Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Khát Vọng Mùa Xuân

28 Tháng Hai 201805:04(Xem: 6216)
Khát Vọng Mùa Xuân

KHÁT VỌNG MÙA XUÂN 

Nguyên Cẩn


Khát Vọng Mùa Xuân



Thông thường, đầu mùa xuân là lúc người ta ngừng lại mọi việc để tổng kết lại một năm đã qua, kiểm điểm những điều đã làm được và chưa làm được, để rồi đặt ra kế hoạch cho năm sau. Nhưng có những khát vọng cháy bỏng từ năm này qua năm khác mà cứ mùa xuân chúng ta lại dằn vặt, trăn trở tự hỏi vì sao còn nguyên đó, để rồi lại tiếp tục hy vọng… dù ngày thực hiện có thể còn xa lắm, dù có lúc ta thấy mọi việc trong tầm tay của mình!

Khát vọng một nền văn hóa dân tộc

Khởi đầu của một năm từ mùa xuân nên hãy nhìn cách người ta chào đón mùa xuân để nhận ra bản sắc dân tộc. Chúng ta vẫn đi tìm một mùa xuân “đậm đà bản sắc dân tộc” như thường được rêu rao năm này qua tháng nọ trong các báo cáo tổng kết, hay được nêu thành phương hướngcủa ngành văn hóa, nhưng mãi rồi chúng ta vẫn thấy còn đó trên bức tranh chung những “gam” màu nhợt nhạt.

Vì sao ư? Rất nhiều lễ hội dân gian diễn ra nhưng hình thức mà chúng ta thường phê phán, kêu gọi chấm dứt thì vẫn còn đấy những lễ hội “tắm máu” như chém lợn, chọi trâu…

Trong khi các lễ hội ngày một nhiều, nhưng lại giảm mạnh về bản sắc với việc xuất hiện không ít những xu hướng lệch lạc, thiếu ý thức của người dự hội; cùng với đó là các biểu hiện tiêu cựcthể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý cùng xu hướng thực dụngthương mại hóa lễ hội làm lãng phí về thời gian, công sức, tiền của và sự phiền nhiễu cho khách trẩy hội. Có người vẫn đổ thừa theo thói quen cho là vì “những tác động tích cực và không tích cực của cơ chế thị trường”, như việc các liền anh, liền chị “giơ khay mời trầu” xin tiền dù ban tổ chức Hội Lim quan họ Bắc Ninh có quy định cấm việc chèo thuyền “ngửa nón xin tiền”. Chưa kể Hội Lim vẫn sử dụng loa đài tăng âm “đấu âm thanh” giữa các lều quan họ trong ngày hội, không ai còn được thưởng thức chất giọng mộc “vang, rền, nền, nảy” cùng không giandiễn xướng thân tình, gần gũi của quan họ đích thực trong ngày hội thưở xưa. Ngay như một số lễ hộilâu đời, vốn dĩ khá độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn cùng tính cộng đồng rất cao như lễ hội trò trám ở Lâm Thao (Phú Thọ) hay đá cầu, cướp phết đình Đông Lai, Lập Thạch (Vĩnh Phúc), lễ hội chợ Chuông ở Đông Sơn (Thanh Hóa)… cũng đã và đang bị mai một dần ý nghĩa tốt đẹp khi một bộ phận khá lớn người dự hội, đặc biệt là thanh niên, đã có những hành động thái quálợi dụng lễ hội để có các hành động bạo lực và sàm sỡ phụ nữ. Các giá trị văn hóatinh thần của lễ hội bị chìm lẫn, phai nhạt vì sự thiếu ý thức và lộn xộn trong tổ chức. Toát lên trên tất cả hình thức ấy là tinh thần “vụ lợi” vô hình hay hữu hình trong tâm thức của người hành lễ và dự lễ, xa lạ với những giá trị tốt đẹp ban đầu. Họ cầu xindanh lợi cho cá nhân, cho gia đình mình. Họ tranh cướp giẫm đạp lên nhau xin “lộc!”. Bản thân các vị Phật, tiên thánhanh hùng dân tộc cũng bị biến thành “thần” phù hộ cho kẻ cầu xin đạt được ý nguyệnbất chấp họ mong muốn cả những chuyện mờ ám, bất chính. Những hành vi đốt vàng mã nghi ngút, sắm lễ thật to, dán hay nhét tiền vào tượng ở bất cứ chùa nào, nhằm “mặc cả với người được cầu xin”, dù quý thầy trụ trì và chư Tăng vẫn cố sức uốn nắn quần chúng đi lễ, từ chùa lớn như chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Hương đến đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Bia Bà, Phủ Tây Hồ, đền Và, đền Sóc (Hà Nội), đền Trần, Phủ Giầy (Nam Định), đền Cờn, đền Cuông, đền Ông Hoàng Mười (Nghệ An), chùa Bà (Bình Dương), miếu Bà Chúa Xứ (An Giang). Không có cơ quan văn hóa nào hướng dẫn quần chúngxây dựng không gian văn hóa và gìn giữ sự thiêng liêng của lễ hội và nơi thờ tự, chấm dứt tệ nạn mê tín dị đoan thông qua tuyên truyền, giáo dục và các biện pháp xử lý. Là những người đọc sách Phật, chúng ta biết rằng người Phật tử không cầu xin một ơn huệ vật chất hay tinh thần khi đảnh lễ tượng Phật.

Đức Phật thường dạy: “Ta ví như vị lương y bắt mạch cho thuốc, còn chúng sanh ví như người bệnh cần uống thuốc để khỏi bệnh. Uống hay không và bệnh có hết hay không là tuỳ vào mỗi người bệnh”.

Trong kinh Di Giáo, Ngài dạy rằng: “Các con hãy tự thắp đuốc mà đi”. Bởi lẽ: “Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm điều ô nhiễm - Chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta - Trong sạchhay ô nhiễm là tự nơi ta - Không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch (Kinh Pháp cú).

Ngày xuân, chúng ta mong muốn đoàn tụ trong không khí “đại gia đình” của người phương Đông khi con cháu về sum họp chúc thọ người già, chúc vui người trẻ. Vậy mà hiện nay, nhiều người lao vào bài bạc, ăn nhậu từ trước cho đến sau Tết… Đã phôi pha rồi hình ảnh những ngày xuân nhẹ nhàng, đầm ấm ngày xưa?

Khát vọng một mùa xuân đầm ấm mang bản sắc dân tộc ngỡ đã có từ lâu bây giờ lại là điều mơ ước?

Khát vọng văn hóa nhân bản và trung thực

Chúng ta thao thức trăn trở vì một nền văn hóa nhân bản. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng la lên “Văn hóa gì mà quẹt xe là đánh nhau, giết nhau?”. Ông cũng xót xa khi đòi hỏi ngành giáo dục nhìn lại mình. Lỗi không chỉ của ngành giáo dục, mà của toàn xã hội hôm nay khi tình trạng bạo lực được báo động ở mức cao nhất khi người ta giết nhau quá dễ, quá đơn giản từ nhà ra phố, từ công sở đến trường học. Tinh thần “tranh chấp” không khoan nhượng và dùng bạo lực không biết chừng có lúc lan cả vào những tu viện, tự viện? Chúng ta đừng bị đánh lừa vì các con số “hấp dẫn”: “Đến nay cả nước có gần 19 triệu gia đình trong tổng số hơn 22 triệu gia đình đạt chuẩn danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỉ lệ 85,03%, tăng 2% so với năm 2014”.

Nhưng nhận định về vấn đề này ngay trong Hội nghị tổng kết, chính Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải nêu nhận xét rằng mặc dù vậy, chúng ta không thể không thừa nhận sự xuống cấp về đạo đức đang biểu hiện ở nhiều nơi, cho dù các cấp, các ngành có đầy đủ các chiến lược, đề án, các ban chỉ đạo để xây dựng đời sống văn hóa. Đến đây chúng ta mới thấy mình đã rơi vào cái bẫy của chính mình là thói “hình thức” hay thẳng thắn hơn là thói “giả dối”. Chúng ta báo cáo rất hay, rất kêu nhưng thiếu thực chấtvà nếu bi quan hơn, có thể nói, chúng ta phản ánh sai sự thật!

Văn hóa nhân bản không dung thứ sự giả dối. Vì nếu gia đình văn hóa nhiều như thế thì sao có thể xảy ra tình trạng bạo lực từ chỗ giết một người đến chỗ giết cả gia đình người khác (bốn hay sáu người) vì thù hận; còn tình trạng các nhóm với vài ba chục người lao vào lấy mạng nhau thì hầu như tuần nào cũng có, ở đâu cũng có, nay thì Hà Nội, Thanh Hóa, mai thì Cần Thơ, Bạc Liêu… Cả miền quê cũng không còn bình yên như xưa.

Theo Phó Thủ tướng, “nói là toàn dân đoàn kết thì đúng rồi”, nhưng tại sao văn hóa xã hội lại rất có vấn đề như vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là một ví dụ, sản xuất và buôn bán các loại thực phẩm nguy hại cho sức khỏe đồng loại đến mức bất chấp đạo lý. Ông đặt vấn đề rằng chưa nên bàn những chuyện cao siêu, Ban chỉ đạo văn hóa phải xác định những việc cụ thể để triển khai, tạo ra sự chuyển động thực sự trong đời sống xã hội. Ở nông thôn ai trồng rau sạch, rau bẩn thì chẳng lẽ các tổ chức hội nông dânphụ nữ, chính quyền, bí thư xã không biết? Đã đến lúc nên tìm ra vài việc cụ thể và làm đến nơi đến chốn. Quan trọng là phải xây dựng những tiêu chí dễ hiểu, sao cho khắc phục được bệnh hình thức. Chẳng hạn cứ nói tiêu chí gia đình văn hóa là chấp hành quy định pháp luật, chủ trương của Đảng, Nhà nước, thì quá chung chung, phải nêu cụ thể hơn như gia đình văn hóa thì phải không có bạo lực, cờ bạc, đề đóm, ở nông thôn thì gia đình văn hóa là gia đình sản xuất, nuôi trồng đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm…

Ông tổng kết: “Tình trạng bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, xuống cấp về đạo đức gia đìnhxã hội và các giá trị văn hóa gia đình truyền thống có nguy cơ mai một…”.

Khát vọng về một xã hội dân chủ

Hình ảnh bà Aung San Suu Kyi dịu dàngmảnh mai nhưng tràn đầy nội lực, phát biểu trong ngày nhận bàn giao quyền lực từ tướng Thein Sein để xây dựng một chính quyền Miến Điện dân chủ sau bao thập kỷ đấu tranh khiến cả thế giới kính phục. Bà hoạt động theo tình thần vô úy và dân chủ của Phật giáo, dùng nhiề u khá i niệ m củ a Phậ t giáo, của trí tuệ dân gian Miế n Điệ n để trình bày quan điểm nhân bản và xây dựng dân quyền của mình. Những lý tưởng mà bà đã dành trọn cuộc đời để đấu tranh, hy sinh hạnh phúc riêng tư để rồi trong hoàng hôn cuộc đời, bà lại thấy bình minh nền dân chủ Miến Điện. Bà Aung San Suu Kyi nói rằng dân tộc Miến Điện có quá đủ kinh nghiệm trong lịch sử về quyền lực độc tài để ý thức rõ ràng về sự cần thiết phải nhắc nhở những bổn phận ấy.

Đó là: bố thíđạo đứchy sinhliêm khiếtnhân từnghiêm khắc với mình, không giận dữ, không bạo lực, nhẫn nại, và không làm trái (với ý muốn của dân). Vì nền dân chủ ấy sẽ xóa tham nhũng và bất bình đẳng như bà nói: “Chúng ta không muốn đầu tư để những người đã có đặc ân lại có thêm đặc quyền…Chúng ta muốn có đầu tư để có thêm việc làm. Càng có nhiều công ăn việc làm càng tốt, chỉ đơn giản là như vậy…”.

Đây chính là cái mà phương Tây gọi là xã hội dân sự. Những hoạt động có sự tham gia của người dân nhằm tăng thêm tính chủ động, tăng thêm sự giám sát của nhân dân. Phải giáo dục tinh thần và nhận thức dân chủ cho người dân. Khi họ hiểu biết hơn về quyền của mình, họ sẽ có trách nhiệm hơn với đời sống của cộng đồng, bớt vô cảm với những diễn biến xã hội. Việc điều hành kinh tế vĩ mô đều liên quan đến dân chủ và nhân quyền; bởi vì tất cả những quyết sách ảnh hưởng đến đời sống người dân đều phải biểu quyết vì phải sử dụng ngân sách, hay chính là tiền thuế của dân. Còn về đầu tư công, nhiều quan chức sử dụng tiền thuế của dân mà không hề suy xét đến hiệu quả gây nên lãng phí, thất thoát hoặc do trình độ, hoặc do tư túi… nhưng vì thiếu cơ chế kiểm soát hay nói đúng hơn thiếu một xã hộidân sự để quản lý, giám sát… Tình trạng tham nhũng, phân hóa giàu nghèo là một “khối u” cần cắt bỏ khỏi cơ thể lành mạnh của nền dân chủnếu không sẽ vô phương cứu chữa!

Chúng ta xây dựng luật pháp làm gì vì nếu dân quyền chưa được thể hiện đầy đủ thì làm sao tránh khỏinhững vụ án oan sai. Nói tất cả những điều này có nghĩa là hệ thống chính trị và luật pháp là mục tiêu, nhưng nền tảng của nó phải là dân chủnhân quyền. Nếu dân chủnhân quyền chưa được thể hiện rõ ràng thì những mục đích tốt đẹp kia chỉ là “khẩu hiệu”. Có lẽ dân chủnhân quyền là điều kiện cần, còn hệ thống chính trị và luật pháp là điều kiện đủ cho một đất nước văn minh, và phát triển.

Quần chúng mong muốn một chính phủ cai trị vì họ, chứ không “chống” lại họ. Nói như Alexander Ivanovich Herzen (1812-1870), một nhà văn chính trị hay thậm chí được xem như một nhà cách mạngtiền bối của Lenin, “Mỗi giây phút lịch sử đều đầy đặn khép kín theo cách thức của nó, giống như bốn mùa với cả những ngày giông bão và những ngày nắng đẹp. Chúng ta cứ tưởng mục đích của trẻ con là tuổi thanh niên, trong khi mục đích của chúng là chơi đùa, tận hưởng, là sống đời trẻ con. Nếu như cứ nhìn vào giới hạn cuối thì phải chăng mục đích của đời sống là cái chết?”.

Trong thời của mình, Herzen cũng đã phê phán những triết gia xã hội chủ nghĩa như Mazzini hay kêu gọi người ta phải hy sinh cao nhất vì dân tộc, vì nền văn minh nhân bản, vì Chủ nghĩa xã hội, vì công bằng nhân đạo - nếu chưa thấy ở hiện tại thì cũng cho tương lai. Theo ông thì mục đích của đấu tranh cho tự do không phải cho tự do của ngày mai mà là tự do của hôm nay, tự do cho những cá nhân đang sống vì mục đích riêng của họ. Nghiền nát tự do của họ, mưu cầu của họ, phá hủy hạnh phúc của họ vì hạnh phúc lớn lao mơ hồ trong tương lai, chỉ đơn thuần là xây dựng một tòa nhà siêu hình trên cát (Từ bờ bên kia, Alexander Herzen, Nguyễn Văn Trọng dịch, Nxb Tri Thức, 2012).

Chúng ta sẽ có tội với nhân dân khi nói với họ về những hình ảnh đẹp đẽ hay viễn cảnh của tương lai mà trước mắt họ lại đang ở một nơi mà mức độ đáng sống đứng thứ 124/125 quốc gia.

Bảng xếp hạng “Quốc gia đáng sống” của Liên Hiệp Quốc dùng để đo những đóng góp của mỗi quốc gia cho hành tinh và nhân loại. Người ta xem xét bảy phương diện là: đóng góp về khoa học công nghệ; đóng góp về văn hóa; đóng góp vào hòa bình, an ninh và trật tự thế giới; đóng góp vào việc bảo vệ môi trường hành tinh; đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới; đóng góp về y tế sức khỏe; và đóng góp để cải thiện hành tinh và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Chúng ta nghĩ sao khi theo công bố của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đứng thứ 124/125 đất nước được xếp hạng, thấp hơn nhiều các quốc gia ở Đông Nam Á, chỉ đứng trên Lybia - đất nước bất ổn ở Trung Đông? Được biết, danh hiệu “Quốc gia đáng sống nhất” thuộc về Ireland.

Sự xếp hạng đó có thể không chính xác, nhưng chúng ta cũng khó nghĩ rằng nếu xếp hạng đúng, đất nước chúng ta có thể được xếp ở mức 80 hay 70 trên bảng.

Bảng xếp hạng này có tác động lớn đối với những người muốn tìm đến một nơi đến dù chỉ là du lịch, trước khi là một nơi ở lại, với môi trường trong lành, thiên nhiên tươi đẹp, an toàn và thân thiện .

Khát vọng về văn hóa dân tộc, dân chủ, và hướng thiện còn đó, vì rằng cái đúng, cái tốt, và cái đẹp vẫn đang bị xâm hại hàng ngày hôm nay. Làm sao tưới tẩm tình yêu vào sự khô cằn của tâm hồn vốn đang bị tha hóa trong lối sống thực dụng đến lạnh lùng? Mùa xuân khởi đi từ những ước mơ tuổi trẻ như Thiền sư Nhất Hạnh từng ấp ủ: “Giấc mơ của chúng ta không phải chỉ là một giấc mơ của sự giàu thịnh và vinh quang cho riêng một mình ta. Hạnh phúc chân thật không nằm trên tiền bạc, danh vọng và quyền thếHạnh phúc chân thật nằm trên nền tảng của tự doTự do ở đây không phải là tự do chiếm đoạt, tự do hủy hoại, hủy hoại thiên nhiên, hủy hoại thân tâm mình và thân tâmngười. Tự do ở đây là thảnh thơi, là có thì giờ để vui chơi và thương yêuTự do là không bị ràng buộc bởi hận thùtuyệt vọng, ganh tị, mê cuồng, không bị kéo theo công việc để tối ngày quanh năm bận rộn, không có cơ hội vui chơithương yêu và chăm sóc cho nhau. Phẩm chất đời sốngnằm nơi này” (Tuổi trẻ - Tình yêu - Lý tưởng, Thích Nhất Hạnh).

Mùa xuânchúng ta hãy thả hồn trên đôi cánh của trí tưởng tượng bay vào vùng trời thênh thang ấy. Nói như Steve Jobs “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ”. Để rồi mong sao chúng ta và quanh ta là những tâm hồn tràn đầy khí phách và nhiệt huyết, những con người sẽ hoàn thiện nhân cách để là chính mình. Nói cách khác theo ngôn ngữ thời đại, là những kẻ thiện tâm cùng xây dựng một xã hội dân chủ với một nền văn hóa trung thực, dân tộc và nhân bảnmục tiêu của mọi nền văn hóa, hay của mọi quốc giađáng sống, và của mọi chính thể công bình.

Nguyên Cẩn

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Số Xuân Mậu Tuất 2018

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11376)
Ngày xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp...
(Xem: 13364)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
(Xem: 11219)
Buổi chiều đó, gương mặt thời gian như hiển hiện thật lâu, khắc khảm một năm những buồn vui được mất cho những ưu phiền tan đi như làn gió và chỉ để còn giữ lại cõi lòng thơm thảo vô ưu...
(Xem: 11415)
Kobayashi Yatarõ được tôn sùng khắp hoàn cầu với cái tên Issa, có nghĩa là Một Tách Trà. Issa sanh năm 1763 làng Kashiwabara trong nông trại quận Nagano trung tâm Nhật Bản bây giờ.
(Xem: 12655)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp.
(Xem: 30076)
Ở nơi đâu hoa xuân rồi cũng úa Chỉ sắc Thiền tươi thắm đóa nghìn năm Niềm vui nào lòng người rồi cũng nhạt...
(Xem: 10939)
Sương phủ dầy đặc, 10 giờ 30 đêm mà cứ như khuya lắm; chim chóc im bặt, cảnh vật chìm vào u tịch. Trong màn đêm, xa xa còn le lói ánh sáng mờ đục của những ngọn đèn...
(Xem: 11693)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết...
(Xem: 10634)
Ðạo Phật ra đời nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Cho nên khát vọng trở nên người giàu có nhằm vơi đi khổ đau do đời sống vật chất đem lại...
(Xem: 11189)
Thằng Hào cảm thấy hạnh phúc vô bờ, nó cứ muốn cho giây phút này kéo dài ra, dài ra mãi mãi… Nó cảm nhận được, cảm thấy được từ bên ngoài vừa có một mùa Xuân an vui...
(Xem: 11490)
Trong giáo lý đạo Phật tuyệt nhiên không có chuyện đốt vàng mã cho người đã chết. Kinh điển của Phật có dạy rằng, một người bình thường chúng ta sau khi chết rồi...
(Xem: 12865)
Mấy độ xuân lai nắng lên vàng cả hiên ngoài xuân về chim hót gọi mùa xuân lai
(Xem: 12059)
Sáng sớm mùng 1 Tết, tiết trời Đà Lạt (Lâm Đồng) thường se lạnh, mưa xuân lất phất bay, ngoài đường phố cũng thường thưa thớt người bởi hầu hết các gia đình còn tất bật làm cơm cúng tân niên.
(Xem: 11267)
Tết Nguyên Đán, hầu như nhà ai cũng có một mâm ngũ quả đặt trên mâm bồng. Đó là mâm trái cây, ít nhất là phải đủ 5 thứ quả theo thuyết Ngũ hành.
(Xem: 10186)
Ngày còn nhỏ, dĩ nhiên chúng tôi chưa biết ăn chay là gì. Chỉ thấy cứ vài ngày trong tháng là Má tôi lại ngồi ăn riêng. Má không ăn đồ ăn ‘bình thường’ của chúng tôi, mà Má có chén chao, và rau luộc.
(Xem: 11763)
Thỏng tay ra phố một mình Đêm ba mươi xả buông giành áo cơm Mặc người chộn rộn lo toan Ta tìm ta giữa ngổn ngang dập dìu
(Xem: 11169)
Năm nay, Tết Nguyên Đán Canh Dần nhằm vào cuối tuần, cho nên đêm Giao Thừa và ngày Mùng Một Tết, nhằm Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày 13, 14 tháng 2 năm 2010, tất cả các Chùa đều tấp nập người đến Lễ Phật...
(Xem: 10867)
Sau nhiều trận long tranh hổ đấu thật hào hứng ở vòng loại, tứ kết, rồi bán kết, còn lại hai ứng cử viên nặng ký ngang sức ngang tài, từng hòa nhau hai trận không tỉ số với chất lượng chuyên môn rất cao...
(Xem: 13059)
Từ lâu, hình ảnh con trâu cứ thế mà đi vào tâm thức mọi người, không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào văn học nghệ thuật Việt Nam.
(Xem: 10167)
Thật ra, sự giàu có là một khái niệm rất mơ hồ và chỉ dễ sử dụng khi nói về người khác. Bản thân bạn có phải là người giàu có hay không? Nếu bạn dành thời gian để suy nghĩ thật kỹ về câu hỏi này...
(Xem: 10841)
Đi bách bộ ra sân, hít thở không khí trong lành buổi sáng, tôi cảm nhận rõ sự sảng khoái sau một đêm dài ngon giấc. Sân trước vang lên tiếng chổi quét cùng tiếng cười nói của mấy chủ Tiểu ở chùa.
(Xem: 10917)
Tất cả mọi thất bại hay thành công trên cuộc đời đều bắt nguồn từ tâm. Tâm cũng là gốc của sanh và tử, là cội nguồn của mọi bất hạnh cũng như hạnh phúc.
(Xem: 14488)
Mỗi gia đình hãy tạo ra một bầu không khí ân phúc linh thiêng thanh tịnh để mở rộng cửa đón nhận thần lực gia trì của chư Phật. Chúng ta có thể thắp đèn càng nhiều càng tốt.
(Xem: 10663)
Đêm im lặng, lắng nghe hương về sáng Mùa xuân tràn, có vạn cánh chim bay Cành mai ngủ vừa giật mình thức giấc...
(Xem: 12034)
Nụ cười, tuệ giácmùa xuân là ba khái niệm và ba hình ảnh riêng biệt. Nhưng khi kết hợp và hòa quyện vào nhau sẽ thành nguồn vui Di Lặc.
(Xem: 30135)
Xuân Tân Mão chuyển mình Thung lũng phủ màu xanh Vận hành sức diệu dụng Tiếp nguồn sống tâm linh.
(Xem: 12527)
Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một con đường mòn miên viễn như thế. - Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 12504)
Chưa bao giờ tôi thèm khát nhào đến ôm chầm lấy chồng và con mình như trong giây phút này... Tâm Không Vĩnh Hữu
(Xem: 13223)
Một buổi sáng ra vườn, chợt thấy mấy chồi non vừa nhú, rụt rè, mảnh mai, run rẩy trước làn gió nhẹ. Những giọt sương trong vắt còn đọng trên lá cây, phản chiếu tia nắng mai lóng lánh ngũ sắc.
(Xem: 28307)
Xuân đã về chưa, đã về chưa? Nắng đang hong ấm nụ giao mùa Chập chờn én liệng lưng trời tím...
(Xem: 22490)
Không sinh, không diệt. Không đến, không đi. Đó chính là ý nghĩa nền tảng về một tâm xuân miên viễn. Khi chúng ta nhìn sự vật có sinh có diệt, có đến có đi, lòng ta không khỏi sinh ra những luyến lưu tiếc nuối.
(Xem: 21727)
Cho luôn cho mượn cho là Tồn sinh cốt yếu như hà hình dung?
(Xem: 20428)
Mặc vận-chuyển, xuân đi, xuân lại, Dù doanh, hư, tiêu, trưởng vẫn như thường. Âm vô ngôn, chung điệu nhạc muôn phương...
(Xem: 22338)
Đông tàn, tuyết rụng, ánh trời quang Cảnh vật dường như mới điểm trang. Cây cỏ thắm tươi... hoa nở đẹp
(Xem: 18764)
mây rất cũ mà màu chiều rất mới ta bước đi lững thững giữa thời gian xuân hạ thu đông sử lịch xéo hàng khói sương mênh mông...
(Xem: 23851)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant