Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 8. Các Đại Đệ Tử Của Đức Phật

06 Tháng Chín 201000:00(Xem: 7536)
Chương 8. Các Đại Đệ Tử Của Đức Phật

TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT
Thích Chơn Thiện
Nhà xuất bản Phương Đông

Chương tám

Các đại đệ tử của Đức Phật

Tất cả các Tỳ-kheo y theo lời Phật dạytu hành đạt Thánh quả đều là những đệ tử lớn của đức Phật. Tùy theo nghiệp quả trong quá khứ, tùy theo nỗ lực tu tậpcơ duyên đưa đẩy của từng vị, việc đạt Thánh quả có cấp độ và hình thức khác nhau. Tăng-già của đức Phật được cái cơ duyên lớn là trực tiếp nhậm sự giáo huấn của bậc Đại Giác Ngộ cho nên hàng Thánh giả thật đông đảo, có đến nhiều nghìn vị.

Nói đến các đại đệ tử của đức Phật, truyền thống kinh thường nêu tên mười vị (gọi là Thập Đại đệ tử). Đó là:

1. Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất).
2. Tôn giả Moggallàna (Mục-kiền-liên).
3. Tôn giả Maha Kassapa (Đại Ca-diếp).
4. Tôn giả Anuruddha (A-nậu-lâu-đà).
5. Tôn giả Subuti (Tu-bồ-đề)
6. Tôn giả Punna (Phú-lâu-na).
7. Tôn giả Maha Kaccayana (Đại Ca-chiên-diên).
8. Tôn giả Upàli (Ưu-bà-ly).
9. Tôn giả Rahula (La-hầu-la)
10. Tôn giả Anada (A-nan).

Mỗi vị đều được Phật tuyên bố là đệ nhất về một mặt (như trí tuệ, thần thông, v.v... ).

Kinh điển chỉ ghi lại một số rất ít các vị A-la-hán. Tất nhiên còn quá nhiều vị chưa được đề cập tới. Ngay cả những tài iệu nói đến từng vị rải rác ở nơi này nơi khác cũng có chỗ bất nhất hay trùng hợp nhau...

Trong khuôn khổ hạn hẹp của cuốn sách này và của chương sách này, chúng tôi xin chọn lọc và nêu ra đây sơ lược tiểu sử của một số đại đệ tử của đức Phật thời bấy giờ, có tính cách liệt kê và nhằm bổ sung thêm một nét về đoàn thể Tăng-già thời đức Phật. Chúng tôi nêu lên những nam và nữ đại đệ tử của đức Phật, tất cả đều đắc quả A-la-hán, dựa theo những ghi chép của Kinh Tạng, Luật Tạng, đặc biệt trong hai cuốn Trưởng lão Tăng Kệ (Theragàthà) và Trưởng lão Ni Kệ (Therìgàthà); ngoài ra chúng tôi còn góp nhặt thêm một số tài liệu của các học giả đi trước. Sự sắp xếp thứ tự các vị như sau đây không nhất thiết là theo tầm quan trọng của từng vị.

Trước hết là:

Các nam tôn giả

1. Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất)

Ngài còn có tên là Upatissa, con của một gia đình Bà-la-môn danh vọng ở vùng Upatissa, gần Ràjagaha (Vương Xá). Tôn giả rất thông tuệ, học giỏi, rất được trọng vọng. Tôn giả có người bạn chí thân, sinh cùng ngày, là Tôn giả Moggallàna (Mục-kiền-liên). Cả hai cùng thọ học với vị thầy nổi danh là Sanjaya, và đều đạt được những thành quả cao vời, nhưng vẫn chưa được những thành quả cao vời, nhưng vẫn chưa thỏa mãn về các sở đắc của mình.

Một hôm Sàriputta gặp Tôn giả Assaji (Át-bệ hay Mã Thắng, hoặc Thuyết Thị) thuộc nhóm Tôn giả Kodanna (Kiều-trần-như) đang đi khất thực, và được Tôn giả Assaji giảng pháp cho nghe. Tôn giả vô cùng sung sướng được gặp Phật pháp, vội đến gặp Tôn giả Moggallàna thuật lại sự việc và cả hai cùng đến đảnh lễ đức Phật (bấy giờ cả hai Tôn giả đắc Tu-đà-hoàn, sau khi nghe phần giáo lý Duyên khởiTôn giả Assaji nói tóm tắt) xin gia nhập giáo đoàn.

Bốn tuần lễ sau (có tài liệu ghi chỉ hai tuần sau), Tôn giả đắc A-la-hán. Tôn giả được đức Phật khen là vị đệ tử Trí tuệ đệ nhất (ngang bằng Thế Tôn về mặt hiểu rõ Pháp giới), được xem là Trưởng tử của đức Phật, là Tướng quân Chánh pháp. Chính Tôn giả đã thay đức Phật điều hành, sắp xếp, giảng dạy Tăng chúng. Tôn giả thường tiếp tục buổi giảng của đức Phật khi đức Phật cảm thấy mệt mỏi thân, Tôn giả cũng thường thuyết pháp cho cả hội chúng. Tôn giả hướng dẫn và độ cho nhiều vị đắc A-la-hán. Tôn giả luôn luôn tỏ ra trí tuệ, tận tụy, nhiệt tâm, và khiêm tốn, được đức Phậtchư Tăng ca ngợi, xứng đáng là người kế vị đức Phật. Khi đã già, Tôn giả xin phép đức Phật được về quê nhà độ cho mẹ và nhập Niết-bàn tại đấy, trước ngày Phật nhập diệt vài tháng.

2. Tôn giả Maha Moggallàna (Đại Mục-kiều-liên)

Tôn giả vốn tên là Kolita, sinh tại Kalavalà, gần Ràjagaha, thuộc đẳng cấp Bà-la-môn, gia đình giàu sang và rất nổi tiếng. Tôn giả theo Tôn giả Sàriputta đến quy y đức Phật và xin gia nhập Giáo đoàn; chỉ trong bảy ngày sau, Tôn giả đắc A-la-hán (dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thế Tôn trong định) trong lúc sống độc cư trong rừng. Sau đó, Tôn giả về yết kiến Thế Tôn, vừa lúc Tôn giả Sàriputta đắc A-la-hán. Tôn giả Moggallàna được đức Phật khen là vị đệ tử Thần thông đệ nhất (ngang bằng Thế Tôn về mặt thần thông).

Nhiều tài liệu ghi rằng Tôn giả đã thi triển thần thông nhiều lần, quy phục rất nhiều ngoại đạo. Kế sát cạnh Tôn giả Sàriputta, Tôn giả cũng điều hànhgiáo dục Tăng chúng và độ cho rất nhiều vị đắc Thánh quả. Cùng với Tôn giả Sàriputta, Tôn giả xứng đáng tiêu biểu cho hàng trí thức thông tuệ của Tăng-gia thời đức Phật (gây uy tín lớn lao trong các đoàn Sa-môn và dân chúng thời bấy giờ). Khi về già, tôn giả bị bọn Ni-kiền-tử ganh ghét vì sự nổi danhtrả thù, phục kích lăn đá khiến Tôn giả bị tử thương. Đức Phật xác nhận Tôn giả đã nhập Niết-bàn ngay tại chỗ đó (chỗ ngộ nạn).

3. Tôn giả Maha Kassapa (Đại Ca-diếp)

Tôn giả vốn tên là Pippali Mavana, sinh tại Mahatittha, gần Ràjagaha, gia đình Bà-la-môn rất giàu có, nổi danh. Do cha mẹ nài ép, Tôn giả kết hôn với một thiếu nữ xinh đẹp, nết hạnh. Hai người cùng giao ước sống với nhau như bạn, chờ cha mẹ mất sẽ xuất gia. Sau đó, cả hai đều sống đời Sa-môn không nhà, rồi trở thành đệ tử đức Phật. Được thọ giới Tỳ-kheo với Thế Tôn, Tôn giả trở về Ràjagaha và đắc A-la-hán tám ngày sau đó.

Tôn giả tinh cần tu lập mười ba hạnh đầu đà, được Thế Tôn khen là đệ tử Đầu đà đệ nhất. Khi đức Phật nhập diệt, Tôn giả đang ở Uruvela, vội về đến Kusinagara, kịp châm lửa vào Kim quan của bậc Đạo sư, chứng kiến lễ hỏa táng (thiếu xá-lợi). Tôn giả kế thừa đức Phật, lãnh đạo Giáo hội, đứng ra tổ chức kỳ kiết tập thứ nhất, ghi lại những gì đức Phật đã dạy, làm cơ sở cho Tam Tạng giáo điển (Kinh, Luật, Luận). Rất lâu sau Tôn giả mới nhập diệt, khi tuổi đã quá già. Có truyền thuyết cho rằng Tôn giả còn nhập đại định tại một nơi nào đó ở Bodhi Gaya (hay ở núi Kê Túc thuộc Linh Thứu Sơn) chờ khi đức Phật Di Lặc ra đời.

4. Tôn giả Ananda (A-nan)

Tôn giả sinh ở Kapilavatthu, thuộc hoàng tộc dòng Sakya, anh em họ sinh cùng ngày với đức Phật nhưng nhỏ tuổi hơn nhiều. Xuất gia lúc Thế Tôn trở về thăm hoàng cung lần đầu tiên. Về sau Tôn giả được Thế Tôn chọn làm thị giả (lúc Thế Tôn năm mươi sáu tuổi thọ). Suốt hai mươi lăm năm Tôn giả tận tụy hầu hạ đức Phật. Chính nhờ Tôn giả cầu xin phụ thêm, đức Phật mới cho phép bà Mahapajapati (Ma-ha Ba-xà-ba-đề) thành lập Ni đoàn Tỳ-kheo. Tôn giả nổi danh là vị đệ tử Đa văn đệ nhất, tế nhị, nhu hòa thuyết pháp hay, thu hút người nghe.

Khi đức Phật nhập Đại Niết-bàn, Tôn giả chứng A-na-hàm (Tam thánh quả). Tôn giả bị Tôn giả Maha Kassapa phê phán nghiêm khắc về nhiều điều, và không được phép tham dự kỳ kiết tậpTôn giả chưa đắc quả A-la-hán. Tôn giả buồn bã vô cùng. Trong đêm trước ngày Kiết tập, Tôn giả nỗ lực phát triển thiền quán suốt đêm. Đến tảng sáng, khi Tôn giả chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế nằm, đầu chưa đặt đến gối thì Tôn giả bỗng chứng đắc A-la-hán. Được tham dự kỳ Kiết tập, tôn giả là vị đọc lại tất cả các Kinh đức Phật đã dạy mà Tôn giả đã nghe và ghi nhớ. Tiêu ngữ ở đầu mỗi Kinh mà ta luôn gặp: "Tôi nghe như vầy...", chính là lời của Tôn giả vậy.

5. Tôn giả Anuruddha (A-nậu-lâu-đà)

Tôn giả cùng quê và là con người cậu của đức Phật, được thọ hưởng giàu sang, quyền quý của gia đình. Xuất gia cùng lúc với các hoàng thích khác như Ananda... Tôn giả được Tôn giả Sàriputta hướng dẫn đề tài thiền quán, sau đó được đức Phật chỉ dạy thêm, Tôn giả đắc quả A-la-hán cùng với năng lực thần thôngtrí tuệ vô ngại, được đức Phật khen là đệ tử Thiên nhãn đệ nhất. Tôn giả trông coi lễ hỏa táng Kim thân Phật và nhập diệt sau đức Phật, tại Beluva, gần Vesali, được dân chúng Vajì nơi đây vô cùng kính mộ.

6. Tôn giả Upàli (Ưu-ba-ly)

Tôn giả thuộc dòng Sakya, chỉ giữ phần việc nhỏ, chuyên nghề hớt tóc. Đến tuổi trưởng thành cùng với các hoàng thích xuất gia theo đức Phật. Tôn giả tinh tấn tu học, đặc biệt rất chăm về giới luật, thường tham hỏi Phật về giới luật, được đức Phật khen là đệ tử Giới luật dệ nhất.

Nhận được đề tài Thiền quán, Tôn giả xin phép Thế Tôn vào rừng ẩn tu, nhưng Thế Tơn khuyên Tôn giả nên sống cạnh Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo để được phát triển về mọi mặt. Tôn giả vâng theo, nỗ lực tu tập và đắc A-la-hán. Chính Tôn giả là vị phụ trách đọc lại giới luật trong kỳ Kiết tập do Tôn giả Maha Kassapa chủ trì làm cơ sở cho toàn tạng Giới luật hiện nay.

7. Tôn giả Punna Mantanuputta (Phú-lâu-na Mãn-từ-tử)

Tôn giả sinh tại Donavatthu, gần Kapilavatthu, trong một gia đình Bà-la-môn. Tôn giả xuất gia khi còn trẻ, nỗ lực tu tập và đắc A-la-hán. Tôn giảbiệt tài thuyết pháp, hướng dẫn cho năm trăm người trong gia tộc xuất gia, tu tập và đắc A-la-hán. Đức Phật khen Tôn giảđệ tử Thuyết giảng đệ nhất.

8. Tôn giả Punna Sunasarata (Phú-lâu-na Du-lũ-na)

Tôn giả sinh tại cảng Suppàraka, xứ Sunaparanta. Tôn giả dẫn một đoàn thương gia đến Sàvatthi có việc, tại đây được nghe Thế Tôn thuyết pháp, khởi lòng tin và xin xuất gia. Sau một thời gian, Tôn giả xin Thế Tôn trở về tu tập tại quê nhà, mở rộng Chánh pháp cho dân chúng tại đây vốn là những kẻ chưa thuần. Sau đó, Tôn giả đắc A-la-hán.

Có thể nói Tôn giả là một trong những vị đầu tiên mở rộng phong trào truyền bá Phật giáo ra các vùng xa xôi, qua đường biển theo các thương nhân. Người ta kể rằng Tôn giả thích sống độc cư ở các sườn núi ven biển; có lần Tôn giả đã dùng thần thông cứu người anh ruột và cả đoàn người trên một chiếc thuyền khỏi đắm. Tôn giả mất tại quê nhà, giáo hóa hơn một nghìn nam nữ cư sĩ.

9. Tôn giả Subhùti (Tu-bồ-đề)

Tôn giả sinh tại Sàvatthi, em trai của Trưởng giả Cấp Cô Độc (Ànthapindika). Tôn giả chứng kiến sự việc người anh tận tụy thành tín, hiến dâng tinh xá Jetavana cho đức Phật và chư Tỳ-kheo mà phát tâm hoan hỷ đến đảnh lễ Thế Tốn, nghe Thế Tôn thuyết pháp, và liền xin xuất gia. Tôn giả nỗ lực thiền quán về lòng từ; sau đó đắc A-la-hán.

Tôn giả hành thiền cả khi đang đi khất thực, mở rộng lòng từ ái đối với mọi người. Đức Thế Tôn khen Tôn giảđệ tử Thanh tịnhvô tránh đệ nhất. Tài liệu kể rằng một lần vua Bimbisara hứa tặng Tôn giả một lều trú, nhưng rồi vua quên mất; Tôn giả vẫn tọa thiền ngoài trời. Từ đó trời không mưa, đe dọa hạn hán. Vua tìm hiểu sự việc, chợt nhớ đến lời hứa của mình, vội sai làm lều trú cho Tôn giả. Khi Tôn giả vào lều tọa thiền thì bên ngoài trời bắt đầu đổ mưa, dân chúng rất vui mừng.

10. Tôn giả Maha Kaccàyana (Đại Ca-chiên-diên)

Tôn giả sanh tại thành Ujjeni, trong gia đình Bà-la-môn; cha là cố vấn nghi lễ cho vua Candapajjota. Tôn giả, cùng bảy người khác, nghe đức Phật thuyết pháp và tất cả đều đắc A-la-hán; liền đó xin thọ Tỳ-kheo, gia nhập Giáo đoàn. Tôn giả là Tỳ-kheo giỏi về phân tích pháp lý, được đức Phật khen là vị đệ tử Luận nghĩa đệ nhất. Nhà vua có thỉnh cầu được nghe đức Phật thuyết pháp, đức Phật ủy nhiệm Tôn giả đến với vua, vua được nghe pháp khởi lòng tin và xin quy y Tam Bảo.

11. Tôn giả Rahula (La-hầu-la)

Tôn giả là con trai của Thái tử Siddhattha (Sĩ-đạt-đa) và Công chúa Yasodara (Da-du-đà-la). Khi đức Phật trở lại thăm hoàng cung lần đầu tiên, Tôn giả được xuất gia cùng với các hoàng thích. Bấy giờ Tôn giả được giao cho hai Tôn giả Sàriputta và Moggallàna hướng dẫn.

Tôn giả còn nhỏ tuổi (chừng mười tuổi) nên thường lười biếng, ít chịu nỗ lực tu tập, thường bị đức Phật quở trách. Sau đó, nhờ sự lưu tâm giảng dạy đặc biệt của hai Đại Tôn giả và của đức Phật, Tôn giả rất siêng năng tu học và đắc A-la-hán, được đức Phật khen là đệ tử ưa thích học tập đệ nhất. Từ đó Tôn giả giữ phần việc giảng dạy cho các tân Tỳ-kheo. Tôn giả tịch trước ngày thế Tôn nhập diệt.

12. Tôn giả Annà Kodannà (A-nhã Kiều-trần-như)

Tôn giả sanh tại Donavatthu gần thành Kapilavatthu, thuộc gia đình Bà-la-môn nổi tiếng. Tôn giả là một Ba-là-môn thông tuệ được vua mời vào cùng với bảy vị khác xem tướng cho Thái tử Siddhattha vừa ra đời. Tôn giả đã đoán về sau Thái tử sẽ là một vị Phật. Tôn giả đứng đầu trong năm vị Tỳ-kheo cùng Thái tử (Bồ-tát) tu khổ hạnh tại Uruvela. Thấy Bồ-tát bỏ lối tu khổ hạnh, cả năm vị bỏ Bồ-tát mà về Baranasì. Khi Thế Tôn thành đạo, cả năm vị đều được Thế Tôn hóa độ trong lần chuyển Pháp luân đầu tiên tại Isipatana, Migavana (Lộc Uyển), tại Baranasì. Cả năm Tôn giả sau đó đều đắc A-la-hán (năm ngày sau).

Như vậy Tôn giả Kodannà là vị Tỳ-kheo đầu tiên và là vị A-la-hán đệ tử đầu tiên của Giáo hội. Sau đó, tôn giả xin phép Thế Tôn về ẩn tu trong rừng sâu tại Saddantavana, gần hồ Mandàkini. Mười hai năm sau, Tôn giả trở lại bái biệt Thế Tôn rồi về nơi ẩn trú trong rừng mà nhập tịch.

13. Tôn giả Revata (Li-bà-đa)

Tôn giả là em ruột của tôn giả Sàriputta. Khi Tôn giả Sàriputta gia nhập Giáo đoàn, mẹ Tôn giả ép Tôn giả lập gia đình. Trong ngày cưới, người ta chúc Tôn giả sống lâu như bà nội của Tôn giả. Bấy giờ bà nội đã quá già, yếu đuối, bệnh hoạn, Tôn giả nghĩ rằng rồi vợ Tôn giả sẽ như thế mà kinh sợ. Tôn giả bỏ trốn đi ngay khi ấy, xin xuất gia với đức Phật. Sau khi nhận pháp từ Thế Tôn, Tôn giả vào ẩn cư trong rừng, nỗ lực thiền định rồi đắc A-la-hán. đức Phật khen Tôn giả là vị Độc cư thiền tịnh đệ nhất.

14. Tôn giả Pindola Bhàradvàja (Tân-đầu-lô Phả-la-đọa)

Tôn giả thuộc gia đình Bà-la-môn, con vị giáo sĩ hoàng gia của vua Udesa xứ Kosambi; Tôn giả tinh thông Phệ-đà, rất được giới thanh niên sùng mộ. Tôn giả chán nản bỏ đi đến Ràjagaha xin xuất gia với đức Phật. Được Phật giảng dạy, Tôn giả tinh cần tu học và đắc A-la-hán. Tôn giả luận giảng rất hay, phá được nghi ngờ của quần chúng. Đức Phật khen Tôn giả là vị đệ tử đệ nhất rống tiếng rống sư tử.

15. Tôn giả Maha Kappina (Đại Kiếp-tân-na)

Tôn giả là vua xứ Kukkuta, ham học hỏi, thường mời các nhà thông thái đến để tham luận. Tôn giả nghe các thương gia từ Savatthi đến kể rằng có đức Phật đang thuyết giảng và họ giới thiệu với Tôn giả về Tam Bảo. Tôn giả liền dẫn một đoàn tùy tùng đến tham bái đức Phật. Tất cả đều đắc A-la-hán và trở thành các Tỳ-kheo đệ tử Phật. Về sau, do Phật yêu cầu, Tôn giả thuyết pháp cho chúng Tỳ-kheo, độ được nhiều vị đắc Thánh quả. Đức Phật khen Tôn giả là vị Giáo giới đệ nhất.

16. Tôn giả Katiyàyana

Tôn giả sinh tại Ujjaynì, trong một gia đình giáo sĩ hoàng gia cho các vua họ Avanti. Chính Tôn giả cũng là Giáo sĩ của vua Candapradyota. Theo lệnh vua, Tôn giả đến thỉnh đức Phật về Ujjayinì giảng Pháp. Khi đến nơi, Tôn giả được Phật độ và đắc A-la-hán. Đức Phật ủy nhiệm Tôn giả thay đức Phật về lại Ujjiayinì thuyết pháp. Vua rất khen ngợi Tôn giả. Từ đó Tôn giả truyền bá Chánh pháp, mở rộng Tăng-già tại Ujjayinì. Sau đó Tôn giả đến sống gần đức Phật và thường đi thuyết pháp ở vùng châu thổ sông Hằng (Ganges). Tôn giả là một luận sư tài danh, được xem là một vị tổ của học phái A-tỳ-đàm. (Ghi chú: Tôn giả Katiyàyana ở đây khác với Tôn giả Katiyàna trong Trưởng lão Tăng Kệ - Thera. 45).

17. Tôn giả Upasena (Ưu-bà-tiên-na)

Cũng như Tôn giả Revata, Tôn giả là em của Trưởng lão Sàriputta. Sau khi xuất gia, Tôn giả sống theo hạnh đầu đà, giữ giới luật rất nghiêm khắc và đắc A-la-hán. Tôn giả sống trong một hang đá, một hôm bị một con rắn độc cắn, biết mình sắp chết, Tôn giả gọi Trưởng lão và các vị đồng tu khác, nhờ đem tôn giả ra khỏi hang, đặt ở ngoài trời, sắc mặt Tôn giả vẫn bình thản cho đến khi nhập tịch.

Người ta kể rằng sau đó thân thể Tôn giả bay lên không trung rồi biến mất. Đức Phật thường khen gương đạo hạnh của Tôn giả thực xứng đáng cho các Tỳ-kheo noi theo.

18. Tôn giả Bhaddiya (Ba-đề)

Tôn giả sinh tại Kapilavatthu, thuộc dòng hoàng tộc của Thế Tôn. Trong cung, Tôn giả đầy quyền thế, dư dật về vật chất, nhưng Tôn giả luôn có cảm giác sợ hãi, bất an. Khi được xuất gia, Tôn giả cảm thấy rất hạnh phúc, giữa hạnh đầu đà rất nghiêm túc, sau đó đắc A-la-hán. Tôn giả thường ca ngợi nếp sống trong rừng sâu tĩnh mịch. Tôn giả thường được đức Phật khen là vị Tỳ-kheo hoàng tộc thiện tu đệ nhất.

19. Tôn giả Lakuntaka Bhaddiya (Kiều-phạm Ba-đề)

Tôn giả sanh tại Sàvatthi, gia đình giàu sang. Tôn giả có tên là Bhaddiya nhưng vì thân hình quá thấp lùn nên có thêm tên là Lakuntaka Bhaddiya. Đặc biệt Tôn giả thuyết pháp với âm thanh dịu ngọt, rất thu hút người nghe nên đức Phật khen là vị đệ tửâm thanh vi diệu nhất. Một hôm nhân một phụ nữ trông thấy Tôn giả mà bỗng bật phá lên cười để lộ hàm răng trắng, Tôn giả lấy đó làm đề tài thiền quán và chứng A-na-hàm (Tam Thánh quả). Về sau, Tôn giả được Trưởng lão Sàriputta chỉ cho tu thân hành niệm, và theo đó Tôn giả đắc A-la-hán.

20. Tôn giả Radhà (La-đà)

Tôn giả sinh tại Ràjagaha, thuộc gia đình Bà-la-môn, khát khao chân lý, Tôn giả tìm đến đức Phật và xin xuất gia. Được đức Phật chấp nhận, Tôn giả tinh tấn tu tập, trí tuệ phát triển nhanh chóng. Tôn giả sống bên cạnh đức Phật, thường nổi danh thuyết giảng, luận giải về những vấn đề đột xuất. Đức Phật khen Tôn giảđệ tử Biện tài đệ nhất.

21. Tôn giả Nanda (Nan-đà)

Tôn giả là con vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và bà Mahapajapati (Ba-xà-ba-đề), tức em cùng cha khác mẹ với Thái tử Siddhattha (Bồ-tát). Biết được duyên nghiệpcăn cơ của Tôn giả, Thế Tôn, ngay trong lễ cưới của Tôn giả, đã khuyên Tôn giả xuất gia. Tôn giả miễn cưỡng theo Thế Tôn xuất gia. Tôn giả miễn cưỡng theo Thế Tôn về tịnh xá. Tại đây bậc Đạo Sư thuyết giảng hứa hẹn với Tôn giả về hạnh phúc của hàng Thánh giả. Tôn giả tự tiết chế, điều ngự lấy mình và nỗ lực thiền quán, sau đó Tôn giả đắc A-la-hán. Thế Tôn khen Tôn giảđệ tử Tiết chế đệ nhất.

22. Tôn giả Sunìta (Tu-nê-đa)

Tôn giả sinh tại Ràjagaha trong một gia đình tiện dân, nhà rất nghèo, Tôn giả sống bằng nghề đổ rác trong thành phố. Hành nghể hạ tiện, quần áo, thân người dơ bẩn, bị mọi người khinh bỉ, xa lánh. Một buổi sáng, khi Tôn giả đang gánh rác trên đường phố thì gặp Thế Tôn và đoàn Tỳ-kheo đang khất thực, thấy vẻ uy nghi, hiền hậu của Phật, Tôn giả quên lẩn tránh, cho đến khi đức Phật đến gần, Tôn giả giật mình bỏ gánh xuống vội nép vào một góc tường và chấp tay vái lạy. Đức Phật ân cần hỏi han Tôn giả, khuyên Tôn giả xuất gia. Tôn giả mừng rỡ, cảm động được làm đệ tử đức Phật. Đức Phật dạy cho Tôn giả đề tài thiền quán, nhờ nỗ lực tinh cần, Tôn giả đắc A-la-hán.

23. Tôn giả Ratuhapàla (Nại-tra-hòa-la)

Tôn giả sinh ở thành Thullakotthita, xứ Kuru, trong một gia đình trưởng giả, Tôn giả rất được cưng chiều, sống trong sung sướng xa hoa, nhưng lại xin cha mẹ xuất gia. Không được chấp thuận, Tôn giả quyết định nhịn đói cho đến chết. Cuối cùng cha mẹ phải ưng thuận. Được đức Phật dạy bảo, Tôn giả nỗ lực tiến tu và đắc A-la-hán.

Nhiều năm sau, Tôn giả được phép trở về thăm nhà. Đến khất thực trước nhà mình, nhận phần cơm thừa mà cô giúp việc sắp đem đổ. Người này nhận ra Tôn giả, thế là cả gia đình, cha mẹ, vợ cũ của Tôn giả mừng rỡ đón tiếp, rồi đưa ra tất cả những giàu sang của gia đình, vẻ đẹp của thê thiếp để cám dỗ Tôn giả. Tôn giả một mực khước từ, nghiêm trang giảng pháp cho cả gia đình, cảm hóa tất cả trở thành những cư sĩ thuần tín. Có tài liệu kể thêm rằng, sau đó, gia đình khóa kín cổng, dấu y bát của Tôn giả để Tôn giả khỏi ra đi, nhưng Tôn giả đã thi triển thần thông, vượt lên hư không mà đi.

24. Tôn giả Maha Kotthita (Đại Câu-hi-la)

Tôn giả sinh tại Sàvatthhi, trong một gia đình Bà-la-môn giàu có. Lớn lên, Tôn giả là một Bà-la-môn thông tuệđức hạnh. Tôn giả được Thế Tôn giảng dạy pháp, cho thọ Tỳ-kheo và dạy phương pháp thiền định. Tôn giả rất thiện xảo về thiền định, ít lâu sau, Tôn giả đắc A-la-hán, được Thế Tôn khen ngợi là vị đệ tử Thiền quán đệ nhất.

25. Tôn giả Sankicca (Ca-tịch-da)

Tôn giả thuộc gia đình Bà-la-môn nổi tiếng. Mẹ Tôn giả chết khi sanh Tôn giả, nhưng người ta đã cứu sống được Tôn giả. Lên bảy, Tôn giả rất xúc động khi được nghe kể về cái chết của mẹ, liền xin xuất gia. Tôn giả được Trưởng lão Sàriputta hướng dẫn, đặc biệt, Tôn giả đắc A-la-hán khi đang cạo tóc. Người ta còn kể rằng về sau, Tôn giả đã hy sinh thân mình để cứu ba ngàn Tỳ-kheo khỏi tay bọn cướp.

26. Tôn giả Bhaddala (Bạt-đà-la)

Sinh tại Sàvatthi, trong một gia đình giàu sang. Cha mẹ hiếm muộn con, cầu đảo mãi vẫn không được; cuối cùng xin đức Phật gia hộ, nguyện nếu có con sẽ đem đến dâng Phật. Thế Tôn giao Tôn giả cho Tôn giả A-nan dạy bảo, chỉ trong một đêm, Tôn giả đã chứng đắc A-la-hán. Sáng hôm sau, Thế Tôn gọi Tôn giả đến cho thọ Đại giới Tỳ-kheo.

27. Tôn giả Yasa (Da-xá)

Tôn giả sinh tại Baranasì (Ba-la-nại) trong một gia đình rất giàu có. Được cha mẹ nuông chiều, cho nhiều nhà cửa và người hầu hạ. Một đêm kia, Tôn giả thấy chán cảnh giàu sang, khổ vì không tìm thấy lẽ sống ở đời, liền trốn nhà ra đi đến Isipatana. Tại đây gọi Tôn giả gặp đức Phật đang đi dạo. Thế Tôn gọi Tôn giả đến, giảng Tứ đế cho Tôn giả, Tôn giả liền đắc A-la-hán. Sau đó, Tôn giả thuyết pháp, khuyến khích nhiều bạn bè, thân thuộc đến với đức Phật. Rất nhiều vị chứng quả Thánh.

28. Tôn giả Angulimàla (Ương-câu-lê-ma-la)

Tôn giả có tên là Himsaka, sau được đổi là Ahimsaka (Vô hại), con của vị giáo sĩ hoàng gia của vua Kosala. Tôn giả thọ học tại Takkasila, rất tôn kính thầy, nhưng bị bọn xấu dèm pha. Tôn giảsức mạnh, chí khí cương quật nên khi thầy nghe kẻ xấu mà yêu sách mình, liền bỏ học, phẫn chí vào rừng Jalini làm tướng cướp chận bắt giết người, lấy ngón tay kết vòng đeo cổ. Do đó người ta gọi Tôn giả là người đeo tràng hoa bằng các ngón tay (Angulimàla). Vua treo giải thưởng cho ai bắt hay giết được Tôn giả. Mẹ của tôn giả nghe vậy sợ hãi, tìm đến báo cho Tôn giả biết.

Trong cơn giận dữ, Tôn giả toan giết cả mẹ đế lấy ngón tay, thì vừa khi đức Phật xuất hiện cản ngăn Tôn giả. Tôn giả bỏ ý định giết mẹ mà quay sang đuổi bắt giết vị Sa-môn vừa xuất hiện (Phật). Phật thi triển thần thông và đem lòng đại từ cảm hóa Tôn giả. Tôn giả lạy Thế Tôn xin xuất gia. Sau đó không lâu, Tôn giả đắc A-la-hán. Từ đó, trên đường khất thực, Tôn giả thường bị dân chúng ném đá và mắng chửi, Tôn giả nghĩ đấy là những dịp để chịu đựng, kham nhẫn cho tiêu tan nghiệp chướng cũ. Tôn giả về sau là vị Tôn giả biểu hiện lòng Từ rất nhiều đối với đời.

29. Tôn giả Uruvela Kassapa (Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp)

Tôn giảanh cả trong ba anh em ruột rất tinh thông giáo lý Bà-la-môn. Mỗi người lần lượt theo thứ tự, có năm trăm, ba trăm, hai trăm đệ tử đang là các ẩn sĩ đạo hạnh.

Tôn giả tu tại Uruvela, xứ Magadha và đã đắc một số thần thông. Bấy giờ Giáo đoàn Tỳ-kheo vừa được thành lập. Đức Phật cùng một số ít Tỳ-kheo từ Baranasì (Ba-la-nại) trở lại Uruvela. Tại đây, đức Phật nhiếp phục con trăn dữ, Tôn giả thấy thế nên rất kính mộ. Được đức Phật thuyết pháp, Tôn giả mừng rỡ cùng với hai người em và một ngàn đệ tử (của cả ba vị) xin quy y đức Phậtgia nhập Giáo đoàn Tỳ-kheo. Tôn giả, hai em, và rất đông các đệ tử đắc A-la-hán.

30. Tôn giả Baddaji (Bạt-đà-đi)

Tôn giả sanh tại Avanti, phía đông Magadha trong một gia đình đại trưởng giả. Thời trẻ, sống rất xa hoa. Bấy giờ, đức Phật từ Sàvatthi đến trú tại đây (Avanti) ba tháng. Khi Thế Tôn sắp ra đi, dân chúng tụ tập đến cúng dườngnghe pháp. Tôn giả cũng mở tiệc riêng, mời khách rất đông mà không ai đến dự. Hỏi ra mới biết mọi người đều đổ xô về nghe Thế Tôn thuyết pháp; Tôn giả bèn dẫn một đoàn tùy tùng đến nghe Pháp. Đang nghe, Tôn giả liền đắc A-la-hán. Thế Tôn đề nghị cha mẹ Tôn giả cho phép Tôn giả nhập Giáo đoàn. Thế là Tôn giả cùng đoàn Tỳ-kheo đến Koti.

Kinh chép rằng, sau đó một số Trưởng lão bất bình Tôn giảTôn giả không đứng lên chào họ trong khi sự thực Tôn giả đang nhập thiền, khi Thế Tôn cùng đoàn Tỳ-kheo sắp lên bè qua sông Ganges (sông Hằng). Thế Tôn biết sự việc ấy, khi bè ra giữa sông Thế Tôn bảo Tôn giả hãy thi triển thần thông. Theo lời dạy, Tôn giả làm cho cả những tòa cung điện từ dưới nước nổi lên, đấy là cung điện của vua Panada, tiền kiếp của Tôn giả thời xa xưa.

31. Tôn giả Dàsaka

Tôn giả là con một người giúp việc (nô lệ) của Trưởng giả Ànathapindika (Cấp Cô Độc), ở Sàvatthi. Lớn lên, giữ việc gác cổng tinh xá Jetavana. Biết được nhiệt tâm mong mỏi xuất gia của Tôn giả, Trưởng giả Cấp Cô Độc bạch xin Thế Tôn cho Tôn giả xuất gia. Sau khi tu, Tôn giả lại tỏ ra lười biếng, ưa thích ngủ nghỉ. Sau bữa ngọ, Tôn giả thường đến một gốc cây vắng ngủ. Một hôm Thế Tôn thấy, liền đọc lên bài kệ nói lên sự nguy hiểm của việc ham ăn, ham ngủ. Tôn giả xúc động, hoảng sợ tu tập. Chẳng bao lâu Tôn giả đắc A-la-hán.

32. Tôn giả Cula Pantaka (Châu-lợi Bàn-đa-già)

Tôn giả sinh tại Ràjagaha, cùng với anh ruột là Maha Pantaka xuất gia thọ Tỳ-kheo giới. Anh Tôn giả thì thông minh, nhặm lẹ, không bao lâu thì đắc A-la-hán. Tôn giả thì chậm lụt, học mãi vẫn tối tăm, ký ức tồi kém, đến nỗi anh Tôn giả phải bảo Tôn giả quay về sống đời cư sĩ. Tôn giả buồn khổ từ giã nơi tu học, đang đứng tần ngần trước cổng tinh xá, thì được Thế Tôn trông thấy. Thế Tôn ân cần dẫn Tôn giả vào trong, ban cho Tôn giả một cái khăn sạch, bảo Tôn giả lau sạch, dặn Tôn giả trú tâm vào cái khăn ấy mà nỗ lực thiền quán. Liền ngay sau đó Tôn giả đắc A-la-hán, thông suốt Tam tạng Giáo điển và có thần thông vi diệu.

33. Tôn giả Subhadda (Tu-bạt-đà)

Tôn giả là một Bà-la-môn thông tuệ, thuộc hàng Bà-la-môn trưởng thượng. Bấy giờ, Tôn giả đã già (ngoài tám mươi tuổi) đang là du sĩ, nghe tin Thế Tôn sắp nhập diệt tại Kusinagara, trong rừng Sàla của bộ tộc Mallà, Tôn giả vội đến bái yết Thế Tôn. Thấy Thế Tôn đang nằm dưới bóng cây, Tôn giả ba lần xin Tôn giả Ananda được vào bái kiến Thế Tôn, nhưng đều bị từ chối. Thế Tôn hay được, liền cho gọi Tôn giả đến, thuyết giảng Tứ đế cho Tôn giả nghe, Tôn giả xin thọ Đại giới, sau đó ít lâu thì Tôn giả đắc A-la-hán, Tôn giả Subhadda là vị A-la-hán cuối cùng được Thế Tôn độ khi Thế Tôn còn tại thế.

* * *

Các nữ Tôn giả

1. Nữ Tôn giả Maha Pajapati Gotamì (Ma-ha Ba-cà-ba-đề hay Kiều-đàm-di)

Nữ Tôn giả sinh tại Devadaha, thuộc vương tộc Maha-Suppa Buddha (Thiện Giác). Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) cưới Gotami và chị của Gotami là Mahà Màya. Hòang hậu Màya sau khi sinh Thái tử Siddhattha (Bồ-tát) bảy ngày thì thác sinh về Đâu-suất. Nữ Tôn giả là dì ruột và là mẹ kế của Thái tử. Khi Thế Tôn về thăm hoàng cung lần thứ hai để độ cho vua Tịnh Phạn đang hấp hối; thì khi đó, nữ Tôn giả xin phép Thế Tôn cho nữ Tôn giả xuất gia (vào dịp Thế Tôn thăm hoàng cung lần thứ nhất, ba năm sau ngày Thành đạo, nữ Tôn giả đã chứng quả Tu-đà-hoàn) cùng với năm trăm Thích nữ khác và được thành lập Ni đoàn Tỳ-kheo đệ tử Phật, đức Thế Tôn từ chối. Nữ Tôn giả không nản chí, cạo tóc, khoác cà-sa, theo chân Thế Tôn đến Vesali tiếp tục cầu xin, Thế Tôn lại từ chối. Sau đó, nhờ Tôn giả Ananda khẩn khoản tìm cách bạch xin Thế Tôn, Thế Tôn mới thuận cho với điều kiện tôn trọng "Bát Kỉnh pháp".

Từ đó, nữ Tôn giả tinh cần hành đạo và đắc A-la-hán. Nữ Tôn giả đã được phép Thế Tôn thay Thế Tôn lãnh đạo Ni đoàn.

2. Nữ tôn giả Khema

Nữ Tôn giả sinh tại Sàgala, xứ Magadha trong dòng hoàng tộc. Nữ Tôn giảnhan sắc rực rỡ được vua Bimbisara tuyển làm hoàng hậu. Vua mong nữ Tôn giả (Hòang hậu) đến Veluvana (Trúc Lâm tinh xá) tham bái Thế Tôn, nữ Tôn giả thoạt đầu e ngại không dám đi, vì sợ Thế Tôn chỉ trích lòng tự hãnh về nhan sắc lộng lẫy của nữ Tôn giả. Sau đó, vua đã lập chước đưa hoàng hậu đến gặp Thế Tôn trong bối cảnh sắp đặt như là tình cờ. Trưởng lão Ni Kệ kể rằng Thế Tôn đã thị hiện thần thông hóa hiện một thiếu nữ, đẹp đẽ vượt xa hoàng hậu, đứng hầu quạt Thế Tôn. Rồi thiên nữ trở nên già nua, xấu xí và quỵ ngã xuống. Hòang hậu Khema bừng tỉnh và đắc A-la-hán ngay tại chỗ.

Vua Bimbisara chấp thuận cho nữ Tôn giả xuất gia. Đức Thế Tôn khen nữ Tôn giả là Tỳ-kheo ni có Trí tuệThiền quán đệ nhất.

3. Nữ Tôn giả Uppalàvana (Liên Hoa Lâm)

Nữ Tôn giả sinh tại Sàvatthi, con gái một vị trưởng khố giàu có, nhan sắc rất xinh đẹp, hàng vua chúa, quý tộc đều tranh nhau hỏi cưới nàng. Phụ thân nữ Tôn giả yêu cầu nữ Tôn giả xuất gia. Vào Ni đoàn, nỗ lực tu tập, một hôm khi đang dọn dẹp chuẩn bị cho lễ Bồ-tát, nữ Tôn giả nhìn ngọn đèn vừa đốt lên mà thiền quán liền đắc A-la-hán với thần thông vi diệu. Thế Tôn khen nữ Tôn giả là nữ đệ tử Thần thông đệ nhất.

4. Nữ Tôn giả Kisagotami

Nữ Tôn giả sinh tại Sàvatthi, trong một gia đình nghèo khổ. Lớn lên lại lấy chồng giàu, bị gia đình chồng khinh thường. Đến khi sinh được một con trai kháu khỉnh thì vị trí của nàng trong gia đình chồng trở nên khá hơn. Nhưng con trai nàng bất ngờ bị chết đi, nàng đau khổ đến cuồng dại, cứ ẵm xác con đi khắp nơi để xin thuốc chữa.

Nàng đến tịnh xá Thế Tôn và xin Thế Tôn cứu giúp. Thế Tôn dạy nàng hãy đến nhà nào không có người chết lấy về một hạt cải, Thế Tôn sẽ chữa lành cho con nàng. Nàng ra đi vào từng nhà hỏi xin hạt cải, tất nhiên nàng không thể thỏa được yêu cầu, vì nhà nào mà lại không có người chết? Nàng tỉnh ngộ, hiểu được ý Thế Tôn muốn dạy nàng; đem con vào nghĩa trang; rồi bạch xin Thế Tôn xuất gia. Thế Tôn nói pháp, nữ Tôn giả chứng sơ thánh quả tại chỗ. Vào Ni đoàn, nữ Tôn giả tinh cần phát triển thiền quán, không bao lâu sau thì chứng đắc A-la-hán. Nữ Tôn giả được Thế Tôn khen là một nữ đệ tử có hạnh mang thô y đệ nhất.

5. Nữ Tôn giả Sonà.

Nữ Tôn giả sinh tại Sàvatthi, trong một gia đình quý tộc, lập gia đình, có con trai và con gái. Rồi người chồng xuất gia. Nữ Tôn giả giao gia tài cho con trai và con gái. Đến khi con trai lập gia đình, người dâu lại tỏ ra hắt hủi nữ Tôn giả. Buồn rầu, nữ Tôn giả xin gia nhập Ni đoàn quyết tâm tu tập. Nhân nghe bài kệ của đức Phật, nữ Tôn giả liền đắc A-la-hán. Đức Phật khen nữ Tôn giả là nữ đệ tử Tinh cần đệ nhất.

6. Nữ Tôn giả Bhadda Kundalakesa.

Nữ Tôn giả sinh tại Ràjagaha, con vị thủ khố của vua, được cưng chiều lắm, sống rất sung sướng. Một hôm trông thấy một tên cướp đang bị dẫn đi hành hình, nàng bỗng đâm ra yêu hắn. Nàng lo lót cho các viên chức để giải thoát tên cướp. Tên cướp đến với nàng và dụ dỗ nàng đem nhiều lễ vật lên núi cúng tế, rồi nhân đó cướp hết nữ trang quý giá của nàng và định giết nàng phi tang. Thừa lúc tên cướp vô ý, sau khi hắn để lộ hung ý, nàng xô nó xuống vực sâu, thoát nạn. Thế rồi nữ Tôn giả quyết chí xuất gia, gia nhập Giáo đoàn Ni-kiền-tử. Nữ Tôn giả trở thành một nhà hùng biện, nhưng không vừa ý với giáo lý của Ni-kiền-tử, nữ Tôn giả ra đi khắp nơi và thách thức mọi triết nhân tranh biện, nữ Tôn giả đã thắng tất cả.

Cuối cùng, nữ Tôn giả đến Sàvatthi, được Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất) chấp nhận sự thách thức đấu lý của nữ Tôn giả. Trong buổi tranh luận, nữ Tôn giả đuối lý, đảnh lễ trí tuệ của Tôn giả Sàriputta và xin thờ Tôn giả Sàriputta làm thầy. Tôn giả Sàriputta khuyên nữ Tôn giả đến quy y Phật, nữ Tôn giả nghe theo, được đức Phật nói Pháp độ cho đắc A-la-hán. Nữ Tôn giả liền được thọ Đại giớigia nhập Ni đoàn Tỳ-kheo đệ tử Phật.

7. Nữ Tôn giả Patacara

Nử Tôn giả sinh tại Sàvatthi, con một vị thủ khố của vua. Nàng yêu một người giúp việc và trốn đi với người này khi cha mẹ ép gả nàng cho một người quyền quý.

Nàng sinh được một con trai; hai năm sau khi sắp sinh người con thứ hai, người chồng trong khi đi tìm vật dụng làm chòi lá bị rắn cắn chết. Nàng sinh đứa con thứ hai và trở về nhà cha mẹ. Trên đường về gặp cơn mưa bão, đứa con lớn bị nước cuốn trôi, đứa con nhỏ bị chim tha mất... về đến nhà thì được tin cha mẹ và em trai nàng đã chết vì cơn mưa bão ấy. Nàng quá đau đớn, trở nên điên dại, đi lang thang, xé nát quần áo, bị người chọc ghẹo, ném đá...

Nàng đến Jetavana, gặp Thế Tôn và được Thế Tôn cho phép lại gần. Vừa thấy Thế Tôn, nàng bỗng hồi tỉnh, nằm mọp xuống đất và vội vàng nhặt tấm y, do chư Tỳ-kheo ném đến, quấn lấy mình. Nàng đảnh lễ Thế Tôn, được Thế Tôn giảng về Nhân quảTứ đế, nàng chứng liền quả Dự lưu, và được cho gia nhập Ni đoàn.

Một hôm, đang lúc rửa chân, nữ Tôn giả nhìn những dòng nước lan chảy trên mặt đất, vẽ thành đường dài, ngắn khác nhau, liền tưởng đến vô thường của đời người, nữ Tôn giả quán pháp sanh diệtThế Tôn đã dạy, và chứng đắc A-la-hán. Từ đó nữ Tôn giả trở nên vị thuyết pháp giỏi, giáo giới đệ nhất. Kinh chép nữ Tôn giả đã thuyết pháp độ được năm trăm vị Ni khác đắc A-la-hán.

8. Nữ Tôn giả Dhammadinnà (Pháp Thí)

Nữ Tôn giả sinh tại Ràjagaha, trong một gia đình trưởng giả, có chồng là Visàkha, sống hạnh phúc. Chồng được nghe Thế Tôn thuyết pháp và chứng A-na-hàm quả. Trở về nhà với thái độ thanh thoát mà nghiêm túc, khác với vẻ tình tự như mọi khi. Nữ Tôn giả cặn hỏi lý do. Tôn giả Visàkha xuất giatrao quyền tự do lại cho nữ Tôn giả cải giá. Ít hôm sau đó nữ Tôn giả gia nhập Ni đoàn, nỗ lực thiền quán và không bao lâu thì đắc quả A-la-hán. Tôn giả Visàkha đến thăm hỏi và được nữ Tôn giả giảng pháp rành mạch (về Niết-bàn, về Diệt thọ tưởng định...) Tôn giả Visàkha trình lại Thế Tôn sự việc. Thế Tôn xác nhận nữ Tôn giả Dhammadinnà là bậc Đại tuệ, Thuyết pháp đệ nhất trong hàng nữ đệ tử của Thế Tôn.

9. Nữ Tôn giả Sumànà

Nử Tôn giả sinh tại Sàvatthi, là chị của vua Kosala. Được nghe Thế Tôn thuyết pháp, nữ Tôn giả vững lòng tin giải thoát, nhưng chưa xuất gia được vì còn bận lo hầu hạ bà ngoại. Sau khi bà ngoại mất, nữ tôn giả đem theo nhiều lễ vật dâng cúng Giáo hội. Được nghe Thế Tôn dạy, nữ Tôn giả liền đắc quả A-la-hán và được thọ Tỳ-kheo ni giới.

10. Nữ Tôn giả Ubirì

Nữ Tôn giả sinh tại Sàvatthi, trong một gia đình quyền quý. Rất xinh đẹp, được tuyển vào cung vua Kosala (xứ Kosala). Khi sinh được một công chúa đặt tên là Jiva, đẹp lạ thường, vua hết lòng yêu vì công chúa và cất nhắc nữ Tôn giả lên ngôi hoàng hậu. Bỗng nhiên công chúa chết, nữ Tôn giả sầu khổ, đứng cạnh bờ sông Aciravàti mà khóc. Thế Tôn đi đến giảng cho nữ Tôn giả nghe rằng trong nghĩa trang kia có đến tám vạn bốn ngàn người con gái tên Jiva bị hỏa thiêu, vậy nữ Tôn giả khóc là cho Jiva nào? Nữ Tôn giả chợt ngộ, dứt hết phiền muộn, xin Thế Tôn xuất gia. Nữ Tôn giả nỗ lực tu tập và đắc A-la-hán quả.

11. Nữ Tôn giả Subhà

Nữ Tôn giả sinh tại Ràjagaha trong một gia đình Bà-la-môn nổi tiếng, có nhan sắc tuyệt trần. Được nghe Thế Tôn dạy đạo, nữ Tôn Giả trở nên một nữ cư sĩ tín thành. Sau đó liền xuất gia, được Trưởng lão Ni Maha Rajapati hướng dẫn và đắc A-na-hàm. Một buổi trưa khi nữ Tôn giả một mình trong rừng, có một thanh niên phóng đãng đến ve vãn, mê con mắt đẹp của nữ Tôn giả toan giở thói sàm sở. Nữ Tôn giả móc mắt mình cho anh ta; người thanh niên ân hận nhận lỗi. Nữ Tôn giả liền đến yết kiến Thế Tôn, đôi mắt lại được sáng lành như cũ, được nghe Thế Tôn dạy, nữ Tôn giả liền đắc quả A-la-hán

12. Nữ Tôn giả Sìhà

Nữ Tôn giả sinh tại Vesali. Nhân được nghe Thế Tôn giảng pháp cho người cậu, nữ Tôn giả khởi lòng tinxuất gia. Sau bảy năm tu tập, không thăng tiến được giải thoát, lòng bị dày vò bởi dục ý, nữ Tôn giả bèn quyết định tự vẫn. Khi đặt cổ mình vào chiếc thòng lọng treo ở cành cây thì năng lực thiền quán bộc phát, nữ Tôn giả đắc A-la-hán và trở về với Ni đoàn .

* * *

Trên đây là một số rất ít trong nhiều Thánh đệ tử của đức Phật. Do đại cơ duyên, các Tôn giả được sinh vào thời Phật, được Phật trực tiếp giáo hóa mà dễ dàng chứng đắc giả thoát. Kinh kể nhiều thời thuyết pháp, thậm chí có khi cả vài trăm vị đắc A-la-hán, thậm chí có khi đến một nghìn vị, nhất là trong những năm đầu. Có trường hợp hành giả vừa trông thấy Phật, hoặc vừa nghe qua vài lời dạy đã đạt ngộ. Có trường hợp đắc A-la-hán rồi mới gia nhập Giáo đoàn; có trường hợp vào Giáo đoàn vài ba ngày, vài tuần lễ, vài ba tháng, vài ba năm... mới đắc A-la-hán quả. Hàng Tỳ-kheo Thánh giả của đức Phật quả là rất nhiều, khó có thể kể hết được.

Các Tôn giả gồm đủ thành phần: nam, nữ, già, trẻ, ngoại đạo, vua chúa, quyền quý, nô lệ, kỹ nữ, trí thức, ngu muội v.v... Tất cả đều được Thế Tôn bình đẳng theo duyên nghiệp hóa độ. Hoàn cảnh chứng ngô thì khác nhau, có khi bộc phát, có khi tiệm tiến, có khi thanh thản, có khi ngặt nghèo. Cung cách giáo hóa luôn nhẹ nhàng, hiền dịu, từ bi, siêu thoát của đức Phật được chuyển thành cung cách sinh hoạt và tu tập của Tăng-già. Phương pháp tu tập, thiền quán đều trực tiếp liên hệ đến Tứ Thánh đế, Tứ Niệm xứTam Pháp ấn... Tất cả đều thể hiện rõ nét Giới, Định và Tuệ. Cái cốt cách nhẹ nhàng thanh thoát, tự nhiên mà rất giải thoát trong một nỗ lực mạnh mẽ, thầm lặng ấy khác xa với nhiêu hình thức và nột dung tu tập về sau của các bộ phái Phật giáo phát triển vốn mang vẻ giáo điều, lý luận, cầu đảo, tế lễ hoặc sôi nổi, khốc liệt, kỳ khu... Đây chỉ là một sự ghi nhận có tính chung nhất và bao quát mà không hàm ý đánh giá hay phê phán. Khó mà có được một sự phê phán chính xác về từng hình thức tu tập khi không thực sự kinh qua hình thức tu tập ấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8853)
Trong lịch sử tôn giáo của nhân loại rất hiếm có bậc lãnh đạo tinh thần - qua lời nói, hành động và khả năng thiện xảo - làm tăng động lực và tạo một chuyển hướng mới cho tôn giáo, Đức Phật là một khuôn mặt hiếm hoi trong các bậc này.
(Xem: 10071)
Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác bản kinh Pháp Hoa này được thiết lập khi nào, ở đâu và được ghi lại bằng ngôn ngữ nào trước hết.
(Xem: 16695)
Trường A Hàm I, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử"...
(Xem: 8229)
Việc nghiên cứu Kinh Lăng-già, đã được ngài D.T.Suzuki thực hiện, qua tác phẩm “rất thẩm quyền”: Studies in the Lankavatara Sutra – nghiên cứu về kinh Lăng-già.
(Xem: 18984)
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
(Xem: 7952)
Chính pháp trụ một nghìn năm, tượng pháp trụ một nghìn năm, mạt pháp trụ một vạn năm. Thuyết này trích trong Kì-hoàn tinh xá bi.
(Xem: 6865)
Nhị đếtục đếchân đế, còn gọi là chân lý tương đốichân lý tuyệt đối hay chân lý thế gianchân lý xuất thế gian.
(Xem: 8148)
Phật giáocách sống dựa trên việc rèn luyện tâm. Mục đích cao nhất là để đi trên con đường giải thoát khỏi đau khổ, và đạt đến Niết Bàn,
(Xem: 8530)
Trong 2 giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ nguyện vọng và dấn thân, chỉ với việc dấn thân chúng ta mới thọ giới Bồ tát.
(Xem: 9605)
Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển chuyển ngữ
(Xem: 9488)
Thực chứng giáo lý duyên khởi, người thông tuệ hoàn toàn không vướng vào những quan điểm cực đoan...
(Xem: 7655)
Công cuộc hiện đại hóa giáo dục đại họcTrung Quốc bắt đầu từ việc chính phủ Mãn Thanh xây dựng “Kinh Sư Đại Học Đường” năm 1910 chiêu sinh sinh viên chính quy đầu tiên.
(Xem: 8233)
Đức Phật nói, nếu giữ tâm vững như hòn đảo trước phong ba bão táp của cuộc đời thì chúng ta sẽ có được chất liệu an vui, an vui về thái độ, tinh thần...
(Xem: 8248)
Phật dạy thân người do tứ đại gồm bốn chất đất-nước-gió-lửa hòa hợp lại hình thành; đất với gió lại không thuận với nhau, gió thổi mạnh thì đất rung rinh..
(Xem: 7889)
Phật dạy trong mỗi người chúng ta đều có phần tâm linh sáng suốt, nương nơi mắt thì thấy biết không lầm lẫn, sự vật như thế nào thì biết rõ như thế đó;
(Xem: 8386)
Thực tại nền tảng của thế giới Hoa Nghiêm là Phật Tỳ-lô-giá-na (Vairocana). Đây là Pháp thân của Đức Phật Thích-ca và cũng là Pháp thân của tất cả chư Phật.
(Xem: 9906)
Dựa trên giả định các hoạt động của Tâm tạo ra những cấu trúc não bộ mới (Hebb 1949) cho biết ý tưởng, tình cảm có thể để lại dấu ấn
(Xem: 8946)
Là giai đoạn duy nhất trong kinh nghiệm cận tử liên quan đến việc nhận thức thế giới mang tính vật lý hơn là tính tâm linh...GIDEON LITCHFIELD
(Xem: 8732)
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau tây lịch rằng, “Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,”
(Xem: 7998)
Nếu quý vị không có tuệ giác trong cung cách chính mình và mọi thứ thật sự là, quý vị không thể nhận ra và xa lánh những chướng ngại...
(Xem: 9894)
Tâm ta là vật quan trọng nhất. Mọi sự đến từ tâm, vì thế tất cả những gì không ai ưa thích mà giờ đây ta đối mặt cũng đến từ tâm.
(Xem: 9785)
Những giác quan của chúng ta góp phần cho sự si mê của chúng ta. Đối với những tính năng của chúng ta về thấy, nghe, ngửi, nếm, và cảm giác, những đối tượng dường như tồn tại trong tự bản chất của nó.
(Xem: 9308)
Chết là một bộ phận trong sự sống của chúng ta. Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật Giáo, thân thể này trong một ý nghĩa nào đó là một kẻ thù.
(Xem: 10212)
Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử Đức Phật đều muốn biết về bữa ăn cuối cùng của Ngài do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường,
(Xem: 14484)
Là vị Bồ Tát tiêu biểu cho Trí Tuệ, Bồ Tát Văn Thù thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen.
(Xem: 9071)
Đức Phật là một bậc đạo sư thực tiễn. Mục tiêu duy nhất của Ngài là giải thích tất cả chi tiết trong vấn đề của khổ là thực tế phổ biến của cuộc đời.
(Xem: 8565)
Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh.
(Xem: 9736)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”.
(Xem: 15673)
Ở đời tuổi tác là một nhân tố quan trọng tác thành nên vị trí của cá nhân trong cộng đồng. Trong đạo cũng vậy, những bậc truởng lão, thâm niên lại càng được kính nể và tôn trọng hơn.
(Xem: 8150)
Bảy yếu tố khiến Tăng đoàn hưng thịnh hay còn gọi là bảy pháp bất thối được đề cập trong bài kinh Đại bát Niết bàn, gồm: Có Tín tâm, có Tàm, có Quý, Đa văn, Tinh tấn, Chánh niệmTrí tuệ.
(Xem: 11067)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh.
(Xem: 11738)
Đạo đức học là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào lý tríthiết lập một sự phân biệt giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều bị cấm làm.
(Xem: 8818)
Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
(Xem: 9050)
Điều cần bảo vệ chính là cái tâm của người con Phật, biết kiên trì thực hành những lời Phật dạy để đem lại an lạc cho chính mình và những người chung quanh
(Xem: 11948)
Chữ “giác ngộ” trong Đạo Phật, tiếng Pali và Sanskrit đều là “Bodhi”. Tiếng Anh là “enlightenment” hay “awakening”
(Xem: 9384)
Chúng tôi đã thuyết giảng về những cảm xúc đau khổ và các tai hại mà chúng sẽ gây ra cho việc hành trì tu tập của chúng ta.
(Xem: 21691)
Chúng ta đã biết đời là vô thường đau khổ, nhưng chúng ta còn cố chấp cái ngã, cái ta, cố bám víu vào cái của ta, thì chúng ta không thể trừ bỏ được kiêu mạn,
(Xem: 15246)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoátgiác ngộ tối hậu...
(Xem: 8629)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộVãng sanh khác nhau thế nào?
(Xem: 9343)
Khi đã biết nghiệp báo nhân quả không thể tránh, khủng khiếp như thế, chúng ta phải cố gắng tránh làm ác từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm
(Xem: 7781)
Khảo sát hiện tượng "hội nhập văn hóa" tại một trung tâm Phật giáovị trí quan trọng vào hàng nhất nhì ở thời Lý-Trần như chùa Quỳnh Lâm...
(Xem: 9351)
Ta-bà là chu kỳ của sự hiện hữu (sự sinh, sự sống và cái chết) chi phối bởi nghiệp (karma). Đấy là chiếc bánh xe của khổ đau hình thành từ các hiện tượng của sự hiện hữu
(Xem: 9409)
Chúng ta sợ đủ thứ: sợ chết, sợ khốn khổ, sợ bị chê bai chỉ trích, và trên tất cả, hình như chúng ta rất sợ sự thật.
(Xem: 10374)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới.
(Xem: 8837)
Tất cả việc làm của Phật giáo đều tập chú vào lợi ích cho chúng sanh. Chúng sanh là đối tượng duy nhất của Phật giáo.
(Xem: 14823)
Mặc dù các tôn giáo nhất là Phật giáo đều nhấn mạnh đến vấn đề Nhân Quả - Nghiệp báo, song Luật Nhân quả không phải là của riêng một tôn giáo nào, nó là một luật của tự nhiên
(Xem: 8014)
“Sống Tỉnh Giác” là sống tỉnh chứ không còn ngủ mê nữa. Đây là đi vào thực hành chứ không phải là học, hiểu hay lý luận suông.
(Xem: 8309)
Sau khi trở thành phật tử, có tam qui, ngũ giới rồi, người phật tử phải sống ra sao để an lạc hạnh phúc?
(Xem: 8393)
Tất cả chúng ta đều có duyên lớn được gặp Phật pháp, được học Phật, được có người chỉ đường, có bản đồ sẵn hết rồi, chỉ còn một việc là bước đi để trở về.
(Xem: 8807)
‘Tâm’ là chữ thường xuyên xuất hiện với người Phật tử mỗi khi nói đến tu tập . Thật vậy, nào là ‘Tu tâm’ , ‘một niệm ở tâm ta’ , nào là ‘giữ tâm ý trong sạch ’ , ‘
(Xem: 9099)
Chánh Giáo (Tam Bồ Đề_ Sambhodhi) cùng Giải Thoátmục đích chung của Phật và các đệ tử Thanh Văn...
(Xem: 8619)
Cầu xin mà có hiệu qủa, chẳng có ai không cầu, cứ ngồi đó mà cầu nguyện là tự có tất cả, chẳng phải làm việc vất vả, cần gì phải học hành cực nhọc....
(Xem: 8194)
Phật Giáo Ấn ĐộTây Tạng phân loại và hệ thống hóa toàn bộ giáo huấn của Đức Phật thành ba chu kỳ khác nhau gọi là "ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp"
(Xem: 7728)
Con Đường Của Bụt là chủ đề của khoá tu An Cư Kiết Đông năm 2008 - 2009. Đây là con đường Bụt đã đi, và chúng ta đang đi theo sự hướng dẫn của Ngài.
(Xem: 9900)
con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ.
(Xem: 7904)
Con người luôn sống trong sợ hãi từ hiện tại cho đến vị lai, là do chính mình gây tạo nên bằng những hành động, lời nóiý nghĩ bất thiện
(Xem: 7839)
Kinh điển thường ví giận dữ như một cơn điên. Người điên cuồng không kiềm chế được ý thức nên hành vi, cử chỉ, việc làm gây thương tổn bản thân và người khác.
(Xem: 6937)
Trồng nhân thiện nhất định được quả thiện, tạo ác nghiệp nhất định chiêu quả khổ.
(Xem: 8747)
Sinh thuận, tử an là một phước báo lớn của con người. Một khi chưa biết nghiệp duyên của mình sẽ chết bình an hay bất an thì hãy cố gắng tu tập các thiện pháp.
(Xem: 8456)
Bản Chất của Hạnh Phúc được trích từ tác phẩm Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống, một quyển sách căn cứ trên sự mở rộng những đối thoại giửa Đức Đạt Lai Lạt MaBác sĩ Howard C. Cutter, một nhà tâm lý trị liệu phương Tây.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant