Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nguồn Gốc và Lịch Sử Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc

08 Tháng Năm 201411:31(Xem: 11622)
Nguồn Gốc và Lịch Sử Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc


NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ

NGÀY VESAK LIÊN HIỆP QUỐC

I. ĐẠI LỄ VESAK LHQ TẠI TRỤ SỞ CỦA LHQ

Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là một ngày lễ hội mang tính văn hóa và nhân văn ở tầm mức quốc tế của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Quá trình hình thành của ngày đại lễ nầy bắt đầu từ năm 2000.

Ngày 15-12-1999, tại phiên họp thứ 54 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, sau khi thảo luận Đề mục 174 của chương trình nghị sự, Đại hội đồng đã biểu quyết chính thức thừa nhận và đứng ra tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là đại lễ Tam hợp (kỷ niệm ba ngày đức Phật Đản sinh, Thành đạo và Nhập niết-bàn, thời gian tương đương với tháng 5 dương lịch). Ngày nầy được gọi là Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc và được xem như ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới của Liên Hiệp Quốc. Lễ hội sẽ được tổ chức tại trụ sở trung ương Liên Hiệp Quốc (thành phố New York, Hoa Kỳ) và các trung tâm Liên Hiệp Quốc ở các khu vực trên khắp thế giới từ năm 2000 trở đi.

Vào năm 2000, lần đầu tiên Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, với sự tham dự của các truyền thống tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia.

II. ĐẠI LỄ VESAK LHQ CỦA CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

1. Đại lễ Vesak LHQ lần 1 (2004):
Tháng 5 năm 2004, Hội thảo Phật giáo quốc tế (International Buddhist Conference, viết tắt là IBC) đã được chính phủ Hoàng gia Thái Lan bảo trợ và trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn tổ chức tại Trung tâm Phật giáo thế giới Buddhamonthon, với sự tham dự của trên 35 quốc gia và hàng trăm phái đoàn Phật giáo quốc tế. Tháng 6 cùng năm, các hoạt động đại lễ Phật đản đã được tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp quốc, New York , Hoa Kỳ. Tháng 7 cùng năm, Hội thảo Phật giáo quốc tế về chủ đề “Phật giáo Thượng tọa bộ và Đại thừa” (Theravada and Mahayana Buddhism) được tổ chức tại hội trường Buddhamonthon và trung tâm Liên hợp quốc, Bangkok, dưới sự bảo trợ của chính phủ hoàng gia Thái Lan và sự đồng thuận của Hội đồng Tăng thống Thái Lan (Thai Sangha Supreme Council). Tại Hội thảo lịch sử này, các quốc gia tham dự đồng thuận Thái Lan làm nước đăng cai Đại lễ Phật đản Liên Hiệp quốc vào năm 2005.

2. Đại lễ Vesak LHQ lần 2 (2005):
Trong phiên họp khoáng đại vào tháng 4-2005, Hội đồng Tăng thống Thái Lan đã công cử Trường Đại học Mahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2005 lần thứ II. Kết quả là vào ngày 18-21 tháng 5 năm 2005, Hội thảo Phật giáo thế giới đã được tổ chức để đánh dấu tuần lễ Vesak tại Sanamluang, Buddhamonthon và Trung tâm Liên Hiệp quốc Châu Á Thái Bình Dương. Trong thông cáo chung năm đó, các vị lãnh đạo Phật giáo từ 42 quốc gia đã chấp thuận Buddhamonthon là Trung tâm Phật giáo thế giới (Buddhist Center of the World) và cùng chấp nhận trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc những năm kế tiếp.

Vào ngày 9-9-2005 tại phiên họp khoáng đại, Hội đồng Tăng thống Thái Lan đã công cử trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn, từ nay, thay mặt Giáo hội Phật giáo Thái Lan để tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc.

3. Đại lễ Vesak LHQ lần 3 (2006):
Ngày 7-10 tháng 5 năm 2006, tại Hội trường Liên Hiệp quốc Châu Á Thái Bình Dương và Buddhamonthon, Đại lễ Tam hợp lần thứ III đã được tổ chức gắn liền với lễ kỷ niệm 60 năm lên ngôi của đức vua Bhumipol. Lãnh đạo Phật giáo từ 48 quốc gia đã tham dự Hội thảo Phật giáo quốc tế này. Trong thông cáo chung, tất cả đã ký vào bản thỏa hiệp chấp nhận trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2007, đồng thời kỷ niệm sinh nhật 80 tuổi của đức vua Thái Lan.

5. Đại lễ Vesak LHQ lần 4 (2007):
Ngày 26 đến 29 tháng 5 năm 2007, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ IV đã được long trọng tổ chức tại Hội trường Liên Hiệp quốc Châu Á Thái Bình Dương và Buddhamonthon với sự tham dự của 62 đoàn đại biểu cấp quốc gia và cấp vùng.

Vào ngày 29-5-2007, trong lễ bế mạc, sau khi cứu xét thư thỉnh nguyện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thư đăng ký đăng cai của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Hòa thượng Dharmakosajarn đã căn cứ vào Hiến chương Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc để chính thức công bố trước hơn 500 đại biểu Phật giáo thuộc 62 quốc gia rằng Việt Nam là nước đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2008.

5. Đại lễ Vesak LHQ lần 5 (2008):
Đại lễ Vesak LHQ lần thứ năm cũng là lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ - Hà Nội, từ ngày 14 đến ngày 17-5-2008 với sự tham dự của 4.000 khách mời chính thức trong nước và quốc tế đến từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo các nước, các học giả, nhà nghiên cứu Phật học, đại diện của LHQ, Unesco và các tổ chức quốc tế.

Chủ đề Vesak LHQ 2008 là “Phật giáoXã hội Công bằng, Dân chủ, Văn minh” (Buddhist Contribution to building a Just, Democratic and Civil Society)

Các chủ đề thảo luận nhóm (Sub-themes) bao gồm

(i) Vai trò của Phật giáo trong việc ngăn ngừa chiến tranh (War and Conflict: A Buddhist Perspective)

(ii) Sự đóng góp của Phật giáo về công bằng xã hội (Buddhist Contribution to Social Justice)

(iii) Phật giáo nhập thế và sự phát triển (Engaged Buddhism and Development)

(iv) Chăm sóc môi trường: Giải pháp của Phật giáo về sự thay đổi khí hậu (Care for Our Environment: Buddhist Respose to Climate Change)

(v) Vấn nạn gia đìnhGiải pháp của Phật giáo (Family Problems and the Buddhist Response)

(vi) Diễn đàn “Giáo dục Phật giáo: Sự kế thừa và phát triển” (Symposium on Buddhist Education: Continunity and Progress)

(vii) Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số (Symposium on Buddhism in the Digital Age)

Đại lễ cũng đã vinh dự đón tiếp quý vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, các ban ngành TƯ và địa phương cùng Chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, chư Tăng Ni, Phật tử tiêu biểu của GHPGVN trong và ngoài nước.

Giáo sư Lê Mạnh Thát, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, làm chủ tịch Ủy Ban Tổ chức Quốc tế và TT. Thích Nhật Từ làm Tổng thư ký Ủy Ban Tổ chức Quốc tế.

6. Đại lễ Vesak LHQ lần 6 (2009):
Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 6 được tổ chức tại Thái Lan vào ngày 4-6/5/2009 tại Giảng Đường Buddhamonthon. Đại Lễ này là một cơ hội quy tụ của 1256 đại biểu trên 80 quốc gia khắp thế giới cùng các vị học giả Phật giáo và các vị lãnh đạo các tôn giáo tối cao trên khắp thế giới, cùng nhau thảo luận và đóng góp ý kiến nhằm áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngàygiải quyết các vấn nạn hiện thời trên toàn cầu.

Chủ đề chính của hội thảo năm 2009 là “Giải pháp Phật giáo về khủng hoảng toàn cầu.” Ba chủ đề phụ bao gồm:

(1) Giải pháp Phật giáo về khủng hoảng môi trường,

(2) Giải pháp Phật giáo về khủng hoảng kinh tế,

(3) Giải pháp Phật giáo về khủng hoảng chính trị và phát triển hòa bình,

(4) Diễn đàn Hiệp hội các trường đại học Phật giáo,

(5) Dự án biên soạn bộ Kinh điển Phật giáo chung nhất,

(6) Mạng lưới và dữ liệu điện tử Phật giáo.

7. Đại lễ Vesak LHQ lần 7 (2010):

Đại lễ Phật đản LHQ lần thứ 7 được Đại học Mahachul­alongkorn và Tổ chức ITRI, Nhật Bản đồng tổ chức tại Hội trường Đại học Mahachul­alongkorn, Ayutthaya, Thái Lan, từ ngày 23 - 25/5/2010. Có 3.000 đại biểu Phật giáo tham dự, bao gồm các lãnh đạo Phật giáo thế giới và các nhà nghiên cứu Phật học. Chủ đề của hội thảo năm 2010 là “Sự phục hồi thế giới từ tầm nhìn Phật giáo”. Dự kiến có năm diễn đàn chính bao gồm:

(1) Sự phục hồi thế giới qua an lạc tâm,

(2) Sự phục hồi thế giới qua giáo dục Phật giáo,

(3) Sự phục hồi thế giới qua cộng tồn trong hòa hợp,

(4) Sự phục hồi thế giới qua sinh thái Phật giáo, và

(5) Sự phục hồi thế giới qua Phật giáo nhập thế.

Ngày 18 - 19/12/2009, Hội nghị chuyên đề về “Dự án bộ kinh điển Phật giáo cộng thông” (A Common Buddhist Text Project) tổ chức tại Đại học Mahachulalongkorn, TT. Thích Nhật Từ được đề cử biên soạn phần Phật giáo Đại thừa và GS.Somaratne, Sri Lanka biên soạn phần Phật giáo Truyền thống.

8. Đại lễ Vesak LHQ lần 8 (2011):
Đại Lễ Vesak 2011 lần thứ 8 được tổ chức trọng thể tại Hội trường chính của Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya và Trung tâm Hội thảo Châu Á Thái Bình Dương từ ngày 12-5 đến 14-5-2011. Có khoảng 5000 đại biểu Phật giáo, trong đó hơn 1.700 đại biểu là người nước ngoài đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự Đại lễ Vesak này.

Chủ đề chính của Vesak LHQ 2011 là “Các đức tính Phật giáo trong việc phát triển kinh tế xã hội” (Buddhist Virtues in Socio-Economic Development). Các diễn đàn bao gồm:

(i) Lãnh đạo Phật giáo và sự phát triển kinh tế xã hội (Buddhist Leadership and Socio-Economic Development),

(ii) Xây dựng một xã hội hài hòa (Building a Harmonious Society),

(iii) Bảo vệ môi trường (Environmental Preservation and Restoration),

(iv) Trí tuệ cho xã hội tỉnh thức (Wisdom for Awakening Society),

(v) Kinh điển Phật giáo cộng thông (Common Buddhist Text),

(vi) Các đức tính Phật giáo trong việc phát triển kinh tế xã hội” (Buddhist Virtues in Socio-Economic Development).

9. Đại lễ Vesak LHQ lần 9 (2012):

Đại lễ Vesak LHQ lần 9 được tổ chức từ ngày 31-5 đến 02-6-2014 tại trường Đại học Mahachulalongkorn và hội trường Châu Á Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc. Tham dự có Tổng thống Sri Lanka - Mahinda Rajapaksa và Thủ tướng Thái Lan - Yingluck Shinawatra. Có khoảng 800 đại biểu quốc tế đến từ hơn 80 quốc gia.

Lễ kỷ niệm Vesak 2012 mang nhiều ý nghĩa hơn so với những năm trước bởi vì đây là năm đánh dấu kỷ niệm 2.600 năm ngày Đức Phật giác ngộ. Đây cũng là năm kỷ niệm sinh nhật thứ 80 của Hoàng hậu và sinh nhật thứ 60 của Hoàng Thái tử Thái Lan.

Chủ đề chính của Hội thảo là “Sự giác ngộ của đức Phậtphúc lợi cho nhân loại” (The Buddha’s Enlightenment for the Well-being of Humanity). Các diễn đàn phụ gồm các chuyên đề:

(i) Trí tuệ Phật giáo và (Buddhist Wisdom and Reconciliation),

(ii) Trí tuệ Phật giáo và môi trường (Buddhist Wisdom and Environment),

(iii) Trí tuệ Phật giáochuyển hóa con người (Buddhist Wisdom and Human Transformation).

10. Đại lễ Vesak LHQ lần 10 (2013):

Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 10 tổ chức trọng thể tại Bangkok và Ayutthaya từ ngày 20-22 tháng 5 năm 2013. Chủ đề của đại lễ là “Quan điểm của Phật giáo về giáo dục và Công dân toàn cầu” (Education and Global Citizenship: A Buddhist Perspective).

Trong ngôi nhà chung của thế giới, quyền được làm công dân toàn cầu giúp con người nhiều cơ hội hiểu biết thế giới, nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội, thành tựu sự nghiệp. Bằng trí tuệ của đạo Phật, con người cần thực tập thiền quán, vượt qua lối sống hưởng thụ, sống nhanh, đồng thời phát triển trách nhiệm đạo đức trong tương quan giữa mình và người.

11. Đại lễ Vesak LHQ lần 11 (2014):

Đại lễ Phật đản LHQ lần 11 được tổ chức tại Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, từ ngày 8-11-2014. Đại lễ dự kiến thỉnh mời khoảng 1000 đại biểu quốc tế và khoảng 10,000 đại biểu trong nước, bao gồm các vị Tăng thống, chủ tịch các Giáo hội. Chủ đề chính của Đại lễ năm nay là “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc” (Buddhist Contribution towards Achieving the UN Millennium Development). Các diễn chuyên đề phụ cho các diễn đàn bao gồm như sau:

1) Hồi ứng của Phật giáo về phát triển bền vững và thay đổi xã hội (Buddhist Response to Sustainable Development and Social Change).

2) Hồi ứng của Phật giáo đối với hâm nóng toàn cầu và bảo vệ môi trường (Buddhist Response to Global Warming and Environmental Protection).

3) Đóng góp của Phật giáo về lối sống lành mạnh (Buddhist Contributions to Healthy Living).

4) Xây dựng hòa bình và sự bình phục hậu-mâu thuẫn (Peace-building and Post-Conflict Recovery).

5) Giáo dục Phật giáochương trình cấp đại học (Buddhist Education and University Level Curriculum).

Chủ tịch Ủy ban Tổ chức quốc tế năm nay là HT. Thích Thanh Nhiễu và tổng thư ký là TT. Thích Đức Thiện
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12276)
Tôi xin rất thận trọng để nói rằng, tư liệu tôi dựa vào để viết đa phần thuộc Tam Tạng Pāḷi văn, và một số nguồn được lấy từ tiếng Anh cùng một hệ Nam tông..
(Xem: 13043)
Hiện nay Phật giáo có tiếng nói vô cùng quan trọng đối với Liên hiệp quốc, vì đã đánh thức được lương tri, lương tâm con người.
(Xem: 11735)
Hoan hỷ trong mùa Phật Đản đang về, xin cung kính đảnh lễ đức Thế Tôn, bậc Thầy vĩ đại của thế gian, bậc trí tuệ tối thắng không ai bằng.
(Xem: 11598)
Tinh thần hiếu hòa với lân bang, ông cha ta từng thể hiện, nhưng không vì thế mà phải hy sinh quyền lợi của dân tộc.
(Xem: 17834)
Thông Điệp Đại Lệ Phật Đản Vesak 2014 của Tổng Thư Ký Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc 2014 PL. 2558... Ban Ki Moon
(Xem: 10787)
Nền khoa học tiên tiến phát triển với tốc độ vũ bão tại các nước văn minh. Khoa học phát triển đã chứng minh được những điều Phật dạy...
(Xem: 10524)
Chúng ta đã có phước đức được sanh trong một thế giới nơi đã có một Đức Phật đến và dạy Pháp... Mặc Phương Tử
(Xem: 12574)
Mỗi năm gần đến ngày Phật đản, Phật tử chúng ta lại có dịp suy ngẫm về bối cảnh lịch sử - xã hội, trong đó Đức Phật thị hiệnđạo Phật ra đời...
(Xem: 15340)
Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn. Nhất thiết thế gian, Sinh lão bệnh tử... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24650)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 14247)
Ý nghĩa ra đời của Thái tử là một hàm ý trọng đại xác định Phật tính trong mỗi chúng sanh khi đã hoàn giác thì cái “duy ngã” đó là một tối thượng...
(Xem: 69818)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 29834)
Rạng ngời một đóa kỳ hoa Vô cùng huyền diệu tinh ba khôn lường Linh Đàm phổ hóa tứ phương
(Xem: 24410)
Nếu chúng ta phát triển một trái tim tốt lành, rồi thì cho dù là trên lãnh vực của khoa học, văn hóa hay chính trị, hãy nhớ là động cơ thì rất rất quan trọng...
(Xem: 23524)
Phật đản sanh nhân thế hân hoan mừng vui vì Phật là chân, là thiện, là an lạc. Phật hiền thiện an lạc nên ai nghĩ tưởng đến Phật tức là an lạc trong lòng.
(Xem: 39774)
Chùa Phật Đà - San Diego, California tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL.2556 ngày 5/6/2012
(Xem: 26726)
Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon - Văn Công Hưng dịch
(Xem: 22874)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
(Xem: 22923)
Lịch sử Phật giáo nói rằng: Vừa sinh ra, Thái tử Tất Đạt Đa đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất...
(Xem: 21601)
Nhớ Phật đản là nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc đời ô trược này đã từng hiện sinh một Đức Phật đem tình thươngtrí tuệ soi sáng nhân gian...
(Xem: 22601)
Vui thay Đức Phật ra đời chỉ con người mọi việc đều xuất phát từ duyên khởi rồi dẫn tới nhân quả. Một chiếc lá rụng ở đây biết đâu là ngọn gió từ ngoài biển...
(Xem: 21090)
Phật dạy bỏ gánh nặng thì qua được đường hiểm ba cõi, diệt vô minh thì được chân minh, nhổ mũi tên tà, đoạn dứt khát ái...
(Xem: 19222)
Lâm Tỳ Ni ngày Thế Tôn đản sanh thật huy hoàng, tráng lệ. Trên trời, chư thiên trỗi nhạc, tung hoa. Mặt đất rúng động. Chim chóc ca hát. Cây cối nở hoa. Lòng người vô cùng hoan hỷ.
(Xem: 20937)
Trở lại lịch sử cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Thế Tôn, vị thầy của nhân thiên đã xuất hiện giữa Trung Ấn Độ để sau này trở thành một bậc Vĩ Nhân...
(Xem: 30559)
Ngài là một bậc đại giác thị hiện giữa cuộc đời một con người bằng xương bằng thịt cho mắt trần chúng ta thấy được. Ngài đủ ba mươi hai tướng tốt...
(Xem: 20192)
Đức Phật Thích Ca là nhân vật lịch sử, cuộc đời Ngài có vô vàn điều phi thường. Mà vĩ đại nhất là, Ngài đã chứng ngộ giải thoát, và đem pháp ấy truyền dạy cho chúng sanh.
(Xem: 17474)
Bậc đại Thánh ứng hiệnthế gian với đại nguyện chấm dứt sanh tử luân hồi từ đây, đồng thời dạy chúng sanh cách giải quyết khổ đau trong ba cõi.
(Xem: 16604)
Lớn lên, mang trong mình trái tim thương yêu đạo pháp thiết tha, tôi luôn ghi đậm hình ảnh mùa Phật Đản Phật lịch 2508-1963 đầy tự hào nhưng cũng nhiều hoài vọng...
(Xem: 16862)
Hằng năm, cứ vào dịp đến những ngày tháng tư âm lịch, lòng tôi lại dâng lên một niềm hân hoan khôn tả; niềm vui ấy chính là khoảnh khắc đón chờ đến ngày Phật đản...
(Xem: 14968)
Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2556 - 2012 của Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN Hoa Kỳ
(Xem: 14842)
Tự do là điều có thể. Chúng ta không phải bị nhốt trong đau khổ. Có con đường để thoát khổ. Và con đường đó không gì khác là thực hành bát chánh đạo.
(Xem: 22874)
Trần gian cung phụng Đản sanh Mỗi Tâm mỗi Bụt viên thành truyện xưa Quản chi tạt gió xan mưa...
(Xem: 16052)
Với tinh thần Bi-Trí-Dũng con người có thể hoàn thiện cuộc sống này và từ từ biến nó thành “niết bàn tại thế” mà không cần phải tìm kiếm Thiên Đường ảo vọng...
(Xem: 16219)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
(Xem: 15263)
Nói chung, sự hiện thân của đức Từ Phụ Thích Ca làm cho thế giới đang rưng rưng lệ bỗng hóa thành nụ cười rạng ngời trên khuôn mặt của vạn hữu.
(Xem: 26121)
Bao la biển rộng sông dài. Tháng Tư ấm đậm tình người Việt Nam Lũy tre hiện mái chùa làng...
(Xem: 17196)
Tướng chữ 卍 vạn là phù hiệu của điềm lành được xưng là "Cát Tường Hải Vân" hoặc là "Cát Tường Hỷ Thí".
(Xem: 15799)
Đại lễ Phật đản 2508-1964 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và mở ra một trang sử mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam - Nguyên Ly
(Xem: 17678)
Hoa sen giải thoát đầu tiên là nhãn thức, giờ đây đã thành tựu rõ rệt, mà một khi một căn thức được giải thoát thì các căn thức còn lại sẽ được giải thoát.
(Xem: 14688)
Vào ngày thứ ba, trong một thông điệp nhân ngày lễ Phật Đản của Phật Giáo (Lễ Vesak), một vị Hồng Y Thiên Chúa Giáo La Mã đã ca ngợi Phật Giáo...
(Xem: 14740)
Hình ảnh Bồ Tát sơ sinh đứng trên quả địa cầu thật có nhiều ý nghĩa: Bồ Tát vào đời với nguyện lực khai sáng cho đời và hoàn thiện Ba La Mật...
(Xem: 21832)
Lumbini…! Sáng nao bình minh xanh lấp lánh Rừng cây reo, chim muôn cành xào xạc Khấp khởi nắng vàng, rộn rã nghìn hoa
(Xem: 23034)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14060)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian...
(Xem: 12984)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
(Xem: 55117)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 14448)
Tem bưu chính mừng Đại lễ Phật Đản - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 14167)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
(Xem: 13893)
Bên tàng cây Vô ưu (aśoka) rợp mát, nền trời xanh bao la, hương muôn hoa tỏa ngát, Hoàng hậu đã hạ sanh Thái tử. Khi ấy, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ...
(Xem: 12352)
Đức Phật ra đời là để khơi mở tuệ giác cho hết thảy chúng sinh: - Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, tất cả chúng sinh đều có trí tuệ...
(Xem: 13652)
Người Phật tử trên bước đường tu tập hãy kiên trì, tinh tấn, gột rửa thân tâm mình sao cho ngày càng trong sạch, tinh khiết như những đóa sen, vươn lên khỏi bùn nhơ...
(Xem: 13431)
Với đạo Phật, đời sống có chất liệu để cho hoa sen vươn lên bầu trời, có sức đẩy để cho chiếc bè tự do nổi được và vươn ra đại dương.
(Xem: 12319)
Một mùa Phật đản nữa sắp về, tôi lại được vẽ Phật đản sinh. Ngài đứng trên đài sen, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất. Tôi không thể nhớ đã vẽ được bao nhiêu bức tranh Phật như thế này.
(Xem: 12562)
Trong bản tâm của mỗi chúng sinh vốn có đầy đủ đức tính trong sạchsáng suốt nhưng do bụi trần cấu uế che phủ, nên bản tính uyên nguyên sáng suốt ấy chưa có cơ hội hiển bày.
(Xem: 12030)
Theo truyền thống các nước Phật giáo Nguyên thủy, ngày lễ Đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được mọi người biết đến với cái tên thân thiết hơn, đó là ngày lễ Vesak.
(Xem: 23330)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
(Xem: 12767)
Trong trí tuệ vô ngã, ta có thể chứng nghiệm “Ta ở ngoài tất cả”. Đó gọi là giải thoát tuyệt đối. Vì ở ngoài tất cả cho nên ta có khả năng thấy được tất cả.
(Xem: 12161)
Hôm nay mùa Phật đản Nắng xuân rọi chói chang, Chim reo hót muôn ngàn Chốn đạo tràng thênh thang
(Xem: 12575)
Suốt thời gian thị hiện Ta-bà, Đức Thích Ca Mâu Ni đã không ngừng giảng dạy cho chúng sanh ở mọi giai cấp, mọi căn cơ từ thấp lên cao...
(Xem: 11991)
Tuyết lạnh cổng chùa đóng Trong chùa ấm hương thiền Phật tâm ai cũng có Phật Đản thấy chân tâm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant