Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chữ hiếu trong sự tích bánh chưng và bánh giầy

01 Tháng Tám 201100:00(Xem: 12256)
Chữ hiếu trong sự tích bánh chưng và bánh giầy

CHỮ HIẾU (孝) 
TRONG SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG VÀ BÁNH GIẦY

Thích Minh Trí

blankLà người Việt Nam, có lẽ không ai trong chúng ta lại không nghe qua hay đọc sự tích bánh Chưng, bánh Giầy, - một câu chuyện cổ tích không những kể về nguồn gốc xuất hiện của chiếc bánh Chưng, bánh Giầy trong mỗi dịp lễ Tết cổ truyền dân tộc, mà còn đề cao tư tưởng đạo Hiếu trong mạch sống thường nhật của mỗi người dân Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay. 

Như chúng ta đã biết, vào đời Hùng Vương thứ VI, sau khi dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con để nghỉ ngơi, an dưỡng.

Nhân một ngày đầu Xuân, vua Hùng cho triệu tập các hoàng tử đến và phán rằng, trong số các ngươi, người nào tìm được thức ăn ngon lành, bày trên mâm cỗ sao cho có ý nghĩa nhất, ta sẽ truyền ngôi cho.

Các hoàng tử đua nhau sai người lên rừng xuống biển tìm kiếm của ngon vật lạ để chờ ngày dâng hiến vua cha với hy vọng giành được ngôi Cửu trùng.

Trong khi đó, hoàng tử thứ 18 của vua Hùng là Tiết Liêu, - còn gọi là Lang Liêu, - vốn bản tính hiền lành, đạo đức khiêm cung, hiếu kính cha mẹ. Ông mồ côi mẹ, lại đang sống với dân quê nên lòng bồn chồn lo lắng, đứng ngồi không yên, chẳng biết lấy gì tiến cúng vua cha.

Một hôm, Tiết Liêu nằm chiêm bao thấy có một vị Thần đến mách bảo rằng: này con, trong trời đất, không có gì quý hơn nếp gạo, vì nếp gạo nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông để tượng hình cho trời và đất. Hãy lấy lá bọc ngoài bánh, nhân đặt trong bánh để tượng trưng cho công ơn sinh thành dưỡng dục của cha và mẹ.

Tỉnh mộng, Tiết Liêu vô cùng mừng rỡ. Ông liền chọn nếp gạo thật ngon tự tay gói lại thành hình vuông để tượng hình cho đất, sau đó bỏ vào nồi chưng chín, gọi là bánh Chưng. Và ông lấy nếp chưng chín, rồi giã chúng thật mịn làm thành hình tròn để tượng hình cho trời, gọi là bánh Giầy. Còn lá xanh bọc bên ngoài và đậu bỏ bên trong là để tượng trưng cho tình yêu thương của cha mẹ luôn đùm bọc, chăm sóc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử, người nào người nấy nô nức dâng lên vua Hùng nào là sơn hào hải vị, nào là của ngon vật lạ quý hiếm. Đặc biệt, riêng hoàng tử Tiết Liêu chỉ dâng cúng vua cha hai thứ là bánh Chưng và bánh Giầy làm từ nếp gạo. 

Hùng Vương thấy lạ quá, bèn hỏi Tiết Liêu. Tiết Liêu thành thực kể lại cho vua cha nghe câu chuyện về vị Thần và ý nghĩa của chiếc bánh Chưng, bánh Giầy. Nghe Tiết Liêu trình bày xong, vua Hùng nếm thử bánh. Vua khen ngon và hạ lệnh truyền ngôi báu cho Tiết Liêu.

Tuy sự tích bánh Chưng, bánh Giầy trên đây chỉ là một câu chuyện cổ tích truyền tụng trong dân gian nước ta từ ngàn xưa, nhưng nó vẫn gợi lên cho tất cả chúng ta những điều cần suy gẫm về vai trò của chữ hiếu trong cuộc sống trước đây cũng như hôm nay.

Tại sao vua Hùng lại không chọn, không chấm điểm những thứ sơn hào hải vị, và vật ngon quý hiếm do các hoàng tử dâng cúng ấy, và lấy những thứ đó làm tiêu chuẩn truyền ngôi báu hay tìm người kế vị lãnh đạo quần chúng? 

Phải chăng vua Hùng đã nhận thấy rằng, tất cả những của ngon vật lạ mà các hoàng tử dâng lên ấy, chúng không những không nói lên được những đức tính “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” vốn là những đức tính “cần và đủ” của một người lãnh đạo mà chúng còn bộc lộ ý muốn “tranh danh đoạt lợi”, và phơi bày tâm lý hưởng thụ xa hoa, cho nên ngài không truyền ngôi cho một trong số các hoàng tử này?

Trái lại, hình ảnh chiếc bánh Chưng, bánh Giầy tuy hết sức đơn sơ bình dị nhưng nó lại gợi lên trong tâm thức vua Hùng hình ảnh của đất trời, của giang sơn gấm vóc mà suốt đời ngài đã hy sinh cống hiến để bảo vệ, và hình ảnh của những con dân tay lấm chân bùn, dãi nắng dầm mưa để tạo nên những hạt ngọc hạt vàng nuôi sống con người, - trong đó có cả chính ngài. 

Bất chợt, vua Hùng ngộ ra cái đạo lý đơn sơ bình dị ấy vốn dĩ đã bao nhiêu năm ngài ấp ủ nó kín ở trong lòng. Đó là, chỉ có những ai hiểu rằng hạnh phúc vốn nằm ngay trong những cái rất bình thường của cuộc sống, chứ không phải nằm trong những cái cầu kỳ xa hoa mới có thể lãnh đạo non sông, đất nước. Người nào hiểu được điều ấy chính là hiểu lòng ngài. Mà để hiểu được lòng ngài phải là người con chí hiếu. Và không ai khác, đó chính là Tiết Liêu, - một người con đã thấu hiểu lòng cha khi dâng cúng chiếc bánh Chưng, bánh Giầy, vốn là biểu tượng của hiếu đạo. Khi Tiết Liêu đã thấu hiểu lòng vua cha thì cũng đồng nghĩa với việc đã thấu hiểu lẽ đất trời, tình chúng sinh. Cho nên, vua Hùng quyết định nhường ngôi báu cho ông.

Sự truyền ngôi báu của vua Hùng cho hoàng tử Tiết Liêu đã chứng tỏ rằng, từ ngàn xưa, cha ông ta đã biết lấy sự hiếu đạo để làm tiêu chí, và làm thước đo nhân cách trong việc lựa chọn các bậc hiền tài lãnh đạo đất nước. Quả thật, một người mà khuyết hiếu đạo thì chắc chắn sẽ khó trở nên một người lãnh đạo chân chính và xuất sắc. Bởi vì, tự thân người ấy còn chưa hiếu kính với ngay cả người đã có công sinh thành dưỡng dục ra chính họ thì làm sao người ấy có thể hiếu với bàn dân thiên hạ? và làm sao có thể yêu thương dân, lo lắng cho dân được?

Và cũng trong sự truyền ngôi báu này của vua Hùng, nó còn nêu lên quan niệm về chữ hiếu của cha ông ta trước đây. Hiếu không chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ hẹp là hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, tổ tiên của chính mình, mà nó còn được mở rộng, vượt ra ngoài biên giới ích kỷ cá nhân, đó là hiếu với đất trời, hiếu với tổ quốc, hiếu với thầy tổ, hiếu với chúng sinh, hiếu với môi trường sống v.v …

Hơn thế nữa, người khi thể hiện đạo hiếu, thì trong lòng phải không mong cầu, không có điều kiện. Có như vậy thì tâm hiếu mới đạt đến kết quả trọn vẹn. Cũng giống như Tiết Liêu, ông đã thể hiện tâm hiếu với vua cha mà trong lòng không mong cầu. Nhờ tâm không mong cầu này cho nên ông đã đạt được cái ngoài mong cầu, - tức ngôi Cửu trùng.

Vả lại, theo quan điểm cha ông chúng ta trong câu chuyện cổ tích này, thì hạnh hiếu không phải chỉ thể hiện một ngày, hai ngày, mà nó phải được biểu hiện cụ thể quanh năm suốt tháng. Cho nên, ngay từ những ngày khai xuân, ông bà chúng ta nhắc nhở cho con cháu sống hiếu đạo thông qua hình ảnh chiếc bánh Chưng, bánh Giầy dâng cúng trên bàn thờ Tổ tiên và Phật Thánh. 

Với quan niệm hiếu như vậy, rõ ràng nó rất phù hợp với quan niệm hiếu của đạo Phật: “Trong muôn nết hạnh, hiếu là trên hết, - vạn hạnh hiếu vi tiên, - 萬 行 孝 為 先”; và tương đồng với quan điểm hiếu của Khổng giáo: “Hiếu là cái gốc của muôn đức, giáo dục do vậy cũng từ đó mà sinh ra, - Phù hiếu đức chi bản dã, giáo chi sở do sinh dã (Hiếu Kinh), - 夫 孝 德 之 本 也, 教 之 所 由 生 也 (孝 經)”.

Cho đến ngày nay, các nhà nghiên cứu văn học vẫn chưa thể xác định niên đại ra đời của sự tích bánh Chưng, bánh Giầy này. Chính vì thế, chúng ta không thể biết chính xác rằng, tư tưởng của đạo Phật hay của Khổng giáo đã tác động, ảnh hưởng đến tư duy của tổ tiên chúng ta để từ đó đã hình thành nên tác phẩm văn học dân gian truyền miệng có tác dụng giáo dục con cháu cao này về đạo hiếu trong dòng lịch sử dân tộc.

Giả sử, tác phẩm văn học dân gian truyền miệng này xuất hiện trước thời điểm Phật giáo du nhập nước ta trong những thập niên đầu của kỷ nguyên thứ nhất, và trước khi Khổng giáo ảnh hưởng nước ta, thì rất rõ ràng, nó đã chứng minh được rằng, từ ngàn xưa, cha ông chúng ta đã phát huy vai trò của chữ hiếu lên đến đỉnh cao không chỉ trong cuộc sống thường ngày của mỗi người dân, mà còn ngay cả trong đời sống sinh hoạt chính trị xã hội nước ta thời bấy giờ. Nếu giả thuyết này là đúng thì quả thật, vào thời Hùng Vương và sau đó, nước ta đã là nước văn minh thực sự.

Tuy nhiên, điều mà không ai có thể phủ nhận rằng, không phải đợi đến khi đạo Phật và đạo Khổng truyền vào nước ta, dân tộc ta mới biết sống hiếu đễ, mà có lẽ trước đó, đạo hiếu đã hiện hữu trong mạch sống thường nhật của dân tộc ta rồi. Đạo Phật và đạo Khổng cũng chỉ làm sáng thêm nghĩa chữ hiếu vốn có trong lòng dân tộc ta mà thôi.

Như vậy, vào mỗi dịp lễ Vu lan theo truyền thống đạo Phật, chúng ta như được nhắc lại lần thứ hai trong năm rằng, hãy phát huy truyền thống hiếu đễ của dân tộc để đem lại an lạc, hạnh phúc cho chính ta, cho gia đình ta và cho xã hội ta.

Viết tại chùa Phúc Lâm, Biên Hòa
Vu Lan, Mậu Tý (2008)

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 758)
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa:
(Xem: 925)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(Xem: 1939)
Trước nhất cha mẹ là những người ân cần nhất đã cho ta thân người Sau đó, đạo sư ân cần nhất trong việc trình bày giáo thiêng liêng.
(Xem: 2046)
Mẹ là cả một trời thương. Mẹ là cả một thiên đường trần gian.
(Xem: 2301)
Tháng 7 là mùa Vu Lan báo hiếu. Đó là câu chuyện về một đại đệ tử của Đức Phật.
(Xem: 2552)
Cũng như mọi năm, Vu Lan là ngày mới hồi sinh của một chuỗi dài dấu ấn tinh thần đã cũ. Các bậc tu hành Phật giáo xuống lại cuộc đời sau mùa An Cư Kiết Hạ.
(Xem: 2506)
Mỗi độ tháng bảy âm lịch về, người con phật laị nao nức chuẩn bị cho mùa hiếu hội.
(Xem: 2985)
Hôm nay ngày mẹ nhớ thương Con quỳ lạy Phật dâng hương nguyện cầu Cầu xin cho mẹ sống lâu Mẹ là tất cả nhiệm mầu thiêng liêng
(Xem: 3281)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, đó cũng chính là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con Phật, từ khắp bốn phương, nhớ tưởng công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
(Xem: 12578)
Ngày lễ Vu Lan trong Đạo Phật là ngày “Phật Hoan Hỷ”, ngày “Tự Tứ”. Tăng, Ni tập trung vào sự tu niệm và thỉnh cầu những bậc...
(Xem: 5128)
Lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày dành cho các Phật tử mà đó còn là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ.
(Xem: 3677)
Thế là một mùa Vu-lan nữa lại về trên quê hương xứ sở, khi những cánh hoa tâm đang đua nhau nở rộ, lòng người con Phật lại thổn thức một nỗi niềm tri ânbáo ân.
(Xem: 6259)
Bài viết này đã đăng trên Đặc San Kỷ niệm lể Vu Lan 1989, năm Kỷ Tỵ, của chùa Hoa Nghiêm ở Toronto, Canada.
(Xem: 3462)
Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là ...
(Xem: 7000)
Có rất nhiều bạn trên thế giới hiện nay hoặc vì một lý do nào đó, có thể chủ quan hoặc khách quan, đã mang tâm oán hận cha mẹ, người đã rứt ruột sinh ra mình.
(Xem: 5520)
Đọc trong mùa Vu Lan, cũng là đọc trong tất cả mọi thời. Bởi vì Vu Lan, dựa vào tích Ngài Mục Kiền Liên vào cõi ngạ quỷ tìm cứu mẹ, là nơi lửa cháy không ngừng, nơi đói khát không ngừng
(Xem: 6192)
Cũng như Phật Đản, để phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt tại hải ngoại, Vu Lan cũng không còn là ngày mà là mùa. Từ giữa tháng 7 kéo dài cho đến cuối tháng 9 khắp năm châu đâu đâu cũng tưng bừng lễ hội Vu Lan
(Xem: 7095)
Lời Thầy thường dạy, lại bàng bạc không gian “Ta là tiếp nối của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ. Các Ngài ở trong ta và ta ở trong các Ngài...
(Xem: 6471)
Dường như con người có thể phát tiết ra khả năng kỳ lạ để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh sống mà có lẽ chính họ đôi khi cũng không ngờ.
(Xem: 6048)
Mỗi người con của Phật xin hãy tinh tấn tu học để báo đáp thâm ân Tam Bảo; báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục; nổ lực góp phần vào xây dựng cộng đồng nhơn loại...
(Xem: 8080)
Không dễ tìm được một chúng sinh nào chưa từng một lần trong quá khứ là mẹ của ngươi…
(Xem: 10097)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có...
(Xem: 7014)
Mùa Vu Lan có muôn ngàn loài hoa nở, mà đẹp nhất là hoa hồng. Bởi đó là màu của tình thương yêu và hiếu hạnh.
(Xem: 10424)
Một hôm, Tôn giả Xá Lợi Phất đi trì bình khất thực trong thành Vương Xá, khi ngang qua...
(Xem: 10355)
Tôi nhớ mãi một buổi chiều, Mẹ ngồi bên thềm sân, Cúi xuống, thoang thoáng một nét buồn.
(Xem: 28254)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7618)
Trái tim của mẹ tuyệt vời Bao dung che chở trọn đời vì con Dù cho sức mẹ hao mòn Tháng năm vất vả lo tròn tình thâm
(Xem: 11571)
Tôi đã nhận được một món quà tặng quan trọng nhất từ bố tôi: đó là niềm tin về tôn giáo. Suốt đời tôi, tôi sẽ nhớ ơn bố tôi. Vì, bố là vị Bồ Tát của tôi.
(Xem: 11147)
Năm nay, Vu Lan khởi sắc một cách khác thường. Từ ngày 14 âm lịch đến rằm, lượng số người đi lễ như trẩy hội. Một số con đường chính đều bị tắt nghẽn giao thông.
(Xem: 11118)
Đạo Phật dạy về tầm quan trọng của sự kính trọng bố mẹ, và sự báo đáp công ơn bố mẹ.
(Xem: 12220)
Vu lan lại đến.Hiếu hạnh của con trẻ lại được nhắc đến. Nhưng đâu đó cũng thấy hiện lên các tiêu đề nói về việc con giết cha, hãm hiếp mẹ, những nghịch hạnh không ai có thể chấp nhận.
(Xem: 15390)
Tôi thấy tôi mất mẹ, mất cả môt bầu trời…
(Xem: 10632)
"Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền. Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên…Là bóng mát trên cao, là mắt sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối…"
(Xem: 11714)
Mẹ ơi tháng Bảy về rồi Là mùa hiếu hạnh tuyệt vời lên ngôi Nhớ ơn mẹ đã một đời Tảo tần mưa nắng tô bồi đời con
(Xem: 10637)
Mùa thu với tháng bảy mưa ngâu, với trăng thu diệu vợi, quê hương Việt nam chúng ta với biết bao vẻ đẹp êm đềm qua ánh trăng rằm tháng bảy Vu lan.
(Xem: 11102)
Sau khi đắc quả A-La-Hán, Tôn giả Mục Kiền Liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất.
(Xem: 10040)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biếnlễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên.
(Xem: 10430)
Từ hơn mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức lan tỏa mạnh mẻ ra ngoài khỏi khuôn viên những mái chùa Phật giáo
(Xem: 11438)
Theo truyền thuyết nhà Phật, Bà mẹ Mục Kiền Liên Là người không mộ đạo Báng bổ cả người hiền.
(Xem: 11032)
Tháng bảy mùa Vu Lan trời buồn âm u mưa sùi sụt trắng xóa con đê quê mẹ. Tháng bảy mùa Vu Lan mây buồn giăng giăng kín lối con về quê mẹ…
(Xem: 12949)
Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ;
(Xem: 24421)
Lòng thương của cha mẹ sẽ pha thêm màu xanh cho bầu trời, tô thêm màu biếc cho đại dương; và gia đình này, trái đất này, với bàn tay chăm sóc của cha mẹ, sẽ là hành tinh xanh, mỹ miều, tươi mát hơn bao giờ.
(Xem: 12628)
Ta còn một dòng sông, dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời.
(Xem: 10311)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ
(Xem: 28705)
Mùa Vu Lan lại về với người con Phật, mang nhiều ý nghĩa thâm diệu, vừa siêu nhiên của lãnh vực tâm linh, vừa hiện thực với văn hóa nhân gian...
(Xem: 9113)
Lễ Vu Lan là nét đặc biệt của Phật giáo Bắc truyền. Nói cách khác, Vu lan được hình thành và phát triển trong hệ tư tưởng Phật giáo Bắc tông.
(Xem: 6552)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
(Xem: 48931)
Hiếu kính Cha Mẹ là một truyền thống rất tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
(Xem: 10765)
“Chân như Đạo Phật Nhiệm mầu, Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài…”
(Xem: 9986)
Hoài niệm về tấm lòng yêu thương của cha mẹ nhân mùa Vu Lan.
(Xem: 14889)
Mùa Vu-lan báo hiếu vào tiết Trung Nguyên tháng bảy âm lịch hằng năm, xuất phát từ tích ngài Mục-kiền-liên cứu mẹ...
(Xem: 17683)
Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắt qua giải Ngân-hà...
(Xem: 17618)
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa...
(Xem: 13199)
Phàm là bậc Sa-môn Thích tử, nhất định phải lấy việc hướng thượng làm tông chỉ, lìa bỏ các duyên, sống đời đạm bạc...
(Xem: 31188)
Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ Cha công dưỡng dục, Mùa Báo Hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao
(Xem: 25783)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 13995)
Con đang ở lại trần gian trong bầu không khí Đạo pháp hơn 2000 năm. Nhưng kinh sách thiên vạn quyển cũng không bằng được sống bên bậc danh Tăng thạc đức trong ngôi nhà Vạn Hạnh.
(Xem: 17527)
cho dù nghiệp quả của thời quá khứ có nghiệt ngã cỡ nào, trong thời hiện tại ta cứ việc làm tốt, bảo đảm tương lai của ta sẽ an lạc...
(Xem: 10991)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế.
(Xem: 10482)
Vu Lan phiên âm từ Phạn ngữ Ullambana, Trung Hoa dịch là “Giải đảo huyền” có nghĩa là cởi mở những cực hình hay giải thoát những khổ đau trong 3 cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant