Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tu Hành Tâm ThứcNuôi Dưỡng Lòng Từ

11 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 13191)
Tu Hành Tâm Thức Và Nuôi Dưỡng Lòng Từ

CON ĐƯỜNG CĂN BẢN ĐẾN GIÁC NGỘ

Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa 
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
blank
blank

TU HÀNH TÂM THỨC 
NUÔI DƯỠNG LÒNG TỪ

NHẬP ĐỀ

Trong truyền thống Đại thừa(1) chúng ta kinh nghiệm một cảm thức dịu dàng đối với chính chúng ta, và một cảm thức tình bạn đối với những người khác bắt đầu sanh khởi. Tình bạn hay lòng bi này trong tiếng Tây Tạng là nyingje, nghĩa đen là “lòng cao thượng”. Chúng ta muốn tự cam kết gắn liền với tất cả chúng sanh. Nhưng trước khi chúng ta thực sự phóng mình vào dự án ấy, trước hết chúng ta cần một ít sự tu hành.

Chướng ngại cho việc trở thành một con người đại thừa là không có đủ thiện cảm đối với những người khác và đối với chính mình – đó là điểm căn bản. Và vấn đề đó có thể được xử lý bằng sự tu hành thực tiễn, gọi là thực hành lojong, “tu tâm”. Sự tu hành này cho chúng ta một con đường, một cách thức để làm việc với những phong cách thô lỗ, phàm tục, hoang dã, gồ ghề của chúng ta, một đường lối để trở nên những con người đại thừa tốt đẹp. Những học trò vô minh hay ngu muội của đại thừa đôi khi nghĩ rằng họ phải tôn vinh họ lên ; họ muốn trở thành những nhà lãnh đạo hay người dẫn đường. Chúng ta có một kỹ thuật hay thực hành để hàng phục sự khó khăn đó. Sự thực hành này là sự khai triển lòng khiêm hạ, nó liên kết với việc tu tâm.

Quan điểm căn bản của đại thừa là làm việc cho sự lợi lạc của những người khác và tạo ra một hoàn cảnh muốn làm lợi lạc cho những người khác. Bởi thế, bạn nhận cái thái độ muốn hồi hướng chính bản thân bạn cho những người khác. Khi bạn nhận lấy thái độ này, bạn bắt đầu hiểu rằng những người khác thì quan trọng hơn bản thân bạn. Bởi vì cái nhìn ấy của đại thừa, bởi vì bạn có thái độ ấy, và bởi vì bạn thực sự tìm thấy rằng những người khác thì quan trọng hơn – với tất cả ba cái đó cùng nhau, bạn khai triển sự thực hành tu tâm của đại thừa.

Phương thức tu hành của tiểu thừa về căn bản là một cách thuần hóa tâm thức. Bằng cách làm việc với nhiều hình thức khác nhau của sự không chánh niệm, chúng ta bắt đầu trở nên kỹ lưỡng và chính xác, và sự rèn luyện của chúng ta thành tốt đẹp. Khi chúng ta hoàn toàn được thuần hóa bằng sự thực hành an định shamatha, hay thực hành chánh niệm, cũng như được rèn luyện bởi vipashyana, hay tỉnh giác, trong việc làm sao nghe những giáo lý, chúng ta bắt đầu khai triển một sự thấu hiểu trọn vẹn về Pháp. Sau đó, chúng ta cũng bắt đầu khai triển một sự thấu hiểu trọn vẹn về việc làm sao, trong trạng thái đã được thuần hóa của chúng ta, chúng ta có thể liên hệ với những người khác.

Trong đại thừa chúng ta nói nhiều hơn về tu hành tâm thức. Đó là bước tiếp theo. Tâm thức đã được thuần hóa, bởi thế nó có thể được huấn luyện, tu hành. Nói cách khác, chúng ta đã có thể thuần hóa tâm thức chúng ta bằng việc thực hành tiểu thừa theo những nguyên lý của Phật pháp. Đã thuần hóa tâm thức chúng ta rồi, bấy giờ chúng ta có thể sử dụng nó thêm nữa. Đấy cũng giống như chuyện xưa kia bắt một con bò hoang dã. Đã bắt được con bò hoang dã, đã thuần hóa nó để nuôi trong nhà, bạn thấy rằng con bò hoàn toàn trở nên muốn liên hệ với những người đã thuần hóa nó. Thật vậy, con bò muốn được thuần hóa. Thế nên đến điểm này con bò là thành phần của gia đình chúng ta.

Tu hành tâm thức gọi là lojong ở Tây Tạng : lo nghĩa là “thông minh”, “tâm thức”, hay “cái có thể tri giác những sự vật” ; jong nghĩa là “tu hành” hay “xử lý, chế biến, gia công”. Những giáo lý về lojong gồm ở những bước hay những điểm của kỷ luật đại thừa. Kỷ luật căn bản của tu tâm hay lojong là một sự tẩy rửa hay chế biến gia công tâm thức của mình trong bảy điểm.

Cuốn sách này đặt nền trên bản văn căn bản của phái Kadam, Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm, và trên lời bình giảng của Jamgošn Kongtrušl. Ở Tây Tạng, bình giảng được gọi là Changchup Shunglam. Shung là từ dùng để chỉ “chính phủ” và cũng để chỉ “phần chánh”. Thế nên Shung nghĩa là “phần chủ yếu thống trị”. Shung thực sự là cái căn cứ để làm việc, dòng chủ yếu để làm việc. Lam nghĩa là “con đường”. Thế nên shunglam là một đại lộ chung, có thể nói như vậy, một tiến trình căn bản để đi đến giác ngộ. Nói cách khác, nó là sự tiếp cận của đại thừa. Nó là một đại lộ mọi người đi trên đó, một con đường rộng lớn, rộng phi thườngthênh thang phi thường. Changchup là “giác ngộ”, shung là rộng hay căn bản, và lam là con đường. Thế nên nhan đề của bài bình giảng là Con Đường Căn Bản Đến Giác Ngộ.

Bản văn chính đặt nền trên những giáo lý của Atisha về lojong và đến từ phái Kadam của Phật giáo Tây Tạng, phái này phát triển khoảng thời gian của Marpa và Milarepa, khi đời sống tu viện, chùa chiền Tây Tạng bắt đầu có và trở nên cắm rễ sâu. Những vị phái Kagyuš nhận những giáo lý này về sự thực hành theo đại thừa từ Gampopa, ngài đã học với Milarepa cũng như với các đạo sư Kadam. Trong phái Kadam có hai trường phái, trường phái tham thiền và trường phái trí thức. Điều chúng ta đang làm ở đây liên hệ với truyền thống của phái Kadam tham thiền. Những vị phái Geluk chuyên môn trong biện chứng pháp và có một tiếp cận nhiều triết lý hơn trong việc hiểu truyền thống Kadam.

Danh từ Kadam có một ý nghĩa đáng quan tâm cho chúng ta. Ka nghĩa là “mệnh lệnh”, như khi một ông tướng có một cuộc nói chuyện hùng hồn với những đội quân của mình hay một ông Vua ra một mệnh lệnh cho các quan. Hay chúng ta có thể nói là “Logos” hay “Ngôi Lời” như truyền thống Thiên Chúa giáo : “Thoạt đầu là Ngôi Lời”. Loại Lời này là một mệnh lệnh căn bản thiêng liêng, cái đầu tiên thốt ra là trọn vẹn tất cả ! Trong trường hợp này, ka ám chỉ một cảm thức về chân lý tuyệt đối và một cảm thức về tính thực hành hay tính có thể làm việc được từ quan điểm cá nhân. Dam là “lời chỉ dạy bằng miệng”, “chỉ dạy cá nhân”, nó là một cẩm nang về xử lý cuộc sống của chúng ta làm sao cho thích đáng. Thế nên ka và dam hợp với nhau nghĩa là tất cả ka, tất cả những mệnh lệnh hay thông điệp, được nhìn như là những chỉ dạy khẩu truyền thực tiễn và có thể làm được. Chúng được xem là căn cứ làm việc thực tiễn cho những học trò quan hệ chặt chẽ với những kỷ luật tham thiềnthiền định. Đó là ý nghĩa căn bản của kadam.

Những mục ít ỏi được trình bày ở đây là những cái rất giản dị, không mang chất triết lý nào. Đó thuần là cái mà những đạo sư Kagyuš vĩ đại xem như “ngón tay chỉ của bà”. Khi người bà bảo với các cháu, “Đây là chỗ bà thường đến hái ngũ cốc, các cháu hãy thu lượm những thứ rau dại”, bà thường dùng ngón tay hơn là viết trên giấy hay dùng bản đồ. Thế nên nó là một cách tiếp cận của một lão bà rất từ bi thương xót vậy.

Về phần riêng tôi, đã từng nghiên cứu triết học, khi lần đầu tiên Jamgošn Kongtrušl gợi ý tôi đọc và nghiên cứu cuốn sách này, Changchup Shunglam, tôi đã nhẹ nhõm khi thấy rằng Phật giáo rất giản dị và hiện giờ bạn có thể thực sự làm một cái gì đó về nó. Bạn có thể thực sự thực hành. Bạn có thể đích thực theo cuốn sách và làm như nó nói, nó mạnh mẽ phi thường và lại là một sự nhẹ nhõm như vậy. Và cái cảm thức về sự đơn giản này còn kéo dài tiếp tục. Nó quá quý báu và quá trực tiếp. Tôi không biết loại từ gì dùng để diễn tả nó. Nó là một cái gì đó thô tháp nhưng đồng thời lại quá đỗi êm ả khi đọc. Đó là một trong những tính cách của Jamgošn Kongtrušl – ngài có thể thay đổi thay đổi giọng điệu của ngài một cách hoàn toàn, như thể ngài biến thành một tác giả khác. Khi nào ngài viết về một chủ đề đặc biệt, ngài thay đổi cách tiếp cận một cách thích hợp, và sự tỉnh giác căn bản trong liên hệ với thính giả trở nên hoàn toàn khác.

Bình giảng của Jamgošn Kongtrušl về những châm ngôn phái Kadam là một trong những cuốn sách hay nhất tôi đã nghiên cứu trong những giai đoạn sơ thời của cuộc đời tu viện đầy hứng khởi của tôi. Tôi trở thành một ông tăng giản dị làm sao. Tôi nghiên cứu những điều này và trở thành một người Phật tử tốt đẹp và một mẫu người tham thiền. Một sợi chỉ như vậy vẫn còn xâu suốt cuộc đời tôi. Mặc dầu những rắc rối trong cuộc đời của tôi và trong những vấn đề tổ chức, tôi vẫn cảm thấy rằng tự căn bản tôi là một Phật tử đơn giảnlãng mạn, một người cảm kích bao la đối với những vị thầy và giáo lý.

Điều đã được nói là một giọt óng ánh chất vàng. Mỗi khi bạn đọc một cuốn sách như vậy thì sự việc đó luôn luôn xác định trở đi trở lại rằng có cái gì trong đó làm cho mọi sự thành ra rất đơn giản và trực tiếp. Điều đó làm tôi sung sướng bao la. Tôi cũng ngủ rất ngon. Có một phẩm tính sắc bén cắt tiệt những thiên kiến và những cuộc chiến khác của bản ngã gồm trong giáo lý được trình bày ở đây. Nhưng đồng thời luôn luôn có một điểm nhạy cảm mềm lòng của sự sùng mộ và đơn giản trong Phật giáo đại thừa mà bạn không bao giờ có thể quên. Điều này rất quan trọng. Tôi không cố gắng cường điệu cho có vẻ kịch đâu. Nếu theo kiểu đó thì quá tệ. Nhưng tôi thực sự cảm thấy tin cậylạc quan phi thường về Jamgošn Kongtrušl và đường lối tiếp cận của ngài với giáo lý này.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26044)
Kinh Ví Dụ Tấm Vải - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 22810)
Kinh Ví Dụ Cái Cưa - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 23185)
Kinh Trạm Xe - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 22983)
Kinh Ngưu Giác Lâm - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 23765)
Kinh Lục Hòa - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 21965)
Kinh Gò Mối - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 24716)
Kinh Bách Dụ - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 21614)
Kinh An Trú Tâm - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 20802)
Không Nên Hí Luận - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 22319)
Kệ Thỉnh Chuông - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 21821)
Hương Vị Cuộc Đời - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 19591)
Hướng Về Kính Lạy - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 19122)
Hãy Thắp Lên Chiếc Que Diêm - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 33955)
Giảng Kinh Địa Tạng - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 29943)
Đẹp Xấu - Giàu Nghèo - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 20402)
Đền Ơn Phật - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 22880)
Cuộc Đời Mâu Thuẫn - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 20883)
Con Đường Xưa Ta Đi - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 22144)
Chướng Ngại Chướng Nạn - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 20640)
Chư Phật Và Tám Tướng Xuất Thế - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 24713)
Chịu đựng - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 21556)
Chánh Tinh Tấn - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 28727)
Cách Hóa Giải Chướng Duyên - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 22859)
Các Pháp Lành - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 23597)
Bốn Pháp Đưa Đến Hạnh Phúc - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 21165)
Bốn Loại Thức Ăn - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 22502)
Bốn Hạnh An Vui - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 22483)
Bồ Tát Giới - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 22392)
Bốn Biện Tài - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 23424)
Bảy Phương Pháp Chuyển Hóa - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 35733)
Bảy Loại Vợ - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 27770)
Ba Câu Hỏi Cho Cuộc Sống - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 27274)
Bát Nhã Tâm Kinh - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 24113)
Ân Người Tu Cày Ruộng - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 31647)
20 Điều Khó Làm - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 27492)
48 Lời Nguyện Của Phật A Di Đà - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 21549)
Âm Thanh Phát Ngộ - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 17488)
Những Bước Thăng Trầm - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 16481)
Người Nhảy Khỏi Nước - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 22491)
Ba Điều Giá Trị - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 19201)
Kinh Thiên Thỉnh Vấn - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 23890)
Ba thân, ba đức - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 19292)
Vu Lan Thèm Nghe Tiếng Mẹ - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18460)
Tình Không Chết Theo Mùa Đông - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18917)
Về Với Nguồn Tâm - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 19010)
Luận Đại Trượng Phu - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 17846)
Xây dựng hạnh phúc qua con đường của Bồ-tát - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 17285)
Xây dựng hạnh phúc qua con đường của Bồ-tát - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 22009)
Tu Là Cội Phúc - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 20712)
Bốn Điều Cần Ghi Nhớ - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18067)
Người Chiến Sĩ Giỏi - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18280)
Người Tu Hạnh Phúc - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 17632)
Năm Điều Chướng - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 17973)
Tài sản chân thật - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 19297)
Phật dạy chăn trâu - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18486)
Ngũ phúc lâm môn - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18087)
Ý nghĩa lễ Phật - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 19734)
Tu thântu tâm - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18404)
Hạnh nguyện Dược Sư - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18500)
Mười hạnh lợi tha - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18210)
Mười pháp tự lợi - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18954)
Gạn đục khơi trong - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 22689)
Bố thí cúng dường - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 21851)
Bích câu kỳ ngộ - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 23155)
Ba thứ trí tuệ - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18557)
Năm niềm vui - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 23024)
Cái biết của người tu - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18263)
Năm Hợi nói chuyện Trư - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 22658)
Làm sao giết người trong mộng - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 20234)
Kinh Pháp Cú phẩm Tâm - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 19101)
Khéo xài một đồng mỗi ngày - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 19148)
Phật pháp vấn đáp - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18829)
Ý nghĩa hành hương - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18536)
Những ẩn dụ trong kinh - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 25128)
Kinh Hiền Nhân - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 24187)
Mông Sơn thí thực - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 28594)
Biết để sống - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 26777)
Mười trót lỡ - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18455)
Một bát cơm ngàn nhà - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 21248)
Chuyển hóa ba chướng ngại - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 25252)
Bốn pháp quán Tứ niệm xứ - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18997)
Hạnh nguyện Quan Âm - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 20431)
Mười tám vị La-hán - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18904)
Pháp cúng dường cao quý - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18291)
Tìm nghe cái chân thật - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 18493)
Viên ngọc quý - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 22102)
Cái gì là trân quý - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 19264)
Đức Phật và năm biểu tướng - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 19188)
Mấy mùa - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
(Xem: 19058)
Thiên long bát bộ - Giảng sư: ĐĐ Thích Pháp Hòa
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant