Trong một tuần hoằng pháp ở Vancouver, HT. Thích Nhất Hạnh đã có buổi tọa đàm cùng với David Suzuki, nhà môi trường học nổi tiếng thế giới của Canada, thảo luận về một cách sống bền vững vì cuộc sống tương lai.
HT.Thích Nhất Hạnh và David Suzuki
Cuộc trò chuyện của hai học giả dựa trên việc con người đang làm tổn hại đến trái đất, phá hủy các hệ sinh thái và gây ảnh hưởng đến khí hậu, tập trung vào việc làm thế nào để mang lại sự thay đổi trong hành vi của con người cần thiết để đảm bảo một hành tinh tươi đẹp cho thế hệ tương lai.
HT. Nhất Hạnh nói rằng chúng ta phải thừa nhận nền văn minh của chúng ta có thể sẽ bị hủy diệt, không phải do một thế lực bên ngoài mà là bởi chính chúng ta, cũng giống như nhiều nền văn minh trước đây đã từng. Nếu chúng ta cứ mãi lo âu tuyệt vọng, chúng ta sẽ mất đi sức mạnh để bảo vệ và duy trì nền văn minh của chính mình. Niềm hy vọng nơi mỗi cá nhân và sự bình an nội tâm sẽ giúp chúng ta thêm sức mạnh để bảo vệ môi trường sống này.
Cuộc trò chuyện xoay quanh các vấn đề sau:
1. Xin cho biết phản ứng đối với lời khuyên về kinh tế của ông chủ ngân hàng Anh em nhà Lehman, Paul Mazer, cho nền kinh doanh Mỹ vào năm 1930. Lời khuyên như sau: "Mọi người cần được rèn luyện lòng ham muốn, ham muốn những điều mới ngay cả trước khi cái cũ hoàn toàn biến mất .... Ham muốn của con người phải vượt lên trên cả những nhu cầu."
2. Điều gì mang đến hy vọng rằng chúng ta có thể mang lại sự thức tỉnh chung cần thiết để khôi phục lại sự lành mạnh của hành tinh? Hầu hết tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta đang làm tổn hại đến trái đất, phá hủy các hệ sinh thái và và gây ảnh hưởng đến khí hậu. Nhưng chúng ta lại hành động dường như không hề có chuyện gì xảy ra. Làm thế nào để mang lại sự thay đổi trong hành vi cần thiết của con người để biến thế giới thành một hành tinh lành mạnh cho các thế hệ tương lai?
3. Nhóm ngành công nghiệp dầu khí trong vài thập kỷ qua đã tài trợ cho các chiến dịch nhằm thông tin sai lạc để tăng nghi ngờ về khoa học khí hậu. Kết quả, ngày nay có 45% người Mỹ tin nhầm rằng có sự bất đồng đồng giữa các nhà khoa học khí hậu. Nhiều nhà khoa học khí hậu cho rằng việc nóng lên toàn cầu vẫn còn đang tiếp diễn (nhiệt độ trái đất đã tăng 12% kể từ năm 2008).
Trong khi đó nhiều nhà khoa học khí hậu khác nói rằng biến đổi khí hậu gần như không xảy ra. Điều này nghe như lấy vải thưa che mắt thánh. Tại sao chúng ta lại cả tin như vậy? Chúng ta có thể làm gì để thay đổi những người phủ nhận những vấn đề môi trường mà chúng ta phải đối mặt thành những người có trách nhiệm về môi trường?
4. Chính phủ có trách nhiệm gì trong giải quyết những vấn đề này? Làm thế nào để thúc đẩy chính phủ làm những việc đúng đắn cho môi trường?
5. Các nghiên cứu khoa học xã hội tại Canada và Mỹ cho thấy rằng công chúng đã mất lòng tin ở mức cao. Mọi người cho rằng Chính phủ và doanh nhân nói một đằng làm một nẻo.
Họ không tin tưởng Chính phủ, họ không tin tưởng doanh nhân và chỉ tự hỏi lẫn nhau. Điều này đặc biệt đúng đối với vấn đề môi trường. Sự thiếu tin tưởng này đã dẫn đến một kiểu tê liệt xã hội là mọi người nghĩ rằng hành động của chính họ sẽ không tạo ra sự khác biệt nào cả. Làm thế nào để chúng ta có thể vượt qua sự mất lòng tin này?
Văn Công Hưng (Theo The Huffington)