Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lời cảm niệm nhân ngày Phật đản

11 Tháng Năm 201100:00(Xem: 10850)
Lời cảm niệm nhân ngày Phật đản


Sự ra đời của Thái tử Tất-đạt-đa là niềm hạnh phúc vô cùng lớn lao của hoàng tộc Sakya, của nhân dân thành Ca-tỳ-la-vệ lúc bấy giờ, và cũng là niềm diễm phúc vô hạn cho tất cả chúng ta, những người đệ tử của đức Phật, những người nguyện đi theo con đường chơn chánh mà Ngài đã chỉ dạy.

Thái tử Tất-đạt-đa được sinh ra và lớn lên như bao nhiêu người khác. Song, ngay từ nhỏ, Ngài đã tỏ ra là một con người hoà nhã, biết kính trọngthương yêu tất cả mọi người, yêu quí mọi loài. Ngài là một hoàng thái tử, được sống trong cung vàng điện ngọc, nhung gấm cao sang, được sự thương yêu, chăm sóc của phụ thândi mẫu, lại có cả kẻ hầu người hạ. Và sau này Thái tử còn có thêm vợ đẹp con thơ. Có thể nói rằng, cuộc sống của Ngài rất hạnh phúc, một cuộc sống mà bao nhiêu người hằng mơ ước nhưng không thể nào có được. Thế nhưng, khi nhận thấy được sự thật khổ đau của kiếp sống, Ngài đã lặng lẽ ra đi để tìm nguồn hạnh phúc chơn thường cho mình và cho tất cả chúng sanh. Ngài đã giũ bỏ tất cả những thú vui tầm thường, những danh lợi phù hoa của cuộc sống, quyết chí ra đi theo tiếng gọi của lòng từ bi, ra đi vì lý tưởng, vì hạnh nguyện độ sanh. Phải là một người có lý tưởng cao cả, có hạnh nguyện rộng sâu và có ý chí kiên cường mới có thể ra đi được như thế.

Bước đường tìm đạo vô cùng gian nan. Thời gian đầu Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để học đạo với các vị danh sư thời bấy giờ. Nhưng rồi Ngài vẫn chưa tìm thấy được chân hạnh phúc từ các vị danh sư ấy. Thế là không còn cách nào khác, Ngài phải tự mình khám phá, tự mình tư duy, tự mình thử nghiệm các phương pháp tu tập để tìm ra ánh đạo. Thời gian này càng gian lao hơn nữa. Có lúc Ngài thực tập phương pháp khổ hạnh đến nỗi chỉ còn da bọc xương và một ngày kia Ngài đã ngã quỵ bên vệ đường nhưng vẫn chưa thấy ánh đạo. Sau đó Ngài quyết định thay đổi pháp tu, Ngày trở lại ăn uống bình thườngthực tập thiền định. Thực tập thiền định cũng không dễ, bao nhiêu nội ma ngoại chướng cứ quấy rối mãi. Ngài phải chiến đấu với các thứ ma ấy trong từng giây từng phút, hết ngày này qua ngày khác. Bằng ý chí kiên cường và sự sáng suốt của mình, vào lúc sao mai mọc, Ngài đã cảm nhận được niềm hỷ lạc vô biên, Ngài đã chứng được đạo quả, đã thấy được chân lý nhiệm mầu. Giây phút ấy quả là vô cùng thiêng liênghệ trọng đối với Ngài cũng như đối với hàng triệu người con Phật. Vậy là từ một vị hoàng tử, Ngài đã trở thành một đức Phật, một bậc thầy cao cả của muôn loài chúng sanh. Sự thành đạo của Ngài đã đánh dấu một mốc son vô cùng quan trọng trong lịch sử nhân loại.

Với lòng thương yêu vô hạn đối với muôn loài chúng sanh, với hạnh nguyện cứu khổ độ sanh, Ngài đã chuyển vận bánh xe chánh pháp. Ngài giảng dạy không biết mệt mỏi. Những lời được Ngài nói ra là vô cùng giá trị, làm cho người nghe cảm nhận đươc sự thay đổi trong từng huyết mạch, từng tế bào của cơ thể. Những lời dạy của đức Phật đã làm thay đổi nếp nghĩ, lối sống của người nghe theo chiều hướng tích cựchướng thượng. Ngài không chỉ truyền dạy bằng ngôn từ, mà Ngài còn truyền dạy bằng cả tấm lòng và bằng sự chứng nghiệm, bằng sức mạnh tâm linh cũng như bằng cuộc sống hiện thực sinh động của Ngài, chính vì vậy mà đã tạo nên sức mạnh lớn lao, tác động vào sâu trong tâm thức của người nghe.

Nhờ những lời dạy của Ngài mà nhân loại nhìn nhận một cách sâu sắc hơn về sự thật đau khổ của cuộc sống, biết được nguyên nhân của sự đau khổ ấy và cũng đã biết được con đường để có thể đi ra khỏi khổ đau. Những lời đức Phật dạy đã giúp cho nhân loại nhận thấy được qui luật vận độngbiến đổi của vũ trụnhân sinh, để rồi từ đó tạo dựng một cuộc sống phù hợp với những quy luật ấy, nhằm đem lại an lànhhạnh phúc cho cuộc sống hiện tại cũng như tương lai. Cũng chính Ngài đã đề cao tính bình đẳng trong xã hội, không phân biệt hay kỳ thị chủng tộc, giai cấp, địa vị xã hội. Để thể hiện tính bình đẳng ấy, Ngài đã thuyết pháp cho tất cả mọi người, đối xử bình đẳng với tất cả mọi ngườithương yêu tất cả, một vị vua, quan hay là một người cùng đinh cũng được đức Phật đối xử như nhau. Trong Tăng đoàn của Ngài, Ngài đã thâu nhận tất cả mọi tầng lớp, mọi thành phần của xã hội, từ hoàng thân quốc thích đến những người tiện dân, từ người có uy tín đến những phạm nhân, cả nam lẫn nữ đều được nhận vào làm đệ tử của Ngài. Ngài đã khẳng định rằng: “Tất cả mọi loài chúng sinh đều bình đẳng với nhau, đều có Phật tánh và đều có thể thành Phật”. Và Ngài cũng đã nhấn mạnh: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có giai cấp trong dòng nước mắt cùng mặn”. Nhờ vậy mà xã hội Ấn Độ thời bấy giờ đã bớt đi sự kỳ thị giai cấp, kỳ thị chủng tộc, phân biệt địa vị xã hội. Và ngày nay, tư tưởng bình đẳng trong xã hội vẫn còn nguyên giá trị.

Không chỉ có thế, Ngài còn nhắc nhở mọi người phải biết hoàn thành tốt bổn phận và trách nhiệm của mình. Làm con thì phải hiếu thảo với cha mẹ, phải phụng dưỡng cha mẹ và hướng dẫn cha mẹ sống một cuộc sống hiền lương. Ngài luôn luôn đề cao hạnh hiếu của đạo làm con. Ngài khẳng định: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ chính là thờ Phật vậy”. Chính Ngài là người đã nêu gương hiếu hạnh cho chúng ta noi theo. Ngài đã thuyết pháp giáo hoá cho Hoàng hậu Ma-da trên cung trời Đao lợi để cho mẹ Ngài thêm phần phước lợi. Ngài đã trở lại hoàng cung để hoá độ vua cha. Trong những giờ phút cuối cùng trên cõi đời của vua cha, Ngài đã đem hết khả năng của mình để dẫn dắt vua cha nhập vào dòng thánh. Và khi vua cha mất thì chính Ngài đã phụ một vai trong việc tiễn đưa linh cửu của vua cha đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Bên cạnh những người đệ tử xuất gia, sống đời phạm hạnh, phần lớn những người đi theo đức Phật là những người tại gia, mang trên vai nhiều gánh nặng gia đình cùng với những mối quan hệ phức tạp trong xã hội. Chính vì vậy đức Phật đã chỉ dạy những phương pháp cụ thể về vấn đề hạch toán kinh tế, về vấn đề chi tiêu, về việc ứng xử trong các mối qua hệ xã hội,… nhờ những lời dạy này mà người Phật tử có thể tạo lập cho mình một mái ấm gia đình, một cuộc sống hạnh phúc.

Ngài đã chỉ dạy rất nhiều vấn đề, nhưng có một vấn đề hết sức đặc biệt mà các vị giáo chủ của các tôn giáo khác không thể có được, đó là Ngài không bao giờ tự đề cao chính mình. Ngài nói rằng, Ngài chỉ là vị lương y bốc thuốc cho người bệnh, muốn lành bệnh thì bệnh nhân phải tự uống thuốc; Ngài chỉ là một vị thầy chỉ đường, muốn đến được đích thì mọi người phải đi bằng chính đôi chân của mình. Ngài không phải là đấng toàn năng, không thể ban phước hay cứu rỗi cho mọi người. Ngài cũng là một người bình thường như mọi người, chỉ có điều là Ngài đã nhận thấy được chân lý của cuộc đời, vượt ra ngoài những hệ luỵ của cuộc sống. Nếu mọi người thực tập theo con đường Ngài đã chỉ dạy thì mọi người cũng đạt được những gì Ngài đã đạt được mà thôi. Tự thân mỗi người phải có trách nhiệm với chính mình, phải tự hoàn thiện mình, tự cứu lấy mình chứ không ai có thể làm thay được.

Những lời dạy của Ngài đã thổi vào nhân loại một luồng sinh khí mới, làm cho mọi người cảm thấy tự tin hơn, thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, và đã tiếp thêm sức mạnh cho mọi người, làm khơi dậy tính thiện, đánh thức lương tâm nơi mỗi người, khiến cho mọi người biết bỏ ác làm lành, sống một cuộc sống hiền thiện, có ích cho mình, cho gia đình và cho xã hội.

Ngài là một con người vĩ đại, một con người tuyệt vời. Sự ra đời của ngài vô cùngý nghĩa đối với những người Phật tử nói riêng và đối với toàn thể nhân loại nói chung. Nếu Ngài không ra đời, nếu không có những lời dạy của Ngài thì có lẽ là chúng con còn đau khổlầm than hơn nhiều. Để thể hiện lòng biết ơn vô hạn, lòng qui kính vô biên đối với bậc Đạo sư, chúng con không biết làm gì hơn, chúng con nguyện một lòng quy kính Ngài và sống đúng theo những lời Ngài đã dạy cho chúng con. Đấy là tâm hương lòng của chúng con kính dâng lên đức Từ Phụ nhân dịp kỷ niệm ngày đản sanh của Ngài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11999)
Tuyết lạnh cổng chùa đóng Trong chùa ấm hương thiền Phật tâm ai cũng có Phật Đản thấy chân tâm.
(Xem: 12827)
Chân thành đốt nén tâm hương Cúng dường Chư Phật mười phương rạng ngời Mừng ngày Đức Phật ra đời Muôn hoa đua nở nơi nơi rộn ràng
(Xem: 11920)
Lễ Phật Đản tưng bừng khắp chốn, Từ sơn lâm cho đến thị thành. Lòng Phật tử vui mừng khôn xiết...
(Xem: 10665)
Đức Phậtđấng Giác ngộ, sống đời sống giải thoát, an lạc hoàn toàn, nhưng vì thương chúng sinh, nên Ngài thị hiện giữa cuộc đời này...
(Xem: 11338)
Đóa Sen hồng hé nụ Rằm tháng Tư lại về Xôn xao đến làng quê. Đường trần dệt ánh sáng.
(Xem: 11630)
Tóc mây pha màu trắng Biển xanh lộng bóng trời Chim về đôi cánh sãi Vun vút gió ngàn khơi.
(Xem: 10835)
Sự xuất hiện của Ngài được gọi là vi diệu vì sự xuất hiện đó như ánh sáng mặt trời xua tan bóng đêm tăm tối, mang lại hạnh phúc đích thực, bình an vĩnh cửu cho vạn loại...
(Xem: 10766)
Là một con người trên tất cả con người, là một vĩ nhân trên tất cả vĩ nhân, cuộc đời của Đức Thích Ca Mâu Ni gắn liền với một huyền thoại tuyệt đẹp...
(Xem: 10342)
Là những người học Phật, chúng ta nên khéo áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống đời thường, chuyển hóa thân tâm, đem Phật Pháp xây dựng thế gian...
(Xem: 10456)
Bản hoài của chư Phật mười phương là muốn chỉ cho chúng sinh thấy, ai cũng có tri kiến Phật, tức Phật tánh, như nhau, bình đẳng không khác.
(Xem: 10682)
Mỗi khi ta chế tác được một chánh tư duy, một tư tưởngbiểu lộ được tuệ giác vô thường, vô ngã, từ bi, trí tuệtương tức thì ta là Bụt.
(Xem: 10614)
Bảy bước chân đức Phật luôn hướng đến những nơi khổ đau. Hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, những bước chân ấy vẫn miệt mài đưa biết bao nhiêu thế hệ đi vào từng trang sử đẹp.
(Xem: 11884)
Phước duyên thù thắng phước duyên xuân Từ thị long hoa hiện tánh thuần Hoa nở sắc hương hoa mãn giác Mười phương chung lạc phúc nhân quần
(Xem: 10673)
Bên đài hoa sen trắng Trông thấy ánh đạo vàng Bên niềm vui tĩnh lặng Thấy Phật tỏa hào quang
(Xem: 12722)
Hỡi Vesak thiêng liêng! Hãy cất cao ngọn lửa hùng thiêng cháy bỏng, tiêu hủy đi những tăm tối lầm mê, thắp sáng lên tình thươngtrí tuệ...
(Xem: 10786)
Kinh Tăng Nhất A Hàm quyển III kể rằng: Khi đức Phật hiệu Tì-bà-thi Như Lai ra đời, Thánh chúng lúc ấy có ba hội, toàn là bậc A la hán.
(Xem: 11363)
Lạy Như Lai, Ngài có nghe con khấn nguyện Ảo ảnh, phù du theo hướng khói bay xa Hòa bình thật sự ngự trị cõi Ta-bà
(Xem: 11075)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sinh thoát khỏi ngục tù
(Xem: 11606)
Cách đây hai ngàn bảy trăm năm Vườn Lâm Tỳ Ni Hoa Ưu Ðàm rực sáng Hương đưa ngào ngạt...
(Xem: 10494)
Mỗi năm Phật Đản lại về với người con Phật. Khắp năm châu, muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày đản sanh của đấng từ phụ.
(Xem: 11232)
Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười.
(Xem: 12275)
Giây phút ấy thế gian bừng chấn động, Ðóa Ưu Ðàm hé nụ mấy ngàn năm. Sen nở thắm bên hồ hương gió lộng...
(Xem: 11119)
Giờ này, đứng dưới mái chùa, ánh trăng đêm Phật Ðản như tắm gội cho mỗi cá nhân chúng tôi trôi và vơi đi bao lo lắngphiền muộn.
(Xem: 12473)
Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt 45 năm, Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng dương chánh pháp cho giới bình dân lẫn trí thức.
(Xem: 11406)
Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình.
(Xem: 11491)
Ngày Đức Thích Tôn từ Thiên cung phát tâm xuống phàm trần để hóa độ chúng sanh, cũng là ngày trần gian có thêm một ánh sáng, ánh sáng chân lý, từ khế kinh do Đức Phật nói...
(Xem: 11273)
Ðức Phật đản sanh là một sự kiện kỳ diệu hy hữu như lời Ngài đã dạy: ”Có một người sinh ra đời vì an lạc của quần sanh, vì lòng thương tưởng đối với đời, vì lợi ích, an lạchạnh phúc của chư thiênnhân loại.
(Xem: 11568)
Đã bao lâu rồi ta chưa về thăm cha-mẹ, hay bởi vì nghĩ rằng ta có điện thoại hỏi thăm và gởi hình về nên thôi không cần thiết phải về thăm?
(Xem: 12971)
Trong khuôn viên Lâm Tỳ Ni chiều nay, những lá cờ Phật giáo tung bay theo chiều gió, các lá phướn mầu rực rỡ của Phật tử Tây Tạng giăng trên các tàng cây.
(Xem: 14141)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
(Xem: 10981)
Tâm hồn Tôi chao động mãnh liệt khi nhớ lại những ngày hội tấp nập người qua lại mừng ngày Ðản Sanh. Cờ xí Phật Giáo treo ngợp phố...
(Xem: 11838)
Với Ðức Phật, sự phát triển tâm linh cho mỗi cá nhân cũng như những vấn đề chung của cộng đồng xã hội là phải thực hành cho đúng chứ không phải lý thuyết hay quan điểm.
(Xem: 13134)
Hoa sen vừa nở trên đầm biếc Nắng đã lên rồi thức bình minh Chim non trên cành đang nói Pháp Phật đản đến rồi độ chúng sanh
(Xem: 11531)
Đức Từ-Bi vô lượng xuống trần gian Giờ phút thiêng liêng Huy hoàng cõi tục Ðịa cầu sáng ngời trong bạch ngọc Ðóa sen hồng nâng bước đấng cha lành
(Xem: 11397)
Ngày Ðản sinh của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là một sự kiện vĩ đại vào loại bậc nhất trong lịch sử xã hội loài người. Ðối với giới Phật tử, sự kiện lớn lao ấy còn mang đậm tinh chất kỳ vĩ...
(Xem: 10906)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thứcPhật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
(Xem: 11257)
Đứng trên cao từ phía gác chuông đại hồng nhìn khắp sân Chùa, tôi thấy một đoàn quý Thầy tề chỉnh trang nghiêm trong bộ y vàng sáng rực...
(Xem: 10793)
Bài thơ mừng đón Đản sinh Âm ba đồng vọng ân tình nước non Quê hương đạo nghĩa vuông tròn Từng trang lịch sử vàng son thái hòa.
(Xem: 11036)
Kiếp nhân sinh chỉ như làn chớp nhoáng Duy có một ngày sinh Tồn tại giữa muôn nơi Phật đản ngày khai hóa nhịp thở cho đời
(Xem: 10861)
Đức Phật ra đời không phải là ngẫu nhiên mà do một đại sự nhân duyên: Ngài có nhiệm vụ mở bày (khai thị) cho chúng sinh thấy vào (ngộ nhập) Phật tri kiến...
(Xem: 10227)
Chúng ta đã học, đã tu, phải hành nữa mới đủ. Tu là sửa, hành là làm, sửa cong ra thẳng, sửa tà thành chánh, làm tất cả mọi việc lành với một tâm hồn trong sạch...
(Xem: 17083)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm mừng Phật đản sanh, hình ảnh của Đấng Từ Tôn qua khói trầm xông tỏa, vẫn là nụ cười trầm tỉnh, uy hùng.
(Xem: 10987)
Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.
(Xem: 10393)
Sự thị hiện đản sanh của đức Phật trong thân thế thái tử Tất-đạt-đa con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-da cho ta một tia hy vọngchúng ta cũng sẽ có thể thành Phật.
(Xem: 10734)
Khi Thái tử Siddhàrtha vượt thành Kapilavatthu trong đêm trường thanh vắng để vào núi Himalayas tìm đường tu tập, Ngài đã xác định hướng đi cho cuộc chuyển hóa nhân sinh toàn diện nhất trong lịch sử nhân loại.
(Xem: 11360)
Nhân mùa Phật Đản đang trở về trong lòng người con Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập thơ đặc biệt "Tuyển tập Thơ Phật Đản" của Mặc Giang như là món quà nhỏ gởi đến quí vị...
(Xem: 11047)
Năng nhân là có khả năng thực hiện sự yêu thương; Năng nhẫn là có khả năng kham nhẫn; Năng tịch có khả năng thực hiện đời sống an tịnh...
(Xem: 10540)
Buổi sáng sớm của ngày trọng đại, trong gió có mùi thơm chiên đàn, trầm thủy phả xuống từ các cõi trời. Bầu trời trong xanh và sâu thẳm hơn thường ngày.
(Xem: 11341)
Ngày qua đi chúng ta làm được nhiều điều bổ ích cho tự thân và mọi người, một ngày qua đi cảm thấy có gì đó tiếc nuối. Ngày đó đều là ngày Phật Đản.
(Xem: 10323)
Hàng năm khi mùa sen nở, người con Phật ở khắp nơi trên hành tinh này hân hoan, tưởng nhớ về những lời dạy vàng ngọc của đức Thế Tôn; tâm niệm mỗi người luôn hướng về ngày kỷ niệm đản sanh của bậc Đạo Sư.
(Xem: 10618)
Cũng như hoa sen mọc ra từ bùn, lớn lên từ bùn nhưng không bao giờ nhiễm bùn. Đức Phật cũng vậy, tuy Ngài sanh ra trong cõi đời ô trược nhưng không bị nhiễm ô bởi cõi đời ô trược.
(Xem: 12731)
Như chúng ta đã biết, thế giới của Phật là trạng thái tự tại với tất cả mọi chướng ngại đến tri thứcquấy rầy của cảm thọ. Đấy là trạng thái mà tâm hoàn toàn khai mở.
(Xem: 11352)
Hơn hai ngàn năm trăm năm đã qua, kể từ khi bảy bước chân của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đặt những dấu chấm phá trên mãnh đất thế giới này...
(Xem: 11532)
Khi đem cái “tôi” đặt xuống đất giá trị nhân cách ấy trở nên đáng quý thanh cao, khi cố công tạo dựng một cái “tôi” cho cao sang nó lại hóa ra tầm thường rẻ rúng.
(Xem: 13518)
Những giọt lệ của A Tư Đà là kết tinh của chí nguyện, ưu tư và sự tha thiết của một hành giả đã dành trọn đời mình để tầm cầu chân lý tối hậu.
(Xem: 14094)
Đức Phật ra đời là mang lại cho thế gian niềm tinhạnh phúc tuyệt đối. Ngài là người kêu gọi và khen ngợi một cuộc sống không thù hằn và cuộc sống hướng đến tiến bộ.
(Xem: 10290)
Sớm mai ấy, nơi vườn Lâm Tỳ Ni hoa Vô Ưu Mạn Đà La bừng nở và chim Ka Lăng Tần Già bay lượn, cất tiếng hót vang lừng đón mừng thái tử Tất Đạt Đa...
(Xem: 10758)
Có Phật trong lòng là có tất cả, có bầu trời trong xanh mây trắng, có phương trời giải thoát giác ngộ, có bờ kia mình vừa mới vượt qua, bờ của cứu cánh an vui…
(Xem: 11289)
nguyện lực Người chôn vùi cát bụi A-Tăng-kỳ, bao kiếp nối đường quanh Từ Đâu-suất gót mờ vang bóng nguyệt
(Xem: 11246)
Hai ngàn sáu trăm hai mươi ba năm trước Thế giới ba ngàn sinh diệt diệt sinh Cõi hồng trần kết bằng nghiệp tham ái sân si...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant