Nàng tên là Mỵ Ê, người Chiêm Thành, không biết họ gì, vốn vương phi vua Chiêm Xạ Đẩu.
Triều vua Lý Thái Tông (1028-1054) nước Đại Việt, Xạ Đẩu không theo lệ cống, thất lễ phiên thần, vua tự đem binh Nam chinh. Xạ
Đẩu bày trận ở sông Bồ Chính nhưng bị quân nhà Lý đánh bại. Xạ Đẩu chết
tại trận. Vua nhà Lý tiến vào thành Phật Thệ là quốc đô của Chiêm Thành
bắt được vương phi Mỵ Ê cùng một số cung nhân, nhạc nữ, đem về nước.
Khi
thuyền đến sông Lý Nhân, giữa đêm, vua nghe Mỵ Ê có sắc đẹp, bèn sai quan Trung Sứ với đến chầu thuyền ngự. Mỵ Ê không dấu được nỗi phẫn uất,
từ chối rằng: -Vợ phường man rợ quê mùa, y phụcxấu xí, ngôn ngữthô
lỗ, không giống các phi tần Trung Hoa. Nay nước tan, chồng mất, chỉ mong một chết là thỏa lòng; nếu cưỡng bức hợp hoan, ngại nỗi làm dơ mình
rồng vậy. Đoạn, nàng lén lấy chăn lông chiên quấn lấy kín thân mình định phó tính mạng cho dòng nước chảy. Thế là, đánh ầm một tiếng, mất tăm hình bóng người xinh.
Nhà vua kinh hoảng tự hối, muốn cứu nhưng không sao kịp nữa. Tương
truyền từ đó, nơi này mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, người ta thường nghe
văng vẳng có tiếng phụ nữ khóc kể bi ai. Dân trong vùng cho việc kinh dị, xin lập đền thờ, bấy giờ mới dứt tiếng khóc. Một hôm, có dịp, vua
Lý Thái Tông đến sông Lý Nhân. Thuyền thả giữa dòng, đến đấy, nhà vua thấy trên bờ có ngôi đền thờ, lấy làm lạ hỏị Hầu thần đem chuyện Mỵ Ê kể
lại. Vua lặng yên hồi lâu, phán rằng: - Không ngờ gái rợ lại có kẻ u trinh đến thế, quả là một gái phi thường. Thế nào cũng có sự báo thù.
Đêm
ấy đã canh ba, chợt nghe một trận gió thơm thổi đến, khí lạnh tê người.
Nhà vua chợt thấy một người đàn bà yểu điệu, dung nhanđẹp đẽ, uy nghi bước đến, cúi lạy vừa khóc rằng: - Thiếp nghe đạo của kẻ phụ nhân là tòng nhất nhi chung. Quốc vương trước của thiếp tuy chẳng dám so sánh cùng bệ hạ nhưng cũng là bực nam tử kỳ tài riêng cõi. Thiếp từng được lạm dự phần khăn lược, chẳng may gặp phải cảnh nước tan chồng mất, thiếp
đêm ngày sầu thương, rầu rĩ, chỉ lo báo bổ. Nhưng quần thoayếu ớt chẳng biết tính sao? May nhờ hồng ân của bệ hạ sai Trung Sứ tiễn thiếp xuống tuyền đài hội ngộ cùng chồng. Sở nguyện của thiếp thỏa rồi, thế còn có linh gì mà dám đến đây đường đột!... Nói xong, không thấy đâu nữa. Vua
kinh hãitỉnh giấc, mới hay là chiêm bao. Đoạn truyền đem lễ vật đến miếu cúng tạ, sắc phong làm Hiệp Chính Nương. Từ đó về sau, dân chúng xa
gầncầu đảo đều thấy linh ứng. Cảm nỗi chua xót của nàng Mỵ Ê phải tuẫn tiết trong cảnh nước mất nhà tan, thi sĩ Tản Đà có làm bài thơ từ khúc để tả nỗi lòng của người vương phi bạc mạng: Châu giang một giải sông dài, Thuyền ai than thở, một người cung phi! Đồ Bàn thành phá hủy, Ngọa Phật tháp thiên di. Thành tan, tháp đổ Chàng tử biệt, Thiếp sinh ly. Sinh ký đau lòng kẻ tử quy! Sóng bạc ngàn trùng Âm dương cách trở Chiên hồng một tấm, Phu thê xướng tùy. Ôi mây! Ôi nước! Ôi trời! Đũa ngọc, mâm vàng, giọt lụy rơi. Nước sông trong đục, Lệ thiếp đầy vơi Bể bể, dâu dâu, khóc nỗi đời! Trời ơi! Nước hỡi! Mây hời! Nước chảy, mây bay, trời ở lại, Để thiếp theo chồng mấy dặm khơi! ...
Một mùa an cư, sau khi mãn hạ, đức Thế tôndu hànhmột mìnhthăm viếng các trú xứ của những tỳ kheo, để biết lối sống của họ, việc tu hànhtiến thoái của họ. Chính nhân những cuộc du hành này mà có lần Ngài đã tâm sự với thị giả Nàgita:
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay...
Ngày ấy có một ông thượng thư đầu triều nổi tiếng là người nghiêm khắc và hách dịch. Ông có tính nóng như lửa. Đã thế ông lại có quyền "tiền trảm hậu tấu"...
Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trâu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy.
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa.
Ngày xưa, có một hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải hoàn thiệntoàn mỹ. Hoàng tử bèn chu du khắp thiên hạ để kén vợ.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.