Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác. Hồi hướng được làm cũng để có ước nguyện rằng thiện căn của các bạn sẽ không bị biến mất. Nói cách khác, trong Phật giáo tu tập Hồi Hướng cũng có nghĩa là tu tập Bố Thí. Hành giả tu tập Hồi Hướng với mục đích cuối cùng là đạt được giác ngộ tối thượng. Tuy nhiên, trước hết, trong tu tập, nhằm tạo nhân lành cho tha nhân tiếp tục tiến tu trên đường tu tập, hành giả phải vì tất cả chúng sanh hữu tình mà hồi hướng những thiện căn của mình bằng sự hợp nhất của phương pháp và trí tuệ. Theo truyền thống Tây Tạng, cái được hồi hướng là thiện căn của một người được hồi hướng. Sở dĩ chúng ta hồi hướng thiện căn để chúng không bị mất đi. Phật tử chúng ta hồi hướng vì tất cả chúng sanh hữu tình; tuy nhiên, mục đích cuối cùng của chúng ta vẫn là đạt được giác ngộ tối thượng. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không hồi hướng? Bồ Tát Shantideva nói rằng: “Cho dù có bao nhiêu hành vi xuất sắc mà các bạn đã thực hiện trong vô lượng kiếp, nhưng sự bố thí hay cúng dường Như Lai đó, tất cả sẽ tàn lụi trong một cơn giận dữ.” Điều này xảy ra nếu chúng ta không chịu hồi hướng thiện đức của mình. Do đó, chúng ta phải hồi hướng những thiện căn của mình nếu chúng ta không muốn những thiện căn này bị hủy diệt đi bởi một cơn giận dữ. Khi chúng ta hồi hướng, giống như là thiện căn của chúng ta được bỏ vào một nơi an toàn. Chúng ta hòa trộn thiện căn của mình với thiện căn của những đấng Chiến Thắng và những pháp tử của các ngài. Giống như một giọt nước, thiện căn của bản thân của chúng ta, được hòa trộn với biển cả, thiện đức của những đấng Chiến Thắng, và như vậy giọt nước sẽ không biến mất cho đến khi nào biển cả khô cạn. Theo giáo thuyết nhà Phật, hồi hướng và cầu nguyện có đầy quyền năng. Qua quyền năng của hồi hướng và cầu nguyện mà ngài Xá Lợi Phất đã trở thành bậc đại trí tuệ trong các bậc trí tuệ. Thiện đức của chúng ta cũng giống như một con ngựa và sự cầu nguyện của chúng ta như là dây cương. Một thí dụ khác là vàng. Nó có thể được tạo thành một bức tượng hay một đồ dùng thông thường. Tất cả tùy thuộc vào người thợ bạc. Điều này giống như trường hợp của những kết quả của công đức của chúng ta. Tùy thuộc vào sự hồi hướng và cầu nguyện của chúng ta, kết quả của công đức chúng ta sẽ cao hay thấp. Chúng ta, những người Phật tử thuần thành nên luôn nghe theo lời chỉ dẫn của các bậc cổ đức trong Phật giáo cũng như trong các kinh điển Phật giáo mà hành trì một cách thông minh, nghĩa là phải chọn những cách tu thích hợp với trường hợp cá nhân của mình. Nếu cần thì có thể sửa đổi cho phù hợp. Hạ thủ công phucho tới khi nào những phiền não căn bản như tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến đều bị nhổ tận gốc, thì tự nhiên ta thấy thân tâm vượt thoát khỏi ngục tù của sinh tử, ngũ ấm và tam giới. Nói tóm lại, hễ Hình Ngay thì Bóng Thẳng. Nếu bạn muốn gặt quả vị Phật, bạn phải gieo chủng tử Phật. Hình đẹp xấu thế nào, bóng hiện trong gương cũng như thế ấy, lời Phật dạy muôn đời vẫn thế, biết được quả báo ba đời, làm lành được phước, làm dữ mang họa là chuyện đương nhiên. Người trí biết sửa đổihình, kẻ dại luôn hờn với bóng. Trước cảnh nghịch cảnh thuận cảnh, người con Phật chơn thuần đều an nhiên tự tại, chứ không oán trời trách đất. Ngược lại, người con Phật chơn thuần phải dụng công tu hành cho đến khi thành Phật quả.
I. Tổng Quan Về Tu Hành Theo Quan Điểm Phật Giáo:
Tu hành trong Phật giáo là thực hành những giáo pháp của Đức Phật trên căn bản liên tục và đều đặn. Tu tập trong Phật giáo cũng có nghĩa là trưởng dưỡng Bồ Đề bằng cách tu tập giới, định, tuệ. Như vậy tu tập trong Phật giáo không chỉ thuần là ngồi thiền hay niệm Phật, mà nó bao gồm cả việc tu tập lục ba la mật, thập ba la mật, hay ba mươi bảy phẩm trợ đạo, vân vân. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng thời gian rất ư là quý báu. Một tấc thời gian là một tấc mạng sống, chớ nên để cho thời gian trôi qua một cách lãng phí. Có người nghĩ rằng: “Hôm nay khoan hẳn tu, chờ đến ngày mai rồi hãy tu.” Nhưng khi ngày mai đến thì họ lại hẹn lần hẹn lựa đến ngày mai nữa, rồi ngày mai nữa, hẹn mãi cho đến lúc đầu bạc, răng long, mắt mờ, tai điếc. Lúc đó dầu có muốn tu đi nữa thì thân thể cũng đã rã rời, chẳng còn linh hoạt, thân nào còn có nghe mình nữa đâu. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng chúng ta sống trên đời nầy nào khác chi cá nằm trong vũng nước nhỏ, chẳng bao lâu sau, nước sẽ cạn, rồi mình sẽ ra sao? Bởi thế cổ đức có dạy: “Một ngày trôi qua, mạng ta giảm dần. Như cá trong nước, thử hỏi có gì mà vui sướng? Hãy siêng năng tinh tấn tu hành, như lửa đốt đầu. Chỉ nhớ vô thường, đừng có buông lung.” Từ vô lượng kiếp, chúng ta không có cơ may gặp được Phật Pháp nên không biết làm sao tu hành, nên hết sanh rồi lại tử, hết tử rồi lại sanh. Thật đáng thương làm sao! Hôm nay chúng ta có duyên may, gặp được Phật Pháp, thế mà chúng ta vẫn còn chần chờ chẳng chịu tu. Quý vị ơi! Thời gian không chờ đợi ai, thoáng một cái là thân ta đã già, mạng ta rồi sẽ kết thúc. Pháp môn tu Đạo thì có đến tám mươi bốn ngàn thứ. Nói về hiểu biết thì thứ nào chúng ta cũng nên hiểu biết, chớ đừng tự hạn hẹp mình trong một thứ mà thôi. Tuy nhiên, nói về tu tập thì chúng ta nên tập trung vào pháp môn nào thích hợp với chúng tanhất. Tu có nghĩa là tu tập hay thực tập những lời giáo huấn của Đức Phật, bằng cách tụng kinhsáng chiều, bằng ăn chay học kinh và giữ giới; tuy nhiên những yếu tố quan trọng nhất trong “thực tu” là sửa tánh, là loại trừ những thói hư tật xấu, là từ bi hỷ xả, là xây dựng đạo hạnh. Trong khi tụng kinh ta phải hiểu lý kinh. Hơn thế nữa, chúng ta nên thực tập thiền quán mỗi ngày để có được tuệ giác Phật. Với Phật tử tại gia, tu là sửa đổi tâm tánh, làm lành lánh dữ. Theo Tổ Bồ Đề Đạt Ma, đây là một trong bốn hạnh của Thiền giả. Người tu hành khi gặp cảnh khổ nên tự nghĩ như vầy: “Ta từ bao kiếp trước buông lung không chịu tu hành, nặng lòng thương ghét, gây tổn hại không cùng. Đời nay tuy ta không phạm lỗi, nhưng nghiệp dữ đã gieo từ trước nay kết trái chín, điều ấy nào phải do trời hoặc người tạo ra đâu, vậy ta đành nhẫn nhục chịu khổ, đừng nên oán trách chi ai. Như kinh đã nói ‘gặp khổ không buồn.’ Vì sao vậy? Vì đã thấu suốt luật nhân quả vậy. Đây gọi là hạnh trả oán để tiến bước trên đường tu tập.” Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “Chuyên làm những việc không đáng làm, nhác tu những điều cần tu, bỏ việc lành mà chạy theo dục lạc, người như thế dù có hâm mộ kẻ khác đã cố gắng thành công, cũng chỉ là hâm mộ suông (209).” Theo Kinh Tứ Thập Nhị Chương, có một vị sa môn ban đêm tụng kinh Di Giáo của Đức Phật Ca Diếp, tiếng ông buồn bã như tiếc nuối muốn thối lui. Đức Phật liền hỏi: “Xưa kia khi ở nhà ông thường làm nghề gì?” Ông đáp: “Bạch Thế Tôn, con thích chơi đàn cầm.” Đức Phật hỏi tiếp: “Khi dây đàn chùng thì ông làm sao?” Ông bèn trả lời: “Bạch Thế Tôn, khi dây đàn chùng thì đàn không kêu được.” Phật hỏi lại: “Khi dây đàn căng quá thì ông làm sao?” Ông đáp: “Bạch Thế Tôn, khi đàn căng quá thì mất tiếng.” Phật lại hỏi: “Không căng không chùng thì sao?” Ông đáp: “Bạch Thế Tôn, khi dây không căng không chùng thì tiếng kêu tốt với âm thanh đầy đủ.” Đức Phật bèn dạy: “Người Sa Môn học đạo lại cũng như vậy, tâm lý được quân bình thì mới đắc đạo. Đối với sự Tu Hành mà căng thẳng quá, làm cho thân mệt mỏi, khi thân mệt mỏi thì tâm ý sanh phiền não. Tâm ý đã sanh phiền não thì công hạnh sẽ thối lui. Khi công hạnh đã thối lui thì tội lỗi tăng trưởng. Chỉ có sự thanh tịnh và an lạc, đạo mới không mất được.” Chúng ta có thể tu tập bi điền”. Thương xót những người nghèo hay cùng khổ, đây là cơ hội cho bố thí. Chúng ta cũng có thể tu tập kính điền. Kính trọng Phật và Hiền ThánhTăng. Hoặc học nhân điền, hay tu tập phước bằng cách cúng dường những người hãy còn đang tu học. Hoặc vô học nhân điền, hay tu tập phước bằng cách cúng dường cho những người đã hoàn thành tu tập. Theo giáo thuyết nhà Phật, hồi hướng cũng là một trong những cách tu tập tuyệt vời vì hồi hướng có nghĩa là hồi hướng công đức thiện lành của một người hay một vật, đến cho một người hay một vật khác. Nói cách khác, trong Phật giáo tu tập Hồi Hướng có nghĩa là tu tập Bố Thí. Chúng ta, những người Phật tử thuần thành nên luôn nghe theo lời chỉ dẫn của các bậc cổ đứctrong Phật giáo cũng như trong các kinh điển Phật giáo mà hành trì một cách thông minh, nghĩa là phải chọn những cách tu thích hợp với trường hợp cá nhân của mình. Nếu cần thì có thể sửa đổicho phù hợp. Hạ thủ công phu cho tới khi nào những phiền não căn bản như tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến đều bị nhổ tận gốc, thì tự nhiên ta thấy thân tâm vượt thoát khỏi ngục tù của sinh tử, ngũ ấm và tam giới. Nói tóm lại, hễ Hình Ngay thì Bóng Thẳng. Nếu bạn muốn gặt quả vị Phật, bạn phải gieo chủng tử Phật. Hình đẹp xấu thế nào, bóng hiện trong gương cũng như thế ấy, lời Phật dạy muôn đời vẫn thế, biết được quả báo ba đời, làm lành được phước, làm dữ mang họa là chuyện đương nhiên. Người trí biết sửa đổi hình, kẻ dại luôn hờn với bóng. Trước cảnh nghịch cảnh thuận cảnh, người con Phật chơn thuần đều an nhiên tự tại, chứ không oán trời trách đất. Ngược lại, người con Phật chơn thuần phải dụng công tu hành cho đến khi thành Phật quả.
II. Tu Tập Hồi Hướng Theo Tinh Thần Bồ Tát:
Tổng Quan Về Tu Tập Hồi Hướng Theo Tinh Thần Bồ Tát: Theo giáo thuyết nhà Phật, hồi hướng có nghĩa là hồi hướng công đức thiện lành của một người hay một vật, đến cho một người hay một vật khác. Nói cách khác, trong Phật giáo tu tập Hồi Hướng có nghĩa là tu tập Bố Thí. Bố thítheo tiếng Phạn là Dana hay cho ra. Thông thường, bố thí chỉ một thái độ quảng đại. Đàn na quan hệ với việc phát triển một thái độ sẵn sàng cho ra những gì mà mình có để làm lợi lạc chúng sanh. Trong Phật giáo Đại thừa, đây là một trong lục Ba La Mật. Hành vi tự phát tặng cho tha nhân một vật, năng lượng hay trí năng của mình. Bố thí là một trong sáu hạnh Ba La Mật của người tu Phật, là tác động quan trọng nhất làm tăng công đức tu hành mà một vị Bồ Tát tu tập trên đường đi đến Phật quả. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, đàn na là một trong mười pháp “quán chiếu” và là những tu tập công đức quan trọng nhất. Đàn na là một thành phần chủ yếu trên đường tu tập thiền quán, vì chính đàn na giúp chúng ta vượt qua tánh ích kỷ, đem lại lợi lạc cho cả đời này lẫn đời sau. Bố Thí là hạnh tu đầu của sáu phép Ba La Mật. Ba La Mật có nghĩa là đưa người sang bờ bên kia, tức là bờ giải thoát; giải thoát khỏi bệnh tật, nghèo đói, vô minh, phiền não, sanh tử. Tuy nhiên, Phật pháp nói dễ khó làm. Bố thí tức là dùng tài sản vật chất hoặc Phật pháp bố thí cho người khác. Có người lúc cần bố thí thì không chịu bố thí. Ngược lại, lúc nào cũng muốn người khác cho mình, càng nhiều càng tốt. Người ấy luôn tìm cách chiếm đoạt tiện nghi. Vì vậy nói Phật pháp nói dễ khó làm là ở chỗ nầy. Tu tập Hồi Hướng là hạnh nguyện thứ mười trong Mười Phổ Hiền Hạnh Nguyện: Phổ Giai Hồi Hướng. Bất cứ công đức nào mà vị Bồ Tát thu thập được bằng cách chân thành đảnh lễ chư Phật và bằng cách thực hành mọi thứ công hạnh trên, các công hạnh nầy sẽ được chuyển giáo cho lợi lạc của hết thảy chúng sanh đầy khắp trong vũ trụ nầy. Ngài sẽ hồi hướng tất cả mọi công đức của ngài như thế vào việc làm cho chúng sanh cảm thấy an ổn, không bị bệnh tật, tránh xa các hành động xấu ác, thực hành mọi hành động tốt, sao cho nếu có sự ác nào thì đều bị ngăn chận và con đường đúng dẫn đến Niết Bàn được mở ra cho Trời và Người. Nếu có chúng sanh nào đang chịu khổ vì các kết quả của ác nghiệp mà họ đã phạm trong quá khứ thì vị Bồ Tát sẽ sẵn sàng hy sinh gánh lấy mọi đau thương cho họ để họ được giải thoát khỏi nghiệp và cuối cùng làm cho họ thể chứng sự giác ngộ tối thượng. Vị Bồ Tát nguyện sẽ hồi hướng mọi công đức nầy cho kẻ khác, không mệt mỏi cho đến tận cùng thế giới.
Tu Tập Hồi Hướng Công Đức: Hồi hướng công đức là mục tiêu hay hướng đi mà Bồ Tát và Phật đã tận tụy tu hành cứu độ chúng sanh. Đây là một trong những ý niệm đặc biệt nhất trong Phật Giáo Đại Thừa. Pháp tu hồi hướng công đức là một trong những pháp tu đặc biệt của Phật giáo. Kỳ thật, học thuyết hồi hướng công đức là một trong những phần quan trọng nhất trong giáo lý của Đức Phật. Việc hồi hướng được thực thi bởi người làm nên công đức và quyết định rằng ai ai cũng có thể cùng hưởng công đức này của mình. Tuy nhiên, việc hồi hướng công đức chỉ có hiệu quả khi người thọ nhận công đức ý thức được điều thiện và hoan hỷ thọ nhận công đức mà thôi. Hồi hướng công đức tự nó chính là một hành động thiện lành, thêm vào công đức của các việc thiện đã làm thì kết quả thật là không thể nghĩ bàn. Hồi Hướng có nghĩa là chuyển cái gì đó từ người nầy sang người khác. Như vậy, hồi hướng công đức là chuyển công đức từ người nầy sang người khác. Theo Kinh Lăng Già, hồi hướng là sự chuyển nhượng, đặc biệt là chuyển nhượng công đức của một người sang người khác hay chuyển đến sự thể chứng trí tuệ tối thượng. Đây là một trong những ý niệm đặc sắc của Phật Giáo Đại Thừa. Hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác. Hồi hướng được làm cũng để có ước nguyện rằng thiện căn của các bạn sẽ không bị biến mất.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không hồi hướng? Bồ Tát Shantideva nói rằng: “Cho dù có bao nhiêu hành vi xuất sắc mà các bạn đã thực hiện trong vô lượng kiếp, nhưng sự bố thí hay cúng dường Như Lai đó, tất cả sẽ tàn lụi trong một cơn giận dữ.” Điều này xãy ra nếu chúng ta không chịu hồi hướng thiện đức của mình. Do đó, chúng ta phải hồi hướng những thiện căn của mình nếu chúng ta không muốn những thiện căn này bị hủy diệt đi bởi một cơn giận dữ. Khi chúng ta hồi hướng, giống như là thiện căn của chúng ta được bỏ vào một nơi an toàn. Chúng ta hòa trộn thiện căn của mình với thiện căn của những đấng Chiến Thắng và những pháp tử của các ngài. Giống như một giọt nước, thiện căn của bản thân của chúng ta, được hòa trộn với biển cả, thiện đức của những đấng Chiến Thắng, và như vậy giọt nước sẽ không biến mất cho đến khi nào biển cả khô cạn. Hồi hướng và cầu nguyện có đầy quyền năng. Qua quyền năng của hồi hướng và cầu nguyệnmà ngài Xá Lợi Phất đã trở thành bậc đại trí tuệ trong các bậc trí tuệ. Thiện đức của chúng ta cũng giống như một con ngựa và sự cầu nguyện của chúng ta như là dây cương. Một thí dụ khác là vàng. Nó có thể được tạo thành một bức tượng hay một đồ dùng thông thường. Tất cả tùy thuộcvào người thợ bạc. Điều này giống như trường hợp của những kết quả của công đức của chúng ta. Tùy thuộc vào sự hồi hướng và cầu nguyện của chúng ta, kết quả của công đức chúng ta sẽ cao hay thấp.
Theo các truyền thống Phật giáo Đại Thừa, công đức là tính chất trong chúng ta bảo đảm những ơn phước tinh thần hay vật chất sắp đến. Ai trong chúng ta cũng đều hiểu rằng ước ao công đức, tạo công đức, thu thập và tàng chứa công đức, dù xứng đáng thế nào chăng nữa vẫn ẩn tàng một mức độ ích kỷ đáng kể. Từ bấy lâu nay công đức vẫn là chiến thuật nhằm làm yếu đi những chấp thủ về của cải và gia đình nơi những Phật tử hãy còn yếu kém về phương diện tâm linh, để đưa họ về một hướng duy nhất, nghĩa là sự thủ đắc công đức. Nhưng đây, dĩ nhiên chỉ áp dụng cho những ai đang ở mức độ tâm linh thấp. Ở những giai đoạn cao hơn người ta phải quay đi cả với hình thứcthủ đắc này, người ta phải sẳn sàng bỏ kho tàng công đức của mình vì hạnh phúc của người khác. Phật giáo Đại Thừa đã rút ra kết luận này, và mong mỏi tín đồ hồi hướng cho những người khác công đức của riêng mình như kinh điển đã viết: “Hồi hướng hay trao tặng công đức của họ cho sự giác ngộ của mọi chúng sanh. Qua công đức của tất cả mọi thiện pháp của tôi, tôi mong ước xoa dịu nỗi khổ đau trầm thống của tất cả chúng sanh, tôi ao ước là y sĩ, thầy thuốc và kẻ nuôi bệnh chừng nào còn có bệnh tật. Qua những cơn mưa thực phẩm và đồ uống, tôi ao ước dập tắt ngọn lửa của đói khát. Tôi ao ước là một kho báu vô tận cho kẻ bần cùng, một tôi tớ cung cấp tất cả những gì họ thiếu. Cuộc sống của tôi và tất cả mọi cuộc tái sanh, tất cả mọi của cải, tất cả mọi công đức mà tôi đã thủ đắc hay sẽ thủ đắc, tất cả những điều đó tôi xin từ bỏ không chút hy vọnglợi lạc cho riêng mình, hầu cho sự giải thoát của tất cả chúng sanh có thể thực hiện.”
Theo các truyền thống Tây Tạng, cái gì được hồi hướng? Thiện căn của một người được hồi hướng. Tại sao phải hồi hướng thiện căn? Hồi hướng thiện căn để chúng không bị mất đi. Các bạn hồi hướng với mục đích cuối cùng là gì? Hồi hướng với mục đích cuối cùng là đạt được giác ngộ tối thượng. Vì ai mà các bạn phải hồi hướng những thiện căn của mình? Hồi hướng vì tất cả chúng sanh hữu tình. Làm thế nào để các bạn hồi hướng những thiện căn này? Hồi hướng qua phương pháp và khái niệm đúng đắn. Điều này có nghĩa rằng chúng ta nên hồi hướng những thiện cănbằng sự hợp nhất của phương pháp và trí tuệ. Chúng ta phải phát triển khái niệm đúng về ba thành phần của hành động hồi hướng. Nói cách khác, các bạn nên phủ nhận sự khẳng định hay tin tưởng rằng điều để hồi hướng, cái đích cuối cùng của sự hồi hướng và chúng sanh hữu tình mà các bạn đã hồi hướng đến không thiếu sự hiện hữu tự nhiên sẵn có. Suy nghĩ rằng ba thành phần của hồi hướng này thiếu sự hiện hữu tự nhiên sẵn có tránh cho các bạn bám víu vào điều được hồi hướngnhư là nó đã được thiết lập. Mục đích của Hồi Hướng theo Mật Giáo là tạo nhân lành để cho tha nhân tiếp tục tiến tu trên đường Đại Thừa. Phật tử thuần thành luôn nguyện: “Chúng con xin hồi hướng mọi công đức lành đã tạo ra là nhân giúp cho chúng con gìn giữ Chánh Pháp của kinh điểnvà của nội chứng, và thành tựu không ngoại lệ những cầu nguyện và đức hạnh của vô lượng chư Phật và chư Bồ Tát trong ba đời. Nương nhờ năng lực của các công đức từ vô lượng kiếp, xin nguyện chúng con không bao giờ rời xa bốn phạm trù của Đại Thừa, và xin cho chúng con đi trên con đường đạo, hành trình đến tận đích của sự từ bỏ thế tục, phát triển Bồ Đề tâm, tu học chánh kiến và hai giai đoạn.” Kệ Kết Thúc Hồi Hướng theo truyền thống Tây Tạng: “Từ hai tích lũy công đức, lớn như hư không mà chúng con đã thu thập từ những tu tập hành trì tinh tấn qua vô lượngthời gian. Xin nguyện cho đệ tử đạt thành Phật, thành Đạo Sư dẫn dắt tất cả các chúng sanh mà con mắt trí tuệ vẫn còn bị che mờ bởi si mê. Dù nếu đệ tử chưa đạt được nguyện trên, xin cho chúng con được sống trong ánh từ bi của Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát suốt các kiếp vị lai. Xin cho chúng con tìm học được những pháp hay nhất trong giáo lý của con đường thứ lớp viên mãn. Đệ tửnguyện xin tu tập để hoan hỷ chư Phật, dùng những phương tiện thiện xảo rút từ mãnh lực của từ bi. Xin cho chúng con làm xóa tan màn đen của tâm thức mọi chúng sanh với những mốc chỉ của con đường đạo mà chúng con đã nhận thức thông suốt. Xin nguyện cho chúng con có thể gìn giữPhật Pháp mãi mãi, với tâm chúng con rải từ bi ra mọi phương, mang theo những giáo pháp tôn quý nhất, chưa được rao truyền hoặc đã được hoằng hóa nhưng đã suy tàn. Xin cho chúng con rao truyền kho tàng hạnh phúc thường tại và lợi tha. Xin nguyện cho tâm thức của những hành giả đạo Giác Ngộ Giải Thoát có niềm an lạc vô biên. Và các hạnh nguyện chư Phật được ấp ủ, tồn tại mãi mãi nhờ chính Pháp Môn Thứ Lớp Lam Rim để đạt Giác Ngộ viên mãn do những đạo hạnh mầu nhiệm của chư Phật và các môn sinh đệ tử của người. Xin cho tất cả các chúng sanh cõi người và các cõi khác tiêu trừ mọi chướng ngại, mang lại thuận duyên tu tập hành trì con đường đạo xuất sắc đời đời kiếp kiếp không rời xa con đường đạo pháp thanh tịnh nhất mà chư Phật tán thán. Mỗi lần có người nào cố gắng tinh tấn hành trì theo giáo pháp Đại Thừa Thập Địa đức hạnh, xin nguyện cho người đó được hộ trì che chở bởi đấng đại hùng đại lực. Và xin nguyện cho biển pháp phát triển và truyền bá mọi nơi.”
III. Tu Tập Hồi Hướng Có Công Năng Giúp Hành Giả Loại Bỏ Được Sự Bám Víu Vào Cái Ngã:
Sự bám víu vào cái ngã còn gọi là Ngã Ái. Có lẽ khi chưa biết tu chúng ta chỉ hạn cuộc về quyền lợicho chính mình, chẳng hạn như “Tôi muốn cái này, tôi không muốn cái kia”, vân vân. Thái độ hẹp hòi này chỉ bận tâm đến riêng mình. Lối suy tư vị kỷ như vậy chỉ chú trọng đến sự an lạc của “cái tôi” duy nhất, mà không thiết gì đến hạnh phúc của người khác. Quan niệm hẹp hòi cực đoan ấy làm cho ta tự khép kín lại. Dù chúng ta không nói ra, nhưng sự khép kín này cũng đồng nghĩa với ý nghĩ “Tôi là con người quan trọng nhất trong vũ trụ này. Ai chết mặc ai, không dính dáng gì đến tôi. Chỉ có hạnh phúc của mình tôi là đáng kể.” Cho đến khi nào chúng ta vẫn còn tập trung toàn lựcvào hạnh phúc của riêng mình, dù là hạnh phúc thế tục hay siêu thế, thì chúng ta không thể nào kinh nghiệm cái bao la của một tâm hồn mở rộng. Cách duy nhất để đạt cái thấy toàn diện của giác ngộ là giải thoát mình ra khỏi sự hạn hẹp của ngã chấp ngã ái này. Là Phật tử chơn thuần, chúng taphải luôn cố gắng khắc phục thói quen vị kỷ và nghĩ đến hạnh phúc của người khác càng nhiều càng hay, vì đây là cách duy nhất để đạt đến một cái tâm khoáng đạt, cách duy nhất để có được hạnh phúc lâu bền. Làm sao để có được cái tâm khoáng đạt và hạnh phúc bền lâu? Chúng ta nên luôn tu tập hạnh “Hồi Hướng.” Hồi hướng công đức thiện lành của mình đến cho một người hay một vật khác. Hồi hướng công đức là mục tiêu hay hướng đi mà Bồ Tát và Phật đã tận tụy tu hànhcứu độ chúng sanh. Đây là một trong những ý niệm đặc biệt nhất trong Phật Giáo Đại Thừa. Hơn nữa, hồi hướng còn có nghĩa là một khi mình đã tạo được những năng lực tốt lành trong tâm mình, mình quyết định san sẻ hạnh phúc ấy với càng nhiều người chừng nào càng tốt chừng ấy. Vì chỉ có hồi hướng mới giúp ta loại bỏ tánh “ích kỷ,” nhân của mọi rắc rối, lo buồn, khổ đau, và phiền não. Hãy nhìn Đức Thích Tôn Từ Phụ xem Ngài đã làm gì với cuộc đời của Ngài. Ngài đã từ bỏ mọi bám víu vào tự ngã, hoàn toàn hiến mình cho hạnh phúc của tha nhân, và hậu quả là Ngài đã đạt đếnhạnh phúc tột đỉnh của sự toàn giác. Rồi hãy nhìn lại chúng ta, chúng ta luôn bị ám ảnh bởi cái “Tôi”, “Tôi” và “Tôi” và chúng ta được gì ngoài những khổ đau và bất mãn không ngừng nghỉ. Vì vậyPhật tử chơn thuần nên luôn tu tập hạnh “Hồi Hướng” để mang lại hạnh phúc bền lâu chẳng những cho mình, mà còn cho tha nhân nữa.
IV. Giải Thích Tóm Lược Về Tu Tập Hồi Hướng Theo Tinh Thần Bồ Tát:
Tu Tập Mười Thứ Hồi Hướng Theo Tinh Thần Của Chư Đại Bồ Tát: Thứ Nhất, Tu Tập Mười Thứ Hồi Hướng Theo Tinh Thần Của Chư Đại Bồ Tát Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm: Theo kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 25, có mười thứ Hồi Hướng hay Thập Hồi Hướng, được thuyết giảng bởi chư tam thế chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai. Thứ nhất là cứu hộ tất cả chúng sanh ly chúng sanh tướnghồi hướng. Thứ nhì là Bất hoại hồi hướng. Thứ ba là đẳng nhứt thiết chư Phật hồi hướng. Thứ tư là chí nhứt thiết xứ hồi hướng. Thứ năm là Vô tận công đức tạng hồi hướng. Thứ sáu là Nhập nhứt thiết bình đẳng thiện căn hồi hướng. Thứ bảy là Đẳng tùy thuận nhứt thiết chúng sanh hồi hướng. Thứ tám là Chơn như tướng hồi hướng. Thứ chín là Vô phược, vô trước giải thoát hồi hướng. Thứ mười là Nhập pháp giới vô lượng hồi hướng.
Thứ Nhì, Tu Tập Mười Thứ Thiện Căn Hồi Hướng Theo Tinh Thần Của Chư Đại Bồ Tát Trong Kinh Hoa Nghiêm: Theo kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười thứ thiện căn hồi hướng. Bồ Tát an trụ trong pháp nầy có thể được thiện căn hồi hướng vô thượng. Do thiện căn đồng thiện tri thứcnguyện thành tựu như đây chớ thành tựu khác: Thiện tri thức tâm, thiện tri thức hành, thiện tri thứccăn, thiện tri thức bình đẳng, thiện tri thức niệm, thiện tri thức thanh tịnh, thiện tri thức sở trụ, thiện tri thức thành mãn, và thiện tri thức bất hoại.
Tu Tập Theo Tinh Thần Cứu Hộ Tất Cả Chúng Sanh Ly Chúng Sanh Tướng Hồi Hướng: Theo lời dạy của Đức Thế Tôn trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm 25, Hồi Hướng, chư Bồ Tát cứu hộ chúng sanh giải thoát khỏi chúng sanh tướng, chư Bồ Tát nghĩ rằng: Thứ nhất là Nguyện đem những thiện căn nầy làm lợi ích khắp chúng sanh: a) Làm cho họ thanh tịnh đến nơi rốt ráo. b) Đến bến bờ rốt ráo. c) Lìa hẳn vô lượng khổ não của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và A-tu-la. Thứ nhì là Đại Bồ Tátlúc trồng thiện căn, nguyện đem thiện căn của mình hồi hướng như vầy: a) Tôi sẽ làm nhà cho tất cả chúng sanh để họ thoát khỏi tất cả sự khổ. b) Tôi sẽ làm chỗ cứu hộ cho tất cả chúng sanh, khiến họ đều được giải thoát phiền não. c) Tôi sẽ làm chỗ quy-y của tất cả chúng sanh, khiến họ đều được xa lìa sự bố úy. d) Tôi sẽ làm chỗ xu hướng cho tất cả chúng sanh, khiến họ được đến nơi nhứt thiết trí. e) Tôi sẽ làm chỗ an ổn cho tất cả chúng sanh, khiến họ được an ổn rốt ráo.f) Tôi sẽ làm ánh sáng cho tất cả chúng sanh, khiến họ được trí quang diệt si ám. g) Tôi sẽ làm đèn để phá tối vô minh cho họ. h) Tôi sẽ làm đèn cho tất cả chúng sanh, khiến họ an trụ nơi rốt ráo thanh tịnh. i) Tôi sẽ làm Đạo sư cho tất cả chúng sanh dẫn dắt họ vào pháp chơn thiệt. j) Tôi sẽ làm Đại Đạo Sư cho tất cả chúng sanh, ban cho họ trí huệ lớn vô ngại. Thứ ba là Đại Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng như vậy, bình đẳng lợi ích tất cả chúng sanh, rốt ráo đều khiến họ được nhứt thiết trí. a) Đại Bồ Tát lợi ích hồi hướng cho hàng chẳng phải thân hữu đồng như đối với hàng thân hữu của mình. b) Bồ Tát đã nhập tánh bình đẳng của tất cả pháp, với tất cả chúng sanh không có một quan niệm là chẳng phải thân hữu. c) Giả sử có chúng sanh nào đem lòng oán hại Bồ Tát, Bồ Tát nầy cũng vẫn thương mến họ với tâm bi mẫn, trọn không hờn giận. Thứ tư là Bồ Tát luôn làm thiện tri thức cho khắp cả chúng sanh. Đem Chánh Pháp giảng thuyết cho chúng sanh, khiến họ tu tập. Thứ năm là Bồ Tát hồi hướng vì: a) Chư Bồ Tát như biển cả, không thể biến hoại bởi chất độc. Tất cả những kẻ ngu muội, vô trí, vô ân, sân độc, kiêu mạn, mê tối, không biết pháp lành, cũng không làm bức hại hay loạn động tâm Bồ Tát được. b) Ví như mặt nhựt hiện ra nơi thế gian: Chẳng do vì kẻ sanh manh mà lại ẩn đi không sáng. Lại cũng chẳng vì sương mù hay a-tu-la, cây diêm phù đề, gộp cao, hang sâu, bụi khói hay mây mù che chướng. Lại cũng chẳng vì thời tiết biến đổi mà ẩn đi không sáng. c) Chư Bồ Tát hồi hướng với phước đức lớn, với tâm sâu rộng. d) Hồi hướng vì muốn rốt ráo công đức trí huệ, nên đối với pháp thắng thượng lập chí nguyện pháp quang chiếu khắp thấy tất cả nghĩa, nơi các pháp môn trí huệ tự tại, thường vì lợi ích chúng sanh mà tu pháplành, chẳng bao giờ lầm sanh lòng tổn hại chúng sanh. Thứ sáu là Chẳng vì chúng sanh tệ ác mà rời bỏ chẳng tu hồi hướng. Thứ bảy là Chỉ dùng giáp trụ đại nguyện để tự trang nghiêm, luôn cứu hộ chúng sanh không thối chuyển. Thứ tám là Chẳng vì chúng sanh vô ân mà thối Bồ Tát hạnh, bỏ Bồ Đề đạo. Thứ chín là Chẳng vì ở chung với kẻ phàm ngu mà lìa bỏ tất cả thiện căn như thật. Thứ mười là Chẳng vì chúng sanh thường sanh lỗi ác khó nhẫn thọ được mà sanh lòng nhàm mỏi. Thứ mười một là Đại Bồ Tát chẳng phải chỉ vì cứu hộ một chúng sanh mà tu các thiện căn hồi hướng vô thượng Bồ Đề, mà chính vì cứu hộ khắp tất cả chúng sanh vậy. Thứ mười hai là chẳng phải vì thanh tịnh một Phật độ, tin một Đức Phật, thấy một Đức Phật, rõ một pháp, nhưng chính vì thanh tịnh khắp tất cả Phật độ, tin khắp tất cả chư Phật, thấy khắp tất cả chư Phật, hiểu tất cả Phật phápmà phát khởi đại nguyện tu các thiện căn hồi hướng vô thượng Bồ Đề. Thứ mười ba là chư Bồ Tát nguyện rằng: “Do thiện căn của tôi đây, nguyện tất cả các loài, tất cả chúng sanh đều được thanh tịnh, công đức viên mãn, chẳng bị trở ngại hư hoại, không cùng tận, thường được tôn trọng, chánh niệm chẳng quên, được trí huệ quyết định, đủ vô lượng trí, ba nghiệp thân khẩu ý tất cả công đức viên mãn trang nghiêm.” Thứ mười bốn là do những căn lành nầy: a) Khiến tất cả chúng sanh thừa sự cúng dường tất cả chư Phật không bỏ qua. b) Khiến chúng sanh khởi lòng tin chư Phật thanh tịnh không hư hoại. c) Khiến chúng sanh được nghe chánh pháp dứt các sự nghi hoặc và nhớ không quên. d) Khiến chúng sanh tu hành đúng pháp. e) Khiến chúng sanh cung kính chư Phật. f) Khiến thân nghiệp chúng sanh thanh tịnh và an trụ vô lượng thiện căn rộng lớn. g) Khiến chúng sanh lìa hẳn sự nghèo cùng. h) Khiến chúng sanh đầy đủ thất thánh tài. i) Khiến chúng sanhthường theo chư Phật tu học, thành tựu vô lượng thiện căn thắng diệu. j) Tỏ ngộ bình đẳng. k) Trụ nhứt thiết trí. l) Dùng vô ngại nhãn bình đẳng nhìn chúng sanh. m) Các tướng hảo trang nghiêmthân không tỳ vết. n) Lời nói tinh diệu. o) Công đức viên mãn. p) Các căn điều phục. q) Thành tựuthập lực. r) Tâm lành đầy đủ. s) Không chỗ y trụ. t) Khiến tất cả chúng sanh đều được sự vui của Phật, trụ nơi chỗ Phật an trụ. Thứ mười lăm là do những căn lành nầy, khiến tất cả chúng sanh thừa sự cúng dường tất cả chư Phật không bỏ qua: a) Khiến chúng sanh khởi lòng tin chư Phật thanh tịnh không hư hoại. b) Khiến chúng sanh được nghe chánh pháp dứt các sự nghi hoặc và nhớ không quên: i) Khiến chúng sanh tu hành đúng pháp. ii) Khiến chúng sanh cung kính chư Phật. iii) Khiến thân nghiệp chúng sanh thanh tịnh và an trụ vô lượng thiện căn rộng lớn. iv) Khiến chúng sanh lìa hẳn sự nghèo cùng. v) Khiến chúng sanh đầy đủ thất thánh tài. vi) Khiến chúng sanhthường theo chư Phật tu học, thành tựu vô lượng thiện căn thắng diệu. vii) Tỏ ngộ bình đẳng. viii) Trụ nhứt thiết trí. ix) Dùng vô ngại nhãn bình đẳng nhìn chúng sanh. x) Các tướng hảo trang nghiêmthân không tỳ vết. xi) Lời nói tinh diệu. xii) Công đức viên mãn. xiii) Các căn điều phục. xiv) Thành tựu thập lực. xv) Tâm lành đầy đủ. xvi) Không chổ y trụ. xvii) Khiến tất cả chúng sanh đều được sự vui của Phật, trụ nơi chỗ Phật an trụ. c) Quyết muốn cứu hộ các chúng sanh: i) Bị lưới ái vấn. ii) Bị lọng si che lấp. iii) Nhiễm cõi hữu lậu theo mãi không rời. iv) Vào trong lồng củi khổ não. v) Thực hành nghiệp ma. vi) Phước trí đều hết. vii) Thường ôm lòng nghi hoặc. viii) Chẳng thấy chỗ an ổn. ix) Chẳng biết đạo xuất ly. x) Ở trong sanh tử luân hồi mãi. xi) Luôn bị ngập chìm trong khổ bùn lầy. Thứ mười sáu là Bồ tát chẳng vì tự thân mà cầu giải thoát, nhưng lại muốn đem chỗ tu hànhcủa mình làm cho chúng sanh: a) Được thành bực trí huệ vô thượng. b) Được nhứt thiết trí. c) Qua khỏi vòng sanh tử. d) Được thoát tất cả khổ. Thứ mười bảy là Bồ Tát nguyện vì khắp tất cả chúng sanh chịu đủ sự khổ, khiến họ đều ra khỏi hố sanh tử khổ. Thứ mười tám là Bồ Tát luôn nguyện vì khắp tất cả chúng sanh mà tận vị lai kiếp chịu tất cả khổ trong các ác đạo nơi tất cả thế giới, nhưng vẫn luôn vì chúng sanh mà tu thiện căn. Thứ mười chín là Bồ Tát thà riêng mình chịu mọi sự khổ, đem thân chuộc tất cả ác đạo chúng sanh, khiến họ được giải thoát, chớ chẳng để chúng sanh đọa nơi địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, hay a-tu-la. Thứ hai mươi là Bồ Tát nguyện bảo hộ tất cả chúng sanh trọn chẳng rời bỏ. Đây là lời nguyện thành thực vì cứu hộ chúng sanh mà phát tâm Bồ Đề, chớ chẳng phải vì tự thân mà cầu đạo vô thượng. Thứ hai mươi mốt là Bồ Tát chẳng phải vì cầu phước hưởng lạc trong ba cõi mà tu hạnh Bồ Đề. Tại sao vậy? Bởi vì: a) Phước lạc thế gian chẳng gì chẳng khổ. b) Phước lạc thế gian là cảnh giới ma. c) Chỉ có kẻ ngu mới tham trước phước lạc thế gian, chứ chư Phật thì thường hay quở trách vì tất cả khổ nạn đều nhơn đó mà sanh. d) Tất cả ác đạo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, đến giận hờn, kiện cáo, hủy nhục đều do tham trướcngũ dục mà ra. e) Kẻ tham ngũ dục thời xa lìa chư Phật, chướng ngại sanh thiên, huống là được vô thượng Bồ Đề. Thứ hai mươi hai là Bồ Tát nguyện đem căn lành hồi hướng như vậy khiến tất cả chúng sanh đều được: a) Vui rốt ráo. b) Vui lợi ích. c) Vui bất thọ. d) Vui tịch tịnh. e) Vui vô động. f) Vui vô lượng. g) Vui bất xả ly sanh tử bất thối chuyển niết bàn. h) Vui bất diệt. i) Vui nhứt thiết trí. Thứ hai mươi ba là Bồ Tát nguyện vì chúng sanh mà làm: a) Làm điều ngự sư. b) Làm chủ binh thần. c) Cầm đuốc đại trí chỉ đường an ổn khiến chúng sanh lìa hiểm nạn. d) Dùng phương tiệnkhiến chúng sanh biết chơn thiệt nghĩa. e) Nơi biển sanh tử, chư Bồ Tát làm thuyền trưởng khéo giỏi đủ trí đưa các chúng sanh đến bờ kia. Thứ hai mươi bốn là chư Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng như vậy, tùy nghi cứu hộ khiến chúng sanh: a) Thoát khỏi sanh tử. b) Thờ cúng tất cả chư Phật. c) Được trí vô ngại. d) Lìa các ma, xa bạn ác. e) Gần bạn lành Bồ Tát. f) Dứt trừ tội lỗi. g) Thành tựu tịnh nghiệp. h) Đầy đủ hạnh nguyện rộng lớn của Bồ Tát và vô lượng thiện căn. Thứ hai mươi lăm là vì các chúng sanh không thể tự cứu, huống là cứu người? Thế nên một mình Bồ Tátlập chí nguyện tu tập thiện căn hồi hướng như vậy, vì muốn: a) Vì muốn quảng độ tất cả chúng sanh. b) Vì muốn chiếu khắp tất cả chúng sanh. c) Vì muốn dẫn dắt tất cả chúng sanh. d) Vì muốn khai ngộ tất cả chúng sanh. e) Vì muốn đoái hoài tất cả chúng sanh. f) Vì muốn nhiếp thọ tất cả chúng sanh. g) Vì muốn thành tựu tất cả chúng sanh. h) Vì muốn khiến tất cả chúng sanh hoan hỷ. i) Vì muốn khiến tất cả chúng sanh vui đẹp. j) Vì muốn khiến tất cả chúng sanh dứt nghi. Thứ hai mươi sáu là Bồ Tát hồi hướng như ánh mặt nhựt: a) Chiếu khắp tất cả mà chẳng cầu báo ân. b) Chẳng vì một chúng sanh ác hại mình mà bỏ tất cả chúng sanh khác, nên Bồ Tát chỉ siêng tu tậpthiện căn hồi hướng, khiến khắp chúng sanh đều được an lạc. c) Chúng sanh dầu có kẻ ác muốn hại mình, Bồ Tát đều dung thứ, trọn chẳng do đây mà bỏ thệ nguyện. d) Thiện căn dầu ít, nhưng vì nhiếp khắp chúng sanh, nên Bồ Tát luôn dùng tâm hoan hỷ hồi hướng quảng đại. e) Nếu có thiện căn mà chẳng muốn lợi ích tất cả chúng sanh thì chẳng gọi là hồi hướng. f) Tùy một thiện căn dùng khắp chúng sanh làm cảnh sở duyên mới gọi là hồi hướng. Thứ hai mươi bảy là Bồ Tát tu tập hồi hướng đặt để chúng sanh nơi pháp tánh vô trước. Thứ hai mươi tám là Bồ Tát tu tập hồi hướngthấy chúng sanh bất động bất chuyển. Thứ hai mươi chín là Bồ Tát tu tập hồi hướng vô y vô thủ đối với sự hồi hướng. Thứ ba mươi là Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng lấy tướng thiện căn. Thứ ba mươi mốt là Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng phân biệt nghiệp báo thể tánh. Thứ ba mươi hai là Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng tham trước tướng ngũ uẩn. Thứ ba mươi ba là Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng phá hoại tướng ngũ uẩn. Thứ ba mươi bốn là Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng chấp lấy nghiệp. Thứ ba mươi lăm là Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng cầu quả báo. Thứ ba mươi sáu là Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng nhiễm trước nhơn duyên. Thứ ba mươi bảy là Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng phân biệt nhơn duyên khởi. Thứ ba mươi tám là Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng chấp danh tiếng. Thứ ba mươi chín là Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng chấp xứ sở. Thứ bốn mươi là Bồ Tát tu tập hồi hướngchẳng chấp pháp hư vọng. Thứ bốn mươi mốt là Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng chấp chúng sanh tướng, thế giới tướng hay tâm ý tướng. Thứ bốn mươi hai là Bồ Tát tu tập chẳng khởi tâm điên đảo, tưởng điên đảo, kiến điên đảo. Thứ bốn mươi ba là Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng chấp đường ngôn ngữ. Thứ bốn mươi bốn là Bồ Tát quán tánh chơn thật của chư pháp mà tu tập hồi hướng. Thứ bốn mươi lăm là Bồ Tát quán tánh bình đẳng của tất cả chúng sanh mà tu tập hồi hướng. Thứ bốn mươi sáu là Bồ Tát dùng ấn pháp giới mà ấn các thiện căn mà tu tập hồi hướng. Thứ bốn mươi bảy là Bồ Tát quán các pháp lìa tham dục, hiểu các pháp không gieo trồng thì thiện căn lại cũng như vậy mà tu tập hồi hướng. Thứ bốn mươi tám là Bồ Tát quán các pháp không hai, không sanh, không diệt mà tu tập hồi hướng. Thứ bốn mươi chín là Bồ Tát dùng những thiện căn hồi hướng như vậy mà tu hành pháp đối trị thanh tịnh. Thứ năm mươi là Bao nhiêu thiện căn thảy đều tùy thuận pháp xuất thế, chẳng làm hai tướng. Thứ năm mươi mốt là chẳng phải túc nghiệp mà Bồ Tát tu tập nhứt thiết trí. Thứ năm mươi hai là Bồ Tát tu tập nhứt thiết trí: a) Chẳng phải lìa nghiệp mà tu tập nhứt thiết trí. b) Nhứt thiết trí chẳng phải túc nghiệp, cũng chẳng lìa nghiệp mà được; bởi thanh tịnh nghiệp như bóng sáng, nên quả báo cũng thanh tịnh như bóng sáng; báo như bóng sáng thanh tịnh nên nhứt thiết trí cũng thanh tịnh như bóng sáng. c) Lìa ngã, ngã sở và tất cả loạn động tư duy phân biệt mà đem các thiện căn tu tập hồi hướng. Thứ năm mươi ba là Bồ Tát tu tập hồi hướng như vậy: a) Luôn độ thoát chúng sanh không thôi. b) Chẳng trụ pháp tướng. c) Dầu biết các pháp không nghiệp không báo mà khéo hay xuất sanh tất cả nghiệp báo không trái nghịch. d) Bồ Tát tu tập hồi hướng xa lìa các lỗi và được chư Phật khen ngợi.
Tu Tập Bất Hoại Hồi Hướng Theo Tinh Thần Bồ Tát: Bất hoại hồi hướng là pháp Hồi hướng thứ nhì trong Thập Hồi hướng trong Kinh Hoa Nghiêm. Theo Pháp Tướng Tông thì đây là giai đoạn mà một vị Bồ Tát thấy tánh không một cách dễ dàng chứ không cần phải phân tích sự hiện hữunữa. Thứ nhất, Đại Bồ Tát được đức tin bất hoại đối với tam thế chư Phật vì hay trọn phụng thờ tất cả chư Phật. Được đức tin bất hoại đối với tất cả chư Bồ Tát, nhẫn đến đối với các Bồ Tát sơ phát tâm cầu vô thượng đạo, vì thệ tu tất cả Bồ Tát thiện căn không mỏi nhàm. Được đức tin bất hoại đối với tất cả Phật pháp, vì phát chí nguyện sâu. Được đức tin bất hoại đối với tất cả Phật giáo, vì thủ hộ trụ trì. Được đức tin bất hoại đối với tất cả chúng sanh, vì lòng từ bình đẳng xem chúng sanhđem lòng thiện căn hồi hướng khắp lợi ích. Được đức tin bất hoại đối với tất cả pháp lành thanh tịnh, vì khắp họp vô biên thiện căn. Được đức tin bất hoại đối với đạo hồi hướng của tất cả Bồ Tátvì đầy đủ những thắng nguyện. Được đức tin bất hoại đối với các Bồ Tát pháp sư, vì đối với các Bồ Tát tưởng là Phật vậy. Được đức tin bất hoại đối với thần thông tự tại của tất cả Phật, vì thâm tínchư Phật khó nghĩ bàn. Được đức tin bất hoại đối với phương tiện thiện xảo của tất cả Bồ Tát, vì nhiếp thủ vô lượng vô số công hạnh. Thứ nhì, Đại Bồ Tát lúc an trụ đức tin bất hoại như vậy đối với Phật, Bồ Tát, Độc Giác, Thanh Văn, Phật pháp, Phật giáo, chúng sanh vì trong đó khéo vun trồngthiện căn; khiến thêm tâm Bồ Đề; khiến lớn lòng từ bi; quán sát bình đẳng; tùy thuận tu học chỗ làm của chư Phật; vào nghĩa chơn thật; nhóm công hạnh phước đức; nhiếp thủ tất cả thiện căn thanh tịnh; thực hành bố thí lớn; tu các công đức; xem tam thế bình đẳng. Thứ ba, Bồ Tát dùng thiện căncông đức như vậy hồi hướng để tu Nhứt thiết trí; nguyện thường thấy Phật; nguyện gần các bạn lành; nguyện cùng ở với chư Bồ Tát; nguyện nhớ Nhứt thiết trí không rời; nguyện thọ trì Phật giáosiêng thủ hộ; nguyện bảo hộ và giáo hóa thành thục tất cả chúng sanh; tâm thường hồi hướng đạo xuất thế; nguyện cúng dường hầu hạ tất cả pháp sư; hiểu rõ các pháp, ghi nhớ chẳng quên; nguyện tu hành đại nguyện, đều khiến đầy đủ. Thứ tư, Bồ Tát tu hồi hướng như vậy: a) Chứa nhóm thiện căn: Khi đã chứa nhóm thiện căn như vậy rồi, dùng những y báo của thiện căn nầy mà tu Bồ Tát hạnh, trong mỗi niệm thấy vô lượng Phật và phụng thờ cúng dường. b) Thành tựu thiện căn. c) Tăng trưởng thiện căn. d) Tư duy thiện căn. e) Hệ niệm (định) thiện căn. f) Phân biệt thiện căn. g) Làm cho mến thích thiện căn. h) Tu tập thiện căn. i) An trụ thiện căn. Thứ năm, chư Bồ Tát tôn kínhcúng dường chư Phật trải qua vô lượng vô số bất khả thuyết kiếp, cúng dường luôn, không thối chuyển, không thôi nghỉ với những thứ quý báu: a) Vô số châu báu, hoa, tràng hoa, y phục, lọng, tràng, phan, đồ trang nghiêm. b) Vô số hương thoa, hương bột, hương hòa trộn, hương đốt. c) Vô số sự hầu hạ, thâm tín, mến ưa, tâm thanh tịnh, tôn trọng, ca ngợi, lễ kính. d) Vô số bửu tòa, hoa tòa, hương tòa, man tòa, chiên đàn tòa, y tòa, kim cang tòa, ma-ni tòa, bửu tắng tòa, bửu sắc tòa. e) Vô số chỗ kinh hành trải hoa, trải báu,trải hương, trải tràng hoa, trải y phục, trải lụa màu. f) Vô sốchỗ kinh hành trồng cây bửu-đa-la, lan can báu, lưới linh báu giăng che. g) Vô số cung điện báu, cung điện hoa, cung điện tràng hoa, cung điện hương, cung điện chiên đàn, cung điện diệu hương tạng, cung điện kim cang, cung điện ma ni, tất cả đều quý đẹp hơn ở cõi trời. h) Vô số cây báu, cây hương, cây bửu y, cây âm nhạc, cây diệu âm thinh, cây đồ trang nghiêm, cây hàng lụa báu, cây vòng báu. i) Vô số cây hoa hương tràng phan lọng trang nghiêm che mát các cung điện. J) Cung điện được trang nghiêm: i) Vô số mái hiên trang nghiêm. ii) Cửa chính cửa hông trang nghiêm. iii) Vô số lâu các trang nghiêm. iv) Vô số hình bán nguyệt trang nghiêm. v) Vô số màn trang nghiêm. vi) Vô số lưới vàng giăng che. vii) Vô số hương thơm tỏa khắp. viii) Vô số thảm báu trải đất. Thứ sáu, sau khi mỗi Đức Như Lai diệt độ, Bồ Tát cũng cúng dường xá lợi như đã cúng dường chư Phật, vì muốn khiến chúng sanh: a) Muốn khiến chúng sanh khởi lòng tin thanh tịnh. b) Nhiếp thiện căn. c) Lìa các khổ. d) Hiểu biết rộng. e) Dùng đại trang nghiêm để tự trang nghiêm. f) Chỗ tu hànhđược rốt ráo. g) Biết chư Phật xuất thế rất khó gặp. h) Được đủ vô lượng trí lực của Như Lai. i) Trang nghiêm cúng dường tháp miếu của chư Phật. j) Trụ trì Phật pháp. k) Bồ Tát cúng dường hiện tại chư Phật và xá lợi của Phật như vậy, dầu cả vô số kiếp nói cũng không thể hết. Thứ bảy, Bồ Táttu tập vô lượng công đức vì muốn thành thục tất cả chúng sanh: a) Không thối chuyển. b) Không dứt nghỉ. c) Không nhàm. d) Không chấp. e) Lìa tâm tưởng. f) Không dừng lại bất cứ nơi đâu. g) Tuyệt hẳn sở y. h) Xa lìa ngã, ngã sở. i) Dùng pháp ấn như thật ấn chứng các nghiệp môn. j) Được pháp vô sanh. k) Trụ chỗ trụ của Phật. l) Quán tánh vô sanh. Thứ tám, chư Phật hộ niệm, phát tâmhồi hướng: a) Hồi hướng tương ưng với pháp tánh. b) Hồi hướng phương tiện nhập pháp vô tácchỗ làm được thành tựu. c) Hồi hướng phương tiện bỏ lìa chấp trước. d) Hồi hướng an trụ nơi vô lượng thiện xảo. e) Hồi hướng ra khỏi hẳn tất cả cõi hữu lậu. f) Hồi hướng khéo tu hành chẳng trụ nơi tướng. g) Hồi hướng nhiếp khắp tất cả thiện căn. h) Hồi hướng thanh tịnh khắp tất cả bồ tát hạnh rộng lớn. i) Hồi hướng phát tâm vô thượng bồ đề. j) Hồi hướng đồng trụ tất cả thiện căn. k) Hồi hướng đầy đủ tâm tín giải vô thượng. Thứ chín, Đại Bồ Tát lúc đem thiện căn hồi hướng như vậy, nghĩ rằng: a) Dầu theo sanh tử mà chẳng biến đổi. b) Cầu nhứt thiết trí chưa từng thối chuyển. c) Ở trong tam giới mà tâm không loạn động. d) Trọn có thể độ thoát tất cả chúng sanh. e) Chẳng nhiễm pháp hữu vi. f) Chẳng mất trí vô ngại. g) Bồ Tát hàng vị nhơn duyên vô tận. h) Các bị các pháp thế gian làm biến động. i) Thanh tịnh đầy đủ các Ba-La-Mật. j) Trọn có thể thành tựu nhứt thiết trí lực. k) Lìa các si ám. l) Thành tâm Bồ Đề. m) Khai thị quang minh. n) Tăng trưởng tịnh pháp. o) Hồi hướng thắng đạo. p) Đầy đủ các hạnh. Thứ mười, Bồ Tát lại tu tập hồi hướng bằng cách: a) Dùng ý thanh tịnh khéo hay phân biệt. b) Họ rõ biết chư pháp đều tùy tâm hiện. c) Họ rõ biết: i) Chư nghiệp như huyễn. ii) Báo như tượng. iii) Hành như hóa. iv) Pháp nhơn duyên sanh đều như vang. v) Tất cả Bồ Tát hạnh như bóng. vi) Xuất sanh pháp nhãn thanh tịnh vô trước vii) Thấy cảnh giới vô tác rộng lớn. viii) Chứng tánh tịch diệt. ix) Rõ pháp bất nhị, được pháp thiệt tướng. x) Đủ Bồ Tát hạnh, nơi các pháp không chấp sắc tướng. xi) Khéo hay thực hành những việc đồng sự mà không rời bỏ các pháp lành thanh tịnh. xii) Lìa tất cả chấp trước mà trụ hạnh vô trước. Thứ mười một, Bồ Tát khéo léo tư duy không mê hoặc, chẳng trái các pháp, chẳng hoại nghiệp nhơn. Thứ mười hai, khéo hồi hướng và thấy rõ chơn thiệt. Thứ mười ba, biết pháp tánh, dùng sức phương tiệnthành tựu nghiệp báo đến bờ kia. Thứ mười bốn, dùng trí huệ quán sát tất cả các pháp và được trí thần thông. Thứ mười lăm, vô tác mà thực hành các nghiệp thiện căn tùy tâm tự tại. Thứ mười sáu, Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng như vậy vì: a) Muốn độ thoát tất cả chúng sanh. b) Muốn chẳng dứt Phật chủng. c) Lìa hẳn nghiệp ma. d) Thấy nhứt thiết trí. e) Ước nguyện không ngằn mé, không nhàm bỏ. f) Lìa các cảnh giới, dứt những tạp nhiễm. Thứ mười bảy, Bồ Tát nguyện: a) Nguyện tất cả chúng sanh được trí thanh tịnh. b) Nguyện tất cả chúng sanh vào phương tiện giải thoát sâu. c) Nguyện tất cả chúng sanh ra khỏi pháp sanh tử. d) Nguyện tất cả chúng sanh được thiện căn của Phật. e) Nguyện tất cả chúng sanh dứt hẳn tất cả ma nghiệp. f) Nguyện tất cả chúng sanh dùng ấn bình đẳng ấn khắp các nghiệp. g) Nguyện tất cả chúng sanh phát tâm vào thẳng nhứt thiết chủng trí và thành tựu tất cả pháp xuất thế gian.
Bồ Tát Tu Tập Đẳng Nhứt Thiết Phật Hồi Hướng: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 25, Thập Hồi Hướng, Đại Bồ Tát Đẳng nhứt thiết Phật hồi hướng hay là đệ tam hồi hướng trong thập hồi hướng. Thứ nhất, Đại Bồ Tát tùy thuận tu học đạo hồi hướng của tam thế chư Phật. Thứ nhì, lúc tu học đạo hồi hướng nầy Bồ Tát thấy: a) Bồ Tát thấy tất cả lục trần sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, hoặc tốt hoặc xấu cũng chẳng sanh lòng ưa hay ghét. b) Tâm được tự tại, không lỗi lầm, rộng lớn, thanh tịnh, hoan hỷ, vui thích. c) Lìa những ưu não. d) Tâm ý nhu nhuyễn. e) Các căn thanh lương. Thứ ba, Bồ Tát tu tập Thiện Căn hồi hướng: a) Đại Bồ Tát được an lạc như vậy, lại phát tâm hồi hướng chư Phật, tự nghĩ rằng: i) Nguyện đem thiện căn của mình vun trồng hôm nay làm cho sự vui của chư Phật càng thêm. ii) Sự vui nơi an trụ bất tư nghì của Phật. iii) Sự vui nơi tam muội vô tỉ của chư Phật. iv) Sự vui đại từ bi vô hạn lượng. v) Sự vui giải thoát của tất cả chư Phật. vi) Sự vui đại thần thông không ngằn mé. vii) Sự vui vô lượng lực rốt ráo rộng lớn. viii) Sự vui tịch tịnh lìa những tri giác. ix) Sự vui thường chánh định trụ nơi vô ngại trụ. x) Sự vui thực hành hạnh vô nhị không đổi khác. b) Đại Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng Phật xong, lại đem thiện căn hồi hướng Bồ Tát: i) Làm cho người chưa viên mãn được viên mãn. ii) Làm cho người tâm chưa thanh tịnh được thanh tịnh. iii) Làm cho người chưa tròn đủ Ba-La-Mật được tròn đủ. iv) Làm cho chúng sanh được an trụ nơi tâm kim cang Bồ Đề. v) Nơi nhứt thiết trí được bất thối chuyển. vi) Chẳng bỏ đại tinh tấn. vii) Thủ hộ môn Bồ Đề. viii) Tất cả thiện căn có thể khiến chúng sanh lìa bỏ ngã mạn, phát Bồ Đề tâm, chí nguyện được thành tựu viên mãn. ix) An trụ nơi chỗ trụ của Bồ Tát. x) Được các căn minh lợi của Bồ Tát. xi) Tu tập thiện căn, chứng Phật chủng trí. c) Đại Bồ Tát đem thiện cănhồi hướng Bồ Tát như thế rồi, lại đem hồi hướng tất cả chúng sanh: i) Nguyện cho tất cả chúng sanh có bao nhiêu thiện căn nhẫn đến rất ít chừng khảy móng tay, đều được thấy Phật, nghe pháp, kính Tăng. ii) Nguyện những thiện căn kia đều lìa chướng ngại. iii) Nguyện niệm Phật viên mãn. iv) Nguyện niệm Pháp phương tiện. v) Nguyện niệm Tăng tôn trọng. vi) Nguyện chẳng lìa thấy Phật. vii) Nguyện tâm được thanh tịnh. viii) Nguyện được các Phật pháp. ix) Nguyện xây vô lượng công đức. x) Nguyện thanh tịnh những thần thông. xi) Nguyện bỏ niệm nghi pháp. xii) Nguyện an trụ đúng Phật giáo. d) Bồ Tát vì Thanh Văn, Duyên Giác lại cũng hồi hướng như vậy. Thứ tư, chư Bồ Tát lại nguyện: a) Nguyện tất cả chúng sanh lìa hẳn địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Diêm-La-vương, vân vân. b) Nguyện tăng trưởng tâm Bồ Đề. c) Nguyện chuyên ý siêng cầu nhứt thiết chủng trí. d) Nguyện lìa hẳn sự hủy báng chánh pháp của chư Phật. e) Nguyện được sự an lạc của chư Phật. f) Nguyện thân tâm thanh tịnh. g) Nguyện chứng nhứt thiết trí. Thứ năm, Đại Bồ Tát có bao nhiêu thiện căn đều do đại nguyện phát khởi, chánh phát khởi, tích tập, chánh tích tập, tăng trưởng, chánh tăng trưởng, đều khiến rộng lớn đầy đủ. Thứ sáu, lúc đại Bồ Tát sống tại gia: a) Tuy cùng vợ con ở chung nhưng chưa từng tạm bỏ tâm Bồ Đề. b) Luôn tư duy cảnh nhứt thiết chủng trí. c) Luôn tự độ, độ tha khiến được rốt ráo. d) Luôn dùng phương tiện giáo hóa quyến thuộc của mình, khiến ai cũng vào trí Bồ Tát và thành thục giải thoát. e) Dầu tại gia, ở chung cùng quyến thuộc mà không sanh lòng chấp trước. f) Vì bổn nguyện đại bi mà hiện ở nhà, vì từ tâm mà tùy thuận vợ con, nơi đạo thanh tịnh Bồ Tát vẫn không chướng ngại. g) Dầu Bồ Tát ở nhà tạo lập sự nghiệp, nhưng chưa từng tạm bỏ tâm nhứt thiết trí. h) Trong những mặc y phục, ăn thực phẩm, uống thuốc men, tắm rửa, xoay ngó, đi, đứng, ngồi, nằm, thân, ngữ, ý hoặc ngủ hoặc thức, vân vân, lòng Bồ Tát luôn hướng đến đạo vô thượng giác, chuyên nhiếp niệm tư duy nơi đây không lúc nào tạm bỏ. i) Vì muốn lợi ích tất cả chúng sanh: Bồ Tát an trụ vô lượng đại nguyện Bồ Đề. Chư Bồ Tát nhiếp thủ vô số thiện căn; siêng thực hành những điều lành nhằm cứu độ khắp tất cả mọi loài. Chư Bồ Tát xa lìatất cả kiêu mạn phóng dật. Chư Bồ Tát quyết định đến bực nhứt thiết trí. Trọn chẳng để tâm đến những đạo khác. Thường quán sát chư Phật Bồ Đề. Bỏ hẳn tất cả những pháp tạp nhiễm. Tu hànhtất cả chỗ sở học của Bồ Tát. Nơi đạo nhứt thiết trí không bị chướng ngại. Chư Bồ Tát luôn trụ nơi trí địa; ưa thích tụng tập. Chư Bồ Tát dùng vô lượng trí huệ chứa nhóm những thiện căn. Tâm chẳng luyến thích tất cả thế gian. Bồ Tát chẳng nhiễm trước nơi công hạnh thực hành của mình. Chuyên tâm thọ trì giáo pháp của chư Phật. Bồ Tát tại gia nhiếp khắp những thiện căn khiến được tăng trưởng mà hồi hướng chư Phật vô thượng Bồ Đề. Thứ bảy, Bồ Tát lúc thí cho súc sanhăn một nắm một hột đều nguyện: a) Nguyện sẽ làm cho các loài nầy thoát khỏi thọ báo súc sanhmà được lợi ích an vui rốt ráo giải thoát. b) Ra khỏi hẳn biển khổ. c) Dứt hẳn khổ thọ. d) Trừ hẳn khổ uẩn hành uẩn. e) Dứt hẳn khổ giác, khổ tự, khổ hạnh, khổ nhơn, khổ bổn và các khổ xứ. Thứ tám, Bồ Tát chuyên tâm tưởng nhớ tất cả chúng sanh, dùng thiện căn nầy mà hồi hướng nhứt thiết chủng trí. Thứ chín, Bồ Tát sơ phát tâm: a) Nhiếp khắp chúng sanh. b) Tu những thiện căn đem hồi hướng tất cả chúng sanh. i) Khiến họ được thoát ly sanh tử. ii) Khiến họ được sự khoái lạc vô ngạicủa các Như Lai. iii) Khiến họ ra khỏi biển phiền não. iv) Khiến họ tu đạo Phật. v) Khiến chúng sanhtừ tâm cùng khắp. vi) Khiến chúng sanh bi lực cùng khắp. vii) Khiến tất cả được vui thanh tịnh. viii) Khiến chúng sanh gìn giữ thiện căn. ix) Khiến chúng sanh gần gủi Phật pháp. x) Khiến chúng sanhra khỏi cảnh ma để vào cảnh Phật. xi) Khiến chúng sanh dứt giống thế gian mà gieo giống Phật. xii) Khiến chúng sanh trụ trong pháp tam thế bình đẳng. Thứ mười, Bao nhiêu thiện căn đã, sẽ và đang tập họp đều đem hồi hướng: a) Bồ Tát lại nghĩ rằng: “Như chư Phật và Bồ Tát quá khứ thực hành những sự cung kính cúng dường chư Phật. b) Độ chúng sanh khiến được giải thoát. c) Siêng năng tu tập tất cả thiện căn đều đem hồi hướng: i) Không chấp trước. ii) Không tựa nơi sắc. iii) Không nhiễm nơi thọ. iv) Không tưởng điên đảo. v) Chẳng khởi theo hành uẩn. vi) Chẳng theo thức. vii) Bỏ rời sáu trần. viii) Chẳng trụ thế pháp. ix) Thích đạo xuất thế. x) Biết tất cả pháp đều như hư không, không từ đâu đến, bất sanh bất diệt, không chơn thật, không nhiễm trước. Thứ mười một, chư Bồ Tát đều xa lìa những kiến chấp phân biệt, chẳng động, chẳng chuyển, chẳng mất chẳng hoại. Thứ mười hai, chư Bồ Tát trụ nơi thực tế, không tướng, lìa tướng, mà chỉ là nhứt tướng. Thứ mười ba, Bồ Tát thâm nhập tất cả pháp tánh như vậy, thường thích tu tập thiện cănphổ môn, đều thấy tất cả chúng hội chư Phật. Thứ mười bốn, như tất cả sự hồi hướng thiện căncủa chư Phật thời quá khứ, Bồ Tát cũng: a) Tu tập Hồi Hướng như vậy. b) Hiểu pháp như vậy. c) Y pháp như vậy mà phát tâm tu tập chẳng trái tướng. d) Biết chỗ tu như huyễn, như ảnh, như trăng đáy nước, như ảnh trong gương, nhơn duyên hòa hiệp mà hiển hiện nhẫn đến bực Như Lai rốt ráo. Thứ mười lăm, Bồ Tát lại nghĩ rằng: “Như chư Phật thời quá khứ lúc tu hạnh Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng như vậy, chư Phật hiện tại và vị lai đều cũng như vậy. Nay tôi cũng nên phát tâm như chỗ phát tâm của chư Phật, đem những thiện căn mà dùng hồi hướng: a) Hồi hướngđệ nhứt. b) Hồi hướng thắng. c) Hồi hướng tối thắng. d) Hồi hướng thượng. e) Hồi hướng vô thượng. f) Hồi hướng vô đẳng. g) Hồi hướng vô đẳng đẳng. h) Hồi hướng vô tỉ. i) Hồi hướng tôn. j) Hồi hướng diệu. k) Hồi hướng bình đẳng. l) Hồi hướng chánh trực. m) Hồi hướng đại công đức. n) Hồi hướng quảng đại. o) Hồi hướng thiện. p) Hồi hướng thanh tịnh. q) Hồi hướng ly ác. r) Hồi hướng bất tùy ác. Thứ mười sáu, Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng như vậy: a) Thành tựu thân, ngữ, ý thanh tịnh. b) Trụ nơi an trụ của Bồ Tát, không có lỗi lầm. c) Tu tập nghiệp lành. d) Lìa các sự ác nơi thân và ngữ. e) Tâm ý không tội lỗi. f) Tu nhứt thiết trí. g) Trụ nơi tâm quảng đại. h) Biết tất cả pháp không sở tác. i) Trụ pháp xuất thế. j) Chẳng nhiễm thế pháp. k) Phân biệt rõ vô lượngcác nghiệp. l) Thành tựu hồi hướng phương tiện khéo léo. m) Nhổ hẳn tất cả cội gốc chấp trước.
Tu Tập Theo Tinh Thần Chí Nhứt Thiết Xứ Hồi Hướng Của Chư Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, phẩm 25, Chí Nhứt Thiết Xứ Hồi Hướng Của Chư Đại Bồ Tát hay Đệ Tứ Hồi Hướng trong thập hồi hướng. Thứ nhất, Đại Bồ Tát lúc tu tập tất cả thiện căn tự nghĩ rằng: “Nguyện năng lựccủa thiện căn công đức nầy đến tất cả chỗ” a) Ví như thực tế không chỗ nào là chẳng đến. b) Đến tất cả vật. c) Đến tất cả thế gian. d) Đến tất cả chúng sanh. e) Đến tất cả quốc độ. f) Đến tất cả pháp. g) Đến tất cả không gian. h) Đến tất cả thời gian. i) Đến tất cả hữu vi và vô vi. j) Đến tất cả ngôn ngữ và âm thanh. Thứ nhì, Đại Bồ Tát tu tập thiện căn tư nghĩ rằng: a) Nguyện thiện căn nầy đến khắp chỗ của tất cả Như Lai. b) Cúng đường tất cả tam thế chư Phật. c) Phật quá khứ hạnh nguyện đều viên mãn. d) Phật vị lai đầy đủ sự trang nghiêm. e) Phật hiện tại cùng quốc độ đạo tràng chúng hội cùng khắp tất cả hư không pháp giới. Thứ ba, chư Bồ Tát cũng nguyện dùng những đồ cúng dường của chư Thiên để dâng lên chư Phật khắp vô lượng vô biên thế giới: a) Do tín giải oai lực lớn. b) Do trí huệ rộng lớn không chướng ngại. c) Do tất cả thiện căn đều hồi hướng. Thứ tư, lúc tu tập Chí nhứt thiết xứ Hồi hướng, Đại Bồ Tát lại nghĩ đến: a) Chư Phật Thế Tôn cùng khắp tất cả hư không pháp giới. b) Những hạnh nghiệp tạo ra: i) Trong vô lượng mười phương thế giới. ii) Trong bất khả thuyết Phật độ. iii) Trong bất khả thuyết Phật cảnh giới. iv) Trong các loại thế giới. v) Trong vô lượng thế giới. vi) Trong vô biên thế giới. vii) Trong thế giới xoay chuyển. viii) Trong thế giới nghiêng. ix) Trong thế giới úp và thế giới ngửa. c) Trong tất cả thế giớinhư vậy, chư Phật hiện tại trụ thế thị hiện những thần thông biến hóa. d) Trong những thế giới đó lại có những Bồ Tát dùng sức thắng giải vì những chúng sanh đáng được giáo hóa mà: i) Khắp khai thị vô lượng thần lực tự tại của Như Lai. ii) Pháp thân đến khắp không sai biệt. iii) Bình đẳng vào khắp tất cả pháp giới. iv) Thân Như Lai Tạng bất sanh bất diệt. v) Dùng phương tiện thiện xảo hiện khắp thế gian chứng pháp thiệt tánh, vì vượt hơn tất cả, vì được sức bất thối vô ngại, vì sanh nơi trong tri kiến vô ngại đức tánh rộng lớn của Như Lai.
- Tag :
- Thiện Phúc