Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Hành Trình Vô Tận

18 Tháng Sáu 202518:58(Xem: 632)
Hành Trình Vô Tận

Hành Trình Vô Tận 

Tiểu Lục Thần Phong


Chánh Kiến


Con Tàu sầm sập lao trong màn đêm đen đặc, thỉnh thoảng vụt qua những thị trấn hay phố xá nhỏ ven đường le lói chút ánh sáng nhạt nhòa. Con tàu không thể rẽ ngang, rẽ dọc, nó chỉ có một hướng tiến về những nhà ga dọc đường và để rồi về đến đích cuối cùng. Hành khách trên tàu nằm ngồi lắt lư theo nhịp, họ có cùng chung một quãng thời gian ngắn ngủi nhưng rồi mỗi người mỗi phận lần lượt xuống ga. Đêm nay, giữa đất trời cố quận, gã du tử ngồi đối diện với chính mình, lòng lay lắt bao thương nhớ không tên. Mình thương người, mình nhớ người nhưng người là ai? Là cha mẹvợ con, anh em, bạn bè, những mối tình không đầu không cuối, những người chưa từng gặp gỡ trong đời? Tình du tử mang mang làm sao phân biệt, chẻ chia cho được? dĩ nhiên là những mối thâm tình thân – sơ nên có nặng – nhẹ khác nhau.

Những đêm phương ngoại vọng về cố quận, vậy mà đêm cố quận hồn lại bay bổng tít mù khơi. Con tàu rì rầm chạy trong sự vô tri, sắt thép làm sao hiểu được lòng người. Hơn 30 năm giờ mới ngồi lại trên con tàu xuyên Việt. Thế gian vô thường, mọi sự, mọi việc thay đổi trong từng phút giây. Ấy vậy mà với những con tàu và đường sắt xứ mình dường như khôngbị tác động của luật vô thường. Tất cả dường như đóng băng, thời gian ngưng đọng. Những con tàu cũ kỹ, dơ dáy, chậm chạp… Đường sắt vẫn khổ nhỏ, mỗi khi tàu gần đến ga thì người gác ghi cầm ngọn  đèn bão huơ lên, người gác chắn kéo cái chắn chặn ngang đường. Cảnh tượng y hệt đường sắt của thế kỷ 18 – 19 xa xưa. Bản thân con tàu và đường sắt như thế vì con người cũng cũ như thế, cái tư duy như thế, tầm nhìn như thế, năng lực như thế!

Cũng quảng đường ấy, nếu là đường sắt xứ người thì chỉ mất vài giờ đồng hồ, còn tàu hỏa xứ mình phải chạy cả một ngày đêm. Ngồi trên tàu cứ ngỡ cái hành trình vô tận chẳng biết đến bao giờ, mặc dù đã mua vé cái nơi cần đến nhưng ngồi trên tàu tâm tư vẩn vơ chẳng biết đi đâu về đâu. Con tàu như kiếp người, điểm đầu và điểm cuối đã có sẵn rồi, con tàu dù có đi qua bao nhiêu ga nhưng rồi cũng về đến nhà ga cuối. Kiếp người có bôn ba bao nhiêu rồi cũng sẽ về đến ngày chung cuộc. Chuyến tàu này nối tiếp chuyến tàu khác, ngày đêm sầm sập trên đường sắt. Khách tấp nập lên xuống dọc theo hành trình của con tàu.

Càng về khuya màn đêm càng đặc quánh, bây giờ làng mạc, đồng quê hay núi rừng đều im lìm trong sự cô tịch, tiếng bánh xe nghiến vào đường ray ken két không đủ để xuyên thủng màn đêm, tuy nhiên cái âm thanh ấy như xiết vào lòng. Mình cũng đang trên cái hành trìnhkhông đầu không cuối này. Ngày mai mình có thể tạm xuống một nhà ga quê nhà nhưng cái hành trình ấy vẫn không dừng lại. Mình đi để rồi về và về rồi lại ra đi, đi đâu về đâu? Cố quận hay phương ngoại cũng chỉ là nhà ga nhỏ dọc đường. Trên cái hành trình bất tận ấy, mình đã bao lần lụy tình, bao lần thương người để rồi đêm nay thương nhớ cứ dâng tràn. Tình yêu, tình đời, tình người…làm ngợp cả tâm hồn. Người ơi! Nếu ngày xưa Tào Tháo từng bảo “Thà phụ người chứ không để người phụ ta”. Riêng ta thì ngược lại “Thà người phụ ta chứ ta không phụ người”. Ta yêu người, ta thương người, người có bỏ ta đi thì ôm lòng chứ ta không phụ người. Có thể ta nhớ, ta đau nhưng ta thà ngồi trong bóng tối dày đặc chứ không thể rời đi. Ta yêu người, ta thương người nhưng sức ta có hạn, không thể nào phân thân ra để đến với tất cả ân tình. Thân ta không đến nhưng lòng ta luôn có bóng người, tâm ta luôn hướng về người.

Con tàu chạy qua những ga nhỏ dọc đường, lại thấy những nhân viên ở đấy cầm cây đèn bão giơ lên. Ta như đang xem hoạt cảnh trong phim Harry Potter, cái khung cảnh ma quái lạ lùng nhưng hiện diện trước mắt, đang hành hoạt hàng ngày trong đời. Những nhà ga nhỏ dọc đườnguể oải trong nắng quái ban ngày, trầm tịch trong đêm đen, dường như nó chẳng còn tha thiết gì với hành trình đến đi của con tàu. Dù muốn dù không thì số phận của nó cũng gắn bó với những con tàu. Con tàu không thể thiếu nhà ga, nhà ga cũng cần có con tàu, cả hai tương tác qua lại với nhau. Cái này có thì kéo theo cái kia. Giả sử một mai không còn những con tàu ọp ẹp, cũ kỹ này nữa mà thay bằng tàu cao tốc thì những nhà ga kia nhỏ bé cô đơn kia cũng chẳng còn lý do để tồn tại.

Con tàu lầm lũi lao trong bóng đêm, hành khách trên tàu cũng chìm vào giấc ngủ, dù rằng ngủ sâu, ngủ ngon hay giấc ngủ chập chờn. Tất nhiên là con tàu chẳng bận tâm, cái đích của nó là phải về đến ga cuối của hành trình, và đĩ nhiên là nó cũng chẳng biết là về để rồi lại đi. Hành trình của nó không dứt, không đoạn. Nó phải chạy cho đến khi nào không còn chạy được nữa mới thôi. Trên cái hành trình ấy, đêm nay gã du tử cũng thấy cái đích sắp đến trên hành trình của mình. Chẳng cần phải tiên tri bói toán, không cần năng lực siêu nhiên… Tự mình cũng có thể biết được cái nhà ga sắp tới mà mình phải xuống. Cứ xem bài kệ này:

Dục tri tiền thế nhân
Kim sanh thọ giả thị
Dục tri lai thế quả
Kim sanh tác giả thị
Nói một cách dễ hiểu là: Muốn biết cái nhân của đời trước/hãy xem những gì mình đang có hiện tại/ muốn biết tương lai sau này ra sao/cứ nhìn vào việc mình đang làm hôm nay.
Chỉ cần mình không tự dối lòng, không mê muội, không cuồng tín… thì tự khắc biết thôi! Lòng gã du tử cồn lên như sóng nước, Chao ơi, cái tình này! Nặng tình thế này mai sẽ xuống sân ga… đầy ắp những kẻ lụy tình.

Đường về cố quận gập ghềnh vất vả canh cánh bên, đường chân trời phương ngoại xa diệu vợi thương nhớ khôn nguôi. Người ơi, chữ tình cứ ngỡ như gió như mây mà sao nặng đến thế này. Người ơi, tình ơi! Ta lạc loài trong cõi nhân gian, đi không biết đi đâu, về không biết về đâu. Di hay ở đều lận đận giữa đời. Con tàu xập xình chạy trong màn đêm vô biên tế, lòng ta chao đảo theo nhịp dồn dập của những toa tàu. Ta biết rằng buông sẽ nhẹ, nhưng tình ơi, buông không dễ bao giờ! Thiên hạ xưa nay vẫn cãi nhau chuyện ma, chuyện vía, chuyện cõi âm… bảo có cũng không sai mà bảo không cũng đúng. Sở dĩ như vậy cũng chính là vì buông hay không buông được mà ra. Người đã chết rồi, thân xác đã tiêu rồi nhưng vì buông không được, cứ chấp còn cái thân nên thần thức quẩn quanh. Còn giả sửnhư buông đặng, không chỉ các xác thân, buông cả cái ham muốn, cái chữ tình… thì lập tứcđi vào một cảnh giới khác thì lấy gì có ma với vía hay những chuyện cõi âm.

Lý thuyết là vậy, nhưng sống ở đời không dễ buông được đâu. Người thì bám víu dan h lợi, tiền bạc, quyền uyăn uốngsắc dục, xác thân…Riêng những kẻ vị tình. Lụy tình… thì sống chết cũng một chữ tình và rồi thăng đọa cũng một chữ tình.

Tiểu Lục Thần Phong 
Ga nhỏ dọc đường, 0625

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 471)
Trong cuộc sống thế tục, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc qua tiền tài, địa vị, sắc đẹp, danh vọng hay ái ân.
(Xem: 502)
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc LâmTông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông
(Xem: 597)
Mới đọc qua, tựa đề trên của bài viết, chúng tathấy ngay đề tài hơi ngộ ngộ….Nhưng càng đọc – càng thấy rõ thế giới, đang nằm gọn trong lòng chảo lửa mà dầu sôi sùng sụt
(Xem: 684)
Nhà văn cư sĩ Huỳnh Trung Chánh, còn có bút danh là Hư Thân, sanh năm 1939 tại Trà Vinh, quê nội của ông.
(Xem: 645)
Đạo đức là hệ thống những quy tắc, các chuẩn mực xã hộiđể mọi người nương theo, điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích
(Xem: 690)
Trong cuộc sống thế tục, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc qua tiền tài, địa vị, sắc đẹp, danh vọng hay ái ân.
(Xem: 653)
Cuộc sống đàn ong, bầy kiến nhìn chúng lăng xăng, tưởng chừng chen đạp nhau lộn xộn, thật ra chúng rất có kỷ luật, ngay cả rơi vào nước
(Xem: 583)
Trong cái nhìn của thế gian, cái chết là điểm kết thúc. Nhưng dưới ánh sáng Phật pháp, cái chết chỉ là một bước chuyển
(Xem: 714)
Trong vòng luân hồi sinh tử vô tận, ái được xem là sợi dây vô hình trói buộc chúng sanh vào đau khổ.
(Xem: 657)
Đạo Phật có cả một kho tàng giáo lý đa dạng và thực hành phong phú đáng kinh ngạc để phát triển tình yêu thương và từ bi tâm
(Xem: 764)
Cụm tháp Bạc sừng sững trên đồi cao lộng gió, dưới chân có khúc quanh của dòng sông Côn.
(Xem: 783)
Đức Phật có dạy pháp phóng sinh hay không? Trong rất nhiều kinh, Đức Phật đã dạy là hãy yêu thươngvà đừng hại bất kỳ sinh mạng chúng sinh nào.
(Xem: 1792)
Hàng ngày tôi có thói quen ngồi tọa thiền và sau đó đi kinh hành. Địa điểm đi kinh hành tuyệt vời và may mắn nhất
(Xem: 2235)
Xa xa tận chân trời, mãi mãi nhìn theo mây trắng bay. Lá vàng rơi lác đác, cuồng cuộn về đến núi rừng. Vào Thu có nhiều, lá vàng, gió Thu thổi ra biển cả.
(Xem: 737)
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
(Xem: 813)
Trong giáo lý của Đức Thế Tôn, nghiệp (kamma) là một trong những pháp vận hành căn bản chi phối sự tái sinhvà đời sống của chúng sanh trong luân hồi.
(Xem: 611)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 779)
Mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025 lại trở về, là cơ hội quý báu để hàng hậu học chúng ta ôn lại lời Phật dạy
(Xem: 620)
Hầu như không có ai nghĩ xa hơn thế, nghĩ xa hơn cái chết. Đây là lý do tại sao chúng ta thiển cận và không nghĩ đến việc
(Xem: 809)
“Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn, Thiện duyên nan ngộ, Phật quốc nan sanh” là gì ?
(Xem: 802)
Thờ Phật không phải là cầu xin ban phúc hay tha tội, vì Ngài không phải thần linh mà là người thầy dạy cách thoát khỏi khổ đau mà chính ngài tìm kiếm, chứng nghiệm.
(Xem: 737)
Dòng đời xưa nay vẫn thế, từng đời từng đời nối tiếp nhau, thịnh suy bất định, tụ tán vô kỳ.
(Xem: 640)
Minh trong đạo Phậttuệ giác, thấy biết như thật về vạn pháp. Khi thành đạo, Đức Phật chứng Tam minh(Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh).
(Xem: 1003)
Vesak theo truyền thống gắn liền với sự ra đời, giác ngộnhập Niết bàn của Đức Phật,
(Xem: 1040)
Bồ Tát Đạocon đường mà vị Bồ Tát phải đi qua. Đây là những giai đoạn mà một vị Bồ Tát kinh qua trên đường giác ngộ.
(Xem: 1321)
Trong triết lý sống của ông cha ta, có một câu nói nghe qua tưởng nghịch lý nhưng lại ẩn chứa sự minh triết sâu sắc
(Xem: 1382)
Hiện nay đang ở vào thời mạt thế, xuất hiện nhiều tà sư hướng dẫn Phật tử vào con đường sai lạc. Điều này không phải bây giờ mới có.
(Xem: 1410)
Bài này được viết với chủ đề ghi lời Đức Phật dạy rằng hãy giữ thân không bệnh, để có thể học và tu pháp giải thoát.
(Xem: 1389)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn, sau khi Ngài ly thế, cũng chính là vào thời kỳ Mạt pháp thì
(Xem: 1087)
Đạo đức không còn là một khái niệm, một lời kêu gọi ‘hãy sống thiện’, một giá trị lý tưởng cao xa, mà là một thực thể cụ thể, ăn được, uống được, thu nạp được, và ăn uống được nên mới “say”.
(Xem: 1411)
Quan điểm cho rằng tâm trí của chúng ta có chiều sâu vô thức đã trở nên phổ biến do sự phổ biến của phân tâm học và các kỹ thuật trị liệu liên quan.
(Xem: 1555)
Trong kinh điển Phật giáo, từ Hán tạng cho đến Nikāya nói chung, thật sự không quá khó để tìm thấy những cụm từ liên quan đến một phương tiện
(Xem: 1457)
Người học Phật, chẳng những phải tham cứu chơn lý, mà lại cần phải y như chơn-lý mà thiệt thành cho đến khi chứng đặng chơn-lý;
(Xem: 1526)
Phật tánhchủ đề chính của Kinh Đại Bát Niết Bàn do ngài Đàm Vô Sấm (385 – 433) mang qua Trung Hoa và dịch.
(Xem: 1748)
Đôi khi bạn rơi vào một diễn đàn Phật pháp trên Internet, bất ngờ lại thấy tranh cãi bộ phái, rằng chuyện Nam Tông thế này và Bắc Tông thế kia
(Xem: 1667)
Trong giáo lý nhà Phật, "kham nhẫn" và "nhẫn nhục" là hai phạm trù rất quan trọng trong việc tu tập.
(Xem: 1566)
Phật giáo cũng như vận mệnh của người dân, luôn thăng trầm theo thời cuộc.
(Xem: 1460)
Hãy buông xả và cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn. Một kỹ năng sống không thể thiếu.
(Xem: 1212)
Từ thời học tiểu học, trong mỗi cuốn vở đều thấy có in dòng chữ “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.
(Xem: 2273)
Tôi không dám so sánh vì ai cũng có cuộc du hành cuối đời, tôi đã khá xúc động mạnh khi đọc kinh Đại Bát Niết Bàn hồi còn trẻ, nhưng hiện tại tôi đang tưởng niệm và cảm xúc đến Thầy tôi nên xin viết ra đây để kỷ niệm.
(Xem: 1255)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1164)
Năm ấy Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Nguyên hoằng pháp. Ngài gặp Lương Võ Đế, một ông vua có tiếng sùng đạo, mến mộ Phật pháp.
(Xem: 2101)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(Xem: 1970)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau.
(Xem: 1715)
Chúng con trân trọng kính mời quý vị tham gia một Ngày Quán Niệm với chủ đề “Tháng Tư Nuôi Dưỡng và Trị Liệu” dành cho các tăng thân người Việt do quý thầy và sư cô của Tu Viện Lộc Uyểnhướng dẫn tại Quận Cam.
(Xem: 2311)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(Xem: 2153)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta.
(Xem: 1326)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(Xem: 2481)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm XứTứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý TúcNgũ Căn, Ngũ Lực,
(Xem: 1946)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
AZCMENU Cloudbase: Giải pháp TV Menu thông minh, tiện lợi, chuyên nghiệp!
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM