Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

05. Kẻ Được Chân Truyền

31 Tháng Mười 201200:00(Xem: 6260)
05. Kẻ Được Chân Truyền
NGƯỜI TRỒNG HOA VÀ CHÀNG TU SĨ
Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Kẻ Được Chân Truyền

Chuyện được kể lại do một thiền sư Nhật Bản vào thế kỷ thứ XI. Ngài xuất thân từ giới võ sĩ đạo, sau này vì thâm ngộ Phật học mà thấy được chân lý vẹn toàn và cao cả của nhân sinh.

Từ bỏ chức vị coi mấy vạn quân cấm vệ của triều đình, ngài khoác áo du tăng hành cước, rồi sau đó ẩn dật nơi động thẳm hang sâu. Vết chân ngài, sau này, không những còn lưu lại nơi các võ đường trứ danh của con cháu “Thái dương thần nữ” mà còn lưu đậm trong các truyện ký, ngữ lục hoặc những giai thoại của Thiền tông.

Vì không được chân truyền của thầy, Vệ Hải lủi thủi trở về quê nhà lập nghiệp. Không bao lâu, dưới chân núi Vô Vi mọc lên một võ đường, bao giờ cũng có khoảng mười ngàn môn sinh khắp bốn phương đến thụ giáo.

Tuy đã là một võ sư khét tiếng, Vệ Hải sống một đời thanh bần và giản dị. Chàng dành hầu hết số tiền có được để tặng cho các bệnh xá và các quỹ xã hội. Ngoài ra, nơi chỗ ngụ cư của chàng bao giờ cũng có khoảng từ hai mươi đến ba mươi vị du tăng hành cước dừng chân với đủ y thực, sàng tọa và thuốc men.

Người ta kính trọng chàng cả tài năng lẫn đức độ. Hôm kia, đức vua nghe tiếng thỉnh Vệ Hải vào triều: “Ta phong cho khanh chức võ tướng đầu triều, coi tám muôn quân cấm vệ, đệ nhị phẩm và lộc thiên thạch để hưởng phú quý”.

Vệ Hải phủ phục dưới bệ rồng:

- Hạ thần căn trí ngu độn, chỉ có cái hư danh, chẳng có thực tài. Xin bệ hạ tha cho tội chết.

Nhà vua ngạc nhiên hỏi:

- Có lẽ nào? Khoa tiến sĩ võ cử năm kia, đứng đầu hai vạn môn sinh, võ tướng vô địch trấn thủ bắc thành Phú Hách với tài thần tiễn “bách bộ xuyên dương”, vốn xuất thân từ chân núi Vô Vi?

Vệ Hải kính cẩn tâu:

- Quả thật vậy! Thiếu niên Phú Hách có theo học nơi hạ thần hai năm về cung tiễn.

Nhà vua lại nói:

- Khoa tiến sĩ võ cử năm vừa rồi, bây giờ là tiên phong hổ tướng Lý-đát-noa, với hai thanh liễu diệp đao có thể lấy đầu tướng giặc cách xa hai trượng, nghe đâu cũng từ dưới trướng của khanh?

- Muôn tâu! Thanh niên Lý-đát-noa huyết khí phương cương, không có chí dài lâu, chỉ mới học một năm về đao thương đã vội về kinh lập công danh.

Vua vuốt râu cười hỉ hả:

- Hay lắm! Vậy nếu khanh từ chối lộc hàm, khanh phải đào tạo cho hai hoàng tử con ta có cái bản lãnh được vài phần của khanh cũng được.

Chẳng biết sao hơn, Vệ Hải xin phép được dẫn hai hoàng tử về chân núi Vô Vi.

 

Năm năm sau, chàng dẫn hai hoàng tử về phục mạng, tâu là đã học hết cái tài làm tướng ở đời.

Vua nhìn thân thể gầy gò của hai hoàng nam thì nghi ngờ khôn xiết. Với vóc dáng ấy thì rõ là tay văn nhược, làm sao mà “cử đỉnh bạt sơn?”

Hiểu ý rồng, Vệ Hải tâu:

- Nhờ phúc ấm của bệ hạ, hai hoàng tử cốt khí hơn người, giữa một vạn môn sinh họ đã trổ tài vô địch. Chân núi Vô Vi không có người thứ ba.

Cuộc thử tài sau đó được diễn ra ở đại võ trường.

Hoàng tử thứ nhất dùng thanh kiếm báu của vua ban, ngồi bất động. Hoàng tử dùng tâm chỉ huy kiếm. Thanh kiếm đảo lộn giữa hư không lấp lánh hào quang, chém cụt cả hàng trăm võ báu.

Lần thứ hai, hoàng tử sử dụng thanh kiếm gỗ tầm thường, dùng ý lực tạo sức mạnh ngàn cân, đánh rơi tất cả đồng chùy và thiết côn vĩ đại.

Lần thứ ba, hoàng tử cầm một nhánh liễu, tập trung ý lực. Nhành liễu như con rồng thần lả lướt vờn mây, len lỏi giữa rừng vũ khí, điểm tê mọi huyệt đạo. Vũ khí rơi như lá rụng.

Nhà vua và quần thần kinh sợ quên cả vỗ tay, miệng há hốc không nói nên lời.

Văng vẳng có giọng Vệ Hải tâu:

- Xin bệ hạ tha tội! Hạ thần đã đem hết tâm truyền nhưng hoàng tử chỉ học có bấy nhiêu; “dùng tâm sử dụng kiếm”. Là giai đoạn thứ nhất của một hành giả võ đạo.

Biết tài thần sầu quỷ khốc của hoàng tử thứ nhất nên hoàng tử thứ hai bước ra với hai bàn tay không, mọi người đều nín hơi chờ đợi...

Hoàng tử ngồi xuống theo thế kiết già phu tọa.

Cuộc đấu khởi đầu...

Hai mươi võ tướng hét “ki-a” một tiếng, hai mươi thanh đại đao như hai mươi con thanh long đầy móng vuốt đồng lao tới một lượt. Nhưng kìa! Hai mươi thanh đại đao đều rơi nằm yên lặng trên đất.

Năm mươi tay thần tiễn đồng buông một lúc năm mươi mũi tên vàng. Nhưng kìa! Năm mươi mũi tên lại đổi hướng bay lên hư không!

Hoàng tử này không còn “dùng tâm chỉ huy kiếm” mà “tâm đã là kiếm”, sử dụng vũ khí của đối thủ theo ý muốn của mình.

Giọng Vệ Hải thoảng giữa võ trường, mồn một bên tai đức vua:

- Xin bệ hạ tha tội! Hoàng tử quả có căn cốt ưu tú, trí tuệ hơn người, đã học được chặng đường thứ hai của một hành giả võ đạo: kiếm là tâm, tâm là kiếm.

Sau cuộc tiệc đãi đằng trọng hậu vị võ sư siêu việt, hoàng tử thứ hai xin phép đức vua theo thầy để thụ giáo cho đến nơi đến chốn.

Vệ Hải tâu:

- Tâu đại vương! Tâu hoàng tử! Khả năng một đời của hạ thần vậy là đã trao truyền hết rồi.

Đức vua ngạc nhiên:

- Khanh dường như có nói đến giai đoạn thứ ba?

Vệ Hải thở dài:

- Quả có, tâu đại vương! Nhưng hạ thần phước mỏng nghiệp dày chẳng theo học được. Hạ thần đã bị vị ân sư cao cả đuổi về nơi chặng đường thứ ba này vì căn trí ngu độn.

Đức vua và quần thần kinh sợ.

Hoàng tử đứng chôn chân một chỗ, tự nghĩ:

- Thầy ta khiêm tốn và cao cả vô cùng. Thầy ta mà đã nói vậy thì ta chẳng thể học được nữa rồi.

Từ đó, nhà vua được hai hoàng nam, như hai cánh tay của vì thiên tướng, biến một nước hèn nhược thành một quốc độ phú cường, các nước lân bang đều khiếp phục. Tuy thế, trong lòng nhà vua luôn bị tò mò ám ảnh bởi hình ảnh cuối cùng của một hành giả võ đạo. Y là thế nào? Tài của y kinh khiếp đến độ nào?

Một năm sau, từ chân núi Vô Vi loan tin về: vị võ sư siêu việt đã giải tán đám môn đồ. Vệ Hải đã được thầy gọi lên núi.

Nhà vua, hai hoàng tử và cả triều đình hồi hộp đón chờ lần trở lại của vị võ sư ấy. Nhưng thời gian... thời gian đã quá lâu, đã không biết bao nhiêu mùa hoa anh đào, vị võ sư vẫn biệt vô âm tín.

Hôm kia, không ngờ được, họ lại nghe tin vị võ sư đã từ chân núi trở về.

Ai cũng ngỡ ngàng.

Vị võ sư siêu việt bây giờ đã là một sa-môn hành cước, y áo đầy bụi đường, khuôn mặt xương xẩu, khắc khổ, chứng tỏ đã trải qua cuộc sống gian lao.

- Tâu bệ hạ! Đây là chặng đường thứ ba của một hành giả võ đạo: con đường tự thắng mình!

Nói xong, vị sa-môn mỉm cười kín đáo rồi lặng lẽ cúi đầu đi về phía trước.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26580)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19973)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18177)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32801)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18775)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31580)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32513)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20087)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26261)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20266)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23756)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23851)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15095)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15000)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant