Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

8. Nền tảng tâm linh

17 Tháng Hai 201100:00(Xem: 5339)
8. Nền tảng tâm linh

THẮP NGỌN ĐUỐC HỒNG
Tác giả: Nguyên Minh
NXB: Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 216 trang

Nền tảng tâm linh

Một trong những vốn quý mà tất cả chúng ta đều có chính là một nền tảng tâm linh. Nếu bạn thừa nhận với tôi bạn là một người dân Việt, tôi có thể đoan chắc là bạn đã sẵn có một nền tảng tâm linh nhất định, cho dù là bạn có nhận biết điều đó hay không.

Nền văn hóa Việt là một nền văn hóa dựa trên những nền tảng tâm linh. Chúng ta đã từng có những cơ hội tiếp xúc với các nền văn hóa lớn, và trong những bối cảnh tiếp xúc đó, chúng ta luôn dựa trên những nền tảng tâm linh để tiếp thudung hòa. Chính nhờ đó mà lịch sử đã chứng minh một điều là văn hóa Việt khi tiếp thu các nền văn hóa khác chưa từng đánh mất bản sắc của mình.

Truyền thống thờ cúng ông bà, tổ tiên là một trong những giá trị tâm linh mà tôi có thể viện dẫn ra để chứng minh cho những nền tảng của nền văn hóa Việt. Chúng ta không tiếp thu truyền thống này từ bất cứ nền văn hóa ngoại lai nào khác, mà thực sự là đã được thừa hưởng từ các thế hệ ban sơ của tổ tiên người Việt.

Vào khoảng đầu Công nguyên, chúng ta bắt đầu được tiếp xúc với Phật giáo nhờ có các thương nhân Ấn Độ tìm đến nước ta bằng đường biển. Một số thương nhânPhật tử, và có lẽ họ đã mời thỉnh chư tăng đi theo thuyền buôn của họ để có một chỗ dựa tinh thần trên đường vượt biển. Các vị tăng sĩ Phật giáo này khi đến nước ta đã khởi đầu việc truyền bá giáo lý đạo Phật. Và vì thế, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những chứng cứ cho thấy đạo Phật đã phát triển khá sớm ở nước ta so với Trung Hoa thời đó.

Sách Thiền uyển tập anh chép truyện Quốc sư Thông Biện dẫn lời Đàm Thiên pháp sư của Trung Hoa nói rằng: “Xứ Giao Châu có đường thông với Thiên Trúc. Khi Phật pháp mới đến Giang Đông chưa khắp thì ở Luy Lâu đã có tới 20 ngôi bảo tháp, độ được hơn 500 vị tăng và dịch được 15 quyển kinh rồi. Như vậy là Phật giáo đã truyền đến Giao Châu trước nước ta.” Thiền uyển tập anh – Bản Việt dịch của Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga, trang 89, NXB Văn học.

Giao Châu là tên gọi nước ta thời Bắc thuộc, và Luy Lâutrung tâm của Giao Châu thời ấy (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc), còn Thiên Trúc là tên gọi ngày xưa để chỉ nước Ấn Độ. Đoạn trích dẫn này cho thấy rõ là chính người Trung Hoa cũng đã thừa nhận việc Phật giáo truyền đến Việt Nam và phát triển sớm hơn. Trong các chuyện cổ của ta, có chuyện Chử Đồng Tử cho thấy có bóng dáng của Phật giáo, và danh từ “Bụt” xuất hiện trong nhiều chuyện cổ tích chính là cách phiên âm chữ “Buddha” trong tiếng Phạn (ngôn ngữ thời cổ của Ấn Độ) của người Việt thuở xưa. Cũng danh từ này, người Trung Hoa phiên âm bằng chữ 佛ðÍĨ và người Việt chúng ta đọc theo âm Hán Việt là Phật-đà, rồi sau giản lược chỉ còn một âm là Phật. Vì là phiên âm trực tiếp nên ta có thể thấy âm “Bụt” gần với nguyên ngữ hơn là âm “Phật”.

Khi tiếp nhận những giáo lý về luân hồinghiệp quả của đạo Phật, người Việt đã không từ bỏ những nền tảng tâm linh truyền thống trước đó của mình, mà ngược lại đã sử dụng chính những giáo lý của đạo Phật để giải thích cho niềm tin vốn có của mình. Vì thế, Phật giáo khi được tiếp nhận vào văn hóa Việt đã không còn thuần túyPhật giáo như ở cội nguồn của nó là Ấn Độ. Điều này ngay cả cho đến ngày nay chúng ta vẫn còn có thể thấy được.

Người Việt thờ cúng ông bà, tổ tiêntin chắc rằng trong các dịp cúng giỗ hằng năm các vị luôn quay về với con cháu. Niềm tin này cho đến nay vẫn không thay đổi. Người Việt ngày nay dù theo bất cứ tôn giáo nào cũng không từ bỏ việc cúng giỗ ông bà hoặc cha mẹ đã mất.

Thuyết luân hồinghiệp quả của Phật giáo nói rằng tất cả chúng sanh do nghiệp đã tạo mà phải chịu trôi lăn trong vòng sanh tử, phải tái sanh vào các cảnh giới khác nhau tùy theo nghiệp lành hay dữ đã tạo.

Người Việt tiếp nhận giáo lý này như một sự giải thích phù hợp với niềm tin của mình. Đó là tổ tiên, ông bà hay cha mẹ đã mất vẫn còn tồn tại, để có thể trở về với con cháu vào mỗi dịp cúng giỗ, thậm chí là còn luôn hiện diện bên cạnh con cháu để phù hộ, giúp đỡ vào những lúc cần thiết.

Nhưng nếu đứng từ một góc độ khách quan để so sánh giữa niềm tin của người Việt chúng ta như trên với những gì thuần túygiáo lý Phật giáo, chúng ta sẽ thấy rõ là có sự khác biệt. Giáo lý đạo Phật dạy rằng “con người sau khi chết sẽ tái sanh tùy theo nghiệp lực”, và hiểu đúng theo ý này thì tổ tiên, ông bà, hay cha mẹ đã mất của chúng ta cũng đều phải chịu tái sanh vào một đời sống khác tùy theo nghiệp thiện ác mà họ đã tạo. Mà như vậy thì không thể có chuyện tổ tiên, ông bà hay cha mẹ đã mất có thể hiện diện mãi mãi bên con cháu, hoặc quay về chứng giám trong những dịp cúng giỗ.

Tuy nhiên, bất chấp sự khác biệt này, người Việt vẫn tiếp thu đạo Phật theo cách của mình, và tất cả Phật tử Việt Nam đều xem việc thờ cúng tổ tiên, ông bà hay cha mẹ đã mất là điều hoàn toàn phù hợp với giáo lý nhà Phật. Ngay cả những người đã xuất gia sống đời tăng sĩ vẫn không từ bỏ việc giỗ cúng ông bà, cha mẹ hằng năm. Và họ còn vận dụng niềm tin này vào cả trong đạo pháp, nên các vị thầy, tổ đã viên tịch cũng đều được giỗ kỵ hằng năm.

Sự tiếp thu theo cách như trên đã đảm bảo duy trì được truyền thống tâm linh truyền lại từ bao thế hệ trước, nhưng đồng thời cũng không hề đánh mất đi những giá trị tích cực trong giáo lý nhà Phật. Bởi vì, nếu nhìn từ một góc độ khác thì việc cúng giỗ tổ tiên, ông bà hay cha mẹ đã mất cũng có thể xem là mang ý nghĩa tri ân, bày tỏ sự nhớ ơn của con cháu đối với những bậc sinh thành. Và điều này không hề ngăn cản chúng ta thực hành những lời dạy tốt đẹp của đức Phật.

Một sự tiếp thu có thay đổi khác nữa có thể nhận ra là cách vận dụng giáo lý nhân quả. Đạo Phật dạy rằng mọi hành vi của chúng ta đều mang lại những kết quả nhất định, rằng những điều ác sẽ mang lại ác nghiệp và những điều lành sẽ mang lại thiện nghiệp.

Người Việt khi tiếp thu giáo lý này đã vận dụng ngay thành một niềm tin đơn sơ nhưng chắc chắn trong ứng xử: “Ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão”. Nhưng không dừng lại ở đó, kết hợp thêm với truyền thống gắn bó giữa ông bà, cha mẹ và con cháu, người Việt đã đi đến quan niệm “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, hay thậm chí đi xa hơn nữa là “Con gái nhờ đức cha, con trai nhờ đức mẹ”. Và cũng từ những quan niệm này, người Việt luôn xem mọi thành quả tốt đẹp hay sự an ổn trong cuộc sống của mình đều là nhờ nơi âm đức của tổ tiên, nhờ phúc đức của ông bà, cha mẹ để lại.

Nhưng nếu hiểu đúng theo giáo lý nhân quả của đạo Phật thì vấn đề có phần khác biệt. Bởi Phật giáo chỉ rõ rằng nghiệp báovấn đề của mỗi người, vì thế các nghiệp thiện ác là “ai làm nấy chịu”, cho dù là cha mẹ với con cái hay bà con thân tộc cũng không thể thay thế cho nhau được. Vì thế, hiểu đúng theo giáo lý nhà Phật thì cha mẹ không thể “để đức” cho con được, mà chính bản thân đứa con vốn đã có những nghiệp thiện ác từ trước để phải nhận lãnh.

Nhưng bất chấp sự khác biệt này, tất cả Phật tử Việt Nam đều giữ nguyên vẹn niềm tin như trên một cách sâu sắc, và họ cũng không hề thấy rằng việc tin như vậy là có mâu thuẫn gì với giáo lý nhân quả của nhà Phật.

Sự tiếp thu có thay đổi này tạo nên một bản sắc riêng của Phật giáo Việt Nam, bởi vì cho dù có những thay đổi nhưng đạo Phật vẫn được tiếp nhậntruyền bá, và những thay đổi theo cách này không hề làm sai lệch đi phần cốt lõi của giáo lý đạo Phật. Như trong trường hợp chúng ta vừa nêu, niềm tin của người Việt dù có phần khác biệt, nhưng chung quy vẫn là dẫn đến một ý hướng khuyến khích việc làm lành lánh dữ. Mà khi xét đến điểm này thì rõ ràng là đã hòa nhập hoàn toàn với tôn chỉ của đạo Phật.

Còn rất nhiều điểm nữa có thể chỉ ra tương tự như trên trong quá trình tiếp thu các nền văn hóa khác nhau vào văn hóa Việt, nhưng có lẽ tạm nêu một vài điểm như thế cũng đã đủ chứng minh cho một nền tảng tâm linh vững vàng của văn hóa Việt ngay từ những ngày ban sơ của dân tộc.

Sự duy trì và bồi đắp những nền tảng tâm linh của dân tộc chính là nguyên nhân tạo nên sức mạnh phi thường, khiến cho một dân tộc nhỏ bé đã không bị đồng hóa bởi một dân tộc khác lớn hơn gấp nhiều lần trong suốt cả ngàn năm đô hộ.

Còn hơn thế nữa, điều này đã cho phép chúng ta tiếp thusử dụng một cách tích cực các yếu tố văn hóa ngoại lai mà không để cho nó làm lung lay cội rễ của mình. Việc sử dụng chữ Hán và kèm theo đó là một nền giáo dục theo Khổng-Mạnh trong suốt thời kỳ phong kiến đã chứng minh điều này.

Việc sáng chế ra chữ Quốc ngữ bằng phương pháp La-tinh hóa chữ Nôm là một thành tựu lớn lao tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng vượt bực của nền văn hóa Việt trong thời cận hiện đại.

Nhưng chúng ta đều biết là những người đầu tiên khởi xướng việc sáng tạo chữ Quốc ngữ không phải là người Việt, và họ không làm điều đó với ý hướng thực sự tốt đẹp là giúp đỡ chúng ta. Các nhà truyền giáo phương Tây xem đây là phương tiện tốt nhất để truyền đạo, còn nhà cầm quyền Pháp thì xem như một biện pháp để lôi cuốn giới trí thức theo về Tây học, nhằm đánh bật cội rễ hàng ngàn năm của nền Hán học lúc bấy giờ đang gắn chặt với quan điểm “trung quân ái quốc” và không chấp nhận văn hóa phương Tây.

Vấn đề đã không đi theo đúng hướng như họ mong muốn. Người Việt nhanh chóng nhận ra những lợi thế của chữ Quốc ngữ nên đã tích cực đóng góp vào việc hình thành và phát triển loại chữ mới này, nhưng không phải để tiếp thu văn hóa phương Tây về thay thế cho những nền tảng văn hóa Việt, mà là sử dụng nó như một công cụ hữu ích để bảo vệ và phát triển mạnh mẽ nền văn hóa Việt, thậm chí là được vận dụng ngay trong cuộc chiến tranh chống Pháp. Thơ ca hò vè tuyên truyền cho kháng chiến đã phổ biến dễ dàng và hiệu quả hơn nhờ có chữ Quốc ngữ. Quả đúng là “gậy ông lại đập lưng ông”!

Này người bạn trẻ, như bạn đã thấy đó. Các thế hệ cha ông của chúng ta đã không uổng mang dòng máu Lạc Hồng, đã không để mất đi những nền tảng văn hóa truyền thống từ cội nguồn tổ tiên truyền lại.

Nhưng lịch sử là một sự lặp lại có biến đổi. Chúng ta ngày nay không phải là không có những mối đe dọa xâm thực từ các yếu tố văn hóa ngoại lai. Thậm chí còn có thể là nguy hại và đáng sợ hơn cả ngày xưa nữa.

con đường mà cha ông ta đã đi là những kinh nghiệm quý báu mà ta không thể không nhớ đến. Vũ khí mà bao thế hệ trước đã dùng để bảo vệ nền văn hóa Việt không gì khác hơn là nền tảng tâm linh sâu thẳm mà mỗi chúng ta đều sẵn có. Chỉ cần bạn nhớ duy trì và vun bồi cho truyền thống tâm linh ấy, bạn sẽ được phòng hộ chống lại bất cứ sự xâm thực nào của các yếu tố văn hóa ngoại lai.

Bạn không phải tìm đâu xa mới có thể nhận biết được những nền tảng tâm linh của chúng ta đang được vun bồi hay đang suy thoái. Hãy quan sát những ngày kỵ giỗ ông bà trong gia đìnhthái độ của từng người con đối với ngày thiêng liêng ấy.

Một số bạn trẻ ngày nay không tự mình cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của những ngày kỵ giỗ, và đôi khi tham dự vào đó như một việc làm do cha mẹ hay những người lớn bắt buộc. Đây là một trong những dấu hiệu suy thoái của nền tảng tâm linh trong văn hóa Việt. Những bạn trẻ này, một ngày nào đó sẽ không còn thấy cần thiết phải có một bàn thờ tổ tiên, ông bà trong gia đình nữa, và họ sẽ không còn được bảo vệ bởi những sức mạnh vô hình sâu xa trong nền tảng tâm linh dân tộc.

Từ ngàn xưa, mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình, dòng tộc và làng xóm vẫn là đặc trưng nổi bật nhất trong nền văn hóa Việt.

Trong suốt hàng ngàn năm Bắc thuộc, tổ tiên ta vẫn vững vàng “cố thủ” sau những lũy tre xanh ấn định “biên giới bất khả xâm phạm” của làng xã. Sinh hoạt của người dân trong làng xã và các mối quan hệ chặt chẽ với nhau là điều mà quan quân đô hộ không sao lay chuyển nổi. Bởi thế đã hình thành từ lâu câu tục ngữ: “Phép vua thua lệ làng.” Và chính điều này đã đảm bảo những phong tục, tập quán của dân tộc được truyền lại qua từng thế hệ nối tiếp nhau.

Người dân sống chung trong một làng có quan hệ với nhau thân thiết đến nỗi khi có một người đỗ đạt vinh hiển thì hầu như cả làng đều cảm thấy vui theo trong niềm tự hào, vinh dự chung... Và quan trọng hơn nữa, mỗi làng đều có thờ một vị thành hoàng. Tuy là một vị thần nhưng được tôn kính như một người cha chung, luôn thương yêubảo vệ, che chở cho tất cả con cái trong làng. Ở một số làng, thành hoàng còn có thể là những nhân vật có thật trong lịch sử, chính là một người dân của làng đã có những đóng góp lớn lao cho đất nước hoặc cho dân làng, hoặc đã có công dạy nghề giúp dân làng sinh sống... Vì thế, cũng giống như việc thờ cúng tổ tiên, người Việt thờ thành hoàng như một hình thức bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc không phai nhạt theo thời gian.

Thu hẹp hơn quan hệ làng xã là quan hệ dòng tộc, về quy mô là nhỏ hẹp hơn nhưng do đó cũng chặt chẽ hơn. Ngày xưa – thậm chí đến nay vẫn còn ở một số nơi – mỗi làng chỉ có một số ít tộc họ nhất định, và mỗi tộc họ thường có một nhà thờ chung (từ đường). Quan hệ của những người trong cùng tộc họ rất chặt chẽ, gắn bó. Vị trưởng tộc có quyền quyết định nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến các thành viên trong tộc họ, và đồng thời cũng có trách nhiệm dìu dắt, nâng đỡ mọi người... Người trong một tộc họ khi lưu lạc làm ăn phương xa vẫn phải nhớ những ngày kỵ giỗ chính để quay về, hoặc cử đại diện về tham dự.

Và quan hệ chặt chẽ nhất vẫn là quan hệ trong gia đình. Mối quan hệ này đến nay vẫn còn để lại nhiều dấu vết cho thấy tính chất quan trọng của nó tự thuở xa xưa. Chẳng hạn, ngày xưa trong hôn nhân người Việt theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Ngày nay chúng ta cho rằng quan niệm này không còn hợp thời nữa, nhưng nó vẫn cho chúng ta thấy được vai trò quyết địnhtrách nhiệm của các bậc cha mẹ ngày xưa lớn lao như thế nào, cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau của các thành viên trong gia đình là chặt chẽ biết bao. Con cái đối với cha mẹ phải vâng lời tuyệt đối, ngay cả là những vấn đề mà ngày nay ta gọi là “riêng tư”. Quan hệ anh chị em cũng hết sức chặt chẽ, chẳng hạn như quan niệm “quyền huynh thế phụ” cho thấy là người anh có quyền hạntrách nhiệm với các em không kém người cha, nhất là khi người cha chẳng may mất sớm. Trong quan hệ vợ chồng thì “phu xướng, phụ tùy”, hay thân mật hơn là lời khuyên “chồng giận thì vợ bớt lời...”.

Ngày nay, bạn có thể cho rằng những mối quan hệ được quy định như trên có vẻ gì đó chuyên chế, không công bằng... Và thực tế là nhiều người đã không còn tuân theo như thế, chẳng hạn như trong quan hệ cha mẹ với con cái, anh chị đối với các em, vợ chồng đối với nhau...

Tuy nhiên, nếu chúng ta xét trong bối cảnh xưa kia của những quan hệ ấy, chúng ta mới thấy được tính chất tích cực của chúng. Bởi vì, sự quy định vai vế, trật tự trên dưới ngày xưa là kèm theo đó cũng quy định trách nhiệm nặng nề về phía những người “có quyền”. Cha mẹ phải lo lắng cho cuộc sống và hạnh phúc của con cái, thậm chí cho đến lúc đã có cháu nội, cháu ngoại. Anh chị phải có trách nhiệm với các em, thậm chí cho đến khi những người em đã lập gia đình và có con cái lớn khôn. Người chồng phải có trách nhiệm đối với đời sốnghạnh phúc gia đình, tự mình lo lắng tất cả cho cuộc sống của vợ con...

Cái quy định “bất thành văn” về quyền và trách nhiệm ấy đã tồn tại từ bao đời, và chính nó đã đảm bảo sự chung sống hạnh phúc của nhiều thế hệ nối tiếp nhau trong một đại gia đình, như xưa kia gọi là “tứ đại đồng đường”, nghĩa là 4 thế hệ cùng sống chung một nhà. Nó cũng đảm bảo một tỷ lệ ly hôn thấp đến mức hiếm hoi, không đáng kể. Bởi vì như câu ca dao xưa đã diễn đạt rất mộc mạc:

Con vua lấy thằng bán than,
Nó dắt lên ngàn cũng phải đi theo.

Đã “phải đi theo” lên ngàn xuống bể, thì hẳn là chỉ có thể nghĩ đến việc xây dựng hạnh phúc gia đình sao cho tốt đẹp hơn, chứ không ai còn nghĩ đến một khả năng thay thế nào khác. Vì vậy mà không có ly hôn!

Quay nhìn lại sự thay đổi trong nhiều năm qua, chúng ta không khỏi lo lắng khi nhận ra một điều là, các mối quan hệ truyền thống đang có khuynh hướng thu hẹp dần. Quan hệ làng xã ngày nay đã khác hẳn xưa kia, phần lớn chỉ còn là mối quan hệ trong quản lý hành chánh. Quan hệ dòng tộc cũng không còn chặt chẽ, mỗi gia đình đang có khuynh hướng trở thành một “dòng tộc” nhỏ, thay vì là mối quan hệ chung của nhiều gia đình trong tộc họ như xưa kia.

Và quan hệ trong gia đình cũng thay đổi khác xưa theo hướng đáng lo ngại. Nhiều bậc cha mẹ ngày nay tuy được cấp dưỡng đầy đủ nhưng không có được sự chăm sóc tinh thần đúng mức, không được thỏa mãn nhu cầu tình cảm qua việc gần gũi với các thế hệ con cháu như xưa kia, đơn giản chỉ là vì hầu hết các cặp vợ chồng trẻ đều có một mái nhà riêng ngay sau khi cưới nhau. Và cũng do đó, quan hệ anh chị em chỉ còn là quan hệ huyết thống đơn thuần, những gì thuộc về phạm vi trách nhiệmquyền hạn không còn được mấy ai quan tâm đến. Bởi vì mỗi người đều có một gia đình riêng với những lo toan riêng...

Nhưng điều đáng lo ngại nhất vẫn là mối quan hệ vợ chồng. Với những “quan điểm mới” ngày nay, tỷ lệ ly hôn đang tăng vọt đến mức đáng sợ, thay vì là hình thành những gia đình hạnh phúc hơn như người ta vẫn tưởng khi có được một sự “công bằng hợp lý” trong quan hệ vợ chồng. Khi người ta không hướng đến sự gắn bóxây dựng lẫn nhau để ngày càng tốt đẹp hơn, mà chỉ hướng đến việc tìm kiếm, phát hiện những khiếm khuyết của nhau, thì sự không thỏa mãn lẫn nhau cũng là điều dễ hiểu...

Này người bạn trẻ, một sự hiểu biết về những nền tảng tâm linh của dân tộc – cũng có nghĩa là của chính bạn trong sâu thẳm tâm hồn – là vô cùng cần thiết để bảo vệ bạn trước sự tấn công của các yếu tố văn hóa ngoại lai. Nhưng hơn thế nữa, điều này sẽ mang lại cho bạn một sự bình an, vững chãi trong cuộc sống, có thể tự tin vượt qua những sóng gió, thử thách của đời sống, bởi vì bạn luôn được sống trong sự bảo vệ về mặt tinh thần bởi các giá trị nền tảng tâm linh ấy.

Khi bạn nhận thức đầy đủ về những nền tảng tâm linh của chính mình, bạn thiết lập trở lại được mối quan hệ chặt chẽ giữa bản thân với tổ tiên nhiều đời, với cội nguồn dân tộc, và gần gũi hơn là với anh chị em trong gia đình, với cha mẹ, ông bà, với tất cả những người đang sống chung trong cộng đồng quanh bạn. Và khi bạn lập một gia đình mới, bạn sẽ có được mối quan hệ tốt đẹpbền vững với người bạn đời của mình.

Này người bạn trẻ, những gì tôi vừa nói không phải chỉ là những suy luận hay lý thuyết trừu tượng khó nắm bắt... Trong thực tế, đó là kinh nghiệm quý giá được chắt lọc từ nhiều thế hệ đã qua. Nếu chúng ta không sáng suốt nhận biết để gìn giữ những gì đang có, một ngày kia chắc chắn ta sẽ phải hối tiếc khi mọi việc đã qua đi.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7476)
Gạo vo sạch đem nấu với nhiều nước với tí muối, khoảng 10 phút thì cho đậu xanh vo sạch vaò nấu đến khi naò nhừ cháo.
(Xem: 7386)
Ngâm kim châm khô và mộc nhĩ khoảng 1 giờ, rửa sạch, cắt bỏ phần cứng ở hoa. Xắt mộc nhĩ thành từng miếng nhỏ, luộc sơ khoảng 5 phút...
(Xem: 8002)
Cắt nấm đông cô, măng, gà chay, bông cải, cà rốt, nấm mèo, hoa liên, nấm tươi, mì căn thành hạt cho tàu Hũ ki vào chảo dầu nóng...
(Xem: 8074)
Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, xắt lát, hấp 20 phút cho khoai chín mềm, nghiền nhuyễn trong khi còn nóng.
(Xem: 8035)
Trộn chung tất cả vật liệu cho phần chả với nhau. Nhồi đều. Nêm nếm cho vừa ăn. Nếu thích ăn cay thì thêm vào chút ớt bột.
(Xem: 9439)
cho đậu hủ và tất cả các gia vị vào máy xoay nhuyễn, khi máy đang xoay thì rải bột mì căn từ từ vào để tránh chả đậu hủ không bị đóng cục.
(Xem: 8318)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
(Xem: 9766)
Các nhà nghiên cứu Hà Lan đã giải mã ra cấu trúc và cơ chế chức năng của enzyme glucansucrase gây ra các mảng bám ở răng.
(Xem: 9200)
Bổ sung một số thực phẩm sau đây trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bạn sẽ có làn da, mái tóc khỏe; theo trang tin keeneequibox.com...
(Xem: 10306)
Trộn khoai môn+ carrot + đậu xanh + bún tàu + nấm mèo + muối tiêu đường bột ngọt vào cho vừa ăn.
(Xem: 11811)
Để burger chay ra ngoài cho mềm, sau đó cho tiêu, đường, leek, bột nêm vào, dùng thìa trộn đều, vừa trộn vừa dầm dầm miếng burger chay...
(Xem: 9549)
Ưu điểm của recipe này là thời gian làm không lâu. Chả rất dính với nhau, và có thể xắt ra ăn được khi mới vừa hấp xong, còn nóng.
(Xem: 9238)
cho một gói đậu hủ ky vào nồì nước sôi nấu mềm khoản 5 phút. - cho vào rổ thiếc để ráo nước, dùng đũa quậy cho chảy bớt nước...
(Xem: 9796)
Ngâm bún tàu, nấm mèo, tàu hũ ky và kim châm trong nước ấm. Nếu dùng tàu hũ ky khô thì nên ngâm trong nước sôi. Tàu hũ miếng để ra rổ cho ráo nước.
(Xem: 11165)
Dùng một cái chảo không dính, cho tí dầu tráng quanh chảo, cho từng miếng chả vào chiên chín, khi chiên vặn lửa thật nhỏ, đậy nắp cho chả chín đều...
(Xem: 11124)
Khoai hấp khoảng 25 phút cho chín, rồi lột vỏ. Khi khoai còn nóng, tán nhuyễn rồi để nguội. - “Ham” nhão trắng trộn với các gia vị kể trên.
(Xem: 17520)
Mướp gọt sạch vỏ, cắt khúc, chẻ nhỏ. Nấm rơm gọt phần chân nấm, ngâm nước muối loãng cho nhả hết chất dơ rồi vớt ra để ráo.
(Xem: 9972)
Cựu phó Tổng thống Al Gore có thể là người tiên phong về vấn đề môi trường trong triều đại Clinton song chính Bill Clinton mới là người vì động vật nhất trong năm vừa qua.
(Xem: 10989)
Đậu hủ rửa sạch trong nước sôi, để ráo. - Cắt miếng nhỏ rồi cho vào túi vải, vắt ráo nước. - Cho đậu hủ và tất cả các vật liệu cho gia vị ướp đậu hủ vào máy xay nhuyễn.
(Xem: 8977)
Bắc chảo lên bếp để lửa trung bình. Cho dầu ô-liu vào chảo, khử với hành tây cho thơm, xong cho nấm mèo và đậu hũ đã vắt ráo nước...
(Xem: 7905)
Bắt nồi nước cho bột nêm chay vào + 1 cục đường phèn. Nấu cho sôi lên hớt bọt, nêm vừa ăn. Cho tofu + thơm + tôm giả vào nấu thêm chút xíu.
(Xem: 8687)
Cho nước soup vào nồi đun sôi, trút cà chua cắt miếng vào, 1/2 lon thơm, nước cốt me vào. Tofu và tôm cho vào chảo đảo sơ nêm tí bột nêm...
(Xem: 8245)
Luộc bắp cải hay bắp trái hoặc củ xắn để lấy 3 chén nước ngọt của các thứ nầy. Nếu không có, có thể dùng nước lã cũng được.
(Xem: 8714)
Chuẩn bị các thứ vật liệu ở trên để sẵn một bên. - Cho 2 chén nước dừa hoặc nước lã vào xon nấu sôi.
(Xem: 8027)
Chẻ đôi ruột cải, cho vào nồi nước sôi trụng vừa chín, vớt ra đảo sơ nước lạnh và để ráo nước, xếp nấm đông cô vào đĩa (mặt đen hướng xuống)...
(Xem: 7937)
Chả đậu hủ xắt mõng xong ướp chút nước tương + hắc xì dầu + chút đường + bột ngọt (tùy ý) cho đều, cho vào chảo chiên sơ qua...
(Xem: 9648)
Vặn lửa cao để chảo cho thật nóng, rồi cho dầu đậu phộng và củ hành tây vào xào cho thơm khoảng 1 phút, sau đó cho cà vào xào đều.
(Xem: 8501)
Vặn lò nướng 400° F. Cà tím rửa sạch, cho vào nướng. Đến khi cà bung vỏ ra, lấy cà ra để nguội, bỏ vỏ. Thái hành lá cho dầu vào phi hành lá...
(Xem: 11374)
Ðặt một chảo không dính (non-stick) với ½ chén dầu ô liu trên bếp lửa trung bình. Khi dầu nóng, cho từng khoanh cà vào chiên vàng.
(Xem: 9436)
Trộn chung tofu, ham, bún tàu, nấm mèo, leak, bột nêm, đương, tiêu and chút dầu ăn + corrnstarch vào. Trộn đều lên và nêm nếm cho vừa ăn...
(Xem: 8058)
đậu hủ bóp nhuyển cho tất cả gia vị vào trộn đều, nêm nếm lại cho vừa ăn. - nấu một nồi nước sôi nhỏ...
(Xem: 9222)
Cho cá vào chiên với dầu lửa midium high cho vàng đều 2 mặt, gắp lát cá chay ra. giữ lại chảo, phi leak (hành lá) cho thơm, kế đo cho sả + ớt vào, quậy đều...
(Xem: 8052)
Nhúng đậu hũ vào nước ấm khoảng 1 phút, để ráo cuộn chặt miếng đậu lại và xắt nhỏ. Ướp đậu với gia vị trong vòng 30 phút.
(Xem: 13116)
Phi leak hoặc hành lá với dầu cho thật thơm, sau đó cho cá vào, lật qua lại cho cá thấm hành thơm. Sau đó cho xì dầu and ½ viên chao tán nhuyễn vào...
(Xem: 8619)
sea weed wrap cắt dài hơn chiều dài lóng ham. dùng tay ẩm tí xíu nước vuốt tấm seaweed rồi cho ham vào cuốn lại.
(Xem: 10616)
Múc 1 muỗng cà-phê "ham" nhão đặt vào lá rong biển đã cắt, cuốn tròn lại và dùng nước dán kín miếng cá cuốn chay, không cần gói kín hai đầu.
(Xem: 7638)
Cho khoai tây nhuyễn, muối, bột ngọt vào chén trộn đều thành hồ, lấy 1 miếng đậu hũ làm đuôi cá, miếng đông cô lớn làm mang cá...
(Xem: 7848)
Cắt nấm tươi, nấm hương, măng và củ năn thành hạt gạo. Cho dầu vào chảo, đợi dầu nóng, cho các hạt vừa cắt cùng với muối, bột ngọt, gừng vào xào cho thơm.
(Xem: 7585)
Dưa chua ngũ sắc rửa sạch xắt nhỏ. Khoai sọ gọt vỏ, xắt lát, hấp 40 phút cho mềm nghiền nhuyễn khi khoai còn nóng.
(Xem: 7984)
trải một miếng rong biển nhật, cho nhân đậu hủ lên trên vào nửa miếng rong biển, xong xếp lại hơi dẹp như cá, dùng platic folie gói lại...
(Xem: 8649)
Cho dầu canola vào một nồi nhỏ, hâm nóng. Ðặt cá vào 1 tô lớn, cho gia vị vào. Hấp khoảng 8-10 phút.
(Xem: 7298)
Củ sắn lột vỏ cắt miếng 3cm, đậu hủ cắt 3 theo bề ngang, chiên vàng hai thứ, xắt mỏng củ sắn thái chỉ giả bì...
(Xem: 7755)
Đổ dầu vào nồi, phi boa rô cho thơm, bỏ thơm vào xào, xong bỏ cà chua vào xào rồi bỏ nước lèo vào nấu sôi, nêm nếm cho vừa ăn.
(Xem: 7782)
Bún mọc nấu từ các nguyên liệu chay như nấm rơm, đậu phụ... Món bún nấu khéo nhìn rất bắt mắt.
(Xem: 8207)
Đậu hũ: cắt thành từng miếng nhỏ, khoảng 3x2x1 cm, chiên với dầu canola thật nóng, cho đến khi vàng, vớt ra, để ráo dầu.
(Xem: 7421)
Bò lát ngâm nở mềm, ướp 1 muỗng canh cốt súp chay, 1 muỗng canh dầu ăn khoảng 5 phút.
(Xem: 8136)
Thả mì căn vào nước đang sôi trong vòng 5 phút, vớt ra chờ bột nguội, xắt thành từng lát dầy, chiên vàng trong dầu nóng, để ráo.
(Xem: 7856)
Bông cải tách ra thành từng bông nhỏ, rửa với nước muối để ráo. Hòa bột mì với nước + đường + muối + tiêu + bột nêm nấm, màu vàng.
(Xem: 9182)
Hành boa rô xào vàng thơm, thêm tiêu xanh, tiêu sọ, xào cho lên mùi sau đó cho cà paste vào xào cho lên màu...
(Xem: 7947)
Cần chuẩn bị các vật liệu trước khi cuốn Bò Bía. Hành tím cắt mỏng, cho 4 muỗng canh dầu ăn vào chảo và phi hành cho vàng rồi vớt ra rải trên khăn giấy cho khô.
(Xem: 8037)
Bún tàu chiên phồng trong dầu deep fry để ráo (chú ý khi chiên bún tàu lửa mid. Dầu phải nóng thì bún mới nở đều). Carrot bào sợi xào sơ với chút dầu...
(Xem: 8105)
Bì chay có thể dùng để làm thành các món ăn sáng như bánh mì bì, cơm tấm bì, bún bì và bì cuốn. Ăn kèm với nước tương chua ngọt và đồ chua.
(Xem: 7642)
Đun sôi 4 tách nước với 1 muỗng cà phê muối. Thả các viên bột mè vào và đun sôi khoảng 5phút. Vớt ra để ráo, xắt thành lát khi bột nguội.
(Xem: 7098)
Bắt chảo lên bếp để cho thật nóng, cho dầu thực vật vào, để dầu sôi, múc bột đổ vào chảo, xoay chảo cho bột lan thật đều bỏ vào 4 lát tàu hủ, tôm chay và ít giá, đậu xanh.
(Xem: 11055)
Để thay đổi khẩu vị trong những ngày Tết, các bạn có thể tự tay nấu món canh chay củ năng rong biển dân dã, ngon mà rất dễ thực hiện.
(Xem: 8748)
Rau dưa tuy đơn giản nhưng không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày, nhất là sau Tết mọi người thường háo và thích những món nhẹ.
(Xem: 10231)
Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng ung thư và kháng virus...
(Xem: 7622)
Sinh tố chanh đu đủ như một thứ “thần dược” bổ sung năng lượng, giúp bạn thư giãn, tỉnh táo, đặc biệt tốt khi dùng trong bữa sáng.
(Xem: 30761)
Với cách làm quất ngâm này bạn vừa có món mứt quất thơm ngon lại có nước uống tốt cho sức khỏe, màu vàng óng ánh của quất còn mang lại vận may cho năm mới sắp đến nữa
(Xem: 8416)
Đậu hũ là món ăn không béo và dường như không bao giờ làm bạn ngán. Hãy làm đậu xốt nấm cho bữa cơm hôm nay nhé.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant