Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Thích Nguyên Chứng: Tăng hòa hiệp

Wednesday, August 31, 202208:48(View: 4866)
Thích Nguyên Chứng: Tăng hòa hiệp
Thích Nguyên Chứng: Tăng hòa hiệp

books-2306385_1280-780x470

Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người. Cho đến các thần linh trên đỉnh Olympia của Hy-lạp, vì thường xuyên bất mãntranh chấp lẫn nhau, dẫn đến không biết bao nhiêu thảm họa cho loài người. Tuy chỉ là huyền thoại, nhưng ở đó cũng đã ghi đậm dấu ấn thất vọng của loài người, trước khát vọng một thế giới thanh bình để sống trọn vẹn với những người mình thương yêu.

Nguyên nhân tại đâu?

Một thời, Thiên đế Thích đến hầu chuyện với Phật, và nêu câu hỏi: Do kết sử gì, do những hệ phược gì, mà trong khi tất cả mọi loài, từ chư thiên cho đến loài người, các loại quỷ thần, đều ước mong sống bình an không hận thù, không tranh chấp; nhưng chúng vẫn hận thù, tranh chấp lẫn nhau, sống không an lạc?[1]

Nguyên nhân sâu xa vẫn là do bởi tự ngã. Tác động lên bản năng tồn tại của tự ngã là thế giới tự nhiên, và các hình thái tập quần.

Từ thời đại xa xưa có những người muốn thoát ly mọi hệ phược do đời sống tập quần để tự tạo cho mình một thế giới thanh bình, an lạc. Sườn non, động đá, núi rừng u tịch, vẫn không tách rời cá nhân ra khỏi những tương quan với thế giới, với tập quần.

Các đệ tử đầu tiên của Phật họp thành một nhóm nhỏ, gồm những vị trước đó đã hoàn toàn bứt khỏi tất cả hệ phược thế gian, sau đó sống không bị chi phối bởi tham ái. Cộng đồng Thánh đệ tử đầu tiên ấy được nói là sống y chỉ trên Pháp và Luật; nhưng Pháp và Luật bấy giờ không lập thành những quy tắc ràng buộc, mà là những ước thúc tự giác và tự nguyện. Khi Giáo đoàn phát triển rộng lớn, nhiều thành phần xã hội khác nhau, nhiều phần tử mà từ những tập quán tư duy, điều kiện sinh hoạt, thuộc nhiều giai cấp xã hội khác nhau, cùng tập hợp sống chung trong một trú xứ, nhiều sự kiện phức tạp dần dần phát sinh. Từ đó, kỷ luật tu đạo được Phật quy định tùy theo những sự vụ xảy ra.

Ý nghĩa chế giới được Phật nói rõ cho Bhaddālin lúc vị này hỏi, khi Phật chưa quy định nhiều học giới thì có rất nhiều Tỳ-kheo chứng đắc Chánh trí hơn; nhưng về sau, càng nhiều học giới được quy định, người chứng đắc Chánh trí càng ít hơn. Phật nói, sự kiện là như vậy, khi mà các hạng chúng sinh thoái thất, khi mà Chánh pháp đang biến mất dần, khi ấy càng có nhiều học giới hơn và càng ít Tỳ-kheo chứng nhập Chánh trí hơn. Đức Đạo Sư chưa quy định học giới cho các đệ tử chừng nào những sự rò rỉ chưa xuất hiện trong Tăng.[2]

Một thời, sau khi Ni-kiền Thân Tử tạ thế, các đệ tử liền tranh chấp nhau, chia rẽ, gây hấn lẫn nhau. Sa-di Châu-na bấy giờ sau ba tháng an cư đến hầu thăm ngài A-nan, nhân tiện tường thuật biến cố vừa xảy ra giữa các đệ tử của Ni-kiền. Vừa nghe xong, A-nan tức thì dẫn Châu-na đến hầu Phật, và tường thuật lại chi tiết biến cố vừa xảy ra giữa các đệ tử của Ni-kiền, mong rằng sau khi Thế Tôn tịch diệt sẽ không có sự tranh chấp xảy ra trong Tăng. Sự tranh chấp như vậy sẽ gây đau khổ cho nhiều người, không ích lợi gì cho chư thiênnhân loại.

Nhân đó, Phật chỉ cho A-nan gốc rễ của đấu tranh, cùng các pháp ngăn chặn. Đó là sáu gốc rễ tranh chấp, bảy pháp diệt tránh và sáu pháp khả niệm.[3]

Những ai bị chế ngự bởi phẫn nộoán hận, ngụy thiện và não hại, tham lam và tật đố, giảo hoạt và man trá, ác dụctà kiến; những người ấy không tôn kính Phật, không tôn kính Pháp, không tôn kính Tăng, không nỗ lực hoàn thiện các học giới. Những người như vậy thường xuyên gây tranh chấp, tranh luận trong Tăng; gây bất ổn và khiến nhiều người không được an lạc.

Để ngăn ngừa các ác pháp như vậy, chế ngự những hạng như vậy, khiến cho Tăng hòa hiệp, hiện hữu như một cộng đồng hoàn thiện, ưu mỹ giữa các cộng đồng xã hội chất chứa quá nhiều mâu thuẫn, xung đột; ngăn chặn các pháp ô nhiễm xuất hiện giữa các Tỳ-kheo, trong hiện tại cũng như tương lai, khiến cho những ai chưa tin tưởng Chánh pháp thì có được tịnh tín; những ai đã có tín, thì tín tâm càng kiên cố. Tất cả vì sự tồn tại lâu dài của Chánh pháp, vì ích lợi cho vô số chúng sinh.[4]

Đó là sự thực. Chánh pháp chỉ tồn tại, nếu còn được hành trì. Thuốc chỉ có giá trị nếu được dùng để trị bệnh. Chánh pháp chỉ có thể được bảo vệ bằng tín tâm thanh tịnh, bằng tu học tinh cần của các chúng đệ tử. Chánh pháp không thể được duy trì bằng tranh chấp, bằng ác dục, ngụy thiện, dối trá. Nhưng tham lam và tật đố, ác dục và ngụy thiện, là những pháp ô nhiễm không thể bị diệt trừ dễ dàng đối với phàm phu. Do đó Phật chế giới.

Sự chấp hành giới y trên ý chí tự nguyện, tự giác. Tuy nhiên, như đức Phật chỉ rõ, khi mà Chánh pháp được các quốc vương, đại thần, trưởng giả phú hộ biết đến và tín ngưỡng, pháp hữu lậu bấy giờ xuất hiện trong Tăng. Nhiều hạng người xuất gialợi dưỡng. Cũng có những hạng sơ tâm xuất gia thì chí cầu giải thoát, nhưng khi được nhiều người biết đến, danh dựlợi dưỡng tăng trưởng, tâm những người thuộc hạng ấy bắt đầu bị ô nhiễm. Từ nơi những hạng ấy, tham lam và tật đố, ác dục và ngụy thiện các thứ lấp kín tâm tư, từ nơi ấy gây nên bất ổn trong Tăng, gây nên tranh chấp, phá hoại hòa hiệp Tăng.

Cho nên, trong thời gian đầu khi mà pháp hữu lậu ô nhiễm chưa xuất hiện trong Tăng, đức Phật chỉ giáo giới các đệ tử bằng những điều học đơn giản: đây là giới, đây là định, đây là tuệ; hãy hộ trì khẩu nghiệp, không hành ác nghiệp bởi thân, tâm ý tư duy thanh tịnh. Đấy gọi là giáo giới ba-la-đề-mộc-xoa. Nhưng về sau, danh dựlợi dưỡng chi phối một số các đệ tử, khi mà Chánh pháp được tín ngưỡng rộng rãi trong nhân gian; bấy giờ đức Phật quy định các điều khoản học xứ: Điều này các ngươi không được làm; những điều này các ngươi cần phải hành trì. Từ đó thiết lập uy đức ba-la-đề-mộc-xoa.

Tỳ-kheo hoàn thiện tăng thượng giớitu tập bằng sự phòng hộ của ba-la-đề-mộc-xoa. Tự phòng hộ bằng sự chế ngự các căn. Và cũng tự phòng hộ bằng sự giúp đỡ của các đồng phạm hạnh, các thiện hữu đồng học, đồng giới. Cho nên, khi A-nan trình lên Phật ý tưởng cá nhân về sự nương tựa của một cá nhân Tỳ-kheo nơi các đồng phạm hạnh để tu tập, rằng thiện tri thức là phân nửa đời sống phạm hạnh; khi được thưa hỏi như vậy, đức Phật chỉ dạy, không phải phân nửa, mà toàn bộ đời sống phạm hạnhthiện tri thức. Ý nghĩa này cũng được quy định thành văn, trong sự khuyến cáo của Tăng đối với một Tỳ-kheo, trong thiên Tăng-già-bà-thi-sa: “Đại đức nên như pháp can gián các Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo cũng như pháp can gián Đại đức. Chúng đệ tử của Thế Tôn như vậy được tăng ích, can gián lẫn nhau, khuyên dạy lẫn nhau, bày tỏ sám hối với nhau.”

Nguyên lý hay nền tảng để các Tỳ-kheo y trên đó mà bằng ý chí tự nguyện tuân hành các học xứ do Thế Tôn quy định; nguyên lý đó là sáu pháp khả niệm, sáu pháp dẫn đến sự tương thân tương kính, hòa hiệp nhất thể giữa các Tỳ-kheo.[5] Y trên sáu pháp khả niệm ấy, các Tỳ-kheo sống chung trong cùng một trú xứ, cùng tuân hành những phận sự thường hành, đồng chánh kiếnchánh mạng, đồng nhất học xứ và đồng nhất oai nghi; đồng học dưới một đức Đạo Sư, cùng hòa hiệp như nước với sữa.

Tuy vậy, tránh sự vẫn thỉnh thoảng khởi lên, do kiến giải dị biệt, do bất đồng quan điểm giữa hai hay nhiều Tỳ-kheo, về các ngữ nghĩa, về các thiên tội, về phận sự thường hành; từ sự bất đồng giữa một nhóm nhỏ Tỳ-kheo có thể bùng vỡ lớn, dẫn đến sự bất đồng giữa một cộng đồng trong một trú xứ. Trong các trường hợp như vậy, đức Phật quy định bảy nguyên tắc cần chấp hành, để dập tắt tránh sự, đưa đến sự hòa hiệp trong Tăng.

trích Pháp diệt tránh


[1] Trường A-hàm, kinh 14: Thích đề-hoàn nhân vấn. Pāli, D. 21. Sakkapañhāsutta.

[2] Trung A-hàm, kinh 194: Bạt-đà-hòa-lợi. Pāli, M. 65, Bhaddālisutta.

[3] Trung A-hàm, kinh 196: Châu-na. Pāli, M. 104. Sāmagāmasutta.

[4] Luật Tứ phần, tr. 570c: “Từ nay trở đi, Ta vì các Tỳ-kheo kết giới, nhắm đến mười cú nghĩa: 1. Nhiếp thủ đối với Tăng. 2. Khiến cho Tăng hoan hỷ. 3. Khiến cho Tăng an lạc. 4. Khiến cho người chưa tín thì có tín. 5. Người đã có tín khiến tăng trưởng. 6. Để điều phục người chưa được điều phục. 7. Người có tàm quý được an lạc. 8. Đoạn hữu lậu hiện tại. 9. Đoạn hữu lậu đời vị lai. 10. Chánh pháp được tồn tại lâu dài. Ngũ phần (tr.3c1): 1. Tăng hòa hiệp; 2. Tăng đoàn kết; 3. Chế ngự người xấu; 4. Để cho người biết hổ thẹn được yên vui; 5. Đoạn hữu lậu đời này; 6. Diệt hữu lậu đời sau; 7. Khiến người chưa tin có tín tâm; 8. Khiến người có tín tâm được tăng trưởng; 9. Để Chánh pháp lâu dài; 10. Phân biệt tì-ni phạm hạnh tồn tại lâu dài. Tăng kỳ (tr.228c24): 1. Nhiếp Tăng; 2. Cực nhiếp Tăng; 3. Để Tăng an lạc; 4. Chiết phục người không biết hổ thẹn; 5. Để người có tàm quý sống yên vui; 6. Người chưa tin được tin; 7. Người đã tin thì tin thêm; 8. Trong đời này được lậu tận; 9. Các lậu đời vị lai không sinh; 10. Để chánh pháp cửu trụ. Căn bản (tr.629b22), như Pāḷi. Pāḷi, Vin.iii. tr.32: saṅghasuṭṭhutāya (vì sự ưu mỹ của Tăng); saṅghaphāsutāya (vì sự an lạc của Tăng); dummaṅkūnaṃ puggalānaṃ niggahāya (để chế phục hạng người không biết hổ thẹn) ; pesalānaṃ bhikhūnaṃ phāsuvihārāya (để các Tỳ-kheo nhu hòa sống an lạc); diṭṭhadhammikānaṃ āsavānaṃ saṃvarāya (để ngăn chặn hữu lậu đời này); sampāratikānaṃ āsavānaṃ paṭighātāya (để đối trị hữu lậu đời sau); appasannānaṃ pasādāya (vì tịnh tín của người chưa có tín); pasannānaṃ bhiyyobhāvāya (vì sự tăng trưởng của người có tín); saddhammaṭṭhitiyā (vì sự trường tồn của chánh pháp); vinayānuggahāya (để nhiếp hộ tì-ni).

[5] Thường nói là sáu pháp hòa kỉnh. Trung A-hàm, kinh 196: Châu-na, sáu pháp ủy lạo: Đó là pháp khả ái, là pháp khả lạc, khiến cho tương thân, khiến cho tương kính, khiến cho tương trợ, khiến cho cung kính, khiến cho tu tập, khiến cho đoàn kết, tác thành Sa-môn, tác thành nhất tâm, được sự tinh cần, chứng đắc Niết-bàn. Pāḷi, M. 104 Sāmagāmasutta: ayampi dhammo sāraṇīyo piyakaraṇo garukaraṇo saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṃvattati. Đây là pháp khả niệm, tác thành tương thân, tác thành tương kính, dẫn đến nhất thể hòa hiệp, không tranh chấp cho Tăng.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 176)
“Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn, Thiện duyên nan ngộ, Phật quốc nan sanh” là gì ?
(View: 248)
Thờ Phật không phải là cầu xin ban phúc hay tha tội, vì Ngài không phải thần linh mà là người thầy dạy cách thoát khỏi khổ đau mà chính ngài tìm kiếm, chứng nghiệm.
(View: 294)
Dòng đời xưa nay vẫn thế, từng đời từng đời nối tiếp nhau, thịnh suy bất định, tụ tán vô kỳ.
(View: 682)
Vesak theo truyền thống gắn liền với sự ra đời, giác ngộ và nhập Niết bàn của Đức Phật,
(View: 697)
Bồ Tát Đạo là con đường mà vị Bồ Tát phải đi qua. Đây là những giai đoạn mà một vị Bồ Tát kinh qua trên đường giác ngộ.
(View: 800)
Trong triết lý sống của ông cha ta, có một câu nói nghe qua tưởng nghịch lý nhưng lại ẩn chứa sự minh triết sâu sắc
(View: 905)
Hiện nay đang ở vào thời mạt thế, xuất hiện nhiều tà sư hướng dẫn Phật tử vào con đường sai lạc. Điều này không phải bây giờ mới có.
(View: 944)
Bài này được viết với chủ đề ghi lời Đức Phật dạy rằng hãy giữ thân không bệnh, để có thể học và tu pháp giải thoát.
(View: 970)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn, sau khi Ngài ly thế, cũng chính là vào thời kỳ Mạt pháp thì
(View: 806)
Đạo đức không còn là một khái niệm, một lời kêu gọi ‘hãy sống thiện’, một giá trị lý tưởng cao xa, mà là một thực thể cụ thể, ăn được, uống được, thu nạp được, và ăn uống được nên mới “say”.
(View: 933)
Quan điểm cho rằng tâm trí của chúng ta có chiều sâu vô thức đã trở nên phổ biến do sự phổ biến của phân tâm học và các kỹ thuật trị liệu liên quan.
(View: 1014)
Trong kinh điển Phật giáo, từ Hán tạng cho đến Nikāya nói chung, thật sự không quá khó để tìm thấy những cụm từ liên quan đến một phương tiện
(View: 987)
Người học Phật, chẳng những phải tham cứu chơn lý, mà lại cần phải y như chơn-lý mà thiệt thành cho đến khi chứng đặng chơn-lý;
(View: 1019)
Phật tánh là chủ đề chính của Kinh Đại Bát Niết Bàn do ngài Đàm Vô Sấm (385 – 433) mang qua Trung Hoa và dịch.
(View: 1209)
Đôi khi bạn rơi vào một diễn đàn Phật pháp trên Internet, bất ngờ lại thấy tranh cãi bộ phái, rằng chuyện Nam Tông thế này và Bắc Tông thế kia
(View: 1240)
Trong giáo lý nhà Phật, "kham nhẫn" và "nhẫn nhục" là hai phạm trù rất quan trọng trong việc tu tập.
(View: 1165)
Phật giáo cũng như vận mệnh của người dân, luôn thăng trầm theo thời cuộc.
(View: 1187)
Hãy buông xả và cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn. Một kỹ năng sống không thể thiếu.
(View: 993)
Từ thời học tiểu học, trong mỗi cuốn vở đều thấy có in dòng chữ “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.
(View: 1877)
Tôi không dám so sánh vì ai cũng có cuộc du hành cuối đời, tôi đã khá xúc động mạnh khi đọc kinh Đại Bát Niết Bàn hồi còn trẻ, nhưng hiện tại tôi đang tưởng niệm và cảm xúc đến Thầy tôi nên xin viết ra đây để kỷ niệm.
(View: 1035)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 966)
Năm ấy Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Nguyên hoằng pháp. Ngài gặp Lương Võ Đế, một ông vua có tiếng sùng đạo, mến mộ Phật pháp.
(View: 1581)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 1589)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau.
(View: 1378)
Chúng con trân trọng kính mời quý vị tham gia một Ngày Quán Niệm với chủ đề “Tháng Tư Nuôi Dưỡng và Trị Liệu” dành cho các tăng thân người Việt do quý thầy và sư cô của Tu Viện Lộc Uyểnhướng dẫn tại Quận Cam.
(View: 1793)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 1704)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta.
(View: 1150)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(View: 1926)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm XứTứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý TúcNgũ Căn, Ngũ Lực,
(View: 1602)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(View: 1111)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1713)
Hộ niệm hay giáo hóa cho người bệnh sắp chết là pháp hành quan trọng và phổ biến trong thời đại Thế Tôn. Pháp tu này
(View: 1125)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1877)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm XứTứ Chánh Cần.
(View: 1761)
Bộ Cao Tăng truyện của nhà sử học Phật giáo cao tăng Huệ Kiểu (497-554) là bộ sử liệu quan trọng
(View: 1066)
Trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta). Đức Phật liệt kê mười lăm điều kiện thiện lành, tạo nên sự bình an bên trong, và đưa chúng ta đến lòng từ bi.
(View: 1062)
Khi đa số người trong một xã hội không có niềm tin về chính mình, không biết “tôi là ai”,
(View: 2301)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế một cách thực tế hơn
(View: 2036)
Sau thực phẩm, ngôn ngữ là nguồn nước của dòng chảy văn hóa trong đó văn là vẻ đẹp (văn vẻ), hóa là sự thay đổi.
(View: 1588)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế
(View: 2392)
Đức Phật đã từng xác định pháp tu Tứ Niệm Xứ là “Con đường độc nhất đưa đến: Thanh tịnh chúng sanh; Vượt khỏi sầu não;
(View: 2271)
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản.
(View: 2215)
“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm.
(View: 2290)
Phát xuất từ lời Phật dạy trên đây mà ngài Châu Hoằng nhắc nhở các Sa di không được nghe lén Tỷ kheo tụng giới.
(View: 1966)
Ngay cả khi con trẻ không hiểu ý nghĩa, việc quy y vẫn có thể giúp chúng phát triển nghiệp duyên với Pháp.
(View: 1304)
Trong thực tế đời sống, có những vấn đề lặp lại thường gắn với sự đơn diệu tẻ nhạt,
(View: 2428)
Duy thức tam thập tụng là một bộ trước tác rất trọng yếu trong pháp tướng duy thức, còn là cương lĩnhyếu chỉ của duy thức học.
(View: 2471)
Phi-bạo-lực là một giải pháp thực tế trước các sự xung đột trong thời đại của chúng ta.
(View: 1878)
Phật tử chúng ta thường đặt hoa trên bàn thờ. Chúng ta biết hoa rất đẹp, nhưng đó không phải là mục đích chúng ta đặt chúng ở đấy.
Quảng Cáo Bảo Trợ
AZCMENU Cloudbase: Giải pháp TV Menu thông minh, tiện lợi, chuyên nghiệp!
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM