chữ Lệ đều là dẫn thinh, chữ Tôn là thượng thinh, chữ Nễ là dẫn thinh, còn các chữ khác đều đồng như trên. Ngài Pháp Hiền dịch cũng đại đồng như thế, chỉ có Ngài Thiên Tức Tai câu đầu thì đồng, câu sau hai chữ lại nhị hiệp, chữ Tổ chữ Tôn hơi liền trong miệng. Sở dĩ các Ngài dịch không đồng, đều do Phạn âm chuyển có nặng nhẹ, cho nên chữ cũng bất nhứt. Song đã Phạn âm tức lấy âm của chữ chứ không lấy nghĩa của chữ. Nếu người rành giỏi Phạn âm, tụng những bản dịch của các Ngài trên đều không có khác nhau. Hãy nên lấy một bản dịch mà tụng, chỉ cần nơi Phạn âm không lầm là được. Phàm là chữ đưa nương bên miệng ấy, là cần phải cái lưỡi chun lại rồi dui ra, tức được cái âm thinh kia vậy.

Nẵng Mồ hoặc là Noa Ma, hoặc là Nạp Mồ hoặc là Nam Mô, Trung Hoa dịch là Quy Mạng cũng nói là Quy Y Ðát Nễ Giả Tha: Trung Hoa dịch Sở Vị: nghĩa là cũng nói Tức thuyết: (Liền nói). Ta Phạ Hạ dịch nghĩa là: Thành Tựu cũng nói rằng: Cát Tường, Viên Tịch, Tiêu Tai, Tăng Ích, cũng nói là nghĩa Vô Trụ, tức là Vô Trụ Niết Bàn Tận Vị Lai Tế Lợi Ích Hữu Tình Vô Tận Kỳ Hạn vậy.

Nếu có người tu hạnh Chơn ngôn, xuất gia hay tại gia Bồ Tát. Tụng trì Ðà Ra Ni này mãn chín mươi vạn biến, những tội ác đã tạo trong vô lượng kiếp như: thập ác, ngũ nghịch, tứ trọng, ngũ vô gián thảy đều tiêu diệt. Sanh chỗ nào thường gặp chư Phật, Bồ Tát, giàu có nhiều của báu, thường được xuất gia.

Giải: Thập ác nghĩa là: giết hại, trộm cắp, dâm dục, nói dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, nói ác khẩu, tham, giận, tà kiến. Tứ trọng phái bốn cấm giới: Sát, trộm, dối, dâm. Ngũ nghịch: 1- Giết cha, 2- Giết mẹ, 3- Làm thân Phật chảy máu, 4- Giết A La Hán, 5- Phá sự hòa hợp của chúng Tăng. Nếu tạo một nghịch tội tức đọa A Tỳ địa ngục thọ khổ một kiếp, đủ năm tội nghịch thì gọi là ngũ vô gián tội. Phạn ngữ A Tỳ, Trung Hoa dịch là Vô Gián, nghĩa là đọa trong địa ngục này một đại kiếp thọ khổ không xen hở một chút gảy móng tay.

Nếu có tại gia Bồ Tát tu trì giới hạnh kiên cố không lui, tụng Ðà Ra Ni này thường sanh cõi trời, hoặc trong cõi người, thường làm bậc quốc vương, không đọa ác thú gần gũi hiền Thánh, chư Thiên kính ái ủng hộ gia trì, nếu có việc kinh doanh trong đời, không bị các tai hoạch. Nghi dung đoan chánh, lời nói nghiêm oai, tâm không phiền não. Nếu tại gia Bồ Tát, đầy đủ các cấm giới, ba thời niệm tụng y giáo tu hành. Hiện đời sở cầu xuất thế gian tất địa, định huệ hiện tiền, chứng địa vị ba la Mật viên mãn, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Giải: Tại gia Bồ Tát tuân giữ năm giới, mười điều thiệnđại giới của Bồ Tát cho nên nói rằng: Tu hành giới hạnh. Xuất gia Bồ Tát giữ gìn đầy đủ giới Sa Di, giới Tỳ Khưu, và giới Bồ Tát cho nên nói rằng: Ðủ các cấm giới. Xuất thế gian Tất Ðịa, tức là Ðịnh Huệ hiện tiền, cho đến chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tất Ðịa: Ðây nói là thành ý, nghĩa là thành tựu đại nguyện sở cầu thế, xuất thế gian. Do hàm nhiều nghĩa nên không phiên dịch chính xác. Nói chứng Ðịa ấy, Ðà Ra Ni giải thích rằng: Trong Du Dà từ phàm đến Thánh, tổng là bốn ngôi vị:

1 - Thắng Giải Hạnh Ðịa, thường gọi là Hiện Tiền Ðịa.

2 – Phổ Hiền Hạnh Nguyện Ðịa, thông thường gọi là Thập Ðịa.

3 - Ðại Phổ Hiền Ðịa tức là Ðẳng Giác Ðịa.

4 - Phổ Chiếu Diệu Ðịa tức thành Chánh Giác Ðịa, cũng nói rằng: Thành Tỳ Lô Giá Na Tam Thân Phổ Quang Ðịa.

Ba la Mật: Có sáu món Ba la Mật và mười món Ba la Mật. Kinh Ðại Thừa Bảo Vương Ðẳng nói: Người hành giả trì tụng Chơn ngôn, hằng ngày được đầy đủ sáu món ba la Mật viên mãn công đức, cho nên trong các kinh Ðà Ra Ni nói: Hành giả tu Chơn ngôn hiện đời hay thành Vô thượng Bồ đề. Ngũ tự Ðà Ra Ni tụng rằng: 

Chư Phật sức bổn thệ,

Hiện thành các việc Thánh.

Tức nơi trong một tòa,

Liền thành Tối Chánh Giác.

Nếu tụng mãn một vạn biến (Ngài Kim Cang Trí dịch mười vạn biến) tức nơi trong mộng thấy Phật, Bồ Tát, liền thổ ra vật đen (vật đen tiêu biểu cho ác nghiệp, mửa ra là tướng tội diệt phước sanh nên tự thấy trong miệng mửa ra vật đen, hoặc cơm đen.)

Người kia nếu tội rất nặng, tụng hai vạn biến (Các bản dịch khác nói hai mươi vạn biến) cũng thấy tự trong miệng mửa ra cơm đen.

Tức trong mộng thấy chư Thiên, đường, tự xá; hoặc lên núi cao hoặc thấy trên cây cao (không bị hệ lụy về tội nghiệp, nên nhẹ bước đi lên, thành tựu thiên nhơn, nên thấy thiên, đường, tự xá)

Hoặc nơi trong ao lớn tắm rửa (rửa trừ tội cấu được thanh tịnh)

Hoặc thấy bay bổng trên hư không (không bị tội nghiệp ràng buộc, nên thân khinh cử nhẹ nhàng)

Hoặc thấy cùng các thiên nữ an vui khoái lạc (nghĩa là do sức thiện căn giữ gìn tương ưng, nên thấy cùng vui khoái lạc)

Hoặc thấy thuyết pháp (được thị giáo lợi hỷ): dạy dỗ lợi ích vui mừng.

Hoặc thấy nhổ tóc cạo tóc (nhổ tóc là phép của Tây quốc ngoại đạo, nhổ tóc cạo tóc đều là tiêu biểu đoạn trừ căn gốc phiền não. Ngài Kim Cang Trí dịch: Hoặc thấy nhổ tóc hay tự mình cạo tóc)

Hoặc ăn sữa cơm, uống bạch cam lồ (ăn sữa cơm là thành tựu thế gian phước thiện, uống cam lồ là được pháp vị xuất thế)

Hoặc vượt qua sông lớn, biển lớn (được vượt qua biển khổ).

Hoặc thăng lên tòa Sư Tử (Ðắc được tòa Pháp Vương).

Hoặc thấy cây bồ đề (là kiến đạo tướng).

Hoặc thừa thuyền ( là thừa nương thuyền Bát Nhã, được tướng lên bờ giải thoát. Kinh Tôn Tất Ðịa nói: Hoặc thâý sư tử, voi, trâu, nai, ngỗng v.v… đều là tướng Tất Ðịa thành tựu).

Hoặc thấy Sa Môn (Ðược xa lìa nhiễm ô ở đời mà ra khỏi tam giới)

Hoặc thấy cư sĩ lấy áo trắng, áo vàng che đầu (Vàng là tiêu biểu cho chánh, trắng là tiêu biểu cho tịnh, lấy bạch tịnh Chánh phápphú hộ. Ngài Kim Cang Trí dịch: Lấy y che phủ nơi đầu)

Hoặc thấy mặt trời, mặt trăng (Tiêu biểu phá vô minh phiền não tối tăm)

Hoặc thấy kẻ đồng nam, đồng nữ (Không bị tham dục phiền não nhiễm ô)

Hoặc trên cây có trái nhũ quả (Nhũ nghĩa là trắng, trắng đó là thiện nghiệp, nghĩa là được xuất thế, xuất thế gian thiện nghiệp quả báo)

Hoặc thấy người hắc tượng phu trong miệng phun ra lửa hừng hẫy, cùng đấu chiến với họ mà được thắng (Nghĩa là cùng với sân phiền não ma, cộng chiến cộng thắng)

Hoặc thấy trâu nước, ngựa dữ, đến chạm húc người trì tụng, hoặc đánh, hoặc nạt sợ mà bỏ chạy (Nghĩa là si phiền não ma, mình được thắng)

Hoặc ăn sữa tươi, cháo, sữa chín, cơm (Nghĩa là được thượng vị phước thiện thành tựu.)

Hoặc thấy Tô ma na hoa (Trung Hoa nói: Xứng ý hoa, sắc vàng trắng rất thơm, cây cao độ ba bốn thước che rủ xuống như lọng tàn, tiêu biểu chỗ mong cầu thiện pháp quyết chắc được xứng ý. Ngài Kim Cang Trí dịch rằng: Hoặc thấy mùi thơm hoa trắng, mùi hương thơm là tiêu biểu cho hương của Ngũ phần Pháp thân, nghĩa là được Ngũ phần thiện nghiệp)

Hoặc thấy bậc quốc vương (Ðược Ðại nhơn hộ niệm, được nghiệp tôn quý thù thắng)

Nếu không thấy những cảnh giới như vậy đó, phải biết người này đời trước đã tạo tội ngũ nghịch vô gián, nên trở lại tụng mãn bảy mươi vạn biến, liền thấy cảnh giới như trên, tức biết tội diệt thành tiên hạnh.

GIẢI: Ðây là khiến tụng bảy mươi vạn biến, trên nói một vạn, hai vạn sợ nghi lầm, nên như các Ngài dịch rằng: Mười vạn, hai mươi vạn, sẽ được mộng thấy những cảnh giới như trên, đó đều là cái tướng chứng nghiệm thành tựu của người hành giả. Kinh Tô Thất Ðịa nói: Ở trong mộng kia thấy người chủ Chơn ngôn xoay mặt mà đi, hoặc không cùng nói chuyện, nên phải lại cần khởi thủ công phu niệm tụng, như vậy trải qua ba phen. Nếu trong mộng thấy chủ Chơn ngôn cùng nói chuyện, phải biết người này không lâu sẽ thành tựu. Nếu khôngcảnh giới, không nên tụng trì, nếu cưỡng niệm trì, sợ cùng người bị tai vạ (Vì người này không có căn cơ với pháp này, nên chọn pháp khác mà tu trì, ý riêng của dịch giả) khi mới bắt đầu tụng trì, nên ở chỗ tịnh thất kín đáo mà hạ thủ công phu.

1-Nhiên hậu y pháp họa vẽ bổn tượng (Chuẩn Ðê bổn tôn tượng) hoặc ba thời, hoặc bốn thời, hoặc sáu thời, y pháp cúng dường cầu thế gian, xuất thế gian Tất địa, cho đến Vô thượng Bồ đề , tất cả đều được, nếu có tu trì Ðà Ra Ni này, phải biết vị lai thành tựu, xứ sở có nạn hay không nạn, tất địa chậm mau nên ở nơi tịnh thất, lấy Cù ma di thoa đắp một tiểu đàn, tùy sức cúng dường. Lấy kiết giới Chơn ngôn, kiết mười phương giới. (Bốn phương, bốn phương bàn, trên dưới). Lấy một bình nước hương thơm để tại trong đàn, nhứt tâm niệm tụng bình kia động chuyển, nên biết chỗ đã làm, việc sở cầu thành tựu, nếu không động chuyển việc kia không thành.

GIẢI: Kiết giới Chơn ngôn, kiết dưới đất làm giới hạn, tường vách làm giới hạn v.v… Trích ra trong Kim Cang Trí dịch rằng: Nếu nơi trước tượng Phật, hoặc trước tháp, chỗ thanh tịnh, lấy Cù Ma Di (phân trâu sạch) trộn với đất đắp làm cái đàn vuông bốn thước, lại lấy hương hoa, tràng phan, bảo cái, đồ ăn, đồ uống, đèn, nến, tùy sức mà bày biện trang nghiêm, y pháp cúng dường. Nếu muốn cầu nguyện, trước cần niệm tụng Thần chú gia trì trong nước hương thơm mà tán rải bốn phương, trên, dưới, mà kiết giới. Ðã kiết giới rồi, nơi đàn tứ giác mà chính giữa trung ương để một bình nước hương thơm. Người hành giả mặt hướng về Ðông phương, quì gối tụng 1080 biến, bình kia tức liền tự chuyển động, tùy ý Ðông Tây nhậm vận trên dưới. Ngài Ha La dịch rằng: Niệm chú trong nước hương thơm tán rải tám phương, trên, dưới, để làm kiết giới, nơi đàn tứ giác chính giữa trung ương, để một bình nước hương thơm, người trì chú ở trong đàn kia, mặt hướng Ðông phương, quỳ gối chú 1080 biến. Nói là gia trì hương thơm ấy, là phải tụng Căn bản Chơn ngôn (Chú Chuẩn Ðề) 21 biến sái vẩy nước khắp mười phương.

2-Lại phép nữa: Dùng một cái bát sành mới, thoa đắp hương thơm để nơi trong đàn, chuyên tâm niệm tụng, nếu cái bát kia chuyển động, việc tức thành tựu, nếu không chuyển động việc tức không thành.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch rằng: Lấy một bình bát mới đem đốt hương thơm xông khắp trong ngoài, đựng bột hương thơm đầy bát, nước hương thơm và hoa thơm tốt, để trong đàn y như phép để bình trước mà làm, niệm tụng bát kia liền chuyển, cùng như bình không khác. Nếu muốn được biết tất cả việc thành tựu hay không thành tựu, tức thắp hương tác bạch rõ ràng trước Thánh tượng Chuẩn Ðề, những bổn nguyện bí quyết nghi tâm của mình. Nếu chuyển bên hữu tức thành tựu, còn tả chuyển thì không thành tựu.

3-Lại phép nữa: Muốn biết việc vị lai, trước thoa đắp một đàn nhỏ, khiến một đồng tử có đủ tướng phước đức, tắm rửa sạch sẽ, mặc y phục mới thanh tịnh, dùng Thất Cu Chi Chơn ngôn gia trì, hương thơm thoa vào tay đồng tử, lại gia trì nơi cành hoa 7 biến, để trong tay đồng tử, khiến đồng tử che mặt đứng nơi trong đàn, lại lấy một cành hoa khác tụng Chơn ngôn gia trì một biến đánh lưng tay đồng tử việc lành dữ, đồng tử đều nói.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch: Khiến lấy một cành hoa đẹp, niệm tụng 108 biến, lấy bột hương thoa, đồng tử tay cầm hoa che mặt, lại tự tay lấy một cành hoa riêng niệm tụng đánh nơi thân đồng tử.

4-Lại phép nữa: Lấy một kính soi sáng để trong đàn, trước tụng Chơn ngôn gia trì cành hoa 108 biến, vậy sau lại tụng Chơn ngôn một biến đánh vào mặt gương một cái, nơi trên mặt gương liền có văn tự hiện nói việc thiện ác.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch: Hoặc sứ giả liền hiện thân trong gương, sứ giả ấy là sứ giả của Phật Mẫu Chuẩn Ðề.

5-Lại phép nữa: Muốn biết việc lành hay không lành, thành tựu hay không thành tựu. Lấy dầu thơm Tô ma na hoa, tụng Chơn ngôn gia trì 108 biến, thoa mặt ngón tay cái bên hữu, tụng Chơn ngôn âm thinh không đoạn dứt, khiến đồng tử xem trên mặt ngón tay, hiện hình tượng chư Phật, Bồ Tát, hoặc hiện văn tự nói đủ thiện ác.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch: Hoặc lấy châu sa, hoặc lấy Tô ma na hoa tẩm trong dầu mè thoa nơi ngón tay cái, niệm tụng 108 biến, tức hiện Thiên thầnhình tượng Tăng, Bồ Tát, Phật v.v… nếu tâm có chỗ nghi ngờ việc trong ba đời, mỗi mỗi hỏi đều biết, tức trên ngón tay cái tự hiện.

6-Lại phép nữa: Nếu có người bị quỷ mị làm bịnh, lấy nhánh dương liễu hoặc nắm cỏ tranh, tụng Chơn ngôn đập phủi trên thân người bịnh, tức được trừ lành.

GIẢI: Ngài Ha La dịch rằng: Dùng Thần chú, chú vào trong cỏ tranh, phủi nơi người bịnh, nếu được cỏ tranh thơm là đệ nhứt, không gặp cỏ tranh thơm cũng được. Ngài Kim Cang Trí dịch rằng: Lấy nhánh thạch lựu hay các loại cỏ tranh trắng thơm niệm tụng Thần chú đập phủi đó.

7-Lại phép nữa: Nếu người mắc trọng bịnh tụng Chơn ngôn 108 biến xưng tên người bịnh, lấy sữa bò tươi hộ ma tức lành bịnh.

GIẢI: Nghĩa là lấy các loại cỏ tranh thơm, trộn sữa tụng Chơn ngôn chú vào làm phép, bỏ vào trong lư lửa đốt gọi là Hộ Ma. Ngài Kim Cang Trí dịch rằng: Lấy cỏ tranh để trong sữa bơ niệm tụng 7 biến Thần chú bỏ vào trong lửa thiêu đốt, khiến cho bay khói xông lên người bịnh, tức người bịnh được lành. Nói Tô ấy là bơ, nghĩa là lấy sữa bò nấu luyện thành lạc tức sữa chín, lấy lạc sữa chín nấu luyện thành lạc tức sữa chín, lấy lạc sữa chín nấu luyện thành sanh tô tức bơ, lấy sanh tô nấu luyện thành thục tô tức tô ma, lấy thục tô nấu luyện thành đề hồ.

8-Lại phép nữa: Nếu có trẻ hài nhi khóc dạ đề (khóc ban đêm) khiến đứa gái nhỏ bên mặt xe chỉ, tụng Chơn ngôn gia trì gút 21 gút, đeo nơi cổ trẻ hài nhi tức không khác dạ đề nữa.

GIẢI: Các bộ khác dịch rằng: Khiến đứa gái nhỏ xe chỉ ngũ sắc, tụng một Thần chú lại một gút, mãn 21 gút, cho bệnh nhơn, trẻ nam hay nữ v.v… đeo nơi cổ, các ác ma quỷ mị bệnh tức được trừ khỏi.

9-Lại phép nữa: Trước gia trì nơi bạch giới tử (hạt cải trắng) 108 biến, nhiên hậu lấy giới tử tụng Chơn ngôn một biến ném vào người bị bệnh quỷ mị. Mãn 21 biến quỷ mị kia chạy trốn, người bệnh trừ khỏi.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch rằng: Hoặc lấy bạch giới tử để trong sữa bơ, lấy một ít giới tử tụng Thần chú một biến ném vào trong lửa một lần, như vậy trải qua 21 lần bệnh liền trừ khỏi.

10-Lại phép nữa: Hoặc có bệnh quỷ mị, lấy Cù ma di thoa một tiểu đàn, lấy than trấu vẽ nơi đất làm thành hình quỷ mị, tụng Chơn ngôn, lấy thạch lựu làm các roi gậy, quỷ kia khóc la trốn bỏ chạy mà đi.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch: Ðồng với pháp này. Ngài Ha La dịch: Bảo người bịnh đứng trước, lấy mực vẽ hình người bịnh kia, tụng Thần chú trong nhánh dương liễu đánh nơi hình vẽ đó cũng được trừ lành. Cù ma di đây nói là ngưu phẩn, phân trâu ở Tuyết sơn ăn toàn loại cỏ thơm, nên phân của nó dùng để đắp các đàn tràng tu Mật tông.

11-Lại phép nữa: Hoặc người bị quỷ mị làm đau ốm, mà người bệnh ở viễn xứ xa xôi, không thể tự đến được, hoặc người trì tụng không đến nơi bệnh nhơn, lấy nhánh dương liễu hay nhánh đào hoặc cành hoa, gia trì Thần chú 108 biên, sai người đem đến chỗ bệnh nhơn, hoặc lấy hoa bảo người bệnh ngửi, hoặc lấy hoa đánh bệnh nhơn, quỷ mị tức đi, người bệnh liền khỏi.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch: Bảo người đem đi nói người kia rằng: Ngươi đi. Ngài tên … sai ta đem roi về đánh ngươi đây, ngươi nếu không đi bị tổn đó, ngươi không được lảng vảng, nếu không đi roi đánh, tức đi.

12-Lại phép nữa: Nếu bị rắn mổ, hoặc bị quỷ nữ Noa kiết nễ bắt giữ, đi xung quanh bệnh nhơn tụng Chơn ngôn, bệnh kia liền khỏi.

GIẢI: Ði quanh bệnh nhơn tụng Thần chú vài vòng, tức khỏi.

13-Lại phép nữa: Nếu người mắc bệnh ung nhọt sưng v.v… và bị các độc trùng cắn, lầy đàn hương nhồi dẻo hòa với đất làm bùn, tụng Chơn ngôn 7 biến thoa lên mụt ghẻ, tức lành.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch: Bảo lấy huân lục hương hòa với đất nước tịnh thủy, thoa nơi mụt, ung nhọt, ghẻ lở, tức lành.

14-Lại phép nữa: Nếu người đi đường tụng Chơn ngôn này, không bị giặc cướp làm thương tổn, cũng xa lìa các nạn ác cầm thú.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch: Nếu đi đường hiểm trở trong ban đêm thường niệm chú Chuẩn Ðề, không bị giặc cướp, cọp beo, ác quỷ, các chỗ nạn sợ sệt, trì tâm niệm tụng để làm hộ thân, thì các nạn kia liền được tự diệt, nếu khi đi khất thực, thường trì chú này, không bị người ác, các loài chó dữ xâm hại, khất thực được dễ dàng.

15-Lại phép nữa: Nếu có sự lý luận tranh tụng đấu tranh và đàm luận cầu hơn, tụng Chơn ngôn này là thắng mạnh hơn hết.

GIẢI: Chuẩn Ðề Chơn ngôn cứng như chày Kim Cang, vật chi cũng đều đập nát không dám đương đầu, cho nên tranh tụng, lý luận, đàm thuyết, danh ngôn, pháp nghĩa, thảy đều được thắng.

16-Lại phép nữa: Nếu đi trong sông sâu biển lớn, tụng Chơn ngôn này không bị trôi chìm, và trong nước có các loài ác long, ma yết, cá sấu, cá mập làm tổn hại.

GIẢI: Ma yết đây nói rằng cá kình dài hơn mười mét, hoặc vài trăm mét, có thể nuốt các loại thuyền ghe lớn, nghĩa là các loại trùng rắn độc. Ngài Kim Cang Trí dịch: Hoặc bị rắn cắn, liền bảo người kia đi quanh niệm tụng vài vòng liền khỏi.

17-Lại phép nữa: Nếu bị giam cầm tù tội, người ấy trì tụng Thần chú Chuẩn Ðề này mau được giải thoát.

GIẢI: Thể của Bồ đề tâm tự tánh vốn không, xa lìa tất cả vật, cũng như hoa sen, tánh không bị nhiễm bùn dơ. Nay Thần chú này từ nơi tâm Bồ đề của chư Phật lưu xuất ra, cho nên trì tụng ấy, tự nhiên mau được giải thoát

18-Lại phép nữa: Nếu trong nước có tật bệnh, mười đêm lấy dầu mè, bột gạo thơm, hoà với bơ, mật, làm phép hộ ma tức được tai diệt, quốc độ an ninh.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch: Hoặc quốc độ mưa nắng không hòa, các loài lục súc, trâu, ngựa, bị dịch độc lưu hành; nên lấy dầu mè, bột gạo, đại mạch, gạo tẻ, đậu, bơ, mật, sữa tươi, sữa chưng chín, bạch nhũ mộc, các loại hương thơm đều để một bên. Thắp hương phát nguyện vì tất cả chúng sanh trừ khử tai nạn, tức tay thủ khế hộ thân tụng niệm, lấy các vật trước niệm tụng gia trì , bỏ vào trong lư lửa mà thiêu đó, như vậy bảy ngày, mỗi ngày ba thời, khi làm phép mỗi thời riêng tụng Thần chú đủ 1080 biến, tức được mãn nguyện, tất cả an vui, tất cả Tam-Bảo thảy đều hộ niệm, cũng hay thành tựu tất cả đại nguyện. Ngài Ha La dịch: Nên lấy bơ hòa với mè, dầu mè, bột gạo, dùng ba ngón tay lấy vật kia một nhúm, đọc Thần chú một biến, bỏ vào trong lửa thiêu, hoặc trải qua bảy ngày bảy đêm sáu thời như vậy nối nhau không dứt, tất cả tai dịch đều tiêu diệt. Nói thủ khế ấy là tay kiết ấn vậy.

19-Lại phép nữa: Nếu cầu giàu có nhiều của báu, mỗi ngày lấy các món ăn làm phép hộ ma tức được tiền tài của báu giàu có.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch: Nếu muốn cầu giàu có, lấy bột gạo dầu mè để trong bơ, sữa chưng chín, trong tay cầm chút ít, phát nguyện niệm tụng 7 biến bỏ vào trong lư lửa thiêu, tùy sức 7 ngày cho đến 49 ngày, tức được như nguyện. Ngài Ha La dịch: Lấy bơ hòa với gạo nếp tụng (chú 108 biến bỏ vào lửa thiêu đó, tùy tâm dã nguyện đều thành chắc chắn tài bảo tăng ích vậy.

Nói là Hộ ma ấy: Là các vật trước bỏ vào trong lư lửa thiêu để cúng dường. Kinh Tô Tất Ðịa nói: Nơi trước tôn tượng làm phép hộ ma, lư đảnh vuông một tấc tư, mặt bằng bề lượng sâu nửa tấc, bề cao bốn ngón tay. Lấy phân trâu và nước tiểu trâu ăn cỏ thơm ở núi Tuyết sơn để thoa dùng nước hương thơm sái vẩy. Hoặc làm cái lư tròn để chỗ niệm tụng kia, nếu ở trong phòng thất nên đem ra nơi ngoài có thể trông thấy tôn tượng mà xuyên ra cái lư, tùy sự nghiệp kia, y pháp mà làm các vật nhũ mộc v.v…và lấy hương hoa để bên hữu, đồ đựng hộ ma thiêu để bên tả, ngồi tòa cỏ mao (cỏ tranh). Nhiếp tâm lắng tịnh, trước tụng Bổn Tôn Chơn ngôn một biến (Thần chú Chuẩn Ðề), thỉnh an bổn tòa, y pháp cúng dường, nguyện đức Bổn Tôn thùy nạp phép thực hộ ma. Cây hộ ma có mười hai thứ, phương này không có, có thể dùng tử đàn hương (cây đàn hương tím), hoặc cây kiên thật nhũ mà thay đó, lấy nhánh ngay thẳng, dài hai ngón tay, hoặc mười ngón tay, đều chọn thứ mới tươi nhuận, xem trên dưới một mặt, để trong hương thủy rửa sạch, dầu bằng hướng bên ngoài, đầu thô hướng nơi thân, lấy sữa tươi, sữa chưng chín, bơ, mật, trộn hai đầu bỏ nơi trong lư lửa, như khi niệm tụng, để hai tay lại giữa hai đầu gối khi hộ ma thiên cũng nên như vậy. Hộ ma rồi, dụng bổn Chơn ngôn tịnh thủy, lấy tay đưa đi khắp nơi vẩy nước tán sái trong lư như vậy ba lần, hộ ma xong rồi như pháp đưa đi. Nếu lấy bơ mật dầu làm phép, phải dùng cái thìa đến chữ Ta Phạ Hạ, các tiếng chưa dứt liền rót vào trong lư, ban đầu lấy một thìa đầy bơ hộ ma (thiêu) một lần trong đó, thìa nhỏ thiêu (hộ ma) xong, trở ra lại lấy một thìa đầy bơ thiêu (hộ ma) một lần, trở lại hiến cúng ứ già cho đến cúng dường chuẩn theo như trước, trở ra lại kiết các ấn hộ thân, cho đến giải mới có thể đưa các Ngài đi, như sau sẽ rõ.

20-Lại phép nữa: Nếu muốn khiến người kính thương vui mừng ấy, trong câu Chơn ngôn xưng tên người kia, tức được hoan hỷ thuận phục.

GIẢI: Ngài Ha La dịch: Xưng danh tự người trước kia, đọc một câu Thần chú xưng tên một lần. Mãn 108 biến tức liền kính niệm.

21-Lại phép nữa: Nếu không có y áo niệm tụng tức được y áo.

22-Lại phép nữa: Trong ý mong cầu, niệm tụng đều được như ý.

GIẢI: Chuẩn Ðề Thần chútâm bảo của chư Phật, như ma ni châu ngọc, tùy niệm chúng sanh. Cho nên đều được như ý.

23-Lại phép nữa: Nếu người thân thể chi tiết đau nhức, gia trì trong tay 21 biến Thần chú, xoa bóp chỗ đau tức khỏi.

GIẢI: Nếu tự mình làm hoặc vì người khác làm đều được. 

14-Lại phép nữa: Nếu mắc bịnh sốt rét và đau đầu, niệm Thần chú gia trì nơi tay 21 biến xoa bóp cũng được trừ lành.

GIẢI: Các việc này đều được thành là nhờ sự tu hành trước hết, hoặc người tu hành trong thời gian dài, đã trì tụng Chuẩn Ðề Thần chú. Cho nên được tùy thủ ứng vật, thảy đều linh nghiệm, nếu ban đầu người mới trì tụng tu hành, Phạn âm chưa thuần thục, tâm không chuyên nhứt, chê bai không linh nghiệm, đắc tội rất nặng.

25-Lại phép nữa: Thoa đắp một đàn nhỏ, lấy một cái bát đồng đựng đầy tro củi thơm thanh tịnh, bảo đồng tử hai tay đè lên bát tro, người trì tụng nên tụng Thần chú, sứ giả của Bổn Tôn nhập vào thân của đồng tử, bát kia liền chuyển động, tức xuống lời đồng tử, tức tự kiết tam bộ tam muội gia ấn, tức tụng tam bộ Chơn ngôn, liền lấy đá mếm trơn viên phấn đưa qua cho đồng tử, đồng tử tức nơi trên đất họa vẽ việc quá khứ, vị lai, tốt xấu, lành dữ và thất lạc kinh luận, quên mất nghĩa khó, ấn chú, tức được biết rõ.

GIẢI: Trong đây không nói biến, hay là 108 biến, hoặc trì cho đến đồng tử tự kiết. Ấn chú làm hạn định.

26-Lại phép nữa: Hai bên quân địch nhau, viết Ðà Ra Ni này trên cỏ cây hoa, trei trên sào tre, bảo người kia tay cầm tụng Chơn ngôn, địch kia tức phá tán.

GIẢI: Vài điều trên đây như các nhà dịch đều thiếu.

27-Lại phép nữa: Nếu người nữ không có con trai hay con gái, lấy ngưu huỳnh, nơi trên vỏ cây hoa viết Thần chú này, khiến đeo không lâu sẽ có con trai con gái.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch: Nơi vỏ cây hay trên lá, viết Ðà Ra Ni này và vẽ hình đồng tử lấy vải lụa tím bọc lại, niệm tụng Thần chú 1080 biến, để trên cái búi tóc giữa đỉnh đầu, tức liền mang thai.

Có kẻ nói rằng: Bổn ý của chư Phật, khiến người đoạn các phiền não tham, sân, si. Nay cớ chi trở lại khiến người khởi tham niệm cầu các việc danh lợi ở đời ư? 

Ðáp: Ðây là sức diệu dụng phương tiện độ sanh không thể nghĩ bàn của chư Phật. Bởi vì có những chúng sanh không chịu cầu thẳng đến đạo quả Vô thượng Bồ đề, vả lại tùy lòng ham muốn của họe, khiến họ trì Thần chú hết thảy cầu mong đều được toại lòng, do oai lực của Thần chú không thể nghĩa bàn huân vào, tội nghiệp được tiêu diệt, giống Bồ đề thành tựu. Tự nhiên siêu phàm nhập Thánh, như Chơn ngôn này là cảnh giới của chư Phật, hàng thập địa Bồ Tát còn chẳng lường được, huống kẻ phàm phu suy nghĩa sao được ư? Nếu có đầy đủ trí nhãn, cần trọn ngày cầu, tức cùng với lý Bát Nhã tương ưng, đó chính là Phật thì đâu có chúng sanh mà khởi các phiền não tham…?

28-Lại phép nữa: Hoặc có người nữ chồng không kính trọng, lấy một cái bình mới đựng nước đầy, nơi trong bình để đồ thất bảo (vàng, bạc, ngọc v.v…) và các linh dược, ngũ cốc, bạch giới tử (hạt cải trắng) lấy dây lụa trắng cột nơi cổ bình, dùng Chơn ngôn gia trì 108 biến, bảo người nữ kiết căn bản ấn (ấn Chuẩn Ðề) để an trên đỉnh đầu, lấy nước ấy rót tưới vào đỉnh đầu, tức được yêu thương kính trọng, chẳng những kính trọng cũng được có con ở trong thai bền chắc.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch: Lấy tịnh bình đựng đầy nước thơm, đem để chỗ tịnh xứ, lấy ngưu phẩn (phân trâu ở Tuyết sơn ăn toàn cỏ thơm) thoa đắp Ðàn tràng niệm tụng 108 biến, như vậy bảy bình đều làm pháp này tại chỗ thanh tịnh, dùng hương hoa làm đạo tràng, lấy nước hương thơm trong bình tắm rửa, chồng liền vui vẻ thương yêu, cũng được có thai. Vợ không ưa chồng cũng làm phương pháp như trước. Bằng cứ trong một Ðại Tạng kinh, Ðà Ra Ni Thần chú gồm năm bộ:

1-Phật bộ các Thần chú của chư Phật.

2-Liên Hoa bộ các Thần chú của Quán Tự Tại Bồ Tát, chú của Trì Liên Hoa Bồ Tát.

3-Kim Cang bộ các chú của Kim Cang Thủ Bồ Tát, Chú của các vị Kim Cang thần.

4-Bảo bộ là Thần chú của chư Thiên.

5-Yết Ma bộ là các Thần chú của chư Quỷ Thần.

Năm bộ này mỗi bộ gồm có năm bộ. Tổng thành 25 bộ. Nay Chuẩn Ðề Chơn ngôn Thần chú bao gồm trì nhiếp thảy hai mươi lăm bộ. Cho nên tùy chỗ dụng đều được thành tựu.

29-Lại phép nữa: Người hành giả mỗi khi niệm tụng, kiết đại ấn tụng Chơn ngôn in tháp, mãn sáu mươi vạn biết việc sở cầu tức được đầy đủ. Quán Tự Tại Bồ Tát, Kim Cang Thủ Bồ Tát, Ða La Bồ Tát, tức vì hiện thân sở cầu như ý, hoặc làm vua trong cung A Tu La, hoặc được Bồ Tát Ðịa, hoặc được thuốc trường niên, hoặc được kính ái pháp thành tựu.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch: Nơi bên bờ biển lớn, hoặc trên bãi cát mé sông, lấy bản in hình tượng tháp, in trên bãi cát mé sông, làm hình tượng tháp. Niệm tụng một biến in thành một tháp. Như vậy mãn số sáu mươi vạn biến, tức được thấy Thánh giả Quán Tự Tại Bồ Tát v.v… tùy theo tâm nguyện đều được đầy đủ, hoặc thấy trao cho Thần tiên diệu dược, hoặc thấy thọ ký Bồ Tát, hoặc hiện tiền đến hỏi tùy nguyện mong cầu đều được các địa vị Bồ Tát. Nếu muốn cầu thông minh, lấy thạch xương hồ, ngưu huỳnh, mỗi thứ nửa lượng giã nhỏ làm bột hoà với bơ, nơi trước Phật làm đàn tụng niệm 5000 biến uống đó, tức được thông minh. Kinh Trì Minh Tạng nói: Nếu có người tu hành, muốn làm phép tối thượng thù thắng được thành tựu ấy. Nhứt tâm chuyên chú tinh cần tu tập, trước ở nơi bên bờ biển lớn tụng Chuẩn Ðề căn bản Chơn ngôn, tạo sa tháp (tháp cát) lục lạc xoa (60 vạn) rồi thì việc sở cầu quyết được thành tựu. Kim Cang Thủ cũng gọi Kim Cang Tạng.

30-Lại phép nữa: Nơi Bồ đề đạo tràng, ở trước Ðại Chế Ðể, tụng Ðà Ra Ni này, được thấy Thánh Tăng chung nói chuyện và Tất Ðịa thành tựu được chung kia đồng hành, tức đồng bực Thánh Tăng kia vậy.

GIẢI: Bồ đề đạo tràng tại Trung Thiên Trúc, nước Ma Kiệt Ðà. Phật ngồi nơi đó thành Ðẳng Chánh Giác, chọ nên gọi Chế Ðể, là tháp Phật vậy. Tháp này ở trong Bồ Ðề đạo tràng. Ngài Kim Cang Trí dịch: Nhiễu quanh bên hữu hình tượng cây Bồ đề, hành đạo niệm tụng 100 vạn biến, tức thấy Phật, Bồ Tát, La Hán, vì đó nói pháp, muốn theo Bồ Tát liền được tùy tùng, sở cầu như nguyện cho đến hiện thân thành đại chú Tiên, liền được đi đến mười phương Tịnh độ hầu hạ chư Phật, được nghe Chánh pháp. Lại muốn được thấy tất cả quỷ thần, lấy ngưu huỳnh niệm tụng Thần chú cho được pháp ra khỏi lửa, tức lấy thoa nơi đôi mắt và uống vào liền thấy. Trì Minh Tạng Nghi Quỹ nói: Tụng mãn số một Câu chi (100 ức) được A La Hán hiện thân và được lợi ích lớn, từ đó về sau đồng hành với A La Hán, cũng đồng oai đức với các Ngài.

31-Lại phép nữa: Nơi trên đảnh núi cao, niệm tụng một Câu chi biến (100 ức biến) Kim Cang Thủ Bồ Tát tức đem người này, lãnh 560 người đồng vào cung điện A Tô La, thọ mạng một kiếp, được thấy đức Di Lặc Bồ Tát, Thinh Văn Chánh pháp, nghe pháp rồi chứng được địa vị Bồ Tát không thoái chuyển.

GIẢI: Nói một kiếp đây là một tiểu kiếp có 1680 vạn năm, vào A Tô La cung là để chờ đức Di Lặc hạ sanh. Kinh Thượng Sanh nói: Ðức Bồ Tát Di Lặc ra đời nhằm lúc tuổi thọ con người là 56 vạn ức năm.

Chỗ cung A Tô La không phải là một, vả lại như chỗ Ngài Thanh Biện Luận sư đã vào, cung này ở Nam Thiên Trúc, cách thành phía nam nước An Ðạt La không xa, tại hang núi lớn, vách đá bao kín, Ngài Luận sư niệm Thần chú trong hạt cải trắng ném vào vách đá tự nhiên mở rộng, đón Ngài vào trong, đợi thấy đức Di Lặc giáng sanh.

31-Lại phép nữa: Trên núi Tỳ Bổ La (Núi đây ở Ma Kiệt quốc. Lại nói rằng: Chỉ có núi cao cũng được). Trước tượng tháp xá lợi niệm tụng, tùy sức dùng hương hoa cúng dường, xin vật để nuôi thân mạng, theo tháng ngày mùng một đến ngày rằm, tụng Ðà Ra Ni mãn 30 vạn biến, lấy ngày mãn đó, một ngày một đêm không ăn, bội thêm sự cúng dường, đến cuối đêm tức thấy Kim Cang Thủ Bồ Tát, đem người tu hành đến tự trong cung, vì hành giả chỉ bày cửa hang A Tu La, vào trong hang được cam lồ của trời, sống lâu bằng mặt trời, mặt trăng.

GIẢI: Ngài Kim Cang Thủ ấy, tay cầm Kim Cang xử, tiêu biểu nội tâm đầy đủ đại Bồ đề, ngoài đập nát các ma phiền não, lại tự thể bền chắc thành trí Kim Cang, đập phá núi tà kiến, chứng Kim Cang định, thường trong tay cầm cái bảo xử, cho nên gọi là Kim Cang Thủ Bồ Tát, nói đủ là Bồ Ðề Tát Ðỏa, Bồ đề nghĩa là Năng giác ngộ, Tát Ðỏa là Hữu tình. Nghĩa là tự mình hay giác ngộ, lại trụ ở trong sanh tử để giác ngộ tất cả các loài hữu tình vậy.

Ngài Kim Cang Trí dịch: Không nói trên núi, chỉ nói ở trước tháp, hoặc đứng trước tượng Phật, hoặc trước tháp Xá lợi. Ban đầu nói ở trước tháp ấy, hoặc Như Lai Bát Ðại Linh Tháp, hoặc Tháp Thân Kệ Tháp chứ chẳng những Xá lợi tháp vậy.

33-Lại phép nữa: Nơi Tam đạo Bảo Giai, chỗ Bảo Tháp từ trên trời xuống. Hành gaỉ xin ăn, nhiễu quanh tụng câu chi biến 100 ức biến, tức thấy Vô Năng Thắng Bồ Tát cùng nguyện vì nói diệu pháp, chỉ bày đạo Vô thượng Bồ đề, hoặc thấy A Lợi Ðể Mẫu, đem người này vào trong cung mình cho uống thuốc trường niên, hoàn đồng niên thiếu, đoan chánh đáng mừng. Lại được phục tàng của báu giấu kín, đại nhơn hứa khả, nên rộng làm lợi ích Tam-Bảo. Ðược tất cả Bồ Tát an ủi, chỉ bày chánh đạo cho đến Bồ đề đạo tràng.

GIẢI: Nếu người trì tụng Ðà Ra Ni này, cho đến chưa ngồi đạo tràng mà tất cả Bồ Tát đã làm bạn thắng hữu. Cho nên thường an ủi chỉ bày 37 món trợ đạo Bồ đề, khiến tinh tấn tu hành cho đến ngồi dưới cây Bồ đề thành Ðẳng Chánh Giác, cho nên nói rằng ngồi Ðạo tràng.

A Lợi Ðể Mẫu tức Quỷ tử mẫu, vốn gọi Hoan hỷ mẫu. Phục tàng nghĩa là của báu giấu kín trong lòng đất, chư Phật, Bồ Tát cho người kia đem về rộng làm lợi ích quần sanh, cúng dường ngôi Tam-Bảo, không được bỏn xẻn giấu cất tư dùng. Tam Ðạo Bảo GiaiTrung Thiên Trúc nước Tăng Già Xá, xưa Phật lên cung trời Ðao Lợi vì mẹ nói pháp ba tháng xong, từ trên xuống, Thiên Ðế Thích hóa làm ba đường báu, đường chính giữa là vàng ròng, bên tả ngọc lưu ly, bên hữu ngọc mã não, Phật từ chính giữa đi xuống. Sau vua A Dục đến chỗ đó kiến lập một Bảo Tháp vậy.

Ngài Kim Cang Trí dịch: Nếu ở trước Chuyển pháp luân tháp, hoặc trước tháp chỗ Phật giáng sanh, hoặc trước Bảo Giai tháp, hoặc trước tháp Xá lợi, nhiễu quanh bên hữu niệm tụng đủ 49 ngày, tức thấy hai vị Bồ Tát kia, tùy theo chỗ nguyện mong, thảy đều đầy đủ v.v…

Trì Minh Tạng nói: Bồ Tát cho Thánh dược biến thân người tu hành đầy đủ tướng tốt đẹp thù thắng, lại được tất cả Bồ Tát tiếp dẫn chứng đạo, cho đến mau ngồi Bồ đề đạo tràng.

34-Lại phép nữa: Nếu người không có túc căn lành, không có giống Bồ đề, không tu Bồ đề hạnh, vừa tụng một biến thì sanh mầm Bồ đề pháp, huống gì thường hay niệm tụng thọ trì.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí: Nếu đọc một biến tức được phần căn khí sanh mầm Bồ đề, huống thường tụng trì mà không biếng trễ, do đây thiện căn mau thành Phật chủng, vô lượng công đức thảy đều thành tựu.

Ngài Ha La dịch: Nếu được nghe pháp đại Chuẩn Ðề Ðà Ra Ni này, mau chóng chứng quả Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Nếu người nhớ trì tụng niệm thường không trễ bỏ tâm Phật Mẫu Ðại Chuẩn Ðề Ðà Ra Ni này, vô lượng thiện căn đều được thành tựu.

Khi Phật nói pháp Ðại Chuẩn Ðề Ðà Ra Ni này, vô lượng chúng sanh xa lìa trần cấu, được Ðại Chuẩn Ðề Ðà Ra Ni, Ðại Minh Chú Công Ðức, được thấy mười phương chư Phật, Bồ Tát và hết thảy các Thánh chúng làm lễ lui về.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5826)
Này các Tỳ-kheo, ta cho phép học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā)
(Xem: 5002)
Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giảthể đạt được là quả vị A-La-Hán.
(Xem: 4388)
Định học là một chi phần quan trọng trong Tam vô lậu học giới, định, tuệ .
(Xem: 4680)
Trí tuệ là sự thấu hiểu, là kiến thức liên quan đến tư tưởng đạo đức giúp ta đi sâu vào đặc điểm và biểu hiện của các đạ o lộ thông qua sự nỗ lực tinh tấn.
(Xem: 4722)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau, nhưng...
(Xem: 5881)
Có một chuyện rất khoa học, tôi không bắt quý vị phải nhắm mắt tin Phật nhưng tôi cho quý vị một gợi ý.
(Xem: 3318)
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
(Xem: 5289)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn
(Xem: 2953)
Hạnh phúctrạng thái cảm xúc khi ta thỏa mãn được nhu cầu nào đó của bản thân. Hạnh phúc khi được nhận. Có một loại hạnh phúc khác mà cảm xúc mang đến cho bạn nhiều hơn nữa: Đó là hạnh phúc từ sự cho đi.
(Xem: 4170)
Kỳ thực, trên đời này không ai có thể khiến chúng ta đau khổ ngoài chính bản thân mình, và cũng không ai có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta ngoài bản thân mình ra…
(Xem: 5314)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.
(Xem: 4284)
Đã gần vào Hạ mà đức Thế Tôn vẫn chưa khuyên giải được mâu thuẫn giữa hai nhóm Tỳ-kheo đều là đệ tử của Ngài.
(Xem: 3341)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu.
(Xem: 6374)
Bài kinh "Thanh Tịnh" là bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 5364)
Sa-môn (Samana), Tỳ-kheo (Bhikkhu) hay Bí-sô (Bhiksu) là những danh xưng chỉ cho vị tu sĩ Phật giáo.
(Xem: 4651)
Kinh Trung A-Hàm được dịch sang Hán đầu tiên vào niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười chín (383) do một nhóm các vị tăng nhân người Ấn Độ nói chung thực hiện.
(Xem: 6269)
Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tu tập được kinh nghiệm từ chính Đức Phật.
(Xem: 6125)
Tâm lý thường tình của con người là tò mò, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường, nên ...
(Xem: 3912)
Chúng sinh trong cõi “Dục giới” luôn chạy theo tìm cầu để hưởng thụ năm thứ dục lạc nên gọi là ngũ dục. Ngũ dục, chính là năm thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc.
(Xem: 6049)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đờisự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.
(Xem: 4651)
Về mặt ngôn từ, thì chữ “công đức” là được dịch nghĩa từ chữ “punna” trong tiếng Pali. Tiếng Anh dịch thành chữ “merit”.
(Xem: 4815)
Nguyên nhân của sanh tử được nêu rõ trong Thập nhị nhân duyên, thuộc giáo lý căn bản của Phật giáo.
(Xem: 3404)
tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiếng, lễ lạy
(Xem: 6300)
Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là ‘aggregates’ uẩn.
(Xem: 4970)
Ba-la-mật (pāramī or pāramitā) là các pháp hành để hoàn thiện nhân cách được nói đến trong kinh điểnchú giải, nhất là phần Hạnh Tạng thuộc Tiểu Bộ kinh.
(Xem: 3561)
Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’ mà cũng không ai ‘ban’ cho cả.
(Xem: 3499)
Mọi hiện tượng và sự vật trên thế gianhoàn vũ này không bao giờ độc lậptồn tại, mà do nhân duyên hòa hợp tạo thành.
(Xem: 5707)
Quan điểm thống nhất trong kinh điển là: sát sanh vi phạm giới luật đầu tiên và chiến tranh là sai lầm ngay cả khi chiến đấu cho mục tiêu phòng thủ hay tấn công.
(Xem: 4266)
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.
(Xem: 6023)
Niết-bàn là phước lạc tối thượng, một trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu. Không thể trải nghiệm hạnh phúc của Niết-bàn bằng các giác quan mà bằng cách làm cho chúng tịch lặng.
(Xem: 5270)
Trong những bài pháp ngắn gọn, súc tích nhất để hướng dẫn tu hành khi chưa có giới bổn Patimokkha, Chư Phật đã chỉ ra con đường sống đạo,
(Xem: 3705)
Định hướng cuộc đời để đạt được mong muốn thích đángyếu tố quan trọng giúp cho ta thăng tiến trên đỉnh cao của sự giác ngộgiải thoát.
(Xem: 3791)
Hơn bao giờ hết, những bản dịch kinh điển rõ ràng dễ hiểu, được chú giải thận trọng, được thẩm định kỹ lưỡng trước khi đến tay người học Phật đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng.
(Xem: 3721)
Nếu đời là vô thường, sự sống có giới hạn thì phải chăng con người ta khi sống nên có một chút ý nghĩa. Bạn ước mong gì?
(Xem: 3547)
Mong ước của tôi là chúng ta sẽ có dịp đồng hành cùng nhau trên hành trình tâm linh siêu việt của bạn.
(Xem: 5389)
“Tất cả những cảm thọ mà một người nhận chịu dầu đó là lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ, người nào quan niệm như vậy là tà kiến”.
(Xem: 4044)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương pháp giảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau.
(Xem: 4397)
Đất Phù Nam (Funan) bao trùm cả một phần Việt Nam, Căm Bốt (Cambodia), Mã Lai (Malaysia) và Thái Lan (Thailand).
(Xem: 5845)
Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo
(Xem: 3146)
Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta.
(Xem: 3089)
Đạo từ tâm sinh. Đi học đạo là học cho ta, để nhận chân được tự tâm, để tạo nên cái phẩm giá của ta
(Xem: 3901)
Người ngu si thiếu trí tuệ biến tự ngã của mình thành kẻ thù, lại tưởng kẻ thù của mình ở bên ngoài nhưng chính mình là kẻ thù của mình đó.
(Xem: 4880)
"Nầy các Tỳ Kheo, ta sẽ giảng dạy, và phân tích cho các ông nghe về con đường cao quý có tám phần. Khi ta nói, các ông hãy chú ý và lắng nghe."
(Xem: 3591)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu...
(Xem: 3072)
Có thể nói ngày nay, chiến tranh, hận thù, thương yêu, ghét bỏ, kỳ thị, náo động trên thế giới… đều do tà kiến mà ra.
(Xem: 4607)
Luật nhân quả có lẽ ai cũng biết và hầu như ít nhiều ai cũng tin. Tuy nhiên, để có được niềm tin không lay chuyển vào quy luật tự nhiêncông bằng ấy thì lại không dễ,
(Xem: 4762)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức
(Xem: 3475)
Không ai có thể nói trước được chuyện gì sẽ xảy ra ở ngày mai, mặc dù ngày mai mặt trời vẫn lên.
(Xem: 4012)
Nhà Phật thường nhắc đến đạo lý sống Trung Đạo. Cái gọi là Trung Đạo chính là không đi theo hướng cực đoan, quá mức.
(Xem: 4750)
Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.
(Xem: 3596)
Hiện nay, quý vị trẻ thường thích thể hiện mình theo nhiều cách mà mọi người vẫn thường gọi chung chung là muốn khẳng định cái tôi.
(Xem: 3621)
Sắc thanh hương vị xúc pháp cấu thành thế giới của con người chúng taduyên sanh, vô tự tánh, bất khả đắcvô sở hữu
(Xem: 5169)
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā, trong đó dharma là pháp, là những lời dạy của Đức Phật, mudrā là dấu ấn, là khuôn dấu, là đặc chất, là tiêu chuẩn.
(Xem: 4180)
Phật giáo cho rằng, mọi việc thành bại, li hợp ở đời đều không nằm ngoài nguyên tắc "nhân duyên quả báo".
(Xem: 3307)
Buông bỏ phiền não, trước hết là để giải tỏa mọi ưu tư, khiến người ta hạnh phúc.
(Xem: 3015)
Có những nhân quảnhân tạo trong đời này nhưng quả có khi phải qua đời sau hoặc những đời sau mới trỗ.
(Xem: 3052)
Sự quán sát, quán chiếu khởi từ danh tướng - danh là hương, là vị; tướng là những tính chất đặc trưng của chúng
(Xem: 3130)
Phật tử, tôi tâm đắc phần thuyết giảng về ái ngữ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(Xem: 3130)
Ai cũng mong trong cuộc sống có rất nhiều niềm vui và thật ít nỗi buồn.
(Xem: 3502)
Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant