Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giá trị giải thoát của ngày lễ Vu lan

21 Tháng Chín 201000:00(Xem: 12741)
Giá trị giải thoát của ngày lễ Vu lan


Trong tất cả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau là tối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanh trục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất gia hay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát. Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có những ý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến.

1. Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống của dân tộc. Vì thế, nhân dân ta, người theo đạo Phật hay không theo đạo Phật, cứ đến ngày rằm tháng Bảy hàng năm, đều có tục lệ lên chùa, sắm sửa chút lễ vật, dâng tấm lòng thành của mình cầu mong cho những người đã khuất, thoát khỏi cảnh tam đồ, siêu sinh Lạc quốc; người còn sống nương theo sự hành xử hiếu hạnh này mà cởi trói phiền não, thân tâm an lạc, vạn sự an lành:

Rằm tháng Giêng ai siêng thì quảy,

Rằm tháng Bảy người quảy khắp nơi”.

Rõ ràng, cội rễ của lễ Vu lan, suy cho cùng, nó phải được xuất phát từ cái tình người, từ “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Chính Đức Phật cũng từng chỉ dạy: “Vô thỉ luân hồi, tất cả chúng sinh từng là cha, là mẹ, là anh, là chị, là em trong vòng sống tương tục, mãi hoài”. Đạo lý của dân tộc Việt Nam là “Thương người như thể thương thân”. Do đó, ta chẳng ngạc nhiên gì khi ca dao Việt Nam ghi nhận về sự sinh hoạt 12 tháng của dân tộc ta, đã dành một tháng Bảy (âm lịch) để nói về công hạnh lễ Vu lanảnh hưởng của ngày lễ này đối với truyền thống tín ngưỡng văn hóa của dân tộc như là đạo lý sống của người dân Việt. Đây là thái độ sống biết rõ cội rễ của con người trong ý nghĩa tồn tại và phát triển, đều phải được xuất phát từ tâm hiếu, mang thực tính yêu thương, đầy bao dung, tha thứ, vô ngã, vị tha trong dòng sống tương tục này. Thế nên, ta mới biết mình thương thân như thế nào thì thương thân người khác như thế ấy. Tại đây, mọi giá trị yêu thương “thật” của con người mới được hiển lộ qua thái độ, quan điểm sống của mọi cá nhân hiện hữu, trong cuộc sống vốn luôn biến động không ngừng.

2. Do lễ Vu lan được nhân dân ta nhìn nhận là ngày lễ hội văn hóa tình người, nên nó được truyền thông gắn liền sự kết nối yêu thương giữa tổ tiên, ông bà, cha mẹ nhiều đời, vô thỉ vô chung với con cháu đời này, đời sau; giữa quá khứ, hiện tạitiếp nối tương lai của người còn và kẻ mất trong dòng sống tương tục. Đúng như văn chương dân gian truyền tụng:

Cha già là Phật Thích Ca,

Mẹ già như thể Phật bà Quan Âm

Nhớ ngày Xá tội vong nhân

Lên chùa lễ Phật đền ơn sinh thành”.

Vì vậy, ngày lễ Vu lan còn có ý nghĩa nhân văn thiêng liêng với tên gọi là ngày Xá tội vong nhân. Vào ngày này, bất luận là ai, người ta cũng hướng tâm cầu nguyện cho mọi người quá vãng được siêu sinh, thoát khỏi cảnh giới tam đồ địa ngục. Theo triết lý Duyên khởi, thì ngày này càng có ý nghĩa hơn, khi người ta càng thực hànhthể hiện tâm hiếu hạnh đối với cha mẹ, anh em, bà con quyến thuộc, bằng hữu và những người xung quanh mình trong thái độ sống tri ân và biết ân. Thông qua các giá trị huyền sử của sự tích Vu lan, được bắt nguồn từ việc báo hiếu của Tôn giả Mục Kiền Liên, câu chuyện muốn cảnh thức người nào tạo tội ác thì sẽ bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, chịu thống khổ cũng giống như người bị treo ngược. Thế nên, mỗi lần nghĩ đến công ơn sinh thành cha mẹ, hoặc những người đã từng cứu độ mình, khi mùa Vu lan đến là họ lên chùa nguyện cầu Tam bảo, cùng với chư Tăng khấn nguyện cho các vị tiền nhân, cha mẹ ông bà, người thân quá vãng ra khỏi địa ngục, thoát cảnh bị treo ngược:

Nhờ phép Phật sinh Tịnh độ

Phóng hào quang cứu khổ độ u

Rắp hòa tứ hải quần chu

Não phiền trút sạch,

oán thù rửa không

Nhờ Đức Phật thần thông quảng đại

Chuyển pháp luân tam giới, thập phương…

Nhờ phép Phật uy linh dũng mãnh

Trong giấc mê khua tỉnh chiêm bao

Mười loài là những loài nào

Gái trai già trẻ cùng vào nghe kinh…”.

(Nguyễn Du - Văn tế thập loại cô hồn)

Đối với cha mẹ hiện tiền, thân bằng quyến thuộc, ngoài việc phụng dưỡng vật chất, báo đáp ân sinh thành dưỡng dục, mọi người còn phải biết hướng dẫn cha mẹ và người khác hướng tâm đến Tam bảo, thực thi hạnh lành trong ý nghĩa kết nối yêu thươnghiểu biết, khoan dungđộ lượng từ điểm nhìn của giá trị hạnh phúc tình người. Đây là giá trị thứ hai mọi người cần tâm niệm.

3. Giá trị thứ ba, mọi người cần nhận thức rõ là ngày Vu lan cũng là ngày kết thúc ba tháng an cư kiết hạ, được mệnh danh là ngày Tăng tự tứ. Tự tứ là dịch nghĩa chữ Phạn Pravàrana, phiên âm là Bát-hòa-la, dịch nghĩa là tùy ý. Nghĩa là mỗi Tỳ kheo sau ba tháng an cư, trau dồi giới đức phải tự mình phát lồ sám hối; hoặc nhờ các vị đồng phạm hạnh nếu thấy, nếu nghe, hoặc nghi ta phạm lỗi thì sẵn lòng chỉ bảo, để ta nương theo đó mà sám hối sửa đổi những sai lầm. Đây là việc làm hết sức cao quý trong ngày tự tứ của chư Tăng. Điểm đáng nói là trong ngày lễ này, các Tỳ kheo tự thân cầu người khác chỉ lỗi cho mình và mình phải đối trước Tăng mà thưa “Thưa Đại đức, hôm nay chúng Tăng tự tứ, tôi cũng tự tứ. Tôi có điều gì sai phạm mà Đại đức thấy, nghe, hoặc nghi, xin Đại đức thương xót chỉ cho, nếu tôi thấy phạm thì xin như pháp sám hối. Tôi không phàn nàn, không thắc mắc, và tôi không oán trách gì Đại đức hết”. Như vậy, đây chính là ý nghĩa mong cầu giải thoát, mong cầu được thanh tịnh sau tự mình phát lộ và sẵn sàng sửa đổi lỗi lầm, tội lỗi.

Và như thế, ngày Tự tứý nghĩa mong cầu giải thoát hệ lụy khổ đau, do người khác chỉ ra từ các lỗi mình đã tạo. Nó cũng khẳng định sức mạnh niềm tin của mỗi vị Tăng trên bước đường tu học giải thoát. Một mặt, nó thiết lập lòng tự tín đối với chính tự thân mỗi hành giả, tin mình đã thăng tiến đạo hạnh, tin mình thành tựu công đức giải thoát sau ba tháng tịnh tu tam nghiệp. Mặt khác, nó cũng làm cho hành giả khởi lên niềm tin giải thoát đối với các vị đồng phạm hạnh là những người thanh tịnh, thăng chứng đạo hạnh, có tâm vị tha, tâm bao dung, độ lượng để chỉ bảo cho mình các lỗi lầm còn mắc phải. Nhờ vậy, tự thân mỗi hành giả, sau ba tháng an cư giới đức được thanh tịnh, định nghiệp tăng trưởng, trí tuệ khai mở. Trên hết là đại chúng hòa hợp, thanh tịnh; Chánh pháp được trường tồn.

4. Cũng trong ngày lễ tự tứ này, mà chúng Tăng, mỗi người thụ giới an cư mãn hạ được nhận thêm một tuổi đạo, nên ngày này còn được gọi là ngày Tăng thọ tuế. Theo luật Phật chế, hàng xuất gia tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là, năm nào vị Tỳ kheo đó có an cư kiết hạ trọn vẹn mới được Tăng già công nhận một tuổi hạ. Do đó, ngày này cũng có ý nghĩa quan trọng đối với chư Tăng. Bởi vì, nó minh định, khẳng định cho sự thành tựu đạo nghiệp của người xuất gia học đạo, tu đạochứng đạo trong lộ trình hướng tâm cầu giải thoát. Ngày Tăng thọ tuế cũng là ngày Tết của chư Tăng, ngày chư Tăng được tính thêm tuổi đạo, có giá trị khác hẳn với tuổi đời. Tuổi đời thì được tính theo thời gian năm tháng của năm; còn tuổi hạ thì được Giáo hội Tăng già công nhận do sự kết tinh những công đức tu tập, sự tinh chuyên tu trì giới định tuệ trong ba tháng an cưchứng đắc, mà sở ngộ của mỗi hành giả. Nhờ công đức này mà hội chúng được an lạc, giáo pháp từ đó được xương minh. Đây chính là giá trị giải thoát thứ tư chúng ta hướng tâm nghĩ đến.

5. Cuối cùng, giá trị giải thoátchúng tôi muốn nói nữa, ngày Vu lan cũng là được gọi là ngày Phật hoan hỷ. Suy cho cùng, các đệ tử của Thế Tôn đã thực thi lời Phật dạy, giữ đúng truyền thống luật Phật chế, trau dồi thân tâm ba tháng, tịnh tu tam nghiệp, thành tựu mục đích tối thượng mà Phật mong mỏi. Hơn nữa, ngày này là ngày kết tinh mọi thành tựu, mọi giá trị giải thoát đã nói trên. Sau ba tháng kiết hạ, chúng Tăng nhờ vậy mà thành tựu công đức thù thắng. Chư Phật mười phương vô cùng hoan hỷ. Không ai khác hơn, Tăng bảo là một trong ba ngôi Tam bảo, thay Phật truyền bá Chánh pháp ở giữa thế gian này. Giới tại gia cũng nhân ba tháng này mà nương vào chư Tăng tu học, hộ trì Tam bảothành tựu thiện pháp, bao nhiêu nghiệp chướng được tiêu trừ, thân tâm được an lạc. Trên hết, mọi người đến với nhau bằng cả tâm hiếu, hạnh Phật để kết nối sự yêu thương, xóa tan hận thù, và chung sống với nhau bằng sự hòa bình, bình đẳng, hạnh phúc thật sự.

Với tất cả ý nghĩa giải thoát như thế, lễ Vu lan thật sự đi vào tâm thức đời sống văn hóa tâm linh con người. Nó không chỉ kết nối mọi gia đình bà con huyết thống ở một đời trong một gia đình, một họ tộc mà còn thắt chặt với nhau bằng cái tình đồng bào, tình nhân loại thông qua mọi thời gian và mọi không gian. Giá trị lớn nhất của lễ Vu lanxây dựng được một thái độ sống, một nếp sống giải thoát tất cả các khổ đau hệ lụy; trên hết là hướng tâm đến việc thiết lập hạnh phúcan lạc khởi đầu bằng “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13151)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai
(Xem: 12773)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai
(Xem: 12122)
Thắng Hội Vu Lan nhớ Mẹ hiền Noi gương hiếu hạnh Mục Kiền Liên Thanh trai lễ vật lòng tha thiết Nguyện Đức Từ Bi cứu đảo huyền
(Xem: 26365)
Vu Lan về mười phương ngưỡng vọng Mẹ Quán Âm tưới giọt Cam lồ
(Xem: 23152)
mừng vui ngày báo hiếu hoa cài trái tim xuân
(Xem: 26205)
Tuồng như có cái bóng tôi Trong hình bóng mẹ đang ngồi trước sân Tuồng như thông điệp thiện chân Trái tim mầu nhiệm mẹ phân thân vào
(Xem: 22076)
Này em ! Có phải khi mình mất đi hạnh phúc Thì mới hay... hạnh phúctrong đời.
(Xem: 18637)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 25486)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 13219)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 18241)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 13004)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 16311)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 29005)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 45045)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant