Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Trì Giới Trong Kinh Sa Môn Quả

26 Tháng Hai 202119:31(Xem: 1875)
Trì Giới Trong Kinh Sa Môn Quả

Trì Giới Trong Kinh Sa Môn Quả

Thích Quảng Duyên*

cac yeu to giup ngu can ben nhay


1.D
N LUN

Sāmaññaphalasuttaṃ,1 là kinh số hai trong Dīgha-Nikāya thuộc Pāḷi Tipiṭaka (tam tạng Pāḷi)2. Kinh này có bản kinh tương đương trong Hán tạng là Sa môn quả kinh.3 Cả hai truyền bản đều đã được dịch sang tiếng Việt.4 Ngoài ra, bản Pāḷi còn được dịch sang tiếng Anh.5 Danh từ sāmañña6 có nghĩa là tu sĩ, sự phù hợp với tu sĩ, nỗ lực trở thành một tu sĩ,7còn theo từ điển Pāḷi-Hán8 cũng dịch là phù hợp, một cách tổng quát, tư cách của người xuất gia.9 Danh từ phala10 có nghĩa là kết quả, lợi ích,11 Hán dịch là quả.12 Như vậy, gộp nghĩa của hai chữ sāmaññaphala là lợi ích thu được từ tư cách tu sĩ, hay đời sống xuất gia.13 Đúng như tựa đề kinh đã thể hiện, kinh này là lời

 

2.NI DUNG

Trì giới đề cập trong kinh Sa môn quả được chia làm ba hạng mục: tiểu giới, trung giới và đại giới, vốn là những giải thích của Đức Phật về một vị Tỳ kheo giới hạnh cụ  túc.17 Nội dung của việc trì giới của người xuất gia liên quan đến việc sống cẩn trọng với “sự chế ngự của giới bốn Pātimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và học tập trong giới học, thân nghiệp, ngữ nghiệp thanh tịnh”.18 Với sự tóm tắt như

vậy, các khía cạnh về giới, thân nghiệp, ngữ nghiệp  được triển khai chi tiết hơn trong các phần sau.

2.1 Tiu gii19

Trong phần này, Đức Phật đề cập đến các giới mà ngày nay bất cứ ai cũng quen thuộc khi nói về giới trong Phật giáo như giới không sát sanh, giới không trộm cắp, giới không nói láo, giới không nói hai lưỡi, giới không nói lời ác và giới không nói những lời phù phiếm. Trước mỗi giới đều có cụm từ “vị ấy từ bỏ”,20 tiếp theo là những điều nên làm và kết thúc bằng “như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật”.21 Điểm đặc biệt là khi nói về giới không sát sanh, kinh đã nhấn mạnh thêm “bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến tất cả hạnh phúc của chúng sanh và loài hữu tình”22. Điều này cho thấy ngoài việc không sát sanh, vị Tỳ kheo cần phải phát triển từ tâmtình thương yêu đến với mọi loài. Vì nếu không phát triển tình thương mà chỉ chú trọng yếu tố không sát sanhý nghĩa của giới này không được thể hiện đầy đủ. Thứ hai, đối với giới không lấy của không cho, vị Tỳ kheophương diện tích cực “chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp.”23 Hai giới trên thuộc về thân nghiệp.

Liên quan đến các giới về lời nói, tức ngữ nghiệp, kinh đề cập đến bốn phương diện. Các giới này có thể được xem như  chánh ngữ trong bát chánh đạo. Thứ nhất, ngoài việc không nói láo, vị Tỳ kheo chỉ “nói những lời chân thật, y chỉ trên sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt, không phản lại lời hứa đối với đời.”24 Thứ hai, ngoài việc không “nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, kāyakammavacīkammena samannāgato kusalena. không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia”25, ở phương diện hành thiện, vị Tỳ kheo “sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thoải mái trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp”.26 Sự chia rẽ và chiến tranh do những lời nói gây chia rẽ và hiềm khích gây ra là rất nhiều, hình ảnh vị tu sĩ tượng trưng cho sự hòa giảihòa hợp là một nét đẹp truyền thống của Phật giáo. Ngoài ra, hòa hiệp và thanh tịnh cũng là hai đặc tính cho bản thể của Tăng, vốn phải xây dựng trên giới này.  Không những vị Tỳ kheo từ bỏ những lời nói dẫn đến sự chia rẽ, vị ấy còn nói những lời nói mang lại sự đoàn kết và hòa thuận. Giới thứ ba và giới thứ tư, vị Tỳ kheo từ bỏ những lời nói độc ác cũng như những lời nói phù phiếm, vị ấy “nói những lời nói không lỗi lầm, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người”27 và “nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về chánh pháp, nói những lời về luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi”.28 Ngày nay, những lời nói gây tổn thương đến người khác cũng như những lời nói phù phiếm vô nghĩa vẫn còn đang phổ biến trong xã hội, hình ảnh của một vị xuất gia với lời nói đẹp lòng và hợp thời hợp lẽ luôn mang lại những ích lợi thiết thực cho xã hội. Như vậy, bốn phương diện về lời nói trên đã bao hàm mọi ý nghĩa thánh thiện của việc tu tập về lời nói, không lường gạt mà luôn trung thực, không ly gián mà luôn đưa đến hòa hợp, không độc ác mà đẹp tai dễ thương, không phù phiếm mà luôn nói những điều có nghĩa.

Đến đây, khía cạnh giới luật dưới góc độ đạo đức cơ bản đã được thiết lập, các nội dung tiếp theo thể hiện nếp sống thanh đạmđơn giản của một vị xuất gia. Thứ nhất, các vị Tỳ kheo chỉ “dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm,từ bỏ sự ăn phi thời”.29 Giới này cho thấy vị ấy chỉ ăn đủ để sống, và không ăn chỉ để hưởng thụ mỹ vị trong cuộc đời. Ngày nay, do điều kiện xă hội và kinh tế đă khác thời Phật, các vị xuất gia khó có thể chỉ ăn một ngày một bữa. Thứ hai, vị ấy “từ bỏ đi xem múa, hát nhạc, diễn kịch”. Giới này cho thấy vị ấy từ bỏ những thú vui giải tríhoạt động vui chơi thế tục. Trước các trào lưu xă hội hiện nay, kịch nghệ, sân khấu, rạp chiếu phim, các chương tŕnh ca nhạc đang ngày càng phát triển rầm rộ, h́nh ảnh vị xuất gia giữ được nếp sống điềm đạm và tránh xa những thú vui đô hội là một nét đẹp đặc trưng của Phật giáo. Thứ ba, vị ấy “từ bỏ trang sức bằng ṿng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang”.30 Đây là giới liên quan đến việc tự làm đẹp ḿnh để có sức thu hút với người khác.  Tiếp đến, vị ấy “từ bỏ dùng giường cao và giường lớn”, vốn thể hiện sự tiết chế trong việc ngủ nghỉ và cuối cùng “từ bỏ nhận vàng và bạc”31, chính là sự thể hiện một nếp sống không sở hữu và không tích lũy tài sản. Sự tương đồng giữa nội dung các giới trong kinh Sa môn quả và các bản thanh quy về mười giới Sa di của Trung Quốc cho thấy cơ sở mà các vị luật sư người Trung quốc biên soạn nên Sa di thập giới.

Phần c̣n lại là các giới liên quan đến sinh hoạt của người Ấn Độ lúc bấy giờ.  Chẳng hạn, vị ấy “ từ bỏ làm hại đến các hạt giốngcác loại cây cỏ”.32 Giới này có liên quan mật thiết đến việc bảo vệ môi trường mà ngày nay thế giới hiện đại vẫn đang ra sức ǵn giữ v́ một hành tinh xanh. Các hoạt động nông nghiệp như “nhận đàn bà con gái, nô tỳ gái và trai, nhận cừu và dê, gia cầm và heo, voi, ḅ, ngựa và ngựa cái, nhận ruộng nương, đất đai, nhận người môi giới hoặc tự ḿnh làm môi giới”33 cũng được từ bỏ. Ngoài ra, các hoạt động liên quan đến kinh tế như “buôn bán, các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường, các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo, làm thương tổn, sát hại câu thúc, bứt đoạt, trộm cắp, cướp phá”34 cũng được từ bỏ.

2.2 Trung gii35

Phần này có sự khác biệt với phần tiểu giới ở trên ở chỗ Đức Phật chỉ ra những giới cấm thủ, vốn là những việc làm sai lầm của các vị Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo. Ở phần trước của bài kinh, vua Ajatasattu đã trình bày về những lời giải đáp của sáu vị  ngoại đạo sư cho vua, vốn là những quan niệm sai lầm, đến phần này, Đức Phật tiếp tục chỉ ra những hành động sai lầm, bao gồm cả thân nghiệpngữ nghiệp. Bắt đầu mỗi giới luôn có cụm từ “Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn…”.36 Sau đó nói đến việc từ bỏ những việc trên và kết thúc bằng “Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật”. Trong phần này, Đức Phật cho thấy sự khác biệt giữa đoàn thể Sa môn của Đức Phật với các đoàn thể Sa môn khác. Trong khi các vị Sa môn ngoại đạo cũng được nhận những quyền lợi tương đương như các vị Tỳ kheo của Đức Phật, nhưng họ lại có những sinh hoạt còn mang nhiều đặc tính hưởng thụ, cũng như còn gây hại đến môi trường và có những hành động lời nói không chân chánh.

Ở đây, người viết cũng nhận thấy những điều giới đề cập ở trên được triển khai chi tiết hơn. Đối với giới không tổn thương cây cỏ, kinh diễn tả chi tiết “từ bỏ làm hại các hạt giống và cây cối như hạt giống từ rễ sanh, hạt giống từ nhánh cây sanh, hạt giống từ đốt cây sanh, hạt giống từ chiết cây sanh, và thứ năm là hạt giống từ hạt giống sanh.”37 Những vật dụng mà vị xuất gia từ bỏ cất chứa thời đó như “các món ăn, cất chứa các đồ uống, cất chứa vải, cất chứa xe cộ, cất chứa các đồ nằm, cất chứa các hương liệu, cất chứa các mỹ vị”.38 Các giới liên hệ đến các tṛ giải trí và các du hí không chơn chánh cho ta thấy được các sinh hoạt vui chơi của các vị Sa môn ngoại đạo thời bấy giờ như “múa, hát, nhạc kịch, ngâm vịnh, nhịp tay, tụng chú, đánh trống, diễn các tuồng thần tiên, măi vơ, đấu voi, đấu ngựa, đấu trâu, đấu ḅ đực, đấu dê, đấu cừu, đấu gà, đấu chim cun cút, đấu gậy, đấu quyền, đấu vật, đánh giặc giả, dàn trận, thao dượt, diễn binh”.39  Ngày nay, các du hí này thể hiện ở các chương tŕnh ca nhạc và các bộ phim ở rạp hay trên truyền h́nh. Bên cạnh đó, c̣n có các hoạt động đánh bài, và các tṛ giải trí, như “cờ tám h́nh vuông, cờ mười h́nh vuông, cờ trên không, tṛ chơi trên đất, chỉ bước vào những ô có quyền bước, tṛ chơi quăng thẻ rồi chụp nhưng không cho sụp đống thẻ, chơi súc sắc, chơi khăng, lấy tay làm viết, chơi banh, chơi thổi kèn bằng lá, cày với chiếc cày giả, nhảy lộn nhào, chơi chong chóng, chơi với đồ chơi bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ, chơi đoán chữ viết thiết trên không hay trên lưng, chơi đoán tư tưởng, chơi bắt chước bộ điệu.”40 Giới liên hệ đến việc ngủ nghỉ cũng diễn tả về sự xa xỉ của các vị ngoại đạo lúc bấy giờ như “dùng các giường cao và giường lớn như ghế bành, ghế trường kỷ, nệm trải giường bằng len, vải trải giường nhiều tấm nhiều màu, chăn len trắng, chăn len thêu bông, nệm bông, nệm thêu h́nh các con thú, mền bằng lông thú cả hai phía mền bằng lông thú một phía, mền có đính ngọc, mền bằng lụa, tấm khảm lớn có thể chứa mười sáu người múa, mền voi, mền ngựa, mền xe, mền bằng da sơn dương khâu lại với nhau, mền bằng da con sơn dương khâu lại gọi là Kadali, tấm thảm với lều che phía trên, ghế dài có gối đầu, gối chân màu đỏ”.41 Tiếp đến là nói đến những sự làm đẹp cho bản thân ḿnh như “dùng các đồ trang sức và mỹ phẩm như thoa dầu, đấm bóp, tắm, đập tay chân cho mềm dẻo, gương kem đánh mặt, ṿng hoa và phấn son, phấn mặt và sáp mặt, ṿng tay tóc giả trên đầu, gậy cầm tay, ống thuốc, gươm, lọng, dép thêu, khăn đầu, ngọc, phất trần, vải trắng có viền tua dài”.42 Thời đại ngày nay, các phong trào thời trang, cũng như các sản phẩm nước hoa và các loại mỹ phẩm cho cả đàn ông và phụ nữ đang tràn ngập thị trường th́ giới này giúp ta nhớ lại h́nh ảnh người tu sĩ mộc mạc với chiếc áo nâu sồng trong xă hội Việt Nam.

Sau khi chỉ ra những sai lầm trong sinh hoạt về thân nghiệp của ngoại đạo, Đức Phật cũng chỉ ra những điều sai lầm về ngữ nghiệp. Trước nhất là các Sa môn ngoại đạo vẫn c̣n “nói những câu chuyện vô ích tầm thường như câu chuyện nói về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về binh lính, câu chuyện về hăi hùng, câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về giường nằm, câu chuyện về ṿng hoa, câu chuyện về hương liệu, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm, câu chuyện về thị tứ, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về đàn ông, câu chuyện về vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về người đă chết, các câu chuyện tạp thoại, các câu chuyện biến trạng của thế giới, câu chuyện về biến trạng của đại vương, câu chuyện về sự hiện hữu và sự không hiện hữu”.43 Hiện nay, các thông tin trên mặt báo luôn đưa lên nhiều sự kiện liên hệ đến đời sống hiện đại, người tu sĩ hiện đại nếu chỉ dành thời gian vào việc thảo luận những câu chuyện thời sự ấy mà quên đi công việc tu tập th́ cũng như đă lặp lại sai lầm của ngoại đạo xưa kia. Ngoài ra, tuy không nói những chuyện vô ích tầm thường, nhưng trong giáo pháp lại bàn luận hơn thua th́ cũng là điều Đức Phật phê phán, như nói rằng “Ngươi không biết pháp và luật này, tôi biết pháp và luật này. Sao ngươi có thể biết pháp và luật này? Ngươi đă phạm vào tà kiến, tôi nói mới thật đúng chánh kiến. Lời tôi nói mới tương ưng, lời nói của người không tương ưng. Những điều đáng nói trước, ngươi lại nói sau. Những điều đáng nói sau ngươi lại nói trước. Chủ kiến của ngươi đă bị bài bác, câu nói của ngươi đă bị thách đấu. Ngươi đă bị thuyết bại. Hăy đến mà giải vây lời nói ấy. Nếu có thể được, gắng thoát ra khỏi lối bí.”44 Với giới này, một lần nữa, giáo pháp của Đức Phật là để tu tập chứ không phải để tranh luận hơn thua, và chứng tỏ là ḿnh hơn người về phương diện giáo pháp. Ngoài ra, hai giới cuối cùng liên hệ đến việc người xuất gia không nên dính dáng đến chính trị, như “cho đưa các tin tức, hoặc tự đứng làm môi giới như cho các vua, các đại thần của vua, cho các vị Sát-đế-lỵ, cho các vị Bà-la-môn, cho các gia chủ cho các thanh niên và nói rằng: Hăy đi đến chỗ ấy, hăy đi lại chỗ kia, mang cái này lại, đem cái này đến chỗ kia”45 và “lừa đảo, nói lời siểm nịnh, gợi ư, dèm pha, cầu lợi.” 46

2.3 Đi gii47

Tiếp tục với cách thức trình bày tương tự ở phần trung giới để chỉ ra những sai lầm của các vị Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo, nhưng phần này tập trung nói về việc “tự nuôi sống bằng những tà mạng”,48 phần lớn liên quan đến việc bói toán và chiêm tinh. Mỗi giới bắt đầu với cụm từ “Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà hạnh như…” và kết thúc bằng “Còn vị ấy thì tránh xa những tà hạnh kể trên.49 Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.”

Đặc điểm nổi bật của phần đại giớikinh đề cập nhiều đến lãnh vực chiêm tinh và bói toán, vốn được Đức Phật xem là những tà mạng. Qua đó, kinh đã cho thấy các lãnh vực này không phải là công việc chính của người xuất gia theo Đức Phật. Trước nhất, vấn đề xem tướng được đè cập trên hai phương diện. Một là xem bói hình thành các môn xem mà kinh gọi là các khoa như “xem tướng tay chân, chiêm tướng, triệu tướng, mộng tướng, thân tướng, dấu chuột cắn, tế lửa, tế muỗng, dùng miệng phun hạt cải v.v... vào lửa, tế vỏ lúa, tế tấm, tế gạo, tế thục tô, tế máu, khoa xem chi tiết, khoa xem địa lý, khoa xem mộng, khoa cầu thần ban phước, khoa cầu quỷ ma, khoa dùng bùa chú khi ở trong nhà bằng đất, khoa rắn, khoa thuốc độc, khoa bò cạp, khoa chim, khoa chim quạ, khoa đoán số mạng, khoa ngừa tên bắn, khoa biết tiếng nói của chim”.50 Hai là xem tướng thuộc về con người như “xem tướng các hòn ngọc, tướng que gậy, tướng áo quần, tướng gươm kiếm, tướng mũi tên, tướng cây cung, tướng võ khí, tướng đàn bà, tướng đàn ông, tướng thiếu niên, tướng thiếu nữ, tướng đầy tớ nam, tướng đầy tớ nữ, tướng voi, tướng ngựa, tướng trâu, tướng bò đực, tướng bò cái, tướng dê, tướng cừu, tướng gia cầm, tướng chim cun cút, tướng con cắc kè, tướng vật tai dài, tướng ma, tướng thú vật”.51

Kế đến là tà mạng liên quan đến việc dự đoán tình hình chiến tranh và chính trị như “đoán trước: “Vua sẽ tiến quân, vua sẽ lùi quân, vua bản xứ sẽ tấn công, vua ngoại bang sẽ triệt thối, vua bản xứ sẽ thắng trận, vua ngoại bang sẽ thắng trận, vua bản xứ sẽ bại trận. Như vậy sẽ có sự thắng trận cho phe bên này, sẽ có sự bại trận cho phe bên kia”.52 Giới này cho thấy các vị Tỷ kheo thời Đức Phật không quan tâm đến các sự kiện chính quyền và các vấn đề chiến tranh. Hai loại tà mạng liên quan đến lãnh vực thế giới tự nhiên, tức kiếm sống bằng nghề xem về thiên văn và địa lư. Lănh vực mà ngày nay người ta gọi là thiên văn được kinh diễn tả là “đoán trước: “Sẽ có nguyệt thực, sẽ có nhật thực, sẽ có tinh thực, mặt trăng, mặt trời sẽ đi đúng chánh đạo, mặt trăng mặt trời sẽ đi ngoài chánh đạo, sẽ có sao băng, các tinh tú sẽ đi đúng chánh đạo, các tinh tú sẽ đi ngoài chánh đạo, sẽ có sao bằng, sẽ có lửa cháy các phương hướng, sẽ có động, sẽ có sấm trời, mặt trăng mặt trời các sao sẽ mọc, sẽ lặn, sẽ mờ, sẽ sáng, nguyệt thực sẽ có kết quả như thế này, nhật thực sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng mặt trời đi đúng chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng mặt trời đi ngoài chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, các tinh tú đi đúng chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, các tinh tú đi ngoài chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, sao băng sẽ có kết quả như thế này, lửa cháy các phương sẽ có kết quả như thế này, động đất sẽ có kết quả như thế này, sấm trời sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng mặt trời các sao mọc lặn sáng mờ sẽ có kết quả như thế này”.53 Các vấn đề này ngày nay được thiên văn học quan tâm chứng tỏ ở thời Đức Phật, các vị ngoại đạo cũng đă quan tâm đến các lănh vực khoa học liên quan đến bầu trời và các v́ sao. Tuy nhiên, một lần nữa, Đức Phật cũng khuyến khích các vị Tỷ kheo từ bỏ nghề nghiệp này. Một lănh vực tự nhiên liên quan đó là địa lư như “đoán trước: “sẽ có nhiều mưa, sẽ có đại hạn, sẽ được mùa, sẽ mất mùa, sẽ được an ổn, sẽ bị hiểm họa, sẽ có bệnh, sẽ không có bệnh, hay làm các nghề như đếm trên ngón tay, kế toán, cộng số lớn, làm thư, làm theo thế t́nh””.54 Qua đoạn kinh này, ta có thể thấy được các vị Sa môn ngoại đạo cũng là các thầy địa lư, dự báo các vấn đề thời tiết và khí hậu, ngày nay được các cơ quan truyền thông quan tâmcông bố mỗi ngày qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền h́nh…

Một vấn đề được Đức Phật lên án là các vị xuất gia theo Ngài không nên can thiệp vào các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đ́nh như “sắp đặt ngày lành để rước dâu hay rể về nhà, sắp đặt ngày lành để đưa dâu hay rể, lựa ngày giờ tốt để ḥa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đ̣i nợ, lựa ngày giờ tốt để cho mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị rủi ro, dùng bùa chú để phá thai, dùng bùa chú làm cóng lưỡi, dùng bùa chú khiến quai hàm không cử động, dùng bùa chú khiến người phải bỏ tay xuống, dùng bùa chú khiến tai bị điếc, hỏi gương soi, hỏi phù đồng thiếu nữ, hỏi thiên thần để biết họa phước, thờ mặt trời, thờ đại địa, phun ra lửa, cầu Siri thần tài.”55 Đức Phật cũng lên án việc dùng những bùa chú và ma thuật để làm hại đến người khác. Đồng thời Ngài cũng không cho phép dùng các phép thuật để cầu được những điều tốt lành như “dùng các ảo thuật để được yên ổn, để khỏi làm các điều đă hứa, để được che chở khi ở trong nhà bằng đất, để dương được thịnh, để làm người liệt dương, để t́m đất tốt làm nhà, để cầu phước cho nhà mới, lễ rửa miệng, lễ tắm, lễ hy sinh, làm cho mửa, làm cho xổ, bài tiết các nhơ bẩn về phía trên, bài tiết các nhơ bẩn về phía dưới, tẩy tịnh trong đầu, thoa dầu trong tai, nhỏ thuốc mắt, cho thuốc qua lỗ mũi, xức thuốc mắt, thoa dầu cho mắt, chữa bệnh cho mắt, làm thầy thuốc, mổ xẻ chữa bệnh cho con nít, cho thuốc uống bằng các loại rễ cây, ngăn ngừa công hiệu của thuốc.”56 Điều giới này cho thấy quan điểm của Đức Phật là người xuất gia cũng không nên là một bác sĩ hay những người làm việc trong ngành y, mà chỉ chuyên tâm tu tập để hướng đến giải thoát. Hai phần trung giới và đại giới đă phản ánh rơ quan điểm của Đức Phật một cách chi tiết về những việc làm sai trái cũng như các nghề nghiệp sai trái. Hai phần này do đó cũng có thể được xem là sự giải thích của Đức Phật về chánh nghiệpchánh mạng.

Sau khi tŕnh bày xong về tiểu giới, trung giới, đại giới, Đức Phật so sánh một vị Tỳ kheo đầy đủ giới luật như một vị Sát-đế-lỵ đă làm lễ quán đảnh sau khi đă hàng phục những kẻ thù địch. Giới luật do đó theo Đức Phật như một chỗ dựa vững chắc làm cho các vị xuất gia có thể tự tin và vững vàng trước quần chúng.

Và như vậy, Đại vương, vị Tỷ-kheo ấy, nhờ đầy đủ giới luật nên không thấy sợ hăi từ một chỗ nào về phương diện hộ tŕ giới luật. Đại vương, như một vị Sát-đế-lỵ đă làm lễ quán đảnh, đă hàng phục kẻ thù địch, không c̣n thấy sợ hăi từ chỗ nào nữa về phương diện thù địch. Cũng vậy, này Đại vương, Tỷ-kheo ấy nhờ đầy đủ giới luật, nên không thấy sợ hăi từ một chỗ nào về phương diện hộ tŕ giới luật. Vị ấy nhờ đầy đủ giới luật cao quư này, nên hưởng lạc thọ, nội tâm không vẩn đục. Như vậy, này Đại vương, Tỷ-kheo đầy đủ giới luật.57

 

3.KT LUN  

Thông qua việc khảo sát về phương diện trì giới theo kinh Sa môn quả, người viết thấy rằng ngoài phương diện giới luật theo nghĩa đạo đức nói chung, còn có những giới liên quan đến sinh hoạt tập quán của xã hội. Những giới này là đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia. “Chúng ta

57. Thích Minh Châu(1991):134, nguyên văn: Sa kho so, mahārāja, bhikkhu evaṃ sīlasampanno na kutoci bhayaṃ samanupassati, yadidaṃ sīlasaṃvarato. Seyyathāpi – mahārāja, rājā khattiyo muddhābhisitto nihatapaccāmitto na kutoci bhayaṃ samanupassati, yadidaṃ paccatthikato; evameva kho, mahārāja, bhikkhu evaṃ sīlasampanno na kutoci bhayaṃ samanupassati, yadidaṃ sīlasaṃvarato. So iminā ariyena sīlakkhandhena samannāgato ajjhattaṃ anavajjasukhaṃ paṭisaṃvedeti. Evaṃ kho, mahārāja, bhikkhu sīlasampanno hoti.

không nên quên rằng các vị xuất giađược giải thoát giữa quần chúng nhân dân, và việc xuất gia không đủ để cắt đứt mọi ràng buộc thế gian: bên trong chiếc áo cà sa, vị tu sĩ vẫn là con người của thời đại và khu vực sống”.58

Tính chất nổi bật về trì giới trong kinh Sa môn quả là chỉ ra những sai lầm, những bất cập trong sinh hoạt giới luật của các học phái ngoại đạo đương thời, ít mang tính ràng buộc và nguyên tắc như trong Luật tạng. Mục đích của việc trì giới theo kinh là tránh xa những điều phiền toái, những sinh hoạt nghề nghiệp không có lợi cho con đường giải thoát. “Có thể khẳng định rằng đạo đức của người xuất gia là làm sao tâm chúng ta không vướng bận các pháp, bị các pháp thế gian chi phối thì chúng ta vẫn kẹt trong sanh tử. Và muốn tâm không kẹt các pháp, phải có đời sống phạm hạnh gọi là giữ giới.”59

Sự có mặt của ba la mật này ở cả hai truyền thống, Nguyên thủyĐại thừa, cho thấy tầm quan trọng của việc giữ giới đối với đời sống tu hành, đặc biệt là giới xuất gia. Trong giới hạn của tiểu luận này, sử dụng phương pháp văn bản học, người viết chỉ nhắm đến phương diện  trì giới trong kinh Sa môn quả như một giá trị không thể thiếu khi đề cập đến lý tưởng của một người xuất gia.

 

 

*. Hiện đang là Tăng sinh thạc sỹ khóa II tại  Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM. Thế danh: Nguyễn Vũ Hiền Đức. MHV:CHCQ2003.

1. BHS s.v sāmaññaphalasuttaṃ: श्रामण्यफलसूत्र(Śrāmaṇyaphalasūtra)

2. D. 2.

3. 沙門果經, CBETA, T01, no. 1,p.108-109

4. Bản dịch Pali: Thích Minh Châu (1991), Bản dịch Hán: Tuệ Sỹ (2008b)

5. Thanissaro dịch với tựa đề “The Fruits of the Contemplative Life”.

6. सामञ्ञ

7. PED  s.v sāmañña samaṇaship, in accordance with true Samaṇaship, striving to be a samaṇa.

8. 巴汉词典

9. DCBT s.v sāmañña: 份符合,一般性,出家人的身份.

10. BD s.v फल

11. PED s.v phala : fruit, benefit.

12. DCBT s.v phala: 果.

13. Advantage resulting from Samaṇaship, fruit of the life of the recluse.

14. N.Dutt(1999): 27.

15. Tiếng Pali: सील (sīla),tiếng Sanskrit: शील (śī́la), tiếng Hán: 持戒.

16. Pali: पारमी (pāramī): completeness, perfection, Sanskrit: पारमित (pāramita): gone to the opposite shore, crossed, traversed, tiếng Hán: 菠羅蜜.

17. Nguyên văn: bhikkhu sīlasampanno.

18. Thích Minh Châu (1991): 122, nguyên văn: pātimokkhasaṃvarasaṃvuto viharati ācāragocarasampanno, aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī, samādāya sikkhati sikkhāpadesu,

19. Tiếng Pali: चूळसीलं (Cūḷasīlaṃ), tiếng Hán: 小戒.

20. Nguyên văn: pahāya …  paivirato hoti.

21. Nguyên văn : Idampissa hoti sīlasmiṃ.

22. Thích Minh Châu (1991):122.

23. Thích Minh Châu (1991):122.

24. Thích Minh Châu (1991):122.     

25. Thích Minh Châu (1991):123.

26. Thích Minh Châu (1991):123.

27. Thích Minh Châu (1991):123.

28. Thích Minh Châu (1991):123.

29. Thích Minh Châu (1991):123.

30. Thích Minh Châu (1991):124.

31. Thích Minh Châu (1991):124.

32. Thích Minh Châu (1991):124.

33. Thích Minh Châu (1991):124.

34. Thích Minh Châu (1991):124.

35. Tiếng Pali: मज्झिमसीलं (Majjhimasīlaṃ), tiếng Hán: 中戒.

36. Nguyên văn: Yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpaṃ… viharanti.

37. Thích Minh Châu (1991):124.

38. Thích Minh Châu (1991):125.

39. Thích Minh Châu (1991):125.

40. Thích Minh Châu (1991):125-126.

41. Thích Minh Châu (1991):126.

42. Thích Minh Châu (1991):126-127.

43. Thích Minh Châu (1991):127-128.

44. Thích Minh Châu (1991):128.

45. Thích Minh Châu (1991):129.

46. Thích Minh Châu (1991):129.

47. Tiếng Pali: महासीलं (Mahāsīlaṃ), tiếng Hán: 大戒.

48. Nguyên văntiracchānavijjāya micchājīvena jīvitaṃ kappenti.

49. Nguyên văn: evarūpāya tiracchānavijjāya micchājīvā paṭivirato hoti.

50. Thích Minh Châu (1991):130.

51. Thích Minh Châu (1991):130.

52. Thích Minh Châu (1991):130-131.

53. Thích Minh Châu (1991):131-132.

54. Thích Minh Châu (1991):132.

55. Thích Minh Châu (1991):132-133.

56. Thích Minh Châu (1991):133.

58. Người viết dịch từ nguyên tác Lamotte(1988): 621, “For we must not forget that the bhiksus made their recruits among the people, and renouncing the world did not suffice to sever automatically every wordly bond : inside the yellow robe, the monk remains a man of his times and environment.”

59. Thích Trí Quảng (2015), Hai mươi mùa An cư, tập 2A, Xây dựng đạo đức của người tu: 457.

TÀI LIU THAM KHO

Tài liu tiếng Pāḷi, Hán và tiếng Anh

Dīghanikāya, I-III, ed. T. W. Rhys David and J. E. Carpenter, (London: PTS, 1889-1910)

CBETA, T01, no. 1,p.108-109.

Akira Hikarawa-Paul Groner (trans. and ed.) (1990), A History of Indian Buddhism from Sakyamuni to Early Mahāna, United States of America : University of Hawaii Press.

Étienne Lamotte - Sara Webb-Boin (trans) (1988), History of Indian Buddhism from the origins to the Saka era, Louvin-Paris: Peeters Press.

 Gregory Schopen (1997), Bones, Stones, and Buddhist Monks, United States of America : University of Hawaii Press.

Paul Williams (2009), Mahāyāna Buddhism: The Doctrinal Foundations, Library of Religious Practices and Beliefs.

Peter Harvey (2013), An Introduction to Buddhism: Teachings, History, and Practices, United States of America: Cambridge University Press, second edition.

Thanissaro translated, The Fruits of Comtemplative life, Source: Access-to-Insight, http://www.accesstoinsight.org/canon/digha/dn2.html

 

Tài liu nghiên cu tiếng Vit:

Chánh minh (n.d), Lun gii kinh Sa môn qu phn 1, tkchanhminh.wordexpress.

Maitreya  B.Ānanda -Thích Nữ Tịnh Vân dịch (2005), Pāli căn bn,  Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM.

Nalinaksha.Dutt-Thích Minh Châu dịch (1999), Đại tha và s liên h vi Tiu tha, Nhà xuất bản TP.HCM. 

Thích Minh Châu dịch (1991), Kinh Trường B, tập I, Hồ Chí Minh: Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam.

 Thích Minh Châu (2011), Dàn ý Kinh trung b và tóm tt kinh trường b, Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM.

Thích Minh Châu-Thích Nữ Trí Hải dịch (1998), So sánh Kinh Trung A hàm (ch Hán) & Kinh Trung b (ch Pali), Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM.

Thích Nhuận Thịnh (2012), Tìm hiu kinh Sa môn qu, trang tin Đạo Phật Ngày Nay.

Thích Trí Quảng (2015), Hai mươi Mùa An cư, Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức, bốn quyển.

Tuệ Sỹ dịch và chú (2008a), Trường A hàm tng mc lc, Hồ Chí Minh:  Nhà xuất bản phương Đông.

Tuệ Sỹ dịch và chú (2008b), Trường A hàm, Hồ Chí Minh:  Nhà xuất bản phương Đông.

 

BNG VIT TT

BD.      Buddhist Dictionary, by Nyānatiloka. (Colombo: Buddhist Publication Society, 1988).

BHS. Buddhist Hybrid Sanskrit Grammar and Dictionary,Franklin Edgerton ed.(1998), Motilalal Banarsidass Publishers Private Limited, Delhi, Vol II.

D.         Dīghanikāya, I-III, ed. T. W. Rhys David and J. E. Carpenter, (London: PTS, 1889-1910).

DCBT. Dictionary of Chinese Buddhist Term, ed. W. E. Soothill and L. Hodous. (Delhi: Motilal Banarsidass).

PED. Pali English Dictionary, ed. T. W. Rhys Davids and W. Stede. (London: PTS, 1921-25).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11023)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 11833)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(Xem: 7084)
Từ nơi bản thể tịch tĩnh của Đại Niết-bàn mà đức Thế-Tôn thiết định Sīla: học xứ, học giới,.. nên học xứ ấy là nghiệp dụng của bản thể...
(Xem: 51630)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 8027)
Bài Văn Cảnh Sách Của Đại Viên Thiền Sư ở Núi Quy; Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thánh Tri phỏng Việt dịch
(Xem: 5778)
Trì giới này thời như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của báu, như người bệnh được bình phục, như người tù được tự do, như kẻ đi xa được trở về.
(Xem: 5321)
Những người hộ trì giới pháp này, không nên sinh khởi tưởng nghĩ là thời tượng pháp hay mạt pháp, vì sự trì giới nghiêm cẩn sẽ ...
(Xem: 4960)
Sau khi đã thọ giới, nếu chúng ta có thể dựa trên căn bản “chỉ ác phòng phi, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” mà làm theo, thì đó chính là chúng ta đang giữ giới vậy.
(Xem: 6782)
Đức Phật không có cái tâm tưởng nào khác ngoài tâm đại Từ đại Bi, ban vui cứu khổ cho tất cả chúng sinh. Vì vậy Đức Phật ra đời, cũng không ngoài mục đích ấy.
(Xem: 8130)
Sanh tử cũng là việc lớn, vì cơn vô thường (chết) chóng mau! Thế, người học đạo, với mỗi giờ, mỗi phút phải lấy đó làm điều nhớ lo.
(Xem: 5070)
Thập Thiệnpháp môn căn bản, là thềm thang cho mọi pháp môn. Hành giả dù có chí mong cầu phước báu hữu lậu ở cõi nhân thiên, hay hướng về vô lậu giải thoát Niết Bàn, cho đến Vô Thượng Giác, đều phải khởi điểm từ Thập Thiện.
(Xem: 17420)
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
(Xem: 12771)
Tâm hiếu thuậntâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian.
(Xem: 5092)
Giới luậtyếu tố cần thiết để một Tỳ-kheo làm mô phạm cho trời người, bước đi trên con đường giải thoát được vững chãi.
(Xem: 5167)
Luật tạng: 律藏, tiếng Phạn: vinaya-pitaka, bộ thứ hai trong Tam Tạng, nhưng chính thức ra đời vào lần Kết tập thứ 2.
(Xem: 4471)
Những giáo nghĩa Bụt dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giáctừ bi...
(Xem: 9224)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 4660)
Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài.
(Xem: 4789)
Khi phát nguyện thọ trì dù chỉ một giới, quyết định mạnh mẽ nảy sinh từ tuệ giác ấy sẽ đưa ta đến tự dohạnh phúc đích thực.
(Xem: 5196)
Mục đích của người tu hành là hướng đến giải thoátgiác ngộ, mà muốn được giải thoát, giác ngộ thì đương nhiên phải tuân thủ một số nguyên tắc.
(Xem: 4581)
Những giới luật liên quan đến ẩm thực nhằm hướng dẫn thái độhành vi khi ăn uống của người xuất gia nói riêng và người Phật tử nói chung.
(Xem: 12765)
Nếu có duyên mà thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát thì sự thành tựu giới thể rất là vượt bực.
(Xem: 14759)
Trì Giớithực hành những luật lệđức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp;
(Xem: 12628)
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm LinhĐạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tử chúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
(Xem: 5036)
Trong Học pháp có một giới cần phải nhận định cho rõ là giới phá hòa hợp Tăng. Tăng từ 4 vị trở lên, không biết chúng mà đồng một Kiết-ma, đồng một thuyết giới, gọi là Tăng hòa hợp.
(Xem: 6747)
Giới luật là mạng mạch của Phật pháp, Giới luật còn là Phật pháp còn; Giới luật mất là Phật pháp mất.
(Xem: 12994)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12544)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 19496)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 14035)
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
(Xem: 13173)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 14372)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 13704)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 14908)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 19996)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 12842)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 13044)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 16751)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 18191)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 11815)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 11383)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 18747)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 18144)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 12644)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(Xem: 34501)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 13572)
Chủ ý đó là muốn Tỷ kheo phải là bậc Chúng trung tôn, thân miệng ý, cả 3 nghiệp ấy đừng có những tội lỗicử động bất xứng... Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 25146)
Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì... Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)
(Xem: 13616)
Là một bộ luật quan trọng trong sáu bộ luật của ngài Nam Sơn, bắt nguồn từ bộ luật của ngài Đàm-vô-đức. Vào cuối đời Đường ở núi Thái Nhứt, sa môn Đạo Tuyên chú thích. Việt dịch: Thích Thọ Phước
(Xem: 142798)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 23324)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 22904)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 19107)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(Xem: 16950)
Luật Học Tinh Yếu - Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 31669)
Cúi đầu lễ chư Phật, Tôn Pháp, Tỳ-kheo Tăng, Nay diễn pháp Tỳ-ni, Để Chánh pháp trường tồn... HT Thích Trí Thủ dịch
(Xem: 27259)
Luật Tứ Phần - Việt dịch: HT Thích Đổng Minh; Hiệu chính và chú thích: Thích Nguyên Chứng, Thích Đức Thắng
(Xem: 24906)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
(Xem: 28732)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Ðức Ðạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn... Thích Phước Sơn
(Xem: 36001)
Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ kheo ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo...
(Xem: 29042)
Cách tốt nhất để mang lại sự an ổn cho bản thân là hướng về điều thiện, và quy y Tam bảo là nền tảng đầu tiên cho một cuộc sống hướng thiện.
(Xem: 26437)
Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant