Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Đạt Lai Lạt Ma truyền pháp cho Phật tử Nga tại Delhi

09 Tháng Giêng 201300:00(Xem: 12921)
Đức Đạt Lai Lạt Ma truyền pháp cho Phật tử Nga tại Delhi

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
TRUYỀN PHÁP CHO PHẬT TỬ NGA TẠI DELHI
Phúc Cường trích dịch

New Delhi, Ấn Độ, 24 Tháng 12 2012 – Trước thính chúng gần 1500 người, trong đó hơn 1 ngàn là người Nga, đã nhiệt thành cung đón, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng giọng ngài có bị khàn vì gần đây ngài đã thuyết pháp hơn 50 giờ trong hai tuần khi truyền một giáo pháp quan trọng tại Nam Ấn.

Ngài đã tán thán các vị khách tới từ Nga, chia sẻ với họ rằng trong quá khứ có rất nhiều Bậc thầy từ Buryat, Kalmykia và Tuva tới tu học tại Trung tâm Tây Tạng và đã thành tựu pháp. Đây là di sản đang được hồi sinh ngày hôm nay. Đồng thời, có những người khác, ban đầu quan tâm đến triết học Phật giáo và rồi trở thành Phật tử. Ngài chia sẻ rằng trong khi ngài thường khuyên mọi người hãy tiếp tục trì giữ tôn giáo mà họ đã theo từ khi mới sinh mặc dù đôi khi mọi người thấy Phật giáo có thể hữu ích hơn cho họ. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng điều quan trọng là không được đánh mất đi sự tôn kính đối với tôn giáogia đình của mình đã thuộc về.

 dalailama-phattunga-01

Đức Đạt Lai Lạt Ma chào thính chúng khi bắt đầu ngày

đầu tiên của bốn ngày giảng pháp cho Phật tử Nga ở Delhi, Ấn Độ,

ngày 24 tháng 12 năm 2012. Hình ảnh / Yurkov Alex

Về thực hành tâm linh, Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy rằng cho dù quan điểm nhân sinhthế giới của họ có từ góc độ triết học hay không, từ hữu thần hay không, thì tất cả các truyền thống tôn giáo đều đặt trọng tâm vào tình yêu thươnglòng bi mẫn. Ngài cho rằng nguồn gốc của mọi rắc rối đều xuất phát từ bản ngã. Các tôn giáo hữu thầngiải pháp là hướng trọn niềm tin nơi đấng tối cao thì Phật giáo đối trị bản ngã bằng thực hành vô ngã, tận trừ một bản ngã cố định, bất biến, và khuyên dạy chúng ta coi chúng sinh khác quan trọng hơn bản thân mình. Ngài dạy rằng một khi chúng ta đã hiểu các tôn giáo khác nhau đều có cùng chung mục tiêu thì chúng ta có căn cứ để thể hiện sự tôn trọng đối với các truyền thống tôn giáo không phân biệt.

"Gần đây tôi đọc được rằng trong thế kỷ 21, trong 7 tỷ người đang sống ngày nay, có 1 tỷ cho rằng mình không theo một tôn giáo nào, còn 6 tỷ người nhận mình theo một tôn giáo. Nhưng khi chúng ta chứng kiến dường như vẫn có những tín đồ tôn giáo còn dính mắc trong nạn tham nhũng và dường như không giảm bớt đi bản ngã của mình hoặc không chế ngự được các xúc tình tiêu cực trong mình, vậy thì chúng ta có thể đặt câu hỏi niềm tin tâm linh của họ thực sự sâu sắc đến nhường nào. "

Ngài dạy rằng một khi còn bị trói buộc bởi xúc tình tiêu cực, chúng ta sẽ không có hạnh phúc, nhưng khi phát triển tình yêu thươnglòng bi mẫn đối với những người khác, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và bình an hơn. Sự ghanh đua và ghen tỵ làm gia tăng sợ hãinghi ngờ, chúng ta mất đi bằng hữu và trở nên cô đơn. Khi chúng ta tự do khỏi sự sợ hãi, niềm tin và tình bằng hữu sẽ phát triển. Khi tâm bình an, chúng ta sẽ ít lo lắngtự do khỏi sợ hãi. Ngày nay, các nhà khoa học và nhà tư tưởng cũng đã nhận ra rằng hạnh phúc thật sự đến từ sự bình an nội tâm. "Tâm từ bi mang lại sự bình an nội tâm và nó giúp sức khỏe tốt hơn; vì thế hãy tán thán tâm từ bi".

 Đức Đạt Lai Lạt Ma sau đó đã chuyển sang chủ đề về đạo đức thế tục, ngài tin tưởng rằng trong thế giới vật chất này, chúng ta cần phải tìm những phương cách để thúc đẩy và khích lệ mọi người nuôi dưỡng những giá trị nội tại, nền tảng và nhân văn. Ngài khích lệ thính chúng rằng nếu họ chia sẻ những điều mà họ học hỏi được từ những bài pháp của ngài thì giáo pháp sẽ lan tỏa xa hơn.

Trước khi luận giải về bộ kinh luận của đức Shantideva, ngài đã thỉnh mời thính chúng trì tụng Bát nhã Tâm kinh bằng tiếng Nga. Ngài đã luận giải Phật giáo Tạng truyền hầu hết khởi nguồn từ truyền thống Đại học Nalanda như thế nào, các đạo sư của truyền thống được an trí trên bức Thangka lớn phía sau ngài. Đại Phương trượng Shantarakshita đến Tây Tạng theo lời thỉnh cầu của Hoàng đế Tây Tạng và ngài đã kiến lập giới luật tự viện, dịch kinh điển và tu học Phật pháp. Để điều phục các lực lượng tiêu cực, Hoàng đế đã thỉnh mời Guru Liên Hoa Sinh Padmasambhava. Sau đó, đệ tử của Shantarakshita là ngài Kamalashila cũng đến Tây Tạng và nhiều người Tây Tạng đến Ấn Độ để nghiên cứu. Sau đó, đạo sư Atisha tu học tại Vikramashila, nhưng có nhân duyên sâu dày với Nalanda đã đến Tây Tạng. Cả hai truyền thống Sakya và Kagyu đều có khởi nguồn từ giáo pháp của các đạo sư truyền thống Nalanda.

Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng Phật giáo Tạng truyền bao gồm đầy đủ các lời dạy của Đức Phật. Truyền thống này được kiến lập trên nền tảng giới luật tự viện về bản chất giống như truyền thống Pali. Ngài nhắc tới buổi gặp gỡ gần đây với chư tănghọc giả Thái Lan và các ngài hiểu được rằng sự thực hành của các ngài tương tự như nhau. Mặc dù truyền thống Tạng truyền còn thực hành trí tuệ Bát nhã và Tantra Yoga Tối thượng, nhưng tất cả đều dựa trên nền tảng của Luật Tạng.

Ngài nhấn mạnh rằng sự chuyển hóa tâm thứctrung tâm của thực hành Phật giáo, đó không phải là thực hành được thực hiện bằng ép buộc. Giáo pháp cần phải được tiếp cận tự nguyện, sử dụng trí tuệ để thấu hiểu tâm nguyện và các con đường dẫn đến mục tiêu giác ngộ tối thượng.

 dalailama-phattunga-02

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang chia sẻ trong ngày đầu tiên

của bốn ngày giảng pháp cho Phật tử Nga ở Delhi, Ấn Độ,

ngày 24 tháng 12 năm 2012. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Đức Đạt Lai Lạt Ma luận giải rằng bản chất của tâm là trí tuệ hiểu biết, và rằng chúng ta phải điều phục, tận trừ các phiền não của tâm, các tư tưởng và xúc tình tiêu cực cũng như các dấu ấn của chúng, đã ngăn chặn chúng ta đạt tới sự toàn tri. Để đạt được, chúng ta cần có trí tuệ hiểu biết tính không. Ngài trích dẫn lời tán thán của đức Je Tsongkhapa lên Đức Phật, "Bất cứ lời dạy nào mà đức Thế tôn tuyên thuyết đều dựa trên pháp duyên sinh, Không có giáo pháp nào của ngài không dẫn đến sự bình an".

Giới thiệu về tác phẩm Nhập Bồ tát hạnh (Bodhicharyavatara) của đức Shantideva, ngài dạy rằng tác phẩm được trước tác vào thế kỷ thứ 8 ở Ấn Độ và là một trong các khai thị trọng yếu để phát triển bồ đề tâm. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thụ nhận luận giải thâm diệu về trước tác này vào năm 1967 từ Khunnu Lama Tenzin Gyaltsen, một Lama Ấn Độ trẻ tuổi đã viếng thăm Tự viện Dzogchen ở vùng Kham, miền Đông Tây Tạng và ngài đã thụ nhận tại đây. Ngài luận giải rằng tiêu đề của tác phẩm có nghĩa là thực hành các công hạnh của một vị Bồ Tát. Những lời dạy nhắc nhở chúng ta quán xét những phẩm chất giác ngộ là gì, giác ngộ có thể chứng đạt được không, và nếu chúng ta thấu hiểu giác ngộ có thể chứng đạt được thì tác phẩm giúp trưởng dưỡng tâm nguyện dẫn dắt chúng sinh cùng đạt tới quả vị giác ngộ.

 

***

 

Ngày thứ hai, Ngài bắt đầu buổi thuyết Pháp bằng những chia sẻ: "Tôi không có sự gia trì nào để ban cho các bạn; tôi không cho rằng bản thân mình là Đạt Lai Lạt Ma, mà chỉ là một người giống như mọi người khác. Điều quan trọng là chúng ta đều mong cầu có một cuộc sống an lạc và để có được, chúng ta cần trau dồi bản thân mình.”

 dalailama-phattunga-03

 Chư tăng từ Nga tụng "Bát Nhã Tâm Kinh" bắt đầu ngày giảng pháp thứ hai

của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho Phật tử Nga ở Delhi, Ấn Độ,

vào ngày 25 Tháng 12 năm 2012. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

 Ngài dạy rằng trong số những thần thôngĐức Phật hiển lộ qua các hành động của thân, ngữ và tâm của mình, chính là các lời thuyết pháp mà ngài đã truyền dạy về sự khác nhau giữa những con đường chân chính và lầm sai. Đức Phật đã chỉ rõ làm thế nào để tìm được hạnh phúc và vượt thoát khổ đau. Sự khổ đau mà chúng ta không mong muốn và hạnh phúcchúng ta mong muốn, đều phát sinh từ các nhân. Đau khổ tới chủ yếu do sự thiếu hiểu biết. Mặc dù chúng ta tìm cầu hạnh phúc, nhưng bởi vì vô minh chúng taxu hướng tạo ra các nhân của đau khổ. Vì vậy, cần phải biết điều gì mang lại cho chúng ta hạnh phúc và điều gì đưa đến đau khổ. Đức Je Tsongkhapa đã tán thán Đức Phật, "Trong tất cả các công hạnh giác ngộ của đức Thế tôn, khẩu của ngài là tối thượng, do đó bậc hiền trí luôn khắc ghi đến giáo pháp của ngài.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma luận giải rằng chúng ta đã tạo ra cho bản thân sự khổ đau bằng cách bám chấp vào hiện tướng của sự vật. Những gì chúng ta cần là thấu hiểu bản chất thực sự của sự vật. Để đạt được, chúng ta cần phải sử dụng trí tuệ của mình một cách tối đa. Chúng ta cần phải tu học, quán xét và điều phục sự vô minh trong mình. Ngài không luận giải toàn bộ kinh luận trong dịp này, ngài dạy, "Các bạn có bộ kinh luận, hãy đọc, làm cho bản thân mình quen thuộc, thấm nhuần và đọc lại nhiều lần cho tới khi các trang trở nên bị chuyển màu vì sử dụng nhiều.”

Đức Shantideva không trước tác bộ kinh luận để giải trí. Nội dung của kinh luận là về những lời Phật dạy và sau đó là các luận giải của những bậc đạo sư. Ngài tuyên bố rằng ngài trước tác bộ luận là để tâm thức mình thấm nhuần với lời kinh. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khuyên cần phải sử dụng trí tuệ để hiểu những lời dạy trong kinh và kiên trì thấu hiểu. Ngài một lần nữa trích dẫn lời đạo sư Je Tsongkhapa: "Vì vậy, bậc hiền trí có tâm nguyện thực hành điều phục tâm bằng trí tuệ.” Lời dạy này có nghĩa là chúng ta nên suy xét về lời kinh, không chỉ lặp đi lặp lại với chỉ riêng mình, mà cần đặt câu hỏi, quán sát ý nghĩa lời kinh, đối chiếu với các kinh nghiệm của riêng của mình và so sánh những gì chúng ta khám phá được với kinh nghiệm của người khác. Cuối cùng, điều này sẽ mang lại cho chúng ta tới điều quan trọng là trưởng dưỡng một trái tim nồng ấm.

Trong tiếng Tây Tạng, từ thiền địnhý nghĩa làm cho tâm mình thấm nhuần với giáo pháp và những con đường thực hành. Đức Đạt Lai Lạt Ma so sánh với việc đào tạo một phi công. "Khi lần đầu tiên nhìn vào buồng lái ta cảm thấy hoang mang và mất tự chủ, nhưng cuối cùng, thông qua rèn luyệnquen thuộc tan nắm vững những gì cần phải được thực hiện. Quý vị cần phải sử dụng trí thông minh của mình."

Chuyển từ chương thứ nhất tới chương thứ chín, ngài đã tụng đọc, "Tất cả những thực hành này đều được truyền dạy bởi đức Đại Hùng lực vì lợi ích của trí tuệ tối thượng"

Bởi vì vô minh, chúng ta cần phải phát triển trí tuệ nội chứng; chúng ta cần phải thấu hiểu bản chất thực sự của sự vật. Giáo dục là quan trọng vì đó là cách chúng tôi thu nhận kiến ​​thức. Trong trường hợp này, chúng ta cần phải điều phục sự thiếu hiểu biết về nhân quảthực tướng của sự vật. Tất cả những ai mong muốn an bình sự khổ đau cần phải phát triển trí tuệ. Chương chín đề cập đến hai loại người: phàm phuhành giả yogi. Thuật ngữ Tây Tạng cho hành giả bao gồm hai nội dung, một là ý nghĩa đích thực và thứ hai là thấm nhuần được ý nghĩa đó. Vì vậy, hành giả yogi là những bậc thấm nhuần được ý nghĩa đích thực. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một so sánh giữa người bình thường hôm nay, những người không biết suy xét và chỉ thụ hưởng những thứ họ nhìn thấy hoặc nghe thấy, và các nhà khoa học, những người không hài lòng với những phạm vi đó bởi vì họ liên tục tìm hiểu để thấu hiểu về thực tại.

 dalailama-phattunga-04

Đức Đạt Lai Lạt Ma với đội ngũ nhân viên nhà bếp của khách sạn Kempinski,

địa điểm thuyết pháp cho Phật tử Nga tại Delhi, Ấn Độ,

ngày 25 tháng 12 2012. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Trở lại chương một, những lợi ích của tâm nguyện lợi tha, bồ đề tâm giác ngộ đã được triệu thỉnh: “Khát ngưỡng tự do và dẫn dắt chúng sinh tới tự do, làm đoạn trừ những nhân cho sự tái sinh vào cõi thấp. Tất cả các mục đích cho dù tạm thời hay tối thượng đều có thể được viên mãn thông qua bồ đề tâm nguyện. Vì vậy, con xin đỉnh lễ lên bồ đề tâm. " Ngài trích lời của đại thành tựu giả Yogi thế kỷ XIX, Shakya Shri: "Khi con hoan hỷ, con hồi hướng tất thảy công đức cho chúng sinh; khi không hạnh phúc, con xin nguyện nhận sự đau khổ của tất cả chúng sinh, và qua đó xin nguyện đem công đức này làm cạn đi đại dương của khổ đau."

Xác định bản chất của bồ đề tâm trong Tràng hoa của sự Thực chứng Quang minh, đức Di Lặc đã dạy: "Đó là tâm nguyện toàn hảo để chứng đạt Phật quả vì lợi ích tất thảy chúng sinh. Khi trưởng dưỡng bồ đề tâm, trước tiên hãy khai triển tâm từ bi, mong nguyện giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau, trên nền tảng đó khởi phát tâm nguyện thành Phật.”

Tâm tỉnh thức gồm hai phần: tâm nguyện và tâm hạnh. Cũng giống như mong muốn đi và hành động đi. Quý vị có một điểm đến trong tâm và mong muốn đến đó; sau đó quý vị thực sự khởi hành.

***

 dalailama-phattunga-05

Đức Đạt Lai Lạt Ma truyền trao giáo pháp cho Phật tử Nga tại Delhi – ngày thứ ba

26 tháng 12 năm 2012 New Delhi, Ấn Độ

Sau khi thính chúng trì tụng Bát nhã tâm Kinh, ngài yêu cầu thính chúng tụng đọc các câu kệ của chương hai và đến câu 23 của chương ba trong Nhập Bồ tát hạnh, bởi đó bao gồm các câu Bảy chi thực hành. Về khóa lễ để khai triển bồ đề tâm nguyện và bồ đề tâm hạnh, ngài dạy rằng có thể được cử hành trước một biểu tượng nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu được cử hành dưới sự hướng đạo của một bậc thầy. Ngài cũng chỉ rõ hai câu kệ đầu mà mọi người trì tụng là quy y Phật, Pháp, Tăng và hai câu cuối là khai triển bồ đề tâm chứng đạt giác ngộ. Sau đó trì tụng hai câu kệ từ chương ba, phát sinh bồ đề tâm nguyện và thụ giới bồ tát. "Nguyện con có thể chứng đạt giác ngộ vì lợi ích của hết thảy chúng sinh; và nguyện con có thể tận trừ tất cả phiền não và chứng đạt được tất cả những phẩm chất giác ngộ."

"Chúng ta thấy rằng giác ngộ là có thể" ngài chia sẻ, "bởi vì không có sự khác biệt giữa bản chất tính không của tâm chúng ta và tâm của một vị Phật. Bởi vì tâm không tồn tại cố hữu, nên chúng ta có thể tận trừ các phiền não. Chúng hòa tan vào như thị và khi đó chúng ta được tịnh hóa khỏi những bất thiện tiêu cực. Và khi tịnh hóa được những tiêu cực, chúng ta cũng phát triển những phẩm chất giác ngộ của một vị Phật. "

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma trong ngày thứ ba của buổi giảng pháp

bốn ngày cho nhóm Phật tử Nga ở Delhi, Ấn Độ,

ngày 26 tháng 12 năm 2012. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tiếp tục thảo luận bản chất tịnh quang và sự tỉnh thức của tâm, ngài chỉ ra rằng không có gì có thể chấm dứt tính tịnh quang và tỉnh thức cho nên những ô nhiễm của tâm có thể được tận trừ.

Về truyền thừa pháp thực hành đức Phật Dược Sư mà ngài sẽ truyền trao quán đỉnh, ngài chỉ dạy rằng pháp thực hành này khởi xuất từ linh kiến thanh tịnh của đức Dalai Lama đời thứ V. Ngài đã hài ước rằng trong khi các đời Đạt Lai Lạt Ma thứ II, III, V và XIII đều có các linh kiến thì đời thứ XIV lại không có gì cả mặc dù đời này dường như có vẻ là đời hóa thân được biết tới nhiều nhất.

Về những lợi lạc của pháp thực hành đức Phật Dược Sư, Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy rằng nếu chúng ta thực hành và trì giữ việc nhập thất, chúng ta có thể chứng đạt lợi lạc để vượt qua bệnh tật.

Vào buổi chiều, Đức Đạt Lai Lạt Ma khẩu truyền những bài kệ của các chương thứ hai và thứ ba Nhập Bồ tát Hạnh, thi thoảng thoảng dừng lại để luận giảng. Ngài dạy rằng, "Điều quan trọng là có sự tự tin về khả năng đạt đến giác ngộ. Cội rễ của tâm tỉnh thức là lòng đại bi và để phát triển trước tiên quý vị phải hiểu được khổ đau là gì, luôn khắc ghi trong tâm rằng Đức Phật sẽ không thuyết dạy về khổ đau nếu chúng ta không có cơ hội để giải thoát khỏi nó. "Quý vị càng quan tâm tới chúng sinh khác, cảm thấy họ gần gũi với mình, tâm nguyện của quý vị muốn giải thoát họ khỏi khổ đau sẽ càng mạnh mẽ. Một trong những phương pháp để phát triển tâm từ bi và tâm tỉnh thức, Phương pháp Bảy thứ lớp Nhân quả, nhấn mạnh tới lòng tốt của những chúng sinh khác, ngay cả khi họ không phải là cha mẹ của bạn. Tuy nhiên, cả Bồ tát Long Thọ và đức Shantideva đều sử dụng các phương pháp cho-nhận, trao đổi bản thân cho người khác. "

 dalailama-phattunga-06

Thính chúng lắng nghe trong ngày thứ ba Đức Đạt Lai Lạt Ma

giảng Pháp cho Phật tử Nga ở Delhi, Ấn Độ,

ngày 26 tháng 12 2012. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

Ngài đã khuyến lệ rằng nên thực hành đều đặn hàng ngày, dần dần sẽ có sự tiến bộ. Liên hệ với sự thực hành của chính bản thân, ngài chia sẻ: "Tôi từng tôn kính bồ đề tâm, nhưng khi khai triển trong thực tế, tôi lại cảm thấy dường như xa lạ. Tuy nhiên, sau khi nghe luận giải về Nhập Bồ tát hạnh, tâm tỉnh thức trở nên gần gũi hơn và sự khai triển, trưởng dưỡng bồ đề tâm bắt đầu trở thành hiện thực.

Phúc Cường trích dịch

Nguồn: Dalalama.com/news

(Đạo Phật Ngày Nay)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11714)
Được tổ chức vào lúc 05 giờ chiều, ngày 13/04/2014 tại nhà hàng Ly's Garden - San Diego, CA... HT Thích Nguyen Siêu trân trọng kính mời.
(Xem: 12376)
Thượng Tọa Thích Minh Tân đã viên tịch vào lúc: 01:10 sáng Thứ Ba ngày 04/02/2014, Kim Quan sẽ được an trí tại TTPG - Chùa Việt Nam
(Xem: 10442)
Một trận hỏa hoạn hôm 9/1/2014 đã thiêu rụi học viện Phật Giáo Larung Gar ở Tây Tạng, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, làm cháy rụi 100 ngôi nhà dành cho các sư cô sinh sống... Ngọc Hằng
(Xem: 12220)
Số báo đặc biệt Viên Giác 201, phát hành vào tháng 6.2014, với chủ đề: Hòa Thượng Thích Như Điển – 50 Năm Xuất Gia và Hành Đạo... Phù Vân
(Xem: 10110)
Chuyến đi từ ngày 11/4/2014 đến ngày 12/05/2014 qua các quốc gia: Thái Lan, Tây Tạng, Trung Hoa... HT Thích Như Điển; ĐĐ Thích Hạnh Nguyện
(Xem: 9992)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặt sự tồn tại nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc...
(Xem: 9453)
Xin hãy tha thứ những gì cần tha thứ, xin hãy bỏ qua những gì cần bỏ qua. Vì mùa Xuân có nở hoa hay không là tùy thuộc vào đất tâm an lành của chính mình... HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 9292)
GHPGVNTN được thành lập từ 11 tập đoàn Phật Giáo Tăng Già và Cư Sĩ từ ngày 31/12/1963 đến 04/01/1064 tại Chùa Xá Lợi, Sài Gòn... HT Thích Tín Nghĩa
(Xem: 11644)
Mùa Xuân Đạo Hạnh lại về chúng con kính chúc Chư Tôn Đức: Phước Trí Nhị Nghiêm, Đạo Quả Viên Thành; Kính chúc quý Phật tử: Vô Lượng An Khang, Cát Tường Như Ý... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 10167)
Mời quý vị đọc Bản Tinh Khánh Anh Số 98 tháng 1/2014, Phát hành 3 tháng một lần... Thích Quang Đạo
(Xem: 11048)
Thầy Đặng Ngọc Chúc, pháp danh: Tịnh Minh, sinh năm 1947 (Đinh Hợi) tại Phù Cát, Bình Định, vừa mãn phần lúc 9 giờ tối ngày 12/11/ Kỷ Tỵ (14-12-2013), hưởng thọ: 67 tuổi.
(Xem: 9137)
Tán Dương Công Đức Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Haiyan Tại Philippines của Chư Tôn Đức Tăng, Ni và Phật Tử Thuộc Các GHPGVNTN Úc Châu, Âu Châu, Hoa Kỳ và Canada... HT Thích Tín Nghĩa
(Xem: 10069)
Hình ảnh phái đoàn Việt Nam Phật Giáo Hải Ngoại từ Úc, Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu đến ủy lạo tại Philippines từ ngày 11 đến 13 tháng 12-2013
(Xem: 13072)
Lễ Khánh Thành và Kỷ niệm 20 năm thành lập Tu Viện Kim Cang, Lễ Giỗ Tổ Chúc Thánh được tổ chức vào ngày 7, 8, 9/12/2013... HT Thích Hạnh Đạt
(Xem: 12568)
Chương Trình Chiêm Bái Ấn Độ - Nepal - Thái Lan do HT Thích Thái Siêu và Công ty Sen Việt tổ chức từ ngày 21/02 đến 13/03/2014
(Xem: 11733)
Thiền Viện Đại Đăng Tổ Chức Khoá Thiền 1 Ngày Tại Hiệp Hội Người Việt San Diego ngày 22/12/2013... Trân Trọng Kính Mời
(Xem: 13192)
Tang lễ được cử hành tại nhà quàn Peek Funeral Home Westminster, CA, từ ngày 29-30/11/2013... Tang Gia Hiếu Quyến
(Xem: 11141)
Như Lai Thiền Tự San Diego, California se tổ chức Cung nghinh và Chiêm bái Phật Ngọc từ ngày 20/01 đến 10/02/2014... HT Thích Minh Hồi
(Xem: 13747)
Trong chuyến viếng thăm và hoằng pháp tại Nhật Bản vào ngày 16-11, Đức Dalai Lama đã đến thăm Viện công nghệ Chiba, ở Tsudanuma, Nhật Bản... Minh Nguyên
(Xem: 16448)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giả là Bồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 9301)
Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội GHPGVNTN Hoa Kỳ ra Tâm Thư kêu gọi cứu trợ nạn nhân bão Haiyan tại Phi Luật Tân... TT Thích Nhật Huệ
(Xem: 8493)
Thông Tư về việc cầu nguyện, Lạc quyên cứu trợ nạn nhân bão Haiyan tại Phi Luật Tân của GHPGVNTN Hoa Hỳ... HT Thích Tín Nghĩa
(Xem: 9598)
Giáo Hội Úc Châu kêu gọi Cầu Nguyện và Cứu Trợ nạn nhân trận bão Haiyan tại Phi Luật Tân - HT Thích Như Huệ
(Xem: 10590)
10.000 người có thể đã chết do bão Haiyan ở Philippines và cơn bão này đang tiến vào miền Trung và Bắc Việt Nam - Nhạc Nguyễn Xuân Tùng
(Xem: 9818)
Chùa Pháp Vân long trọng tổ chức Lễ Chung Thất Trai Tuần vào lúc 11:00 trưa Chủ Nhật ngày 10/11/2013... TT Thích Tâm Hòa
(Xem: 10096)
Hành Hương Thái Lan, Tây Tạng, Trung Hoa từ ngày 04/11 đến 30/11/2014 do HT Thích Như Điển hướng dẫn
(Xem: 9514)
Bệnh viện Chulalongkorn cho biết, Đức Tăng thống Somdet Phra Nyanasamvara vừa viên tịch vào lúc 19 giờ 30 phút hôm nay 24-10. Ngài trụ thế 100 tuổi... Bảo Thiên
(Xem: 10284)
Ngày 27-10-2013 tại Tp.Phoenix, bang Arizona, Hoa Kỳ, chùa Việt Nam long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập... Võ Văn Tường
(Xem: 8024)
Lẽ ra lá thư nầy đã được gửi đến quý vị từ sau ngày 4 tháng 8 năm 2013 vừa qua nhưng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu vừa mất đi một bậc Thầy lãnh đạo tài ba... HT Thích Như Điển
(Xem: 9193)
Miền Trung Việt Nam đã bị 2 trận bão lớn Wutip và Nari làm cho thiệt hại về người và của... TT Thích Nhật Huệ
(Xem: 9662)
Chính phủ Ấn Độ vẫn không thu hồi quyết định gây tranh cãi - loại bỏ tiếng Pali như một môn học của kỳ thi Công chức của Ấn Độ... Văn Công Hưng
(Xem: 11820)
Lễ Giỗ Tổ được tổ chức tại Tu Viện Kim Cang Atlanta, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ vào ngày 9/12/13... HT Thích Minh Đạt
(Xem: 21978)
Lịch Trình Cung Nghinh & Chiêm Bái Phật Ngọc Năm 2014 tại Hoa Kỳ và Canada
(Xem: 11247)
Tu Viện sẽ đứng ra tổ chức buổi tiệc gây quỹ tại khuôn viên 7107 150th Street West, Savage, MN 55378 vào lúc 5 giờ chiều ngày 9 tháng 11 năm 2013.
(Xem: 10964)
Với tâm nguyện phụng sự và chia sẻ những lời dạy của Đức Phật đến với tất cả mọi người, chúng tôi hy vọng Rộng mở tâm hồn sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và ưu ái của đông đảo quý độc giả gần xa...
(Xem: 19567)
Lễ Giổ Tổ Liễu Quán và Lễ Chung Thất Cố Trưởng Lão HT Thích Chí Tín được tổ chức tại Chùa Phật Đà từ ngày 02-03/11/2013... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 17745)
Lễ Khởi Công xây dựng mới Chùa Bát Nhã vào lúc 10 giờ sáng ngày 06/10/2013 tại Chùa Bát Nhã, Tp. Santa Ana... HT Thích Nguyên Trí
(Xem: 10714)
Chương Trình Chiêm Bái Ấn Độ - Nepal - Thái Lan do HT Thích Thái Siêu và Công ty Sen Việt tổ chức từ ngày 21/01 đến 13/03/2014
(Xem: 12472)
Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm và Thuyết pháp tại Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc ngày 20/9/2013 - ĐĐ Thích Hạnh Giới
(Xem: 12222)
Môn đồ Pháp quyến sẽ tổ chức Lễ Truy Niệm và Phát Tang Cố Đại Trưởng Lão Hòa Thượng tại Chùa Phật Đà vào lúc 2 giờ 30 chiều Chủ Nhật ngày 22/9/2013...
(Xem: 13321)
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh được Harvard Medical School (Trường đại học Y khoa Harvard) Vinh Danh vì Sự Nghiệp Trí Tuệ - Từ Bi và Hòa Bình... Lê Nguyên tổng hợp
(Xem: 12620)
Thành Kính Niệm Ân & Thư Cung Thỉnh Chung Thất Trai Tuần Cố HT Thích Minh Tâm vào ngày 22/9/2013 của Môn Đồ Pháp Quyến
(Xem: 12394)
Đại Nhạc Hội Gây Quỹ Phát Bồ Đề Tâm được tổ chức tại Unify Event Center 765 Story Road, San Jose, CA 95122 vào ngày Chủ Nhật 13/10/2013 lúc 3:00PM tới 9:00PM... ĐĐ Thích Quảng Thường
(Xem: 11700)
Có lẽ Chủ tịch Jim Young Kim thấy nhân viên của World Bank (WB) đang bị sức ép thay đổi đè nặng lên vai nên đã đích thân mời Thiền sư Thích Nhất Hạnh tới thăm và nói chuyện... Hiệu Minh
(Xem: 10508)
"Xuôi Dòng Cửu Long Đậu Bến Elbe" hay "Nếp Chùa Việt Trên Đất Khách" của 2 tác giả Dr. Olaf Beuchling & Văn Công Tuấn
(Xem: 11036)
Thư Mời Tham Dự Đêm Văn Nghệ QUÊ HƯƠNG và ĐẠO PHÁP 5 (19-10-2013) - Chùa Pháp Quang, Úc Châu
(Xem: 10634)
Why on earth are many of the world's most powerful technology companies, including Google, showing a special interest in an 87-year-old Vietnamese Zen Buddhist monk? Jo Confino in New York
(Xem: 11851)
HT Thích Thông Hải thông báo chương trình Hành Hương Chiêm Bái Tứ Thánh Địa & Phật Tích Tại Ấn Độ & Nepal từ ngày 29/10 đến 13/11/2013
(Xem: 10676)
Thừa hành quyết định của Chư Tôn Đức lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada, Chùa Phật Đà, Ban Tổ Chức đã tổ chức thành tựu viên mãn Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ III
(Xem: 13805)
Đại Lễ Vu Lan & Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chùa Minh Giác tại Smithfield, Úc được tổ chức vào ngày chủ nhật, 01/9/2013 - ĐĐ Thích Hạnh Tri
(Xem: 10650)
Giới thiệu CD Album Ca Nhạc Phật Giáo - Chúng Mình Cùng Ăn Chay, Do hai ca sĩ Sương Mai và Nguyễn Đức trình bày
(Xem: 9142)
Ngày 12-8-2013, Ban Tổ chức khóa tu phối hợp với Công ty Truyền thông và Du lịch Sen Việt tổ chức cho 90 vị Tăng, Ni và Phật tử tham quan một số điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố San Diego và thành phố Tijuana, Mexico
(Xem: 14969)
Chùa Thanh Lương sẽ long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan vào lúc 10 giờ sáng ngày chủ nhật 25 tháng 8 tức nhằm ngày 19 tháng 7 năm Quý Tỵ... NS TN Minh Huệ
(Xem: 11440)
Vào lúc 7:00 tối Thứ Năm ngày 8 tháng 8 năm 2013 tại Town and Country Resort bắt đầu Khai Mạc Khóa Tu Phật Pháp Tại Bắc Mỹ Lần Thứ III... Bình Sa
(Xem: 17240)
Hòa Thượng Thích Minh Tâm: Vừa an nhiên thị tịch tại bệnh viện thuộc Tỉnh Turku, Phần Lan vào lúc 10:29 phút giờ Phần Lan (9:29 phút giờ Pháp Quốc) ngày 8 tháng 8 năm 2013
(Xem: 9969)
Đại Lễ Vu Lan 2013 tại Chùa Phật Đà vào lúc 10:00 sáng. Ngày: Chủ Nhật, 25 tháng 08, 2013... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 9728)
Ngày 08/ 07/ 2013, tại Pune, bang Maharashtra, Ấn Độ, cộng đồng Phật giáo tổ chức buổi lễ thấp nến, tuần hành để phản đối và cầu nguyện cho những nạn nhân trong vụ đánh bom khủng bố ở Bồ Đề Đạo Tràng ngày 07/ 07/ 2013.
(Xem: 13006)
Vào lúc 6 giờ chiều ngày 14/7/2013, tại nhà hàng Jasmine Restaurant, San Diego, Chùa Phật Đà đã tổ chức tiệc chay gây quỹ hỗ trợ Khóa Tu Học Bắc Mỹ Lần Thứ 3... Tâm Huy
(Xem: 9654)
Hôm nay 17/7/2013, chúng tôi đại diện cho Tăng Ni và Tín Đồ Phật Giáo Việt Nam tại Âu Châu vân tập về Strasbourg, trước trụ sở Quốc Hội Âu Châu để làm lễ Đản Sanh PL. 2557 của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và lễ tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu...
(Xem: 11254)
Bihar, Ấn Độ - Chín vụ nổ nối tiếp nhau trong một cuộc tấn công khủng bố phối hợp đã làm rung chuyển khu chùa Đại Giác Ngộ ở Bồ đề Đạo tràng vào sáng sớm Chủ nhật 7-7-2013
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant