Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Pháp Sư Hui Shen và Phái Đoàn truyền bá Phật giáo đến Châu Mỹ trước Ông Columbus

21 Tháng Tư 201400:00(Xem: 10587)
Pháp Sư Hui Shen và Phái Đoàn truyền bá Phật giáo đến Châu Mỹ trước Ông Columbus

Pháp Sư Hui Shen và Phái Đoàn truyền bá Phật giáo
đến Châu Mỹ trước Ông Columbus

buddha-in-usa
Những thế kỷ đầu của Tây lịch đã được đánh dấu bằng hoạt động truyền bá Phật Giáo mạnh mẽ vượt quá biên giới Ấn Độ. Tiếp tục truyền thống hoằng pháp của thời vua A-Dục, các nhà sư Phật Giáo từ Tích Lan, Nam Ấn, đặc biệt là Kanchipuram, miền Trung và Bắc Ấn đã tham gia từ thiên niên kỷ đầu Tây lịch vào việc truyền bá lời Phật dạy đến những miền đất xa xôi như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt nam và một số quốc gia khác. Những vị sư này mang theo họ những hình tượng, ngọc xá lợi và một vài bản kinh chép tay.

Trong nhiều trường hợp, các vị này thông thạo những ngôn ngữ của những quốc gia họ đến lưu trú và chuyển dịch nhiều kinh Phật từ tiếng Pali và Sanskrit ra những tiếng ấy. Những kỳ tích, những thử tháchgian truân của các nhà truyền giáo tiên phong này đã được ghi nhận trong những bia ký và văn học của các quốc gia mà họ truyền bá. Sứ mệnh của họ ở nước ngoài đã để lại dấu ấn trên nền văn hóa của những nước họ đã từng sống.

Ấn Độ là nơi phát sinh ra Phật Giáochúng ta đã có một nền văn học Phật Giáo vĩ đại được tích lũy qua nhiều thế kỷ và đã lưu truyền đến ngày nay, chúng ta vẫn không tìm thấy trong đó bất cứ lời ám chỉ nào về những hoạt động truyền bá Phật Giáo ở ngoài vùng Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Nhưng kỳ thực, dường như những nhà sư Phật Giáo đã đến những hòn đảo Thái Bình Dương và Châu Mỹ.

Chaman Lan và một số học giả Hoa Kỳ cho rằng không phải ông Columbus đầu tiên tìm ra Châu Mỹ mà chính những người di dân Hindu từ Ấn Độ. Lý luận mới lạ này được dựa vào một số truyền thống thịnh hành ở Trung Mỹ và Mexico. Nhưng giả thiết này thiếu sự ủng hộ của bằng chứng văn học. Tuy nhiên chúng ta cũng có ít nhất là một điểm được ghi lại trong lịch sử Trung Hoa nói đến một đoàn tu sĩ Phật Giáo đến Châu Mỹ vào thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch và đã đưa Phật Giáo vào dạy cho những người dân ở đó.

PHÁI ĐOÀN CỦA PHÁP SƯ HUI SHEN (Huệ Thần, Hội Thần ?) :

Mặt khác, hai học giả Mỹ và học giả người Canada đưa ra ánh sáng những hoạt động của phái đoàn Phật Giáo đến Trung Mỹ và Mexico khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch. Những khám phá của các học giả này không chỉ được dựa vào biên niên sử của Trung Hoa mà còn căn cứ theo những truyền thống và tập quán tôn giáo đang hiện hữu ở Trung Mỹ và Mexico. Đó là một câu chuyện gây chấn động: nó thêm một chương mới vào lịch sử Phật Giáo và những mối quan hệ văn hoá Ấn-Mỹ cổ đại.

Theo giáo sư John Fryer thuộc Đại Học đường California, một nhà sư Phật Giáo tên là Hui Shen trong tiếng Trung Hoa và bốn vị khác người gốc Kabul ở Afganistan đã viếng thăm Trung Mỹ và Mexico vào năm 458 sau Tây lịch với mục đích truyền dạy giáo lý của Đức Phật. Phái đoàn tách ra làm hai chi bộ riêng biệt đến Trung Mỹ tiến hành công việc hoằng pháp trên 40 năm. Sau khoảng thời gian 40 năm, Pháp sư Hui Shen, vị trưởng đoàn và cũng là một thành viên của giáo đoàn ấy, đã đơn độc trở về Trung Quốc năm 499 (sau Tây lịch).

Người ta không biết phái đoàn khởi hành từ Kabul vượt đất liền đến Trung Hoa và từ đó đến Trung Mỹ bằng đường biển hay là đến một trong những hải cảng Ấn độ từ Kabul và rồi sau đó giong buồm đi đến bờ biển Thái Bình Dương. Người ta đặt giả thuyết rằng đoàn trước tiên đến Trung Quốc, từ đó họ giong buồm để tới Trung Mỹ. Vào thời điểm đó Trung Hoa là trung tâm nổi tiếng về những hoạt động truyền bá Phật giáo ở châu Á. Cho dù thời ấy phái đoàn đã theo lộ trình nào đi nữa, thì Pháp sư Hui Shen trong chuyến trở về cũng đã đến Kinh Châu, thủ đô nhà Tề nằm trên bờ sông Dương Tử. Ngài phải chờ đến ba năm để xin yết kiến vị Hoàng Đế và tâu trình về những hoạt động của mình ở Trung Mỹ, nhưng Ngài không thể nào diện kiến với vua được, vì nội chiến đang lan tràn ở đất nước này. Mãi đến năm 502 sau Tây lịch, Pháp sư Hui Shen mới được yết kiến vua Võ Đế của tân triều đại nhà Lương và trình lên nhà vua tất cả những Phật sự của giáo đoàn đã thực hiện ở Trung Mỹ.

CÁC CÂU CHUYỆN ĐƯỢC GHI LẠI TRONG LỊCH SỬ:

Theo sử ký Trung Quốc, hình như Pháp sư Hui Shen không phải người Trung Hoa nên không nói được tiếng Hoa thông thạo, và vua Võ Đế đã tiếp ngài như một vị sứ thần từ Trung Mỹ đến, vì rõ ràng quốc tịch của ngài là ở nước ngoài. Pháp sư Hui Shen đã dâng lên Hoàng Đế những món hàng lạ kỳ, những thứ ngài đã mang về từ Trung Mỹ và xứ Mexico. Vua Võ Đế là một người mộ đạo Phật, lại là một thí chủ hộ pháp, đã quan tâm đặc biệt đến chuyến hành trình của Pháp sư Hui Shen và đề cử vị thân vương Du Kỳ thẩm vấn Pháp sư Hui Shen chi tiết về phái đoàn của ngài đến châu Mỹ, rồi sau đó tường trình đầy đủ về những hoạt động của ngài ở xứ lạ kia. Vì thế bản tường trình của Pháp sư Hui Shen đã được thực hiện và đưa vào văn khố của nhà Lương rồi lưu truyền đến ngày nay, được sự xác nhận đầy đủ của sử gia Trung Hoa lừng danh là Mã Đoan Lâm (sử gia đời Tống, viết "Văn Hiến Thông Khảo", ghi chú của dịch giả).

Trong khi tiếp chuyện với vị thân vương Du Kỳ. Pháp sư Hui Shen trình rằng giáo đoàn gồm năm tăng sĩ Phật giáo trong đó có ngài, đã đến châu Mỹ dưới thời vua Minh Đế của triều đại nhà Tống (420 - 589) trong khoảng 458 sau TL. Các nhà sư mang theo hình tượng, ngọc xá-lợi và kinh sách. Thời ấy đất Mỹ chưa biết đến đạo Phật, phái đoàn đã thành công và họ đã có thể truyền cụ túc giới cho các Tăng sĩ trong số người dân ở đó. Phái đoàn đi dọc theo quần đảo Kurile và đảo Aleutian đến Alaska. Họ khởi hành từ vùng Kamchatka, vùng này đã được người Trung Hoa thời ấy biết đến. Pháp sư Hui Shen miêu tả rất sinh động cái xứ sở đã được vùng Viễn Đông biết đến với tên Fusan ấy, những tập quán và phong cách của người bản xứ và nói rằng xứ ấy cách khoảng 2000 dặm đến 6500 dặm về miền đông Kamchatka và cũng là phía đông của Trung Hoa, rõ ràng nhóm người ấy đã thực hiện một chuyến hải trình trên một chiếc thuyền không mui hoặc một chiếc xuồng nhỏ.

Sau khoảng 40 năm, không biết vì lý do nào đó, Pháp sư Hui Shen đã bị người thổ dân ngược đãi và khi cuộc sống của ngài bị đe dọa, ngài biến mất khỏi đất nước này. Nhưng ngài đã để lại vài dòng chữ khắc trên vách đá. Ở Magdalana thuộc Mexico, có một pho tượng được dựng lên để tưởng nhớ ngài với tên tuổi được khắc vào đó. Ở Trung Mỹ có bằng cớ về truyền thống lẫn khảo cổ chứng tỏ rằng những thành viên kia của phái đoàn đã đi theo một tuyến đường khác đến Trung Mỹ và tiến hành việc hoằng pháp ở đó. Pháp sư Hui Shen quay lại Trung Hoa một mình và không ai biết gì về những thành viên còn lại của phái đoàn ấy nữa.

Bằng chứng này từ văn học Phật Giáo Trung Hoa được hỗ trợ với những phong tục tập quán, những nghi lễ, những cổ vật được tìm thấy ở Trung Mỹ mở rộng suốt hướng đi xuống tận những bờ biển Thái Bình Dương từ Alaska đến Mexico và cả những địa phương khác nằm trên đất liền, để lộ những ảnh hưởng của Phật Giáo tại đó.

* NHỮNG TẬP QUÁN TÔN GIÁO

Khi nói về tầm ảnh hưởng lan rộng của văn hóa Ấn Độ đến tận Trung Mỹ và Mexico, giáo sư John Fryer nói: " Những tập quán tôn giáotín ngưỡng của xứ Mexico, Yucatan và Trung Mỹ, cùng với lối kiến trúc niên lịch, nghệ thuật và nhiều thứ khác được người Tây Ban Nha khám phá khi họ chinh phục Châu Mỹ, chứng tỏ cho thấy có sự trùng hợp hết sức kỳ lạ về những nét đặc biệt giữa phong tục tín ngưỡng Châu Mỹ với phong tục tín ngưỡng Châu Á, khiến người ta ngạc nhiên và nghĩ rằng ảnh hưởng Đạo Phật đã lan đến Châu Mỹ thời ấy. Những sự trùng hợp như vậy nhiều đến nỗi những nhà nghiên cứu độc lập chưa từng biết gì đến câu chuyện Pháp sư Hui Shen cũng tin rằng ắt hẳn đã có mối liên hệ nào đó giữa Mỹ và Châu Á từ đầu kỷ nguyên Tây lịch ".

Giáo sư Edward P. Vining ở San Francisco, người nghiên cứu về vấn đề này đã nêu ra ba mươi lăm sự trùng hợp nổi bật để chứng tỏ sự hiện diện của Phật Giáo và văn hoá Ấn ở Trung Mỹ và Mexico trong những thế kỷ đầu của Tây lịch. Theo ông những sự trùng hợp rõ ràng như vậy cho thấy cả Phật GiáoẤn Độ giáo đã được truyền vào Trung Mỹ trong một thời gian dài trước khi người Tây Ban Nha đến đó. (Do nhà hàng hải Columbus dẫn đầu chuyến công du cho triều đình Tây Ban Nha đã khám phá ra Châu Mỹ vào tháng 10 năm 1492.)

Một nguồn thông tin giá trị nữa liên quan đến việc Pháp sư Hui Shen và đoàn truyền giáo của ngài đến châu Mỹ, đó là hai học giả Canada, giáo sư John Murray Gibbon và Tom Mac Innes đã công nhận việc khám phá Châu Mỹ của Pháp sư Hui Shen. Theo họ thì pháp sư Hui Shen đã băng qua Thái Bình Dương trong một chiếc thuyền Trung Hoa. Ngài đến Vancouver (Canada) khoảng năm 499 sau Tây lịch. Giáo sư Gibbon trích lời của một nhà Địa Lý thời đại Geogre III, người nghiên cứu vấn đề đóng góp của Trung Hoa đối với hải trình xuyên Thái Bình Dương. Giáo sư Mac Innes nói rằng pháp sư Hui Shen đã trải qua mùa đông ở đảo Nootka, Canada, nơi ngài để lại ba tăngtruyền giáo. Những đồng tiền Trung Hoa thuộc triều đại nhà Tấn được tìm thấy ở đó vào năm 1876. Tàn tích những ngôi chùa Phật Giáo được khám phá ở Mexico, trong tiểu bang Somara nằm trên bờ biển Thái Bình Dương và gần thành phố Ures, cũng trong tiểu bang ấy, cùng với một pho tượng Phật có khắc những hàng chữ Trung Hoa.

Sự kiện Pháp sư Hui Shen và đoàn truyền giáo của ngài đến từ Kabul và việc ngài không thông thạo tiếng Trung Hoa, cho ta giả thuyết rằng ngài có thể là tu sĩ người Ấn Độ hoặc người gốc Kabul, vốn là một phần của Ấn Độ vào thời đó. Kabul cũng được gọi là Cophen Kiplin, Kandahar hay Balk trong vùng Gandhara bây giờ được sát nhập với Afghanistan và thời ấy đã là một trung tâm truyền bá Phật giáo. Một tăng sĩ nổi tiếng của Kabul, người đến Trung Hoa trong khoảng thế kỷ thứ tư sau Tây lịch và phiên dịch nhiều kinh Phật ra tiếng Trung Hoa là ngài Chúng Thiên (Sanghadeva, Tăng-già-đề-bà). Mặc dù ngày nay Pháp sư Hui-Shen được biết với cái tên Trung Hoa, rất có thể ngài đã là người Ấn gốc Ấn Độ hay Kabul đến vậy.

Thích Nguyên Tạng dịch theo tài liệu : V. G. NAIR, Realist Buddhist, Malaysia, 1992
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16059)
Đây là một mẩu đối thoại ngắn giữa thần học gia Leonardo Boff (người Brazil) và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về tôn giáo và tự do...
(Xem: 14099)
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, hôm qua, 20-9 đã bày tỏ sự đau buồn vì cái chết của người dân do trận động đất ở phía đông và phía bắc Ấn Độ...
(Xem: 12393)
“James thấy mình được nhiều may mắn trong cuộc đời. James muốn giúp những người không có cơ hội."
(Xem: 13426)
Một ngôi tháp hình bán cầu, thuộc giai đoạn Kim Cương thừa của Phật giáo có niên đại khoảng thế kỷ thứ 6 và 7, tình cờ được khai quật...
(Xem: 13051)
Mưa do gió mùa, lũ lụt và lở đất ở Thái Lan đã giết chết ít nhất 98 người kể từ tháng bảy năm nay, trong đó có một du khách Pháp...
(Xem: 16552)
Người Việt Nam duy nhất có tượng trong tượng đài này là Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.
(Xem: 16705)
Lễ Chung Thất, Nhập Bảo Tháp Di Cốt Cố HT Thích Hạnh Đạo ngày 14/9/2011
(Xem: 13950)
Xá lợi của Đức Phật ở Kapilavastu sẽ đến Sri Lanka vào tháng giêng tới, Cao ủy Ấn Độ tại Sri Lanka, Ashok K. Kantha, cho biết vào ngày thứ bảy (10-9).
(Xem: 13076)
Với sự hướng dẫn của Lạt ma, họ sẽ dâng cúng thức ăn cùng với những lời cầu nguyện, thiền định trong im lặng, quán tưởng và đọc thần chú.
(Xem: 14929)
Trulshik Rinpoche, thầy dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và là người đứng đầu của phái Nyingma đã viên tịch ở tuổi 88.
(Xem: 13049)
Trung tâm nghiên cứu Phật giáo tại Đại học California, Berkeley, vui mừng thông báo Giải thưởng sách Toshihide Numata năm 2011 đã được trao cho Todd Lewis và Subarna Man Tuladhar...
(Xem: 12668)
Tất cả các vị Tăng sĩ ở đấy đều dành trọn tâm huyết và đời sống của mình để nâng cao chất lượng cuộc sống và đời sống tâm linh của người dân trong thôn quê của họ.
(Xem: 13028)
Rassagala hoặc Rajagalathenna, một khu vực ẩn khuất trong một khu rừng đá thuộc làng Bakkielle, cách Ampara 5 dặm về phía Bắc, đã tiết lộ sự huy hoàng của thời kỳ tiền sử của Sri Lanka với thế giới.
(Xem: 12839)
Người Tây Tạng đã khởi động lễ hội Shoton hàng năm, lễ hội Sữa chua, vào ngày thứ hai (29-8) để tỏ lòng tôn kính Đức Phật.
(Xem: 13403)
Hơn 5.000 người đang tham dự khóa học giáo lý ba ngày của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Tsug-la Khag, đền thờ chính của chính quyền lưu vong Tây Tạng tại Dharamsala, phía Bắc Ấn Độ.
(Xem: 12414)
Một địa danh Phật giáo thời kỳ Gandhara, bị lãng quên sau khi được khai quật cách đây hơn một thế kỷ, đã được tái phát hiện tại thành phố phía tây bắc Peshawar (Pakistan).
(Xem: 11660)
Vấn đề mà họ đang phải đối mặt ấy đã được nêu ra nhiều năm trên các trang web cá nhân, trên các tạp chí Phật giáo và trong các câu chuyện bên lề của các khóa tu.
(Xem: 13695)
Kể từ ngày 19-8 đến 22-10 đoàn Hoằng pháp của Làng Mai sẽ trải qua các khóa tu, theo lịch trình sau...
(Xem: 19172)
Hôm thứ ba Hòa thượng đã dẫn khoảng 1.500 người trong một chuyến thiền hành qua khuôn viên rộng lớn của trường Đại học British Columbia.
(Xem: 11978)
Một dự án nhiều triệu đô la nhằm bảo tồn những di tích của vương quốc cổ đại ở Tây Tạng sẽ giúp cho cấu trúc bằng bùn và đá này chịu được thiên tai và xói mòn.
(Xem: 12995)
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết vào ngày thứ bảy (20-8) rằng Ngài cảm thấy "lạc quan" về tiến trình của nhân loại sau một "thế kỷ của bạo lực".
(Xem: 11931)
Cao ủy Anh, John Rankin, đã đến thăm Kandy (Sri Lanka) và chiêm bái các địa danh quan trọng của Phật giáo tại thành phố đồi thiêng liêng trong thời gian gần đây.
(Xem: 14479)
Xin lương tâm nhân loại hãy xót thương dùm loài gấu! Hãy chấm dứt ngay việc khai thác gấu để lấy mật.
(Xem: 12760)
HT. Nhất Hạnh nói rằng chúng ta phải thừa nhận nền văn minh của chúng ta có thể sẽ bị hủy diệt, không phải do một thế lực bên ngoài mà là bởi chính chúng ta...
(Xem: 12322)
Cuộc trò chuyện của họ sẽ dựa trên việc con người đang làm tổn hại đến trái đất, phá hủy các hệ sinh thái và gây ảnh hưởng đến khí hậu.
(Xem: 12422)
Trong chuyến thăm một số quốc gia, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, đang có cuộc họp vào hôm nay (19-8) với một số nhà chính trị của Phần Lan.
(Xem: 12766)
Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm thứ năm (18-8) đã được trao tặng bằng tiến sĩ danh dự ở Khoa Đông phương học thuộc Đại học Tartu ở Estonia.
(Xem: 12942)
Ngài ca ngợi chính sách của Lobsang Sangay giúp cho 10.000 người Tây Tạng được đào tạo chuyên nghiệp trong thập kỷ tới.
(Xem: 12295)
Hôm thứ Bảy (13-8), hơn 7.000 tín đồ Phật giáo và những người ủng hộ đã theo dõi cuộc hội thảo ba ngày của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Toulouse, Tây nam nước Pháp.
(Xem: 11530)
Hôm qua, 13/08/2011, lãnh đạo tinh thần phật giáo người Tây Tạng đã đến thành phố Toulouse, miền tây nam nước Pháp để thực hiện hai buổi thuyết giảng Phật pháp và một buổi hội thảo.
(Xem: 12004)
Phật giáo còn định hình cho nền triết học hiện đại, khoa học tâm lý, và môi trường chính trị... Văn Công Hưng
(Xem: 12609)
Kể từ lần đầu tiên được phát hiện cách đây 112 năm tại Kapilvastu, xá lợi xương của Đức Phật ở Bảo tàng Quốc gia New Delhi (Ấn Độ) có lẽ sẽ sớm được cung thỉnh đến Sri Lanka.
(Xem: 11428)
Từ 27 đến 31/10/2011, tại Khách Sạn Embassy Suites Mandalay Beach - Hotel & Resort, 2101 Mandalay Beach Road, Oxnard, CA 93035
(Xem: 14065)
Lễ Nhập Kim Quan Nhục Thân HT Thích Hạnh Đạo Và Tôn Trí Kim Quan Tại Chùa Phổ Đà Cho Tới Ngày 6-8-2011
(Xem: 17530)
HT Thích Hạnh Đạo, Viện Chủ Chùa Phổ Đà - Santa Ana, California, Hoa Kỳ - đã viên tịch vào lúc 12 trưa, Thứ Năm, ngày 28 tháng 7 năm 2011
(Xem: 13096)
Nằm bên cạnh Shigatse, thành phố lớn thứ hai ở Tây Tạng, và được thành lập vào năm 1447, tu viện Tashilhunpo đã tạo dấu ấn trong lòng khách hành hương.
(Xem: 11689)
Việc nghiên cứu này do các sinh viên MCU thực hiện trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010 với sự giúp đỡ của các cư sĩ Phật giáo.
(Xem: 15071)
Người ta thường cho rằng Phật giáo là một tôn giáo chỉ nói về sự chết chóc, sự tiêu cực, cuộc sống khổ đau…
(Xem: 11714)
Tổ chức Niwano hòa bình đã trao Giải thưởng Niwano hòa bình thứ 28 cho Sulak Sivaraksa (ảnh) người Thái Lan vào 23-7-2011 để ghi nhận những đóng góp của ông cho sự hiểu biết mới về dân chủ, hòa bình...
(Xem: 11369)
Các nhà khảo cổ ở Kyrgyzstan vừa khai quật được một bức tượng Phật cao 1,5 mét nằm trong những ngọn đồi bên ngoài thủ đô Bishkek.
(Xem: 13368)
Với 95% dân số theo đạo Phật, Phật giáo là quốc giáo ở Thái Lan, có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội và tinh thần của nhân dân.
(Xem: 11741)
Được xây dựng vào năm 1418, tu viện vẫn còn khá nguyên vẹn và nổi tiếng bởi vì đây là ngôi nhà chung cùa ba hệ phái lớn của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 11394)
Ngày thứ Hai 18/7 vừa qua, trong một trả lời phỏng vấn của kênh truyền thông NBC Hoa Kỳ, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, tức lãnh tụ tâm linh của cộng đồng Tây Tạng hiện nay, đã tuyên bố sẽ đích thân chủ trì việc lựa chọn người kế nhiệm.
(Xem: 12213)
Địa điểm: 2101 Mandalay Beach Road, Oxnard, CA 93035. Thời gian: thứ Năm 27-10 đến thứ Hai 31-10-2011
(Xem: 11289)
Hôm nay 16/7/2011, tổng Thống Mỹ Barack Obama tiếp lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong tại Nhà Trắng. Cuộc gặp diễn ra trong nửa tiếng đồng hồ tại «phòng bản đồ»...
(Xem: 12238)
Cho đến khi nào chúng ta vẫn là những con người, và là những thành viên của cộng đồng nhân loại, chúng ta cần lòng từ bi của nhân loại, lòng thương của con người.
(Xem: 11697)
Tín đồ Ấn Độ giáo đã gửi lời chào tới cộng đồng Phật giáo trên toàn thế giới nhân ngày lễ Asalha Puja (Ngày Chuyển Pháp Luân) sắp tới (15-7-2011).
(Xem: 12171)
Vào hôm Chủ nhật, ngày 26-6, tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận khu di tích chùa Trung Tôn (Chuson-ji) ở Hiraizumi, Iwate Prefecture, Nhật Bản là di sản của thế giới.
(Xem: 13406)
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay (16/7) sẽ có cuộc gặp với nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma bất chấp những lời cảnh báo từ phía Trung Quốc.
(Xem: 18659)
Lễ đài Phật Ngọc và đặc biệt là ngai thờ đã bị hư hỏng. Tượng Phật Ngọc cũng bị hư hại nhưng chúng tôi tin rằng có thể tu sửa được
(Xem: 13295)
Ngày 13/7/2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 đã khai kinh nhập đàn để tiến hành trao truyền lễ Quán đỉnh. Mấy hôm nay, Ngài liên tục nói chuyện tại Pháp hội...
(Xem: 12180)
Ngài nói rằng giờ đây mình có thể dành năng lực để giúp đỡ những người khác sống cuộc sống hạnh phúc hơn và thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo.
(Xem: 12011)
Kalachakra hay còn gọi là Pháp thời luân Kim Cang, là một pháp tu có từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên và trở nên rất phổ biến trong Phật giáo Tây tạng và Mông cổ.
(Xem: 14617)
Vào ngày 9/7, Đức Dalai Latma đã đến phía tây đồi Capitol gần tòa Bạch Ốc để nói chuyện với công chúng về hòa bình thế giới...
(Xem: 20780)
Hội đồng Tăng Già và chính phủ Sri lanka đã trọng thể cử hành lễ trao giải thưởng Danh Dự cho Hòa thượng Thích Minh Tâm và Hòa thượng Thích Như Điển
(Xem: 13526)
Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa tròn 76 tuổi hôm Thứ Tư 6-7-2011, một ngày cũng là khởi đầu cho một loạt buổi thuyết giảng, truyền pháp và hướng dẫn tu học pháp môn Kalachakra cho nhiều ngàn Phật Tử tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
(Xem: 15683)
Theo tín ngưỡng Phật giáo, Kalachakra (một cách luyện thiền định của Mật giáo) được khởi sinh bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tại Ấn Độ cổ đại.
(Xem: 20036)
Đức Đạt Lai Lạt Ma kỷ niệm sinh nhật thứ 76 của mình vào ngày thứ Tư tại Trung tâm Verizon, bao quanh bởi các Phật tử và những người hâm mộ ngài.
(Xem: 14478)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tới Washington DC vào thứ ba ngày 5 tháng 7 năm 2011 chủ trì một nghi lễ Phật giáo kéo dài 11 ngày, được gọi là pháp hội Thời Luân cho Hòa Bình Thế Giới 2011 (“Kalachakra for World Peace 2011”).
(Xem: 12461)
Nước Mỹ hôm qua tưng bừng kỷ niệm ngày quốc khánh thứ 235 của một quốc gia còn non trẻ nhưng đang là cường quốc số một thế giới.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant