Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giải Thoát Nằm Giữa Hai Tư Tưởng

31 Tháng Giêng 201707:34(Xem: 7636)
Giải Thoát Nằm Giữa Hai Tư Tưởng

GIẢI THOÁT NẰM GIỮA HAI TƯ TƯỞNG

Nguyễn Thế Đăng

giai thoat


Giải thoát hay tánh Không thì không chỗ nào không có, nên bất cứ ở đâu chúng ta cũng có thể gặp nó. Tánh Không, vô tự tánh của cái tôi và tất cả sự vật thì có thể tìm thấy nơi sự vật cũng như chính nơi tâm thức này. Bởi vì tánh Khôngbản tánh của sự vật và của tâm thức. Trong bài này, chúng ta tìm hiểu và thể nghiệm tánh Không nơi tâm thức hiện có của chúng ta, nơi không có tư tưởng và nơi đang có tư tưởng. Tánh Không nằm giữa hai tư tưởng thường được nói đến trong hai truyền thống Phật giáo Tây Tạng và Trung Hoa, mà Thiền tông, Đại Toàn Thiện (Dzogchen), và Đại Ấn (Mahamudra) là những đại diện tiêu biểu.

1. Tư tưởng là gì, tại sao có tư tưởng?

Tư tưởng, hay niệm, sanh khởi khi một chủ thể tâm thức gặp một đối tượng của nó. Đối tượng đó là đang gặp, hoặc đã gặp, hoặc sẽ gặp. Không có một chủ thể là một cái tôi thì không có tư tưởng. Không có một đối tượng cho cái tôi ấy thì cũng không có tư tưởng. Không bao giờ có một chủ thể mà không có đối tượng; và cũng không bao giờ có một đối tượng mà không có chủ thể. Chủ thể và đối tượng duyên sanh lẫn nhau, và trong môi trường duyên sanh ấy, tư tưởng xuất hiện. Tư tưởng duyên sanh từ chủ thể và đối tượng, là hai cái duyên sanh căn bản, cho nên tư tưởngduyên sanh của duyên sanh.

Giữa hai tư tưởng, khoảng trống không có tư tưởng ấy, không có một duyên sanh nào cả, không có một chủ thể cái tôi nào cả, không có một đối tượng nào cả. Trong khoảng trống không giữa hai tư tưởng không có sự tương tục của một cái tôi hay một cái ở ngoài tôi. Sự tương tục của chấp ngãchấp pháp tạm thời bị cắt đứt. Chính đây là trạng thái vô ngã, vô pháp. Chính đây là trạng thái tánh Không, mà ở nơi tâm thức thì gọi là tâm Không. Chính đây là cánh cửa mở vào không gian giải thoát.

Kéo dài khoảng cách giữa hai tư tưởng và nhìn sâu vào đó, chúng ta thấy đó là một trạng thái vắng bặt  cái tôi và những sự vật, vắng bặt chấp ngãchấp pháp, mọi thứ đều bị cắt đứt, đều được xa lìa (viễn ly), chúng ta bắt đầu cảm nghiệm trạng thái giải thoát là gì. Chúng ta bắt đầu thấy ra bản tánh của tâm thức. Bản tánh của tâm thứctánh Không.

Thiền là làm quen với trạng thái đó, và khi ở lâu được trong trạng thái đó, nỗ lực nhìn vào bản tánh của tâm thức trong trạng thái đó, những che chướng của chấp ngã chấp pháp dần dần mỏng, rơi rụng, cho đến khi người ta trực tiếp thấy tánh Không hay Pháp thân nằm giữa hai tư tưởng.

Nói theo kinh Kim Cương, giữa hai tư tưởng là cái tâm không chỗ trụ, không có ngã, không có nhân, không có chúng sanh, không có thọ mạng. Đây là sự giải thoát.

Giữa hai tư tưởng, thật sự là trạng thái không tư tưởng, trạng thái vô niệm, cũng như giữa hai đám mây là bầu trời.

Guru Rinpoche Padmasambhava nói trong Tự Giải Thoát Qua Cái Thấy Với Tánh Giác Trần Trụi (Thiện Tri Thức xuất bản): “Khi con ngước nhìn không gian bầu trời ngoài bản thân con, Nếu không có những tư tưởng được phóng chiếu ra Và khi con nhìn vào tự tâm trong bản thân con Nếu không có người phóng chiếu những tư tưởng bằng cách nghĩ đến chúng, Bấy giờ tâm con trở nên trong sáng rạng rỡ mà không có cái gì được phóng chiếu Bởi vì Tịnh Quang của Tánh Giác của con là trống không, nó là Pháp thân, Giống như mặt trời mọc trong một bầu trời không mây sáng sủa”.

Patrul Rinpoche nói trong Những Chữ Vàng (Nxb Thiện Tri Thức): “Thứ nhất, để cho tâm trong trạng thái buông xả Không có tư tưởng, không phân tán cũng không tập trung Khi ở trong trạng thái này, thư thảbuông xả trọn vẹn, Đột nhiên thốt lên PHAT! đánh tan tư tưởng khởi sanh Mạnh mẽ và tức khắc. Kỳ diệu thay! Không còn gì khác ngoài một cái tỉnh giác đến sửng sốt Không có gì khởi lên có thể ngăn trở nó; nó không thể mô tả Người ta cần nhận biết cái ấy là tánh Giác tức thời vốn sẵn, nó chính là Pháp thân. Sự trực tiếp đưa vào tự tánh này là điểm thiết yếu thứ nhất”.

Chúng ta thấy, những đánh hét của các thiền sư cũng là để chặt đứt sự tương tục của dòng tư tưởng, để lộ ra tánh Giác vô niệm nơi đệ tử.

Lục tổ Huệ Năng nói với sư Huệ Minh: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác; chính ngay lúc đó là bổn lai diện mục của Minh thượng tọa”.

Trong phẩm Sám hối, Lục tổ nói: “Tự tâm không chỗ bám níu, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại, đó gọi là Giải thoát hương”. Lục tổ còn nói: “Niệm trước chẳng sanh là tâm, niệm sau chẳng diệt là Phật”. Thực tại chẳng sanh chẳng diệt nằm giữa niệm trước và niệm sau, đó là Tâm, đó là Phật. Hơn nữa, thực tại chẳng sanh chẳng diệt này thông suốt, thấu thoát tất cả mọi niệm trước và mọi niệm sau. Đó là Tâm Phật.

Thiền sư Lâm Tế nói: “Tâm pháp vô hình, thông suốt mười phương. Ở mắt gọi là thấy, ở tai gọi là nghe, ở mũi gọi là ngửi, ở miệng thì nói năng, ở tay thì cầm nắm, ở chân thì đi đứng. Vốn là một tinh minh phân làm sáu phần hòa hợp. Hễ tâm niệm đã không thì ở đâu cũng giải thoát…

Các ông muốn làm Phật thì đừng chạy theo muôn pháp. Tâm sanh thì thảy thảy pháp sanh. Tâm diệt thì thảy thảy pháp diệt. Một niệm không sanh thì muôn pháp không lỗi”.

Chỉ, quán và chỉ quán đồng thời là ba phép tu tâm căn bản của Phật giáo. Bằng ba pháp ấy, an trụ (chỉ) lâu trong trạng thái vô niệm giữa hai tư tưởng; quan sát (quán) trạng thái một niệm chưa sanh này, và đồng thời vừa an trụ, vừa quan sát, cho đến một lúc nào, khi phiền não chướngsở tri chướng đã rơi rụng phần lớn, Vô niệm, hay Vô sanh, hay Pháp thân, hay tánh Không, thình lình lộ ra. Đó là bổn lai diện mục của mỗi chúng ta.

2. Bản tánh của tư tưởng

Và không chỉ giữa hai tư tưởng, ngay nơi một tư tưởng, nếu theo dõicho đến tận gốc rễ của nó, nó sanh khởi từ chỗ nào, hiện hữu nơi nào, rồi tan biến nơi nào, chúng ta sẽ nhận ra tâm Không vô niệm này. Chính ở đó, người ta tìm thấy tự dobình an. Chính ở chỗ không có sự tương tục của ngã và pháp, nơi ấy có trí huệtình thương. Ở đó có trí huệ, vì ánh sáng tự tâm không còn bị tướng và tưởng ngăn che. Ở đó có tình thương, vì tình thương chỉ có khi thấy được sự bình đẳng và đồng nhất của mình với tất cả những người khác và tất cả sự vật. Những tư tưởng thì khác biệt đến vô cùng, nhưng tâm Không vô niệm là cái bình đẳng và đồng nhất của tất cả.

Tất cả chúng ta đều đang sống trong tâm Không vô niệm này, nghĩa là đang sống trong tự do, tình thương, bình an, bình đẳng, đồng nhất ấy.

Vô niệm là nền tảng hay là bản tánh của tâm thức, nhưng vô niệm không phải là hoàn toàn không có tư tưởng nào cả. Để sống ở đời, phải có tư tưởng, vì sống là sống với tư tưởng và bằng tư tưởng. Ngay cả một bậc giải thoát cũng có tư tưởng, nghĩa là có ý thức, để biết mình đang ở đâu, định đi đến đâu, sẽ nói điều gì, và nói với ai. Giải thoát hay vô niệm không phải là hoàn toàn không có niệm. Vô niệm không có ý nghĩa đoạn diệt như vậy.

Lục tổ nói: “Thứ năm là Giải thoát tri kiến hương. Tự tâm đã không duyên níu theo thiện ác, cũng không đắm chìm vào không và giữ một bề vắng lặng, tức là nên học rộng nghe nhiều, biết rõ bản tâm, thấu đạt đến lý tánh của chư Phật, hòa quang tiếp vật, không ta không người, thẳng đến Giác ngộ, chân tánh không biến đổi, gọi là Giải thoát tri kiến hương”.

Thật ra với người đã thông đạt nền tảng hay bản tánh của tâm thức, nghĩa là nền tảng hay bản tánh của những tư tưởng, thì tư tưởng hay niệm là vô hại. Nền tảng hay bản tánh ấy là vô niệmvô sanh, nên tư tưởng lưu xuất từ đó cũng vô niệmvô sanh.

Cho nên, trong tất cả mọi truyền thống Đại thừa, hành giả không chỉ “Nhìn vào tâm an định” nghĩa là tâm khôngtư tưởng mà còn “Nhìn vào tâm chuyển động hay khởi tưởng” để “Nhận ra bản tánh của tâm an định” và “Nhận ra bản tánh của tâm chuyển động hay khởi tưởng” là cùng một bản tánh. Bốn câu để trong ngoặc kép này là bốn đầu đề chương của cuốn Đại Ấn, Thiền Xóa Tan Bóng Tối Vô Minh của Karmapa thứ Chín (Nxb Thiện Tri Thức).

Nếu bản tánh của tâm thức là thể, thì những tư tưởng là dụng của nó. Thể là vô niệm, vô sanh; thì dụng là những tư tưởng là sanh tức vô sanh, vô sanh mà sanh.

Patrul Rinpoche nói trong Những Chữ Vàng: “Vào lúc đó, bất cứ tham hay sân, vui hay buồn Bất cứ tư tưởng lan man nào thình lình khởi lên, Trong trạng thái nhận biết chúng, người ta không theo chúng. Từ đó người ta nắm giữ sự nhận biết Pháp thân về mặt Giải thoát, Bấy giờ giống như hình vẽ trên mặt nước, Không có cách hở giữa tự sanh khởi của những tư tưởng và tự giải thoát của chúng. Bất cứ cái gì khởi lên trong tâm đều thành thực phẩm cho tánh Giác rỗng không trần trụi; Khi nào những động niệm xảy ra, chúng tiêu biểu năng lực sáng tạo của Vua Pháp thân; Không để lại dấu vết, những tư tưởng ấy là tự tịnh hóa. A-la-la!”

Những tư tưởng, hay thức phân biệt, đã trở thành vô hại một khi người ta biết được bản tánh của tâm thức. Khi ấy những tư tưởng “tự sanh khởiđồng thời tự giải thoát”. Nói theo thuật ngữ Duy thức, thức vô hại vì “thức đã chuyển thành trí”. Như sóng biển thì vô hại với đại dương. Hơn thế nữa, sóng là sự biểu lộ của năng lực sáng tạo của đại dương.

Sư Huyền Giác, khi gặp Lục tổ, đi nhiễu ba vòng rồi chống tích trượng mà đứng. Tổ trách không đủ oai nghi của bậc Sa-môn.

Huyền Giác nói: “Việc sanh tử là lớn, vô thường thì nhanh chóng”.

Tổ nói: “Sao chẳng nhận lấy cái vô sanh, rõ cái không mau chóng?”.

Đáp rằng: “Thể tức vô sanh, rõ vốn không chóng”.

Tổ nói: “Quả vậy, quả vậy!”. Huyền Giác bèn đủ oai nghi, lễ lạy; giây lát cáo từ. Tổ nói: “Sao về nhanh thế?” Đáp rằng: “Vốn tự chẳng động, sao có nhanh chóng ư?”. Tổ nói: “Ai biết chẳng động?”. Đáp rằng: “Nhân giả tự sanh phân biệt”. Tổ nói: “Ông thật đắc sâu ý chỉ vô sanh”. Đáp rằng: “Vô sanh há lại có ý sao?”. Tổ nói: “Không có ý thì cái gì đang phân biệt?”. Đáp rằng: “Phân biệt cũng chẳng phải ý”. Tổ nói: “Hay thay!”.

Khi chưa ngộ bản thể của tâm thức, thì ý hay những tư tưởng là cái loạn động, phân biệt, chia cắt, phân mảnh, là cái tai hại. Khi ngộ nhập được bản thể của tâm thức thì ý là dụng của cái thể vô niệm vô sanh này. Ý hay những tư tưởng khởi từ cái vô niệm vô sanh, hiện hữu trong cái vô niệm vô sanh và biến mất trong cái vô niệm vô sanh nên ý hay những tư tưởng tự chúng là vô niệm vô sanh. Bề ngoài thì vẫn là ý, vẫn là những tư tưởng, nhưng bản chất của chúng đã chuyển thành trí rỗng không, toàn khắp và vô phân biệt. Cũng như những sự vật bằng sắt, khi bản chất của chúng đã biến thành vàng thì chúng vẫn giữ nguyên hình dáng, nhưng chúng là vàng.

Thế nên, ý hay thức, là trí. Duy thức nói là ý phân biệt chuyển hóa thành Trí diệu quan sát. Có tư tưởng, có phân biệt, nhưng sự phân biệt này “chẳng phải ý”, mà là trí. Tư tưởng là sự biểu lộ của trí huệ. Bởi thế, những vị thầy của dòng Đại Toàn Thiện nói: ”Những tư tưởng là trò chơi, là sự phô diễn của tánh Giác Pháp thân”.

Thức, hay những tư tưởng, là sanh tử. Trí bao la, không giới hạn và không nhiễm ô là Niết-bàn. Khi thức hay những tư tưởng đạt đến cội nguồn của chúng, bản tánh của chúng, chúng chuyển hóa thành trí. Sanh tử của thức chuyển hóa thành Niết-bàn của trí. Khi ấy, thức hay những tư tưởng là sự biểu lộ của Niết-bàn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9966)
Khi nói một tâm thức trống không, thì nó trống không về cái gì? Tánh Không (Emptiness /Vacuité/sự Trống Không) phải chăng có nghĩa là...
(Xem: 7062)
Kinh điển của Ta nói nhiều vô lượng nghìn muôn ức, đã nói, hiện nói, sẽ nói… mà ở trong đó Pháp Hoa rất là khó tin, khó hiểu. Xa kín nhiệm sâu.
(Xem: 7308)
"Có bốn loại an lạc, nầy gia chủ, người gia chủ thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ khởi lên cho vị ấy. Thế nào là bốn ?
(Xem: 6955)
Trong bài viết này sẽ giới thiệu bảy loại vợ khác theo tinh thần Abidharma và các văn bản hệ Luật tạng hiện có trong Đại Tạng Kinh, đối chiếu với mười loại vợ theo Luật Tạng Bí-sô của văn điển Pāli và...
(Xem: 9319)
Ngài Huệ Năng (638-713) là một bậc cao Tăng của thiền lâm Đông Độ. Cuộc đời cũng như tư tưởng của ngài là nguồn chất liệu và xúc cảm thiêng liêng để hình thành nên...
(Xem: 5813)
Cái thái dương hệ, tinh hà vũ trụ kia, hợp rồi tan, tan rồi hợp. Tất cả cái này tạo thành quy luật của tồn tại, ảnh hưởng đến đời sống và địa cầu này.
(Xem: 7073)
Nói đến tái sinh, thường chúng ta nghĩ đến một thọ sinh mới. Một con người vừa chết và được tái sinh lại dưới các hình thức Trời, Ngườ,i Atula hay Súc sinhNgạ quỷ.
(Xem: 6489)
Mặc mũ giáp là tu hành Ba Thân: Pháp thân tánh Không, Báo thân ánh sáng các pháp, và Hóa thân như huyễn. Tu hành là dùng Chỉ Quán để...
(Xem: 6067)
Bát Chánh Đạo chính là con đường giúp ta thanh lọc tư tưởng, chuyển hóa tâm phiền muộn, khổ đau thành an lạc, hạnh phúc.
(Xem: 7128)
Trong cuộc sống, con người luôn chuẩn bị tâm thế để đối mặt với khổ đau. Khi khổ đau đến, hoặc chúng ta phải chịu đựng và quỵ ngã, hoặc...
(Xem: 14329)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 20353)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 9447)
Ngày nay nếu chúng ta có dịp đọc lại trong kinh tạng, sẽ thấy có rất nhiều tư liệu nói về Bồ-tát Quán Thế Âm.
(Xem: 7828)
Luận Hiển dương Thánh giáo 顯揚聖教論, tiếng Phạn là Ārya-śāsana-prakaraṇa-śāstra hay Prakaranaryavaca-sastra (Acclamation of the Scriptural Teaching/ Treatise of Acclamation of the Sagely Teaching),,,
(Xem: 8163)
Bát chánh đạo’ hay Tám con đường cao quý (八正道 - āryāstāngika-mārga/còn được gọi là "Trung Đạo") là một trong những nền tảng của toàn bộ lời dạy của Đức Phật.
(Xem: 7417)
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā, trong đó dharma là pháp, là những lời dạy của Đức Phật, và mudrā là dấu ấn, là khuôn dấu, là đặc chất, là tiêu chuẩn.
(Xem: 9349)
Khái niệm về Niết bàn (Nirvana) đã xuất hiện hơn 2500 năm. Xuyên qua nhiều thế kỷ, biết bao học giảtriết gia đã cố gắng để...
(Xem: 7427)
Nếu mỗi sự-vật là chẳng có tự tính, không cái gì có thể sinh hoặc diệt, vậy thì từ hoàn toàn đoạn trừ hoặc diệt tận cái gì mà kết quả là niết bàn?
(Xem: 7446)
Hai pháp có thể hiểu biết phải được thông suốt: danh và sắc; hai pháp có thể hiểu biết phải được tận diệt: vô minhái dục; hai pháp có thể ...
(Xem: 9422)
Đức Phật dạy: “Tất cả đều do “tâm” tạo”, “Trong các pháp, “tâm” dẫn đầu, “tâm” làm chủ, “tâm” tạo tác tất cả,,,
(Xem: 8749)
Hôm nay chúng tôi nói "vào cửa Không" tức là đi sâu vào phần nội tâm. Trong nhà Phật, chúng ta thường nghe nói: "Kẻ phàm phu thì chấp thân, đạo sĩ thì chấp tâm".
(Xem: 7330)
Niết bàn được Đức Thế Tôn miêu tả là hai phương diện cho những người sống một đời sống đức hạnh trong sáng, thực hành giới hạnh dẫn tới ...
(Xem: 7936)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiênloài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập
(Xem: 6987)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ...
(Xem: 7650)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Namhiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm.
(Xem: 9831)
Một trong những nhà lãnh đạo chính của phong trào Phật giáo Đại thừa tại Ấn Độ là đạo sư- tăng sĩ Long Thọ.
(Xem: 8265)
Trong tín niệm vãng sanh của một số truyền thống Phật giáo Bắc truyền, ở quá khứ cũng như hiện tại, đã căn cứ vào tình trạng nóng, lạnh từ thân thể...
(Xem: 8798)
Khi một người sắp chết, người ấy bắt đầu đánh mất sự kiểm soát ý thức của tiến trình tinh thần. Rồi đến lúc hành động và thói quen của người ấy bị ngăn trở với ký ức xảy ra.
(Xem: 7650)
Đức Phật là bậc đạo sư đầu tiên nhận thức được bản chất thực của bản ngã, rằng bản ngã không phải là một thực thể cụ thểtrường tồn,...
(Xem: 8802)
Muốn tâm an vui và có chánh kiến thì bình thường, ngoài việc làm phước chúng ta cần có thời gian học hỏi tu tập để có trí tuệ nhìn thấu lẻ vô thường và định tĩnh trước những cảnh bất như ý.
(Xem: 8613)
Thái độ tâm linh của đạo Phật không phải nằm trên bình diện siêu việt tính (plan transcendantal), nghĩa là không dính líu gì với đời sống này.
(Xem: 7977)
Lăng-già, Thập Nhị Môn Luận cũng như trong luận Thành Duy Thức có đề cập đến bốn loại duyên, từ đó có các pháp. Nhân duyên. Thứ đệ duyên. Duyên duyên.
(Xem: 8981)
Dược Sư, là danh hiệu đọc theo tiếng Hán, nguyên ngữ Sanskrit gọi là Bhaiṣajya-guru-vaiḍūrya-prabhā-rāja, hay ngắn gọn hơn: Bhaiṣajyaguru,
(Xem: 9399)
Đọc lịch sử Đức Phật ta vẫn còn nhớ, sau 49 ngày tham thiền nhập định dưới gốc cây Bồ đề bên dòng sông Ni Liên Thiền, khi sao Mai vừa mọc thì ...
(Xem: 8697)
Nếu chúng ta bước vào Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) [1] sau khi qua Lăng già (Laṅkāvatāra) Kim cang (Vajracchedika), Niết-bàn (Parinirvāṇa), hay ...
(Xem: 8863)
Tôn giả Angulimala[1] trước khi gặp Phật, là một kẻ sát nhân. Sau khi xuất gia, tôn giả tinh tấn tu tập, lấy phép quán từ bi làm tâm điểm trong việc tu tập của mình.
(Xem: 7208)
Mỗi khi đọc Lại-Tra-Hòa-La trong kinh Trung A Hàm 1 thì lúc nào tôi cũng liên tưởng đến nhân vật Siddharta trong tác phẩm Câu Chuyện Dòng Sông...
(Xem: 9141)
Giáo lýđức Phật giác ngộ dưới cội cây Bồ đềduyên khởiduyên khởi là nguyên tắc vận hành của cuộc đời, không phải do...
(Xem: 8572)
Khi một Bồ tát tu tập một đạo lộ với các mantras, phát bồ đề tâm theo phương diện tương đốibản chất của đại nguyện, Bồ tát phải ...
(Xem: 7867)
“Nói kinh Đại thừa vô lượng nghĩa xong, Đức Phật ngồi kiết già nhập trong định ‘Vô lượng nghĩa xứ’, thân tâm chẳng động.
(Xem: 9584)
“Sắc tức thị không, không tức thị sắc (Sắc tức là không, không tức là sắc) là câu kinh đơn giảnnổi tiếng nhất trong hệ Bát-nhã Ba-la-mật của Phật pháp.
(Xem: 10127)
Nguyên đề của sách là The Essentials of Buddhist Philosophy dịch theo tiếng Việt là Tinh hoa Triết học Phật giáo. Nguyên tác: Junjiro Takakusu, Tuệ Sỹ dịch
(Xem: 8728)
Nếu muốn hiểu đúng về nghiệp và tái sinh, ta phải quán sát chúng trong ánh sáng của vô ngã. Chúng phản ánh vô ngã khá sống động, tuy nhiên...
(Xem: 8319)
Con đường đưa đến giác ngộ, giải thoátNiết Bàn chính là Bát Thánh Đạo, Tứ Diệu Đế; và phần quan trọng nhất trong con đường này là Thiền định.
(Xem: 7608)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là...
(Xem: 9294)
Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-nan-đà tập họp các đệ tử để...
(Xem: 7453)
Thế giới Pháp Hoa hay nhà cha vốn như vậy (Mười Như thị, phẩm Phương tiện, thứ 2), nghĩa là vốn có sẵn, cho nên sự trở về nhà nhanh hay chậm là tùy nơi chúng ta.
(Xem: 15315)
Hơn hai ngàn năm trăm năm đã trôi qua kể từ khi bậc Đạo Sư từ bi của chúng ta, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giảng dạy ở Ấn độ.
(Xem: 7265)
Từ nơi bản thể tịch tĩnh của Đại Niết-bàn mà đức Thế-Tôn thiết định Sīla: học xứ, học giới,.. nên học xứ ấy là nghiệp dụng của bản thể...
(Xem: 8451)
Ngày nay, người ta tìm thấy bản Bát-nhã tâm kinh xưa nhất được chép bằng thủ pháp Siddham[1] (Tất-đàn) trên lá bối...
(Xem: 12198)
Đối với người tu tập thuần thành thì cái CHẾT thực sự không phải là chết Mà là con đường dẫn đến sự giác ngộ viên mãn.
(Xem: 7277)
Thiền sư Bạch Ẩn ngày còn nhỏ rất sợ địa ngục. Một lần, Nichigon Shonin, cao tăng thuộc phái Nhật Liên, đã đến giảng tại ...
(Xem: 11467)
Ở bài này, chỉ dựa trên cơ sở Kinh Nikaya để xác minh ý nghĩa lễ cúng thí thực vốn có nguồn gốc trong hai truyền thống Phật Giáo.
(Xem: 8287)
Thời Thế Tôn tại thế, các đệ tử tại gia cũng như xuất gia đa phần đều tu tập tinh tấn, dễ dàng chứng đắc các Thánh vị.
(Xem: 8006)
Đức Phật nói rằng khi Ngài nhìn ra thế giới ngay sau khi Giác ngộ, Ngài thấy rằng chúng sanh cũng giống như...
(Xem: 7889)
Thuở quá khứ xa xưa, có Bồ-tát Tỳ-kheo tên là Thường Bất Khinh. “Vì nhân duyên gì có tên là Thường Bất Khinh?
(Xem: 8889)
một lần, Ma Vương hóa trang thành một người đàn ông, rồi đến thưa hỏi Đức Phật...
(Xem: 7392)
Trời mưa, trời nắng là chuyện bình thường. Thời tiết phải có lúc nắng, lúc mưa, không thể nào bầu trời không mưa hay...
(Xem: 18146)
“Ăn Cơm Hương Tích, uống Trà Tào Khê, ngồi Thuyền Bát Nhã, ngắm Trăng Lăng Già”...
(Xem: 9318)
Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant