Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hội Văn bản Pali - Nơi lưu trữphiên dịch kinh điển quan trọng của Phật giáo

20 Tháng Mười 201100:00(Xem: 13891)
Hội Văn bản Pali - Nơi lưu trữ và phiên dịch kinh điển quan trọng của Phật giáo

blank
Kinh điển ghi lại bằng tiếng Pali trên lá bối
Hội Văn bản Pali (Pali Text Society) do học giả Thomas William Rhys Davids, một chuyên gia ngôn ngữ người Anh, sáng lập vào năm 1881 tại Luân Ðôn, Anh quốc. Mục đích của Rhys Davids khi sáng lập Hội là để khuyến khích và thúc đẩy việc nghiên cứu các kinh điển bằng tiếng Pali và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu Phật giáo Nguyên thủy.

Hội tiến hành xuất bản kinh điển Pali bằng ký tự La Mã, xuất bản những bản dịch bằng tiếng Anh và những tác phẩm liên quan như là từ điển Pali - Anh, thư mục, các sách giáo khoa dành cho học viên học tiếng Pali và một tờ tập san của Hội.

Pali là một cái tên được đặt cho loại ngôn ngữ dùng để ghi chép các kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy. Tuy nhiên, theo cách lập luận truyền thống của các nhà nghiên cứu thuộc Phật giáo Nguyên thủy thì ngôn ngữ trong kinh điển là tiếng Magadhi, một loại ngôn ngữ đã được chính Đức Phật Thích Ca sử dụng để giảng dạy vào thời bấy giờ. Thuật ngữ “Pali” sơ khởi dùng để nói đến một bản kinh hay một đoạn văn chứ không phải là một loại ngôn ngữ
Cách dùng hiện tại bắt nguồn từ việc hiểu nhầm về nó xuất hiện cách đây vài thế kỷ. Ngôn ngữ trong kinh điển Nguyên thủy là một phiên bản của một loại phương ngữ của vùng Trung Ấn - Aryan, chứ không phải Magadhi. Ngôn ngữ ấy được tạo ra từ sự đồng hóa các phương ngữ mà ở đấy những lời dạy của Đức Phật được ghi nhớ và truyền lại bằng miệng. Điều này trở nên cần thiết khi Phật giáo đã được truyền bá rộng ra khỏi khu vực khởi thủy của nó, và khi Tăng đoàn tiến hành việc hệ thống hóa kinh điển
Cho tới nay thì hầu hết các kinh điển và những tác phẩm luận giải đã được Hội biên tập và nhiều tác phẩm đã được dịch sang tiếng Anh. Hội muốn hầu hết các công trình của Hội đều được in ra và mỗi năm thì cho ra đời ít nhất hai quyển sách mới và một tập san của Hội.

Hội Văn bản Pali là một tổ chức phi lợi nhuận, ngân quỹ cho sự hoạt động chủ yếu dựa vào các ấn phẩm xuất bản, vào việc đặt mua dài hạn của các thành viên và dựa vào sự ủng hộ của các nhà hảo tâm. Cùng với các hoạt động xuất bản, Hội còn cấp các suất học bổng cho một vài nghiên cứu sinh nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ Pali ở một số quốc gia. Đồng thời Hội cũng hỗ trợ dự án Kinh lá bối, một dự án nhằm nhận dạngbảo tồn những bản kinh được ghi chép trên lá bối ở các nước thuộc vùng Đông Nam Á.

Ông Rhys Davids là một trong ba viên chức của chính quyền Hoàng gia Anh, được cử qua Tích Lan vào thế kỷ thứ 19. Hai viên chức khác là ông George Turnour và ông Robert Caesar Childers (1838-1876). Vào thời bấy giờ, Phật giáoTích Lan đang phải đấu tranh để tồn tại và phát triển trước những áp lực, điều lệ của ngoại bang và trước hoạt động truyền giáo mạnh mẽ của các đoàn truyền đạo Thiên Chúa giáo.

Trong chính sách thống trị của thực dân Anh, có một yêu cầu đối với tất cả các viên chức nhà nước là họ phải làm quen với ngôn ngữ, văn họcvăn hóa của vùng đất mà họ được điều đến làm việc. Chính vì chính sách này cho nên ba viên chức trên đã học với các vị Tăng sĩ lỗi lạcTích Lan. Cùng với việc học văn hóangôn ngữ Sinhala, họ còn được học kinh điển Phật giáo bằng tiếng Pali. Qua đó, họ đã hiểu về giáo lý đạo Phật và hứng thú trong việc nghiên cứu, tu học theo Phật giáo.

Chính vì vậy mà vào năm 1881, Rhys Davids cùng với vợ là bà Caroline Augusta Davids thành lập Hội Văn bản Pali tại Luân Ðôn. Ðây là một tổ chức Phật giáo đầu tiên tại Anh quốc với sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng ở Âu châu và Á châu.
anh dhammasociety_o.jpg
Viết kinh trên lá bối
Rhys Davids có đến bốn bằng tiến sĩ (triết học, sử học, ngôn ngữ học và văn chương). Kể từ khi thành lập hội, ông đã dành trọn thời gian còn lại của đời mình cho công việc nghiên cứu, phiên dịchấn hành Tam tạng Văn bản Pali (Pali Tipitaka). 
Ngoài việc tham gia công tác phiên dịch, biên tập…, ông còn biên soạn những sách Phật giáogiá trị như: Từ điển Pali - Anh (Pali - English Dictionary), in lần thứ nhất vào năm 1921, được tái bản vào các năm 1925, 1992 và 1995; Những câu hỏi của vua Milinda, phần I (Questions of King Milinda, Part 1), xuất bản năm 1890; Lịch sửvăn học của Phật giáo (The History and Literature of Buddhism) xuất bản năm 1896; Những pháp thoại của Ðức Phật, tập I (Dialogues of The Buddha, V.1), xuất bản năm 1899; Lịch sử Phật giáo Ấn Ðộ (History of Indian Buddhism), xuất bản năm 1903; Giáo lý về nghiệp trong Phật giáo (The Buddhist Theory of Karma), xuất bản năm 2005; Bí mật của đạo Phật (The Secret of Buddhism), xuất bản năm 2005...

Bên cạnh việc điều hành hoạt động của Hội, biên tập, phiên dịch, viết sách báo, Rhys Davids còn đi diễn thuyết nhiều nơi trong nước cũng như nước ngoài. Trong đó, Tích Lan và Hoa Kỳ là hai quốc gia mà ông thường xuyên đến. Ông làm việc không biết mệt mỏi cho đến cuối đời và tạ thế vào năm 1922. Vào thời điểm đó, Hội Văn bản Pali đã in được 70 quyển kinh sách các loại (cả bản gốc Pali và bản dịch).

Cho đến nay, Hội Văn bản Pali đã trải qua hơn 130 năm, với chín đời chủ tịch, lần lượt như sau:
 
1. 1881-1922: Ông Thomas William Rhys Davids (1843-1922) (người sáng lập).
2. 1922-1942: Bà Caroline Augusta Foley Rhys Davids (1857-1942) (vợ của ông Rhys Davids).
3. 1942-1950: Ông William Henry Denham Rouse (1863-1950).
4. 1950-1958: Ông William Stede (1882-1958).
5. 1959-1981: Bà Isaline Blew Horner (1896-1981).
6. 1981-1994: Ông Kenneth Roy Norman (1925).
7. 1994-2002: Ông Richard Francis Gombrich (1937).
8. 2002-2003: Ông Lance Selwyn Cousins.
9. 2003-hiện tại: Ông Rupert Mark Lovell Gethin (1957).

Với tôn chỉ phi lợi nhuận, ngay từ những ngày đầu của Hội, Rhys Davids đã nhanh chóng tập hợp được một nhóm học giả, các chuyên gia ngôn ngữ học để biên tập lại Tam tạng kinh điển tiếng Pali. Nổi bật trong nhóm này có các vị như R. Morris, E. Hardy, M. Hunt, E. Muller, J. Minayeff, E. R. Gooneratne, J. E. Carpenter, E. Windisch, W. Trenckner, R. Chalmers, L. Feer, H. Bode, H. Oldenberg, Wilhelm Geiger, E. B. Cowell, P. S. Jaini, E. W. Burlingame, James Gray, J. S. Speyer, Pe Paung Tin… đồng thời công bố danh sách các mạnh thường quân trên khắp thế giới tài trợ cho công trình vĩ đại này, mà một trong những nhà tài trợ chính cho Hội lúc bấy giờ là vua của Thái Lan.

Công việc của Hội khởi đầu được chia thành hai phần: Một là in lại toàn bộ Tam tạng Pali để bảo tồn giá trị nguyên thủy của nó và hai là chuyển ngữ ra tiếng Anh để cho thế giới phương Tây tiện bề học hỏi. Ðể cho mọi giới biết rõ mục đích của Hội, vào năm 1882, Rhys Davids đã cho xuất bản tập san của Hội (Journal of the Pali Text Society), tờ báo đã nhanh chóng thu hút giới trí thức ở châu Âu.

Vào năm 1994, Hội Văn bản Pali đã khởi động dự án Kinh lá bối. Đây là một dự án nhằm phân loại và bảo tồn những bản kinh Phật giáo được chép trên lá bối ở các nước thuộc vùng Đông Nam Á. Trước khi biết đến việc in ấn và những kỹ thuật in ấn trên giấy của phương Tây, những văn bản ở Đông Nam Á, bao gồm cả những bản kinh bằng tiếng Pali, đã được bảo tồn một cách đặc biệt bằng việc ghi lại trên lá được lấy từ cây cọ dừa. Những chiếc lá ấy được kết lại với nhau để tạo nên một bản thảo hoàn chỉnh.

Mặc dù việc ghi chép trên lá bối chắc chắn đã được sử dụng trước thế kỷ thứ 5, nhưng những bản mẫu hiện còn chỉ có niên đại từ thế kỷ thứ 18 hoặc sau đó, với một số lượng lớn được tạo ra trong suốt thế kỷ thứ 19. Bởi vì chất liệu được dùng để ghi chép là lá bối, và do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, những bản thảo từ thời kỳ đầu phần lớn không còn được nguyên vẹn, nhiều bản văn bị hư hại nghiêm trọng. Trong thời kỳ thuộc địa, nhiều bản văn trên lá bối đã bị tháo gỡphá hủy, một số trang trong các văn bản đã bị gỡ bán làm đồ trang trí nghệ thuật cho những người sưu tầm đồ cổ ở phương Tây.

Hội Văn bản Pali đã xây dựng dự án Kinh điển lá bối để thu thập, phân loại và bảo tồn những kinh điển này, bao gồm cả việc scan những bản kinh ấy sang phiên bản điện tử để cho các nhà nghiên cứu dễ dàng tiếp cận và tránh nguy cơ bị hư hại. Vào năm 2001, dự án này đã được đăng ký chính thức như là một tổ chức phi lợi nhuận ở Thái Lan. Hiện tại, trong bộ sưu tập của tổ chức này có hơn 5.000 bản thảo với hơn 10.000 đề tài khác nhau. Các bản thảo này đang được scan với sự hợp tác của Viện Nghiên cứu Quốc tế Lumbini, Nepal. Việc nhập cơ sở dữ liệu thì được Hội Văn bản Pali hỗ trợ.

Theo thông báo chính thức trên trang web của Hội, hiện tại Hội Văn bản Pali đã in và phát hành nhiều nội dung thuộc Kinh, Luật, Luận bằng tiếng Pali. Bên cạnh đó, hội cũng đã tiến hành chuyển ngữ sang tiếng Anh, và đã xuất bản nhiều kinh điển giá trị, điển hình như: “Trường Bộ Kinh” (3 tập), “Trung Bộ Kinh” (3 tập), “Tăng Chi Bộ Kinh” (5 tập), “Tương Ưng Bộ Kinh” (5 tập), “Tiểu Bộ Kinh”, “Chuyện tiền thân của Đức Phật” (6 tập), “Thắng pháp tập yếu luận”, “Pháp Cú sớ giải” (5 tập); “Kinh Bổn Sám” (6 tập), “Truyện cổ Phật giáo” (3 tập), “Kinh Pháp Cú” (tập 1), “Kinh Na Tiên vấn đáp” (2 tập), “Luật Tỳ kheoTỳ kheo ni”, “Luận giải về Luật tạng”, “Lịch sử Đức Phật Thích Ca”... Đồng thời Hội đã tiến hành xuất bản được 28 số tạp chí và nhiều sách tham khảo, sách giáo khoa có giá trị, như: “Từ điển Pali-Anh”, “Từ điển tiếng Pali”, “Từ điển những danh từ riêng trong tiếng Pali”,...

Hiện tại, Hội đang đẩy mạnh việc phát triển và mở rộng chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới. Hiện nay, Hội đã có các văn phòng đại diện ở Mỹ, New Zealand, Thái Lan, Ấn Ðộ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Với những thành quả đáng khâm phục sau 130 năm hoạt động như thế, cho nên mọi thành viên của Hội Văn bản Pali tại Anh quốc luôn nhìn về tương lai, với một niềm tin lớn lao trong quá trình đóng góp công sức của Hội vào việc truyền bá lời Phật dạy đến cho nhân loại, đặc biệt là đến với người phương Tây. Hội Văn bản Pali đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật ở phương Tây cũng như trong việc bảo tồn và lưu giữ kinh điển bằng tiếng Pali.

Quảng Trí

Tài liệu tham khảo 1. About The Pali Text Society, www.palitext.com. 2. Palitext Society, www.wikipedia.com 3. Lindsay Jones (Editor in Chief), Encyclopedia of Religion, Second Edition, Thomson Gale, 2005, Pali Text Society, Grace G. Burford (2005), tr.6955-6957.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10190)
Sinh nhật lần thứ 80 của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ được tổ chức cùng với một hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về từ bi vào ngày 05 - 07 Tháng Bảy năm 2015.
(Xem: 8019)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Úc Đại Lợi, Hoa Kỳ, Indonesia, Nhật Bản và Miến Điện
(Xem: 9583)
Thấy hoàn cảnh khó khăn nghèo đói, Hội Từ Tâm chúng tôi quyết định xây tặng ông bà một căn nhà vào cuối tháng 4, 2015.
(Xem: 7630)
Trong tuần này có các tin chính ở các quốc gia như: Úc Đại Lợi, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Bangladesh, Trung Quốc,
(Xem: 8013)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Mã Lai, Thái Lan, Tích Lan, Đức và Ấn Độ
(Xem: 7820)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Afghanistan, Trung Quốc, Thái Lan, Nepal và Hàn Quốc
(Xem: 8652)
Di hài của một nhà sư sống vào khoảng thế kỷ XI-XII vừa được tìm thấy bên trong một pho tượng bằng sơn mài thếp vàng....
(Xem: 7828)
Trong tuần này có các tin tức đáng quan tâm tại các quốc gia như: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Đài Loan và Bangladesh
(Xem: 8570)
Trong tuần này có các tin tức ở các quốc gia như: Nepal, Vương Quốc Anh, Bhutan, Ấn Độ và Pakistan
(Xem: 10590)
Di hài nguyên vẹn trong tư thế ngồi thiền của một nhà sư tịch diệt cách nay 200 năm vừa được tìm thấy ở Mông Cổ...
(Xem: 9438)
Tp.Trondheim, Na Uy, ngày 09/02/2015 - tại Trung tâm của châu Âu, các quốc gia Pháp, Thụy Sĩ và Đức hội tụ...
(Xem: 14868)
Trong chuyến viếng thăm 3 ngày ở Ấn Độ, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã kính cẩn trồng một cây Bồ-đề tại lăng của Mahatma Gandhi ở New Delhi vào ngày 25/01/2015.
(Xem: 8781)
Trong tuần này có các tin tức ở các quốc gia như: Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Úc Đại Lợi và Cam Bốt
(Xem: 9544)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là người đàn ông được ngưỡng mộ nhất, đứng hàng thứ bảy trên thế giới, theo một cuộc thăm dò mới do YouGov
(Xem: 72256)
Ông Bill Clinton 66 tuổi hiện đang học riêng với một nhà sư Phật Giáo để thư giãn tâm thân và giảm thiểu căng thẳng.
(Xem: 9057)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tham dự buổi điểm tâm cầu nguyện năm nay ngày 05/2/2015 đánh dấu lần đầu tiên mà nhà lãnh đạo Tây Tạng sẽ xuất hiện trước công chúng tại một sự kiện mà Tổng thống Obama dự kiến cũng tham dự
(Xem: 11002)
Trước thềm năm mới, chúng con, Tăng tín đồ Chùa Phật Đà và Tu Viện Pháp Vương thành tâm kính chúc Chư Tôn Giáo Phẩm Tăng Ni: Phước Trí Nhị Nghiêm, Đạo Quả Viên Thành.
(Xem: 8226)
Trong tuần này có các tin tức đáng quan tâm tại các quốc gia như: Ấn Độ, Tích Lan, Nhật Bản, Đài Loan và Đức
(Xem: 9477)
Chùa Phật Đà kính mời quý Đạo hữu và gia quyến tham dự chuyến hành hương Lễ Phật cầu phước đầu năm được tổ chức vào ngày Chủ nhật, 01/03/2015.
(Xem: 16057)
Buổi lễ diễn ra tại Chùa Phật Đà - San Diego, California, Hoa Kỳ vào ngày 25/01/2015
(Xem: 21035)
Hòa Thượng Thích Tuệ Chiếu, thế danh Lưu Đức Thụy, Pháp danh Thiện-Uẩn, Pháp hiệu Hồng Liên, pháp tự Tuệ Chiếu thuộc Thiền Phái Lâm Tế đời thứ 40.
(Xem: 9461)
Chúng con cầu mong Tam Bảo gia ơn và sự chung tay trợ giúp của đồng bào phật tử. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại sẽ thành hòn núi cao”.
(Xem: 8047)
Trong tuần này có các tin tức đáng theo dõi tại các quốc gia như: Nepal, Bhutan, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Phi Luật Tân và Singapore.
(Xem: 8615)
Trong tuần này có các tin tức đáng quan tâm ở các quốc gia như: Nhật Bản, Ấn Độ, Mã Lai và Trung Quốc
(Xem: 9765)
Hội Từ Tâm Chùa Hồng Danh tổ chức Chút Quà Cho Quê Hương Lần Thứ V 2015
(Xem: 8750)
Trong tuần này có các tin tức đáng theo dõi tại các quốc gia như: Hoa Kỳ, Miến Điện, Ấn Độ, Mã Lai và Úc Đại Lợi
(Xem: 9491)
Sư Ông đã dần chuyển sang giai đoạn hồi tỉnh. Sư Ông thường xuyên mở mắt trong ngày. Các bác sĩ nói rằng Sư Ông hiện không còn ở trong trạng thái hôn mê như trước.
(Xem: 9175)
Của Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu
(Xem: 7685)
Trong tuần này có các tin tức đáng quan tâm ở các quốc gia như: Singapore, Thái Lan, Mã Lai, Pakistan và Lào
(Xem: 8965)
Với sự đoàn kết góp sức cùng nhau, chắc chắn chúng ta sẽ tạo ra được những thay đổi, chuyển biến tích cực cho truyền thông Phật giáo, tạo điều kiện để đưa những lời dạy của Đức Thế Tôn đến với tất cả mọi người.
(Xem: 8583)
Người đầu tiên cứu vớt 1.000 thuyền nhân Việt Nam trên chuyến tàu Hải Hồng cuối năm 1978 và kể từ đó nước Đức đã tiếp tục đón nhận hơn 100.000 người tỵ nạn cộng sản cho đến ngày nay.
(Xem: 7379)
Trong tuần này có các tin đáng chú ý ở các quốc gia: Lào, Ý Đại Lợi, Ái Nhĩ Lan, Cam Bốt, Hòa Lan
(Xem: 8271)
Trong tuần này có các tin tức đáng chú ý tại các quốc gia như: Úc Đại Lợi, Ấn Độ, Nepal, và Trung Quốc
(Xem: 18945)
Vào lúc 15 giờ ngày 14/12/2014, tại An Tường tự viện, Oakland, California, Hoa Kỳ, các tự viện đã phối hợp cùng Môn đồ pháp quyến tổ chức Lễ truy niệm và phát tang HT húy thượng Đồng hạ Đạt, tự Thông Đạt, hiệu Thanh An, Viện chủ An Tường tự viện
(Xem: 7608)
Trong tuần này có các tin tức đáng quan tâm tại các quốc gia như: Anh, Úc Đại Lợi, Mã Lai và Hoa Kỳ
(Xem: 9059)
Theo lời thỉnh mời của ĐĐ Thích Pháp Trú – Trụ trì Chùa Liễu Quán Đan Mạch. HT Phương Trượng Viện Chủ Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc, hứa khả quang lâm chứng minh giảng pháp...
(Xem: 11326)
Buổi Cơm Chay vào lúc 4 gờ chiều Chủ Nhật ngày 14 tháng 12 năm 2014 tại nhà hàng Seafood World số 15351 Brookhurst Street, Westminster, CA 92683
(Xem: 8804)
... hiện nay Đại Tạng Kinh Tiếng Việt Online đã thu thập được 1.004 bản Việt dịch Kinh điển, trong đó gồm 3.478 quyển kinh, do công sức của 2 tập thể và 167 cá nhân dịch giả tăng ni, cư sĩ nam nữ
(Xem: 7862)
Trong tuần này có các tin tức đáng chú ý ở các quốc gia như: Miến Điện, Nam Hàn, Tích Lan, Nga và Hoa Kỳ
(Xem: 7549)
Trong tháng này có các tin tức đáng chú ý tại các quốc gia: Nepal, Úc Đại Lợi; Ý Đại Lợi; Hàn Quốc và Ấn Độ
(Xem: 9004)
Lễ hội cung nghinh Phật Ngọc Hòa bình Thế giới do tịnh xá Ngọc Hòa tổ chức tại Santa Clara County Fairground từ 13/11/2014 đến 05/01/2015.
(Xem: 10842)
Vào lúc 4:30 giờ sáng ngày thứ năm lần đầu tiên Sư Ông chẳng những đã tự mở mắt một mình không cần sự giúp đỡ của thị giả mà còn tự cử động được cánh tay bằng cách sờ đầu thấy Thích Chân Pháp Hữu...
(Xem: 8652)
Trung tâm tu học Phổ Trí tọa lạc ở số 7233 Pleasants Valley Road, thành phố Vacaville, California được TT Thích Từ Lực thành lập vào năm 2012 trên diện tích 5 hecta.
(Xem: 7757)
Trong tuần này có các tin tức đáng chú ý ở các quốc gia như: Úc Đại Lợi, Ái Nhĩ Lan, Nepal, Nga và Ấn Độ
(Xem: 11502)
Giáo Hội nhận được tin một số chư vị giáo phẩm trong hàng tôn túc của Phật giáo Việt Nam hành đạo tại hải ngoại đang lâm trọng bệnh phải tạm ngưng việc hoằng pháp và thực hiện các phật-sự.
(Xem: 11047)
HT Thích Nhất Hạnh đang lâm trọng bệnh, kính thỉnh CTĐ và quý Phật tử đồng cầu nguyện cho HT được chóng bình phục...
(Xem: 7576)
Trong tuần này có các tin đáng chú ý ở các quốc gia như: Ý Đại Lợi, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Nhật Bản và Cam Bốt
(Xem: 15755)
Vào lúc 1 giờ 45 sáng Ngày Thứ Năm 30 Tháng 10 Năm 2014, một phần của Ngôi Chánh Điện đã bị sụp đổ....
(Xem: 9570)
Mỗi năm một lần như thế, Chi Hội Phật Tử Việt Nam tỵ nạn tại Reutlingen và vùng phụ cận tổ chức lễ Thọ Bát Quan Trai dưới sự chứng minh của Hòa Thượng và chư tôn đức Tăng Ni.
(Xem: 17488)
Sáng sớm nay, lúc 2g kém 15 ngày 30/10/2014, Chánh điện Chùa Việt Nam ở Houston bị sụp. Phần tiền đường, điện Phật, Hậu Tổ, Linh Đường vẫn còn nguyên.
(Xem: 8496)
Trong tuần này có các tin tức đáng chú ý ở các quốc gia như: Hoa Kỳ, Miến Điện, Ấn Độ, Pakistan và Nhật Bản
(Xem: 9557)
Sáng ngày 25 tháng 10 năm 2014, Thiền viện Vô Ưu tọa lạc tại thành phố San Martin, tiểu bang California (Hoa Kỳ) đã tổ chức trang nghiêm lễ kỷ niệm 12 năm thành lập.
(Xem: 7691)
Trong tuần này có các tin tức đáng chú ý ở các quốc gia: Úc Đại Lợi, Bangladesh, Ấn Độ, Miến Điện và Pakistan
(Xem: 19625)
Do GHPGVNTN Âu Châu và Môn Đồ Pháp Quyến tổ chức tại Chùa Khánh Anh, Pháp Quốc từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8 năm 2015
(Xem: 9174)
Lúc 04 giờ chiều Tại Chùa Phật Ân tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ ngày 26/10/2014. Trân Trọng Kính Mời
(Xem: 7602)
Trong tuần này có các tin tức đáng quan tâm tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ
(Xem: 9163)
Địa phương Aurich thuộc miền Bắc Đức. Nơi đây có Chi Hội Phật Tử và Gia Đình Phật Tử Minh Hải đã được thành lập gần 30 năm nay.
(Xem: 7267)
Trong tuần này có các tin tức đáng quan tâm ở các quốc gia như: Pakistan, Ấn Độ, Cộng hòa Czech, Bhutan và Nhật Bản
(Xem: 7423)
Mong rằng quý vị sẽ được như ý khi chính mình tự lật ra từng trang sách để chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc của Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại ngày nay.
(Xem: 7751)
Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong pháp mầu của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant