Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

05. Giọt nước cành dương

15 Tháng Chín 201100:00(Xem: 8151)
05. Giọt nước cành dương

Thích Nhất Hạnh
TÌNH NGƯỜI
Truyện của tác giả khi còn là chú điệu
Lá Bối xuất bản

5. Giọt nước cành dương

Cho hay giọt nước cành dương 
Lửa lòng rưới tắt mọi đường trần duyên ...

NGUYỄN DU

Đúng vào hôm tôi vừa ở Phật Học Đường Báo Quốc về thì Vĩnh đến thăm. Anh đến mang cho tôi một chồng sách Phật viết bằng tiếng Pháp mà anh mới gởi mua tận xứ xa. Anh cũng không quên mang tặng chú Tâm Mãn một cuốn tự điển Pháp Việt mới xuất bản, bởi vì anh biết chú Mãn đang cần cuốn này để học thêm Pháp văn.

Vĩnh cười nói với chú Mãn:

- Pháp văn của chú đã khá lắm rồi đấy. Truyện của Alphonse Daudet mà chú có thể đọc không cần tự điển rồi cơ mà, nhưng mà mà Hán văn của tôi còn tệ lắm. Học chóng quên qua. Chẳng biết bao giờ tôi có thể đọc được sách Hán văn như các chú.

Tôi cũng cười:

- Anh chẳng lo. Cứ chịu khó theo phương pháp của tôi đã bày mà học. Với cái thông minh của anh, có lẽ chẳng bao lâu anh vượt được cả chú Mãn nữa đấy.

Vĩnh thông minh thật. Độ tôi còn ở chùa (chưa vào nội trú Phật học đường), mỗi tuần anh đến hai lần học với tôi, thế mà chỉ trong vòng ba tháng thôi, anh đã có thể đọc nhấp nhem được quyển “Phật giáo sơ học khóa bản” viết bằng chữ Hán. Anh học chữ Hán bởi vì anh cố công muốn nghiên cứu giáo lý đạo Phật. Anh chịu khó đáo để. Gần đến kỳ thi tú tài phần hai rồi mà anh vẫn không bỏ Hán văn. Anh bảo:

- Đậu hay không đậu chả cần lắm. Cần giỏi Hán văn để mà nghiên cứu đạo Phật cho được đã.

Người thanh niên vui tính ấy đã xem chúng tôi hơn cả anh em ruột thịt. Chúng tôi quen biết anh trong một trường hợp khá đặc biệt. Nụ cười của Vĩnh thật có duyên. Khuôn mặt anh sáng sủa, thông minh. Đôi mắt hiền dịu, bộc lộ được cả những cảm tình thành thật của anh. Anh rất vui tính. Trong giọng nói ấm áp của anh thỉnh thoảng được điểm thêm một tiếng cười trong trẻo.

Sáu tháng đã qua, từ ngày chúng tôi biết anh. Chú Mãn rất có cảm tình với Vĩnh. Vài ba hôm không thấy anh tới, chú đã nhắc. Bởi vì Vĩnh thành thực, dễ thươngvui tính lắm. Nói chuyện với anh, ai cũng mến ưa anh. Ấy thế mà cậu con trai kia đã có lần chán đời, suýt “cắt tóc đi tu” cơ đấy. Viết chuyện riêng của anh lên đây, không biết Vĩnh có giận hay không, nhưng tôi nghĩ rằng có lẽ anh không giận.

Hôm ấy, tại chùa Linh Quang (Hiếu) có đại hội bất thường của Giáo hội Thừa Thiên, Thượng tọa và các thầy Tỳ kheo đều đã đi dự hội từ hồi sáng. Chùa vắng, chỉ còn có chú Tâm Mãn và tôi ở nhà. Tôi đang chép bài thì chú Tâm Mãn vào báo có một người khách.

- Một thanh niên. Anh ấy hỏi thầy nhưng thầy đi vắng. Em không không biết có nên mời anh ấy ở lại không.

Tôi buông bút, đáp:

- Chú cứ mời người ta ở lại đi. Mời vào nhà Lạc nghĩa ngồi chơi. Lát nữa tôi ra nhé.

Một lát sau, tôi mặc áo dài đi ra. Chàng thanh niên vẫn ngồi nhìn bức họa đức Quán Thế Âm, nét mặt trầm tư. Thấy tiếng động anh ngoảnh lại và đứng dậy. Tôi mời anh ngồi, rót nước mời anh uống và hỏi anh có chuyện gì gấp cần phải thưa Thầy ngay không. Anh vội vàng trả lời không có việc gì cần lắm. Thế rồi anh lại ngồi yên. Tôi cũng ngồi yên, không hỏi thăm gì nữa, để mặc cho anh ngồi ngắm một cách thiếu tự nhiên những đồ vật trang trí trong nhà.

Anh chợt hiểu:

- Chú đi tu đã được mấy năm rồi, thưa chú?

Tôi nhìn anh đáp:

- Dạ, tôi xuất gia đã gần ba năm rồi.

- Chú xuất gia từ lúc mấy tuổi?

- Mười chín.

- Thế là năm nay chú hăm hai. Tôi cũng mới hăm ba, suýt soát tuổi chú.

Và anh làm thân ngay:

- Vậy xin chú cứ xem tôi như anh em và đừng giận nếu tôi có hỏi những câu có vẻ tò mò nhé.

Tôi cười:

- Đâu dám, anh cứ hỏi.

Trầm ngâm một lát, anh thân mật:

- Vì sao chú đi xuất gia?

Tôi dương mắt nhìn anh, và hơi khó chịu một tí, nhưng tôi làm vui ngay và trả lời một cách thẳng thắn:

- Vì tôi mến đạo Phật, mến nếp sống giải thoát.

- Vì sao chú mến nếp sống giải thoát?

- Tôi sinh trưởng trong một gia đình Phật tử. Tôi được đọc một ít sách báo Phật học và tự nhiên thấy ưa thích đời sống thanh tịnh giải thoát, nhất là khi biết rằng đời sống ấy có thể giúp ta tìm hiểu chân lý.

Anh chăm chú nghe tôi nói, và cố gắng giấu một nét mặt u buồn. Anh thở dài thật nhẹ, sợ tôi nghe thấy. Cuối cùng anh khẽ hỏi:

- Tôi có người bạn cũng muốn xuất gia, nhưng bạn tôi không biết muốn đi tu phải có điều kiện gì.

- Bạn anh năm nay bao nhiêu tuổi.

- Cũng trạc tuổi chú và tuổi tôi.

- Có phải anh hỏi điều kiện xuất gia cho bạn anh không?

- Vâng. Anh trả lời nghe có vẻ ấp úng.

- Bạn anh còn đi học?

- Vâng, nhưng cũng sắp thôi, bạn tôi học Đệ nhất, đậu bán phần năm ngoái. Vậy thưa chú, chú cho biết muốn đi tu, bạn tôi phải có những điều kiện nào?

Tôi trả lời ngập ngừng:

- Kể ra điều kiện thì cũng không có điều kiện gì nhiều ...

Rồi đột ngột, tôi hỏi:

- Bạn anh có bị thất vọng trong một cuộc tình duyên nào đó không?

Câu hỏi của tôi đến một cách bất ngờ quá làm anh lúng túng ngập ngừng, và luống cuống nữa. Tôi thương hại:

- Bởi vì nếu bạn anh bị thất tình, anh ấy sẽ không được xuất gia đâu.

- Vì sao thế, thưa chú?

- Bởi vì bạn anh không thể sống nổi đời sống của người tu.

- Sao lại không sống nổi.

- Vì đó là một người thiếu nghị lực. Anh ấy thất tình, anh ấy muốn đi tu, thì cũng như có một số người thất chí chán nản khác muốn rời bỏ trốn tránh cuộc đời. Thất vọng mà chán nản, ấy là không có nghị lực, mà đã không có nghị lực thì làm sao có thể sống được cuộc đời của nhà tu trường kỳ gian khổ? Gian khổ đây không phải là một ít cực khổ thể xác. Gian khổ mà chúng tôi muốn nói đây là khả năng chịu đựng những thử thách cố gắng để đạt đến mục đích của cuộc đời tu đạo. Nếu bạn anh vì thất tình mà đi tu, thì sớm muộn gì bạn anh cũng xuất tục mất thôi.

- Xin chú cho biết lý do.

- Trước hết, phải nói rằng bạn anh vào chùa mang theo cả một tâm trạng đen tối, buồn nản đến cực độ, mà như thế là cả một cái tội. Khởi đầu của một cuộc đờiđen tối như thế thì toàn thể cái cuộc đời mới như thế nào? Trong khi người khác và chùa với một tâm niệm thành khẩn trong sáng để phát nguyện sống đời giải thoát thì bạn anh lại vào chùa với ý niệm trốn bỏ xa lánh cuộc đời. Đạo Phật không phải là chỗ dung chứa những tâm hồn đen tối đó, anh ạ.

- Nhưng đạo Phật che chở cho những tâm hồn khổ đau.

- Cái đó thì có, nhưng che chở bằng nhiều cách, chứ không nhận vào đoàn thể tăng già một phần tử không theo đuổi mục đích tăng già.

- Xin chú cho biết mục đích ấy là gì?

- Như tôi đã nói với anh, mục đích đó là giải thoát giác ngộ cho mình và cho những kẻ khác. Ở đây bạn anh không có mục đích ấy. Bạn anh chỉ muốn lánh đời mà thôi, nhưng đạo Phật đã có ra vì cuộc đời: tu như chúng tôi là để đào luyện cho có một căn bản đạo đức giác ngộ, để trước hết cứu khổ cho tự mình, sau lại, để giúp đỡ cho mọi người.

- Biết đâu sau này, bạn tôi sẽ học theo để có được mục đích đó?

- Cái đó chưa thể nói trước, nhưng nếu bây giờ bạn anh vào chùa bạn anh sẽ khổ đau hơn ở đời nhiều. Sống trong cảnh thanh tịnh, chúng tôi thấy an lạcgiải thoát; nhưng bạn anh sẽ khổ sở điêu đứng vì cái khung cảnh vắng vẻ thanh tịnh của chùa. Càng vắng vẻ, bạn anh càng sống với nội tâm, càng sống với nỗi thất vọng đau khổ của mình. Rồi thì mỗi khi nghe một tiếng chuông, bạn anh lại sầu héo thêm lên một chút. Chúng tôi nghe chuông thì lại càng thấy tâm hồn thanh tịnh, còn bạn anh nghe chuông thì sẽ thấy toàn sầu thảm, bởi vì tâm hồn của bạn anh bệnh hoạn, không lành mạnh như tâm hồn của những người khác ...

Giờ ngọ, chú Mãn đã cúng Phật xong. Người khách trẻ rất tiếc phải bỏ nửa chừng câu chuyện, nhưng tôi ân cần mời anh ở lại thọ trai. mắt anh sáng lên. Bữa ngọ trai hôm ấy chỉ có ba chúng tôi. Chú Tâm Mãn đã tô điểm cho bữa cơm của chúng tôi một món măng hầm mà chú đã nhờ dì Tư sửa soạn hồi nãy.

Ngọ trai xong, Vĩnh (trong bữa cơm chúng tôi đã biết tên anh là Vĩnh) muốn tiếp tục câu chuyện, chúng tôi ba người đưa anh ra ngoài núi, ngồi dưới rặng thông. Tôi giới thiệu chú Mãn với Vĩnh, và chúng tôi trò chuyện thân mật với Vĩnh như đã quen biết anh từ lâu lắm.

Vĩnh hỏi:

- Chú đã có đọc cuốn “Thế rồi một buổi chiều” của Nhất Linh chưa?

Tôi đáp:

- Vâng có đọc. Anh nhắc đến cuốn ấy tức là anh đã hiểu. Cô sư nữ của Nhất Linh cũng đã vì thất tình mà đi tu đấy, và sống trong cảnh thanh tịnh, nghe tiếng chuông, cô đã chẳng thấy tâm hồn êm ả chút nào, mà trái lại, càng thấy khổ đau tan nát thêm. Thành ra, khi cô bỏ chủa ra đi ... với một người chiến sĩ, chúng ta cũng không ngạc nhiên mấy, nhưng cũng may, đó chỉ là nhân vật tiểu thuyết ... Có thêm một nhân vật như thế thì đạo Phật chỉ lấy làm xấu hổ mà thôi.

Lời nói vô tình đó khiến Vĩnh đỏ mặt. Anh quay đi, làm bộ nhìn phía tháp chùa, nhưng chú Tâm Mãn đã tinh ý nhận thtáy, chú nói lảng đi:

- Các thầy chắc hẳn đến chùa mới về.

Bỗng Vĩnh quay lại:

- Vậy thì thưa chú, bạn tôi không nên xuất gia?

- Vâng, rất không nên. Bạn anh chỉ nên vùng vẫy để mau thoát khỏi cái vỏ tâm lý đen tối đang úp chụp lấy anh ấy mà thôi. Đời vẫn đẹp, nhưng bạn anh không còn thấy đẹp. Anh thử nhìn chúng tôi, chúng tôi sống ở đây một cách vui vẻ, và có thể nói yêu đời nữa. Chúng tôilý tưởng. Lý tưởng ấy là đạo Phật. Chúng tôi chỉ chán ghét có một điều. Đó là dục vọng si mê. Chúng tôi muốn sống với một lý tưởng thật đáng gọi là lý tưởng. Nghĩa là động lực thúc đẩy lý tưởng ấy không phải là dục vọng. Bạn anh cần thoát ra ngoài cái tâm trạng thất tình càng sớm càng hay. Bởi vì anh ấy có thể còn có lý tưởng của mình và cũng cần phải lành mạnh để phụng sự cho lý tưởng ấy.

Chú Mãn cười hỏi Vĩnh:

- Thất tình mà đi tu thì có đáng ghét không hở anh?

Vĩnh khẽ đáp:

- Đáng thương thì phải hơn.

- Thương hại ấy.

- Vâng thương hại cũng được. Còn hơn là ghét. Vậy bây giờ nếu bạn tôi không có ý muốn đi tu nữa thì chú có ghét nữa không, chú Mãn?

- Cái ấy anh hỏi chú Quán.

Tôi cười:

- Cố nhiên là không ghét nữa, mà trái lại, chúng tôi sẽ có rất nhiều cảm tình, và nếu anh ấy lại chịu khó lâu lâu đến chùa để học cho rõ những chủ trương của đạo Phật , thì anh em mình còn đãi cơm chay là khác nữa đấy.

Vĩnh vui cười:

- Vậy thế nào tôi cũng đem bạn tôi đến. Bạn tôi sẽ yêu các chú lắm.

Hai ngày sau, Vĩnh đến, nhưng đến có một mình. Thì ra bạn của anh và anh chỉ là một người. Anh đến với một vẻ mặt tươi trẻ hơn:

- Cám ơn chú đã giải thoát cho tôi ra khỏi một tâm trạng hắc ám. Lời nói của chú cũng như đời sống của chú đã đánh bạt đi rất nhiều những sắc thái buồn nản của tâm hồn tôi. Hôm ấy trở về, tôi suy nghĩ rất kỹ về những lời nói của chú, và tôi thấy tôi suýt chết đuối trong cái tâm trạng chủ quan đen tối của tôi. Tôi thấy những câu thơ sau đây rất đúng và phù hợp với lời khuyên của chú:

Tandis que tout change pour toi, la nature est la même,

Et là même soleil se lève sur tes jours ...

- Nhưng tôi chưa tin rằng tâm hồn anh đã lành mạnh hoàn toàn.

- Vâng, nhưng tôi có thể nói là đã thuyên giảm một cách phi thường. Đã hơn hai tháng nay, tôi khổ đau điên cuồng ...

- Nhưng bây giờ, anh đã được thấm nhuần một vài giọt nước dương chi của Phật. Tôi mong anh học Phật thêm nữa để thấy cái đẹp siêu thoát của đạo Từ Bi.

Vĩnh bày tỏ rằng anh đã từng nghe nói về triết lý siêu việt của đạo Phật, nhưng anh chưa được am hiểu một tí gì về giáo lý ấy.

- Tôi muốn sẽ có được dịp tìm hiểu đạo Phật nhiều hơn. Sách Việt và Pháp không có bao nhiêu. Chỉ có một cách là học chữ Hán. Lâu nay tôi có nhiều thành kiến sai lầm quá. Tôi tưởng đạo Phật là nơi nương náu của những tâm hồn khổ đau, chán nản.

Tôi khuyên anh học chữ Hán và bảo đảm sẽ bày cho anh học. Thế là mỗi tuần, anh đến chùa hai bận. Trong giờ nghỉ ngơi, chúng tôi thường đưa nhau ra núi chuyện trò. Tôi nói cho Vĩnh nghe về lịch sử đạo Phật, và vai trò Phật giáo trong văn hóa Việt Nam. Anh say sưa nghe kể lại những thời đại hưng thịnh của thủa Lý Trần và đã từng tỏ bày ý kiến xây dựng lại một nền Phật giáo dân tộc.

- Một ngày kia, anh nói, có thể tôi cũng xuất gia, nhưng bây giờ đây, tôi cần cố gắng nhiều để có một sức học căn bản về đời và đạo, để sau này có thể phụng sự cho Phật giáo một cách đắc lực. Tôi rất mừng khi thấy các chú, bởi vì các chú là hình ảnh của lớp xuất gia tích cực sau này. Đoàn thể Tăng già, theo tôi, phải tìm lại được sinh khí của các thời đại Lý Trần ngày xưa mới được.

Tôi hứa sẽ cố gắng giảng cho anh về đạo Phật; riêng anh, anh cũng hứa sẽ tìm giúp tôi những tác phẩm Phật học của Tây Phương.

Câu chuyện tình duyên của Vĩnh, anh cũng đã có lần kể lại cho chúng tôi nghe. Nhưng thôi, chuyện đời ta gác lại, nói ở đây làm chi, phải không Vĩnh? Đừng ai tò mò muốn biết câu chuyện ấy làm gì. Chỉ nên biết rằng hiện giờ Vĩnh rất khá Hán văn. Anh vừa gởi cho tôi một tập văn mà anh đã dịch trong tạp chí Trí Tuệ Âm. Theo như anh viết cho tôi, còn một năm nữa tốt nghiệp đại học và anh sẽ trở về làm việc cho nền Văn hóa Phật giáo. Người thanh niên có lý tưởng cao đẹp và yêu đời đó ai ngờ đã chỉ nhờ thấm nhuần có một giọt nước từ bi của Phật ...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5028)
Sách đọc: Con Gái Đức Phật, Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Giọng đọc: SDN Thích Nữ Hạnh Từ
(Xem: 6345)
Sách nói Tư Tưởng Tịnh Độ Tông
(Xem: 16522)
Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư; Giọng đọc: Ngọc Hà
(Xem: 30270)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 54225)
Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta. Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết Bàn sẽ thực hiện ở đó.
(Xem: 34559)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 32719)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 22132)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 12962)
Lá thư Cực Lạc - Tác giả: Thích Minh Tuệ; Giọng đọc: Quảng Âm
(Xem: 16149)
Dịch và Bình: Cưu Ma La Thập; Chú giải: Đại sư Tăng Triệu; Việt dịch: Hồng Đạo
(Xem: 14565)
Hiện Tượng Tử Sinh, Tác giả: HT Thích Như Điển, Diễn đọc: Thanh Trì
(Xem: 19081)
Nguyên tác: Achaan Chah. Dịch: Tỳ khưu Khánh Hỷ. Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai. Trung tâm Diệu Pháp Âm
(Xem: 15674)
HT Thích Huyền Vi lược giảng; Giọng đọc: Trung Tâm Diệu Pháp Âm
(Xem: 11292)
Tác giả: Quách Huệ Trân; Diễn đọc: Huy Hồ, Ánh Tuyết Thực hiện: Diệu Pháp Âm.
(Xem: 12088)
Trường Hàng Luật, Giọng đọc: Trung tâm Sách nói Diệu Pháp Âm
(Xem: 24295)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 19460)
Tỳ Kheo Giới Giảng Giải - HT Thích Minh Thành; Giọng đọc: Nguyễn Vinh (Dành Cho Chư Vị Tỳ Kheo)
(Xem: 11870)
Tác giả: Thích Minh Tuệ - Giọng đọc: Huy Hồ, Kim Phụng, Ngọc Mỹ, Tuấn Anh
(Xem: 15637)
Một người từ địa vị phàm phu thành tựu Thánh quả bằng những nỗ lực của cá nhân...
(Xem: 17155)
Tác giả: Thích Tịnh Vân; Như Đức dịch
(Xem: 22554)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
(Xem: 11834)
Tác giả: Tâm Diệu, Giọng đọc: Thùy Thu
(Xem: 14008)
Thiền Sư Hoàng Bá; Bản dịch của HT Thích Duy Lực
(Xem: 15265)
“Trăm điều phúc lành đồng thời đến, ngàn việc tốt đẹp hội tụ về, chẳng phải nhờ việc tích tạo âm đức mà được như thế đó sao?”
(Xem: 18056)
Kinh Duy Ma Cật - Dịch giả: HT Thích Huệ Hưng - Giọng đọc: Từ Ngọc
(Xem: 11248)
Hư Vân Lão Hòa Thượng kết tập, Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng thuật
(Xem: 11609)
Sưu tập: Hoán Tĩnh và Liễu Duệ; Hán dịch sang Việt: Thích Nguyên Thành
(Xem: 15322)
Nguyên tác: tập hợp những bài giảng pháp của HT Thích Thanh Từ; Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 19961)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(Xem: 19382)
Đức Phật Thuyết Giảng Về Tánh KhôngVô Ngã - Chuyển ngữ: Hoang Phong; Diễn đọc: Huy Hồ
(Xem: 17002)
Tế Điên Hòa Thượng - Khánh Vân cư sĩ dịch Việt ngữ
(Xem: 18601)
Câu Chuyện Dòng Sông - Nguyên tác Hermann Hesse; NS Trí Hải dịch
(Xem: 12219)
Đức Phật Trong Đời - Tác giả: HT Thích Nhật Quang
(Xem: 15622)
HT Thích Tuyên Hóa giảng thuật, Diễn đọc: Huy Hồ, Nam Trung, Tuấn An
(Xem: 17097)
Kinh Pháp Cú minh họa thư pháp của Đăng Học - Giọng đọc: Đăng Học, Lâm Ánh Ngọc
(Xem: 11549)
Tịnh Độ Vựng Ngữ - Tác giả: Đại sư Châu Hoằng; TT Thích Minh Thành dịch
(Xem: 11786)
Tịnh Độ Thập Nghi Luận - Tác giả: Trí Giả Đại Sư; HT Thích Thiền Tâm dịch
(Xem: 18995)
Lăng Nghiêm Ảnh Hiện - Cư sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
(Xem: 45081)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Hán dịch: Bát Thích Mật Đế - Việt Dịch: Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám - Giọng đọc: Từ Ngọc & Lê Tâm Minh
(Xem: 18767)
Ánh sáng chân tâm - Lời Khuyên Sống An Bình Và Ra Đi Trong Tỉnh Thức - Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma - Việt dịch: Tâm Bảo Đàn - Giọng Đọc: Lê Tâm Minh
(Xem: 16445)
Kinh Tương Ưng Bộ tập 5 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Đại Quốc, Thanh Thuyết, Huy Hồ, Kim Phượng, Ngọc Mỹ
(Xem: 13208)
Kinh Tương Ưng Bộ tập 4 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Hùng Thanh, Ngọc Mỹ, Thanh Thuyết, Thy Mai
(Xem: 12670)
Kinh Tương Ưng Bộ tập 3 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Đoàn Uyên Linh
(Xem: 13510)
Kinh Tương Ưng Bộ tập 2 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Chiếu Thành, Ngọc Mỹ
(Xem: 16757)
Kinh Tương Ưng Bộ tập 1 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Ngọc Mỹ
(Xem: 18660)
Cốt Lõi Của Cội Bồ Đề - Tác giả: Buddhadasa Bhikkhu - Hoang Phong chuyển ngữ - Diễn Đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phương, Tuấn Anh, và Kiều Hạnh
(Xem: 15479)
Kinh Trường Bộ tập 2 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Nguyễn Vinh
(Xem: 17105)
Kinh Trường Bộ tập 1 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ
(Xem: 31792)
Công Ơn Cha Mẹ - Thích Giác Thiện; Giọng đọc: Mai Hậu, Thanh Sử
(Xem: 19056)
Kinh Trung Bộ tập 3 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Ngọc Mỹ, Huy Hồ
(Xem: 18607)
Kinh Trung Bộ tập 2 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Tuyết Mai (Kiên Giang), Kim Phụng
(Xem: 31996)
Kinh Trung Bộ tập 1 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Tuyết Mai (Kiên Giang), Kim Phụng
(Xem: 23599)
Giải thoát tức thì - Tác giả: Nhi Bất Nhược - Người đọc: Thùy Thu
(Xem: 16603)
Kinh Tiểu Bộ tập 10 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng
(Xem: 14276)
Kinh Tiểu Bộ tập 09 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Thy Mai, Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng, Ngọc Mỹ
(Xem: 14950)
Kinh Tiểu Bộ tập 08 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng
(Xem: 28096)
Lục Tổ Huệ Năng - Biên tập: Ngô Trọng Đức - Việt dịch: Thích Pháp Chánh - Trình bày: Nhiều nghệ sĩ
(Xem: 21965)
Hộ Niệm Là Một Pháp Tu - Tác giả: Diệu Âm Minh Trị (Úc Châu) - Diễn đọc: Quảng Âm
(Xem: 33979)
Trúc Lâm Dậy Sóng - Tác giả: Hộ Giác - Giọng đọc: Huy Hồ, Ngọc Mỹ, Khánh Hoàng, Ánh Tuyết, Mộng Vân, Hùng Thanh
(Xem: 16445)
Kinh Tiểu Bộ tập 07 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Thanh Thuyết, Thùy Anh, Kim Phụng
(Xem: 15725)
Kinh Tiểu Bộ tập 06 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Ngọc Mỹ, Bích Phượng, Kim Phượng
(Xem: 15392)
Kinh Tiểu Bộ tập 05 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Hướng Dương, Ngọc Mỹ, Ánh Tuyết
(Xem: 15618)
Kinh Tiểu Bộ tập 04 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Thanh Thuyết, Huy Hồ
(Xem: 16387)
Kinh Tiểu Bộ tập 03 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Thùy Anh, Hùng Thanh, Thanh Thuyết, Ngọc Mỹ
(Xem: 15664)
Kinh Tiểu Bộ tập 02 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Nguyễn Vinh
(Xem: 18609)
Kinh Tiểu Bộ tập 01 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Kim Phụng, Huy Hồ, Thùy Anh , Ngọc Mỹ
(Xem: 18642)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 06 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Mỹ, Thy Mai, Kiếu Hạnh, Chiếu Thành, Huy Hồ, Tấn Thi
(Xem: 16536)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 05 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Minh, Ngọc Mỹ, Thy Mai, Nam Trung, Chiếu Thành, Huy Hồ
(Xem: 15830)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 04 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Minh, Tuấn Anh, Thy Mai, Ngọc Mỹ, Chiếu Thành, Huy Hồ
(Xem: 16876)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 03 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Minh, Tuấn Anh, Nguyễn Sinh, Thy Mai, Chiếu Thành
(Xem: 19346)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 02 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Minh, Tuấn Anh, Nguyễn Sinh, Phú, Chiếu Thành
(Xem: 22573)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 01 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Minh, Tuấn Anh, Thy Mai, Ngọc Mỹ, Chiếu Thành, Huy Hồ
(Xem: 17386)
Kinh Tăng Chi Bộ tập 4 - Nguyên tác: Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Tuyết Mai
(Xem: 18334)
Kinh Tăng Chi Bộ tập 3 - Nguyên tác: Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Kim Phụng, Thy Mai, Huy Hồ, Thùy Anh
(Xem: 19725)
Kinh Tăng Chi Bộ tập 2 - Nguyên tác: Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Ngọc Mỹ
(Xem: 22400)
Kinh Tăng Chi Bộ tập 1 - Nguyên tác: Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Đại Quốc
(Xem: 22549)
Kinh Vô Lượng Thọ - Việt dịch: Thích Chân Thường - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng
(Xem: 24568)
Kinh Viên Giác Giảng Giải - Nguyên tác: HT Thích Thiện Hoa - Diễn đọc: Nguyễn Đông
(Xem: 18534)
Kinh Thiện Sanh - Giáo Thọ Thi Ca La Việt - Nguyên tác: Nikaya - Diễn đọc: Huy Hồ
(Xem: 15803)
Kinh Quán Vô Lượng Thọ - Việt dịch: HT Thích Hưng Từ - Diễn đọc: Thanh Thuyết
(Xem: 17514)
Kinh Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Nhân Quả - Việt dịch: Thích Nhất Chân - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng
(Xem: 15860)
Kinh Pháp Bảo Đàn - Việt dịch: HT Thích Duy Lực - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Thy Mai, Nguyễn Đông
(Xem: 19543)
Kinh Na Tiên Tỳ Kheo - Việt dịch: Cao Hữu Đính - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Nguyễn Vinh, Ngọc Mỹ, Hà Thao
(Xem: 15140)
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật - Tập 3, Nguyên tác: Pháp Sư Cưu Ma La Thập - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh, Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Thanh Thuyết, Kim Phượng, Kim Phụng, Thy Mai
(Xem: 15151)
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật - Tập 2 - Nguyên tác: Cưu Ma La Thập - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Thanh Thuyết, Kim Phượng, Kim Phụng, Thy Mai
(Xem: 19040)
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật - Tập 1 - Nguyên tác: Cưu Ma La Thập - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Thanh Thuyết, Kim Phượng, Kim Phụng, Thy Mai
(Xem: 44157)
Kinh Lăng Nghiêm giảng giải - Nguyên tác: HT Thích Thiện Hoa - Diễn đọc: Kim Phượng, Huy Hồ, Nguyễn Đông
(Xem: 16909)
Kinh Lăng Nghiêm - Việt dịch: HT Thích Duy Lực - Diễn đọc: Huy Hồ, Nguyễn Đông
(Xem: 16381)
Kinh Lăng Già - Việt dịch: HT Thích Duy Lực
(Xem: 21210)
HT Thích Thiện Hoa - Diễn đọc: Huy Hồ, Nguyễn Đông, Ngọc Mỹ
(Xem: 13208)
Phật Xoa Nan Đà - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Kim Phượng, Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 13996)
Phật Xoa Nan Đà - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Kim Phượng, Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 14279)
Phật Xoa Nan Đà - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Kim Phượng, Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 16021)
Phật Xoa Nan Đà - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Kim Phượng, Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 16407)
Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân - Việt dịch: Thích Chính Tiến - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Nguyễn Đông, Thanh Thuyết
(Xem: 12842)
Kinh Đại Bảo Tích Tập 9 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12305)
Kinh Đại Bảo Tích Tập 8 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 13823)
Kinh Đại Bảo Tích Tập 7 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12798)
Kinh Đại Bảo Tích Tập 6 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant