Nhiệm Mầu Của Lòng Thương
Châu Trọng Ngô
Tâm Anh
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
Một người con gái sắc thuốc bắc cho Mẹ đang bị bệnh. Khi mới bắt đầu công việc, người con gái đã cẩn thận tuân theo lời dặn trong phái thuốc 'ba chén lấy năm phân, phải riu riu lửa v.v…Ấm thuốc đã nằm trên lửa gần một giờ rồi sao mà chưa được, cô gái đã tỏ ra bồn chồn ái ngại sợ bị trễ giờ vì cô hẹn đi dự cuộc vui ngày sinh của đứa bạn. Ý thức "sắc thuốc cho Mẹ” chỉ hiển hiện trong giai đoạn đầu; giai đoạn tiếp theo đã bị dành cho "tâm lăng xăng” cho đến khi ấm thuốc đạt mức "năm phân” thì cũng vừa đúng lúc cô gái đã sửa soạn xong y phụcchỉnh tề để đặt chén thuốc cạnh đầu giường của Mẹ với lời thưa vội vã: "Mẹ ngó chừng đến 6 giờ chiều thì uống thuốc, con đi cái đã”.
Khoa Cảm Xạ học đã nêu ra trường hợp ngược lại: Người sắc thuốc chỉ là con dâu của bà bị bệnh nhưng suốt cả thời gian sắc thuốc, người dâu đó luôn luôn có ý thức mình cũng đang sắc thuốc cho Mẹ, mong mẹ gặp thầy gặp thuốc cho mau lành, thương nghĩ đến những lúc Mẹ khỏe mạnh vui sống với con cháu trong nhiều ngày qua. Ý thức và tỉnh táovề hành vi đang làm là sắc thuốc, người con dâu đã biết "sống trong hiện tại”, thêm vào đó lòng thương chân tình của cô con dâu đối với Mẹ đã phụ trợ vào thang thuốc bằng cách chuyển tải năng lượng sinh học vào cơ thể Mẹ, tạo nên làn sóng nhập đúng kênh của vùng cơ thể cần chữa trị để Mẹ uống thuốc tăng phần hiệu quả hơn.
Cũng về tình cảm trong gia đình, chúng ta thấy có một chi tiết đang bị mờ nhạt dần dần: cái cảnh "bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn” có lẽ chỉ còn trong ký ức của các bà mẹ nay đã già hơn 80 tuổi. Thời gian mẹ gần gũi con lúc con còn thơ dại đang giảm đi quá nhiều. Dù chi thì mỗi lần con đau, nếu con được mẹ bồng ẵm âu yếm, tay mẹ thoa nhẹ vào lưng con hay nói chung con được mẹ vỗ về trìu mến, chắc chắn con cảm nhận được lòng thương bao la của mẹ thu nhận được năng lượngsinh học từ mẹ, làm vơi dịu đi rất nhiều cơn đau đang hành con.
Lòng thương hướng đến tha nhân chính là một nguồn năng lượng sinh học và lòng thương của Mẹ đối với con hay của con đối với Mẹ, vốn rất tự nhiên và rất thiêng liêng phải là trường hợp năng lượng cực đại trợ lực rất nhiều cho thân tâm của người mà lòng thương hướng tới.
Hai sự việc nêu trên tuy nội dung có khác nhưng cùng một nguyên tắc ứng xử: Ý thức việc đang làm và làm với tất cả lòng thương. Nếu nguyên tắc này được lưu ý áp dụng nhiều trong cuộc sống của mọi người thì có lẽ xã hội loài người đã được yên bình từ lâu. Quả thật khó sống theo nguyên tắc đó một cách rốt ráo. Như trường hợp chúng ta phải viết thư khuyên răn con cháu hay bằng hữu có sai phạm. Trước hết chúng ta phải để tâm tư lắng đọng nghĩ đến tất cả mọi tình tiết giảm nhẹ cách nhìn của mình về lỗi lầm của họ, các tình tiết đó có thể là hoàn cảnh hiện tại đáng thương, có thể là những điều tốt của kẻ đối tác. Nghĩ cho cùng và nghĩ với lòng thương cảm, chắc chắn chúng ta viết được một bức thư như ý, đạt mong muốn cuối cùng là được người nhận thư bình tâm đọc thư để có dịp nghiền ngẫm về những điều phải trái trong thư. Lòng thương đã ngăn chặn được hậu quả của cơn giận, tránh được những chủ nghĩa đụng chạm và những lời lẽ khó nghe. Chính lòng thương đã chặn đứng không để mâu thuẫn kéo dài, duy trì được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
Cùng theo chiều hướng đó và trong khung cảnh rộng lớn hơn của cuộc sống sau một thời giandài tung hoành khắp Âu Châu Napoleon đệ nhất đã thấm thía kết luận:
"Bạo lực và tấm lòng đều đem lại hiệu quả nhưng rốt cuộc bao giờ tấm lòng cũng khuất phục được bạo lực.”
Nương theo nguyên tắc tương tự, trước ngày khai trương một quán ăn chay, vị quản lý đã tập hợp tất cả nhân viên để căn dặn mọi người phải ý thức công việc mình đang làm, ví dụ ngồi lặt rau phải biết mình đang lặt rau để từ đó có ý thức ngắt bỏ lá rau hư, coi kỹ vứt sâu ra ngoài, không quên dùng dung dịch sát trùng rau. Ngoài ra trong tâm người lặt rau phải biết rau được dọn ra cho khách dùng, có ý mong mỏi khách được ngon miệng khi dùng rau do mình rửa. Người đầu bếp chế biến thức ăn, người rửa ly chén, người chạy bàn đều được nhắc nhở tương tự. Ngay cả người thu tiền cũng luôn phải tự nhủ tính toán đúng số tiền và không quên thầm cảm ơn khách hàng đã đến với quán.
Hình như hằng tháng quán chay đều có cuộc họp để nhắc nhở và có lẽ nhờ cách làm đó mà đã có sự cảm thông sâu sắc giữa tiệm chay và khách hàng đến nay đã được mấy năm rồi, tiệm chay trở nên đông khách lạ thường.
Lòng thương hay nói chung tình cảm là năng lượng, nghĩ tưởng tôn trọng khách hàng của quán chay hay tổng quát hơn là tư tưởng cũng là năng lượng. Năng lượng này ở quán chay đã được phát ra và hấp dẫn được khách hàng đến với quán.
Còn có một khía cạnh khác của lòng thương liên hệ đến đời sống tâm linh mà chúng ta thường nghe nói đến. Lòng thương đã tạo nên sự giao cảm nhiệm mầu giữa người sống với người chết mà mẫu chuyện sau đây đã làm "sững sờ dân chúng nước Đức” theo người kể.
Cách đây không lâu một nhóm Tăng Ni được nhà nước Đức giao cho một tòa nhà để lập Viện Phật học ứng dụng Âu Châu. Trong giai đoạn đầu, khi mới đến công tác tại tòa nhà đó, một vài người trong nhóm Tăng Ni đã nằm thấy có nhiều trẻ em khuyết tật khóc than cầu cứu. Các Tăng Nitrong nhóm cộng đồng xót thương các hương linh bé nhỏ nên đã lập đàn cúng cháo và bánh kẹo, lễ vật thì đơn sơ nhưng lòng thương thì rộng lớn, có lẽ điều đó đã làm cho một vài người trong nhóm lại nằm mộng và lần này thì thấy nhiều cháu khuyết tật cùng nhau ăn bánh kẹo và vui đùa thỏa thích. Diễn biến của sự việc chưa được truy xét ngọn nguồn thì không ngờ lại được xác thực bởi một sự trùng hợp lạ kỳ. Ngày 14 - 11- 2008 vừa qua nhóm Tăng Ni đã phát hiện ra phiến đá tại vườn hoa trước cổng của tòa nhà trên đó có ghi bằng tiếng Đức:
"Đây là chứng tích kỷ niệm cách đây 60 năm vào ngày 14 - 11 - 1938 nhà nước Đức Quốc xã đã ra lệnh đem 700 trẻ khuyết tật trong tòa nhà này ra chích thuốc giết chết họ và can thiệp vào bộ phận sinh dục của những người bệnh tâm thần còn khỏe mạnh để họ không thể sinh con.” Bên dưới những dòng chữ này có ghi ngày 14 -11 - 1998
Rõ ràng lòng thương của Quý vị Tăng Ni đến công tác tại Viện Phật học ứng dụng Âu Châu tại Đức đã được chứng nghiệm và giao cảm với các oan hồn uổng tử trẻ thơ. Đây cũng là dịp để chúng ta nhớ lại rằng mỗi lần tổ chức tế lễ hay kỵ giỗ, mọi thành phần tham dự phải nghiêm tranghướng về hương linh các người đã quá cố với lòng thương vô hạn, nhẫm niệm hay tụng đọc những mong cầu siêu thoát. Có thể đây đã là thói quen mà chúng ta thường được nghe nhắc lại "nhập từ bi quán” để cầu nguyện quốc thái dân an trong mỗi lễ Phật Đản hằng năm.
- Tag :
- Châu Trọng Ngô
- ,
- Tâm Anh