Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngày Xuân – Lễ Phật Đầu Năm

31 Tháng Giêng 201620:35(Xem: 17167)
Ngày Xuân – Lễ Phật Đầu Năm

Ngày Xuân – Lễ Phật Đầu Năm

 


di_chua_cau_phuoc_2Giờ giao thừa đã đến. Pháo đón Xuân nổ ran. Xác pháo hồng phơi trên thềm chùa. Mùi pháo thơm hòa quyện với hương trầm trong điện Phật. Giờ lễ rước Giao Thừa, mừng Vía Đức Phật Di Lặc đầu năm bắt đầu. Lời Kinh, tiếng chuông, nhịp mõ thâm trầm, huyền diệu như hòa tan vào không gian, len lỏi vào cỏ nội, hoa ngàn, rừng cây bất động giữa đêm khuya trên đồi Trại Thủy.

Kể từ khi sống đời nhà chùa, cho đến bây giờ, dường như chưa có một lần, ngày Xuân mà không lễ Phật. Dù cuộc đời có thay đổi, dù cuộc sống có thăng trầm nhưng việc lễ Phật đầu năm là bất di dịch. Nó đã khẳng định cho mình một ý thức hiện hữu trong lòng rằng:

“Đệ tử Gotama

Luôn luôn tự tĩnh giác

Bất luận ngày hay đêm

Thường tưởng niệm Phật Đà.” (Kinh Pháp Cú)

Đã là đệ tử Phật, thì việc niệm Phật, lễ Phật là việc thật tự nhiên mà không kể ngày hay đêm mới niệm Phật, lạy Phật. Nó tự nhiên như cỏ cây hoa lá, vạn vật phơi mình dưới ánh nắng mặt trời. Như hít thở không khí để được lớn, được trưởng thành, được hiện hữu trên mặt đất.

Ngày Xuân đã cho mình nhiều cảm giác, ý nghĩ, tư tưởng: ngày đầu của một năm mới, cầu chúc cho bản thân, gia đình, bạn bè đều được nhiều sức khỏe. Cầu chúc cho nhau làm ăn phát tài, hanh thông, thịnh vượng, cầu chi đều được nấy. Sửa soạn cho mình giờ tốt xuất hành, lên chùa hái lộc đầu năm. Tặng cho nhau từng bao lì xì đỏ, ngụ ý cho nhau những điều vui tươi, may mắn trong ngày xuân, xem múa lân, lễ Vía Đức Phật Di Lặc... Sang ngày Mồng Hai Tết, là ngày dành cho gia đình, huyết thống, lễ giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, làng nước, xóm giềng... Như vậy, nói đến ý nghĩa ngày Xuân đã cho chúng ta một triết lý sống của chùa đình, miếu mạo; của làng nước thân thương quanh lũy tre xanh, quanh khu xóm nhỏ hay tự gói gọn trong mỗi tâm hồn của quê hương, Việt tộc. Cho đến hôm nay, người Phật tử Việt Nam sống rải rác khắp nơi trên thế giới, ngày Xuân đến nếu không hoa cúc, hoa mai; không bánh chưng, bao lì xì đỏ, thì trong tận cùng tâm thức cũng khơi dậy ý niệm rằng, hôm nay là ngày đầu Xuân mà thắp nén hương lên bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên để ấm lại lòng mình khi mà đang lưu cư nơi đất khách. Là nếp sống văn hóa mà bất kể nơi đâu, người Phật tử Việt Nam luôn nhớ về đầu làng có cây đa, giữa làng có ngôi đình, bao bọc ngôi làng có lũy tre xanh, có dòng sông nhỏ gợi tình, thắm đượm quê hương và một ngôi chùa được xây dựng trong tâm, hay ngôi chùa đó luôn hiện có một cách vững chắc, trang nghiêm, biểu tượng cho nền văn hóa giác ngộ của Phật giáo Việt Nam trên bờ sông Hương, sông Tiền, sông Hậu... Những ngôi chùa đó thi gan cùng tuế nguyệt, dạn dày với gió sương, nhưng không mòn mỏi, phai màu theo năm tháng. Mỗi lần ngày Xuân về, người Phật tử chúng ta mang hương, mang hoa lên chùa lễ Phật, gặp nhau chúc mừng vui như ngày Tết.

Ngày Xuân đi chùa lễ Phật để chúng ta hiểu được phần nào về sự thị hiện của đức Phật đang ở trong ta, đang ở quanh ta, ở giữa cuộc đời này, luôn hiện có:

“Đức Thích Ca, đấng tôn quí vô thượng

Đầy đủ hết thảy các công đức

Ai thấy Ngài tâm liền được thanh tịnh

Và quay đầu hướng về Đại trí tuệ.

Như Lai xuất hiện giữa thế gian

Làm lợi ích khắp các loại chúng sanh

Là do tâm nguyện Đại từ bi

Các ngài chuyển pháp luân vô thượng.

...

Nếu được thấy Phật, đấng vô giá

Dứt lìa các chướng ngại,

Nuôi lớn phước vô tận

Thành tựu Đạo Bồ Đề.”
(Thiền Luận tập 3. Lý tưởng Bồ tát và Phật, trang 143, bản dịch của Tuệ Sỹ)

Ngày Xuân, đầu năm mới, Phật tử chúng ta nhớ đi chùa lễ Phật là tự đánh thức lòng mình suốt 365 ngày sắp tới làm các hạnh lành, bằng tâm nguyện đại bi mà thi thiết sự lợi ích, tình yêu thương đến mọi loài.

Khách thập phương rảo bước quanh sân chùa, ngắm nhìn cảnh vật, cội mai già, nụ mai còn hàm tiếu. Chậu cúc đại đóa chưa nở trọn như e ấp đón Xuân. Tươi mát, an lành không khí ngày Xuân – đầu năm mới mừng Xuân, lễ Phật, khách thập phương ngước nhìn Phật điện, tự dưng thấy lòng trầm xuống, như vơi đi những gì của năm cũ. Sụp lạy dưới đài sen mà thấy Phật mỉm cười.

Tiếng chuông gia trì trầm ấm, rót vào lòng khách thập phương, ngước lên nhìn thì ra chú tiểu đánh chuông đã đứng đó tự bao giờ. Khách thập phương, chú tiểu nhìn nhau nở nụ cười, trao cho nhau lời chúc: Ngày Xuân đi chùa, lễ Phật, vạn sự an lành, chóng thành đạo quả. Khách thập phương ra về mà lòng còn văng vẳng tiếng chuông gia trì ngân âm bất tận và hình ảnh chú tiểu đánh chuông in đậm vào lòng như nụ sen chẳng dính mùi bùn. Trong sạch, thơm tho, một tâm hồn tinh khiết.

Xuân Bính Thân 2016

Nguyên Siêu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11375)
Ngày xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp...
(Xem: 13363)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
(Xem: 11218)
Buổi chiều đó, gương mặt thời gian như hiển hiện thật lâu, khắc khảm một năm những buồn vui được mất cho những ưu phiền tan đi như làn gió và chỉ để còn giữ lại cõi lòng thơm thảo vô ưu...
(Xem: 11415)
Kobayashi Yatarõ được tôn sùng khắp hoàn cầu với cái tên Issa, có nghĩa là Một Tách Trà. Issa sanh năm 1763 làng Kashiwabara trong nông trại quận Nagano trung tâm Nhật Bản bây giờ.
(Xem: 12654)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp.
(Xem: 30076)
Ở nơi đâu hoa xuân rồi cũng úa Chỉ sắc Thiền tươi thắm đóa nghìn năm Niềm vui nào lòng người rồi cũng nhạt...
(Xem: 10938)
Sương phủ dầy đặc, 10 giờ 30 đêm mà cứ như khuya lắm; chim chóc im bặt, cảnh vật chìm vào u tịch. Trong màn đêm, xa xa còn le lói ánh sáng mờ đục của những ngọn đèn...
(Xem: 11691)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết...
(Xem: 10632)
Ðạo Phật ra đời nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Cho nên khát vọng trở nên người giàu có nhằm vơi đi khổ đau do đời sống vật chất đem lại...
(Xem: 11188)
Thằng Hào cảm thấy hạnh phúc vô bờ, nó cứ muốn cho giây phút này kéo dài ra, dài ra mãi mãi… Nó cảm nhận được, cảm thấy được từ bên ngoài vừa có một mùa Xuân an vui...
(Xem: 11489)
Trong giáo lý đạo Phật tuyệt nhiên không có chuyện đốt vàng mã cho người đã chết. Kinh điển của Phật có dạy rằng, một người bình thường chúng ta sau khi chết rồi...
(Xem: 12863)
Mấy độ xuân lai nắng lên vàng cả hiên ngoài xuân về chim hót gọi mùa xuân lai
(Xem: 12058)
Sáng sớm mùng 1 Tết, tiết trời Đà Lạt (Lâm Đồng) thường se lạnh, mưa xuân lất phất bay, ngoài đường phố cũng thường thưa thớt người bởi hầu hết các gia đình còn tất bật làm cơm cúng tân niên.
(Xem: 11265)
Tết Nguyên Đán, hầu như nhà ai cũng có một mâm ngũ quả đặt trên mâm bồng. Đó là mâm trái cây, ít nhất là phải đủ 5 thứ quả theo thuyết Ngũ hành.
(Xem: 10185)
Ngày còn nhỏ, dĩ nhiên chúng tôi chưa biết ăn chay là gì. Chỉ thấy cứ vài ngày trong tháng là Má tôi lại ngồi ăn riêng. Má không ăn đồ ăn ‘bình thường’ của chúng tôi, mà Má có chén chao, và rau luộc.
(Xem: 11761)
Thỏng tay ra phố một mình Đêm ba mươi xả buông giành áo cơm Mặc người chộn rộn lo toan Ta tìm ta giữa ngổn ngang dập dìu
(Xem: 11166)
Năm nay, Tết Nguyên Đán Canh Dần nhằm vào cuối tuần, cho nên đêm Giao Thừa và ngày Mùng Một Tết, nhằm Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày 13, 14 tháng 2 năm 2010, tất cả các Chùa đều tấp nập người đến Lễ Phật...
(Xem: 10866)
Sau nhiều trận long tranh hổ đấu thật hào hứng ở vòng loại, tứ kết, rồi bán kết, còn lại hai ứng cử viên nặng ký ngang sức ngang tài, từng hòa nhau hai trận không tỉ số với chất lượng chuyên môn rất cao...
(Xem: 13059)
Từ lâu, hình ảnh con trâu cứ thế mà đi vào tâm thức mọi người, không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào văn học nghệ thuật Việt Nam.
(Xem: 10167)
Thật ra, sự giàu có là một khái niệm rất mơ hồ và chỉ dễ sử dụng khi nói về người khác. Bản thân bạn có phải là người giàu có hay không? Nếu bạn dành thời gian để suy nghĩ thật kỹ về câu hỏi này...
(Xem: 10841)
Đi bách bộ ra sân, hít thở không khí trong lành buổi sáng, tôi cảm nhận rõ sự sảng khoái sau một đêm dài ngon giấc. Sân trước vang lên tiếng chổi quét cùng tiếng cười nói của mấy chủ Tiểu ở chùa.
(Xem: 10917)
Tất cả mọi thất bại hay thành công trên cuộc đời đều bắt nguồn từ tâm. Tâm cũng là gốc của sanh và tử, là cội nguồn của mọi bất hạnh cũng như hạnh phúc.
(Xem: 14488)
Mỗi gia đình hãy tạo ra một bầu không khí ân phúc linh thiêng thanh tịnh để mở rộng cửa đón nhận thần lực gia trì của chư Phật. Chúng ta có thể thắp đèn càng nhiều càng tốt.
(Xem: 10661)
Đêm im lặng, lắng nghe hương về sáng Mùa xuân tràn, có vạn cánh chim bay Cành mai ngủ vừa giật mình thức giấc...
(Xem: 12033)
Nụ cười, tuệ giácmùa xuân là ba khái niệm và ba hình ảnh riêng biệt. Nhưng khi kết hợp và hòa quyện vào nhau sẽ thành nguồn vui Di Lặc.
(Xem: 30133)
Xuân Tân Mão chuyển mình Thung lũng phủ màu xanh Vận hành sức diệu dụng Tiếp nguồn sống tâm linh.
(Xem: 12524)
Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một con đường mòn miên viễn như thế. - Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 12504)
Chưa bao giờ tôi thèm khát nhào đến ôm chầm lấy chồng và con mình như trong giây phút này... Tâm Không Vĩnh Hữu
(Xem: 13222)
Một buổi sáng ra vườn, chợt thấy mấy chồi non vừa nhú, rụt rè, mảnh mai, run rẩy trước làn gió nhẹ. Những giọt sương trong vắt còn đọng trên lá cây, phản chiếu tia nắng mai lóng lánh ngũ sắc.
(Xem: 28306)
Xuân đã về chưa, đã về chưa? Nắng đang hong ấm nụ giao mùa Chập chờn én liệng lưng trời tím...
(Xem: 22488)
Không sinh, không diệt. Không đến, không đi. Đó chính là ý nghĩa nền tảng về một tâm xuân miên viễn. Khi chúng ta nhìn sự vật có sinh có diệt, có đến có đi, lòng ta không khỏi sinh ra những luyến lưu tiếc nuối.
(Xem: 21725)
Cho luôn cho mượn cho là Tồn sinh cốt yếu như hà hình dung?
(Xem: 20426)
Mặc vận-chuyển, xuân đi, xuân lại, Dù doanh, hư, tiêu, trưởng vẫn như thường. Âm vô ngôn, chung điệu nhạc muôn phương...
(Xem: 22337)
Đông tàn, tuyết rụng, ánh trời quang Cảnh vật dường như mới điểm trang. Cây cỏ thắm tươi... hoa nở đẹp
(Xem: 18763)
mây rất cũ mà màu chiều rất mới ta bước đi lững thững giữa thời gian xuân hạ thu đông sử lịch xéo hàng khói sương mênh mông...
(Xem: 23851)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant