Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lặng lẽ 400 Năm Chùa Xưa Tỉnh Thái Bình

11 Tháng Chín 201419:09(Xem: 8265)
Lặng lẽ 400 Năm Chùa Xưa Tỉnh Thái Bình
LẶNG LẼ 400 NĂM,
CHÙA XƯA TỈNH THÁI BÌNH

 

Vĩnh Hảo

 blank

 

Bản nguyện của đệ tử Phật:

Phật giáo du nhập Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ nhất (tk 1), gần hai nghìn năm. Trong chuỗi dài lịch sử ấy, trải bao nhiêu triều đại từ thời Hai Bà Trưng (39 – 43 sau tây lịch) cho đến thời cực thịnh của Phật giáo, Đinh-Lê-Lý-Trần (từ tk 10 đến đầu tk 15), rồi Hậu Lê (tk 15 đến 18), Nhà Nguyễn Tây Sơn (cuối tk 18 sang đầu tk 19), nhà Nguyễn (tk 19 – 20), cho đến ngày nay, có thể nói là đã có hàng vạn ngôi chùa được dựng nên khắp ba miền đất nước.

Suốt hai ngàn năm ấy, nhiều triều đại, chính thể, lần lượt được dựng nên, tồn tại, suy biến, sụp đổ; rồi lại tái dựng để khởi đi trong một vận hành mới. Phật giáo, vốn song hành với giòng sinh mệnh dân tộc, cũng theo nhịp độ hưng-phế của đất nước mà có sự thăng-trầm trong các hình thái tổ chức, xây dựng cơ sở—nghĩa là các ngôi chùa cũng được dựng nên, tồn tại, đổ nát hoặc biến mất, hoặc trở thành di tích lịch sử, hay chỉ là phế tích bị lãng quên theo thời gian; nhưng điều cốt lõi thì không thay đổi: bản nguyện tự độ, độ tha.

Bản nguyện ấy được tiếp nối thể hiện bằng sự thực hànhtruyền bá Phật Pháp của hàng tăng ni và phật-tử nhiều thế hệ. Nhờ vậy mà Phật giáo được tồn tại và phát triển, chứ không phải chỉ bằng việc thiết lập tự việnkiến tạo pháp khí (chùa, tượng, chuông, kinh sách…). Nói thế không có nghĩa là xem nhẹ tự việnpháp khí, vì chính đây là biểu trưng, và cũng là cơ sở cho các sinh hoạt lễ nghi, thực hành, giới thiệu và giảng dạy Pháp Phật. Nhờ sự hiện hữu của các ngôi chùa xưa và nay, có thể dõi theo dấu tích truyền bákế thừa của bốn chúng đệ tử Phật trên quê hương Việt Nam.

 

Danh lam và chùa cổ Việt Nam:

Ngày nay, chúng ta thấy có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng (danh lam) trên khắp nước; nhưng không phải chùa nào nổi tiếng (danh lam) cũng xưa, đẹp, to lớn; và cũng không phải chùa nào xưa thì phải đẹp, to lớn, nổi tiếng. Rải rác khắp ba miền, có những ngôi chùa cổ được liệt vào hàng danh lam, từng được đề nghị là Di sản Văn hóa của UNESCO (như Chùa Hương, Chùa Yên Tử), hoặc được công nhậndi sản văn hóa cấp quốc gia, và những ngôi chùa xây mới hoàn toàn vào thế kỷ 20 - 21, vô cùng tráng lệ, trở thành nổi tiếng vì sự đồ sộ nguy nga; nhưng cũng có những ngôi chùa xưa xiêu vẹo, dột nát, ít người biết đến.

Lần theo dấu vết của sự truyền bá đạo Phật trên đất nước, chúng ta thấy các ngôi chùa trên ngàn năm thì đều ở miền Bắc; trong khi đó các chùa ở Trung và Nam thì kiến lập theo cuộc Nam tiến dưới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (tk 16 – 18) cho nên chùa xưa nhất cũng chỉ trong vòng 400 đến 100 năm trở lại.

Các chùa cổ miền Bắc còn tồn tại và liệt vào hàng danh lam, đầu tiên phải kể đến Chùa Dâu, Bắc Ninh (tk 3), tiếp đến là Chùa Khai Quốc, tức Trấn Quốc ngày nay ở Hà Nội (tk 6), Chùa Phật Tích, Bắc Ninh (tk 11), Chùa Diên Hựu, tức Chùa Một Cột (tk 11), Chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang (tk 11), Chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh (tk 12), Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh (tk 13, xây lại tk 17), Chùa Đậu, Hà Tây (tk 17), v.v…

Các ngôi chùa xưa tiêu biểu ở miền Trung và Nam được xây dựng từ thế kỷ 17 đến 19: Chùa Thiên Mụ (1601), Chùa Từ Đàm (1690), Chùa Báo Quốc (cuối tk 17), Chùa Quốc Ân (cuối tk 17), Chùa Thập Tháp Di Đà, Bình Định (tk 17), Chùa Sơn Long (tk 17), Chùa Long Khánh, Bình Định (tk 18), Chùa Hải Đức, Nha Trang (tk 19), Chùa Giác Lâm, Sài-gòn (tk 18), Chùa Phụng Sơn, Sài-gòn (tk 19)…

Điểm qua các chùa xưa nổi tiếng để thấy một sự tương phản hiển nhiên rằng, có những ngôi chùa cũng rất xưa, nhưng bị lãng quên vì lý do nào đó; có thể vì nơi đó không có danh tăng, hoặc không phải là chùa to lớn, hoặc không phải là thắng cảnh, mà cũng có thể vì tọa lạc nơi một thôn xã nghèo, heo hút, khu biệt, giao thông trở ngại.

Chùa cổ 400 năm ở tỉnh Thái Bình:

Trước mắt, chúng ta thấy ở tỉnh Thái Bìnhít nhất là hai ngôi chùa cổ 400 năm.

Một là Chùa Thần Quang, tục gọi là Chùa Keo (Thượng) rất nổi tiếng, xây dựng vào đời vua Lê Thần Tông (1629-1634), niên hiệu Đức Long thứ 2 (tức năm 1630), tại làng Dũng Nhuệ, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Hai là, Chùa Phúc Lâm, tục gọi là Chùa Đún, kiến lập vào đời vua Lê Kính Tông (1601-1619), niên hiệu Hoằng Định thứ 5 (tức năm 1604), tại làng Ỷ Đốn, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng, trấn Nam Sơn Hạ (nay là xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà), tỉnh Thái Bình.

Chùa Keo Thượng có thể được tôn vinh là đệ nhất danh lam, không phải chỉ vì toàn bộ kiến trúc bằng gỗ đồ sộ, nghệ thuật điêu khắc thời Hậu Lê vô cùng tinh xảo, mà còn liên hệ đến Thiền sư Không Lộ (1016-1094) — tương truyền là vị sơ tổ khai sơn Chùa Keo nguyên thủy (Nghiêm Quang Tự) tại Nam Định từ năm 1061 (tk 11), dưới triều Lý Thánh Tông.

Trong khi đó, Chùa Phúc Lâm (Chùa Đún) chỉ là một ngôi chùa nhỏ, khiêm tốn, nằm trong làng xã nông nghiệp, giao thông không thuận lợi, hầu như người ngoài huyện không biết đến.

Theo truyền khẩu từ các bô lão địa phương, xưa kia Làng Đún có Đền thờ Vua Lê Đại Hành phía trước, Chợ Đún ở giữa, Chùa Phúc Lâm phía sau. Chợ Đún xây nền và cột bằng đá, gồm 5 quán đá với mái lợp ngói mũi hài, đã bị tiêu hủy thời Pháp thuộc, nay nhà cửa và đường sá xây dựng lên trên, đã mất dấu. Đền thờ Vua Lê Đại Hành và Chùa Phúc Lâm cũng bị quân Pháp đốt phá, sau đó được dân làng tu bổ lại trên nền vách cũ, và hiện vẫn còn. Đền thờ Vua Lê Đại HànhTừ đường họ Đinh (xây dựng năm 1727, thờ các vị quốc công họ Đinh thời Hậu Lê) là hai di tích xưa thuộc xã Chi Lăng, được xếp vào hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh.

Riêng Chùa Phúc Lâm trên 400 năm, trải qua hai cuộc chiến, đã hư hoại, đổ nát, khó tìm lại di tích hay cổ vật nào của tiền nhân để ghi lại lịch sử của chùa một cách rõ ràng, chính xác. Các tượng Phật, tượng Hộ Pháp thật lớn đều bị đập phá vào thời kháng Pháp; các pháp khí, vật khí sử dụng trong chùa cũng bị triệt hủy, phế hoại hoặc thất thoát theo thời gian. Cổ vật hiện ở chùa chỉ còn tòa cửu long bằng đồng, cao 80 cm—được cho là đã có từ thời mới lập chùa; và quả chuông nặng 300 kí, đúc từ đời Thành Thái thứ 13 (tức năm 1901).

Nếu đúng là tòa cửu long Chùa Phúc Lâm có từ thuở mới dựng chùa thì niên đại có thể trước, hoặc trễ lắm là cùng thời với tòa cửu long của Chùa Keo, Thái Bình—xuất hiện đầu thế kỷ 17, và được “đánh giá là một trong những tòa cửu long cổ nhất nước ta” (theo Chu Minh Khôi, “Phật tượng Việt Nam và một vài nguyên tắc nghệ thuật tạo tượng,” Giác Ngộ Online—nhưng tòa cửu long ở Chùa Keo thì không rõ bằng đồng hay gỗ, tác giả không đề cập).

Hai pháp khí bằng đồng còn đến ngày nay là do dân làng đem cất giấu trước khi quân Pháp đốt phá toàn bộ đình, chợ và chùa của toàn huyện vào tháng 2 năm 1950. Ngoài ra, 4 di tháp của các vị trụ trì tiền nhiệm có thể được xem như là cổ tháp; và chứng tích quan trọng ghi lại phần nào lịch sử chùa là một bia đá khắc bài ký viết bằng Hán văn, đặt ngoài sân, phía sau chánh điện.

Theo bia văn này, ngôi phạm vũ (chánh điện) được khởi công trùng tu cùng lúc với Tổ đường và điện Tam Cung Thánh Mẫu, vào thời vua Bảo Đại, năm thứ 6 (mùng 6 tháng 6 năm Canh Ngọ, nhằm 01/7/1930); qua năm sau, mùng 9 tháng 9 Tân Mùi (nhằm 19/10/1931) thì hoàn tất. Bia văn có nhắc đến lần trùng tu trước đó vào năm Giáp thân, thời vua Lê Chính Hòa (1680-1705) thứ 25 (tức năm 1704). Căn cứ vào năm trùng tu ấy, lịch sử truyền khẩu nói rằng chùa được xây dựng năm 1604 cũng là điều khả tín, hợp lý, vì thông thường thì cứ 100 năm thì đã phải trùng tu, hoặc xây lại. Có thể lần trùng tu thứ nhất (1704) cũng là nhân kỷ niệm 100 năm thành lập chùa.

Cũng theo lời truyền, Chùa Đún xưa kia rất đẹp, nguy nga, có cổng tam quan rất lớn, trong chùa có cả ao rộng, giếng sâu, vườn cảnh rất hữu tình. Điều này có thể tin được, vì trên bia đá được khắc vào lần trùng tu sau cùng (1930), có lời xưng tụng “Ỷ Đốn xã, Ngoại thôn, Phúc Lâm Tự, nhất nhất thắng cảnh, thiên cổ danh lam” (Chùa Phúc Lâm ở thôn Ngoại, xã Ỷ Đốn, là thắng cảnh hàng đầu, là danh lam của ngàn đời.”

Trải thời gian trên 400 năm, đã có lúc Chùa Phúc Lâm vắng bóngtrụ trì đến mấy mươi năm. Hiện tại chùa còn lưu lại 4 bảo tháp và 5 phần hài cốt của các vị trụ trì đã một thời chấn tích hành đạo nơi đây. Ngôi mộ của vị tổ khai sơn được cho là bị thất lạc ngoài đồng từ lâu, đến nay vẫn chưa tìm ra dấu tích; nên ngay cả đạo hiệu của vị này cũng không ai biết, chỉ biết rằng ngài quê ở Hải Hậu, Nam Định. Những đời trụ trì có ghi lại dấu tích trên bia ký, bảo tháp và lời truyền khẩu thì ít nhất là 6 đời (chưa kể vị đương nhiệm). Các đời trụ trì trước là các vị sư tăng; đến lần trùng tu năm 1930 (là năm dựng bia ký nói trên) thì làng tổng đã cung thỉnh Tỳ kheo ni Thích Đàm Năng từ Chùa An Châu, xã An Khoái đến chứng minhtiếp nhận trụ trì; kể từ đó đến hiện nay, các đời trụ trì sau đều là sư ni.

 

Chùa Phúc Lâm hiện tại:

Được trùng tu năm 1930, Chùa Phúc Lâm lại bị phá hủy toàn bộ 20 năm sau đó bởi quân đội Pháp. Vị trụ trì bấy giờ là Sư tổ Thích Đàm Năng, đã cùng dân làng dựng lại chùa bằng vật liệu gom góp tại địa phương, sửa sang ngôi chánh điện trên nền vách đổ nát. Từ thời Sư tổ Thích Đàm Năng, truyền xuống ba đời trụ trì là Thích Đàm Nhài, Thích Đàm Chủng và Thích Đàm Vân, rồi mới đến vị trụ trì hiện nay là Sư thầy Thích Đàm Gấm.

“Sư thầy” là cách gọi sư ni của Phật giáo miền Bắc thay vì “Sư cô” ở Trung và Nam; Ni giới miền Bắc cũng không dùng “Thích nữ” mà chỉ dùng “Thích” như bên Tăng. Đạo hiệu của chư vị Tăng Ni miền Bắc cũng không theo giòng kệ Thiền phái: Tăng thì chữ “Thanh,” Ni thì chữ “Đàm,” cứ thế mà truyền.

Sư thầy Thích Đàm Gấm được thầy bổn-sư là Sư cụ Thích Đàm Tâm (một trong nhiều đệ tử của Sư tổ Thích Đàm Năng), cử đến Chùa Phúc Lâm đảm nhận trụ trì vào năm 1995, lúc 24 tuổi. Do hoàn cảnh xuất gia ở chùa làng quê, không có trường Phật học, lại một mình đến đảm nhận ngôi chùa cổ hoang sơ tiêu điều, Sư thầy Thích Đàm Gấm quanh năm suốt tháng chỉ tự tu tự học, trông nom mọi việc của chùa và hướng dẫn phật-tử tu niệm. Tự học như thế mà trình độ Phật họcđặc biệt là Hán-Nôm của sư thầy rất vững vàng, thông thạo, có thể đứng lớp dạy Luật bằng Hán văn cho các thế hệ đi sau. Qua đó, ai cũng thấy sự kiên gan trì chí của một tăng sĩ trẻ ở làng xã nghèo, heo hút.

Cũng cần mở ngoặc ở đây rằng tại miền Bắc qua các cuộc chiến tranh, hầu hết trai tráng đều phải nhập ngũ; không riêng việc chống ngoại xâm qua bốn lần Bắc thuộc, mà ngay cả thời kỳ Lê-Mạc (tk 16), rồi Trịnh-Nguyễn phân tranh (cuối tk 16 —tk 18), cũng phải tòng quân hoặc bên này, hoặc bên kia. Do vậy, từ chính sử cho đến thực tế, hiển nhiên ai cũng thấy rằng việc duy trì giềng mối của đạo Phật qua sinh hoạt chùa chiền là do các lão tăng, nam nữ cư sĩ lão niên, và đặc biệt là do ni giới đảm trách. Ni giới miền Bắc đã đóng vai trò quan trọng nhưng thầm lặng để duy trì đạo Phật qua chiến tranh, điển hình là hai cuộc chiến cận đạiSư tổ Thích Đàm Năng và Chùa Phúc Lâm là chứng nhân, chứng tích. Có thể nói đây cũng là một trong vài nhân duyên để Chùa Phúc Lâm từ một tăng viện trở thành ni tự từ nửa đầu thế kỷ 20.

Sự thầm lặng như thế tác động trên sinh hoạt của Chùa Phúc Lâm suốt thế kỷ qua, trong cả vấn đề hoằng pháp lẫn sự duy trì và phát triển cơ sở. Thầm lặng đến mức một ngôi chùa cổ trên 400 năm, mà đã có thời được mệnh danh là “thiên cổ danh lam,” hầu như không còn ai ngoài huyện xã biết đến, nhắc đến. Lý do cũng dễ hiểu, về mặt cảnh quang, kiến trúc, Chùa Phúc Lâm hiện nay chỉ còn giữ lại được cái nền xưa của thầy-tổ. Nói văn vẻ theo nghĩa bóng, là vẫn giữ được truyền thống giữ đạo, hành đạo của tiền nhân trong an hòa, lặng lẽ. Chùa không có đặc điểm gì để còn được gọi là một danh lam, thắng cảnh.

Nhưng đó không phải là điều mà sư trụ trì quan tâm. Bản thân sư chỉ muốn ẩn danh, vô danh; và đối với ngôi chùa, sư cũng không muốn trở thành một thắng cảnh du lịch, hoặc một di tích văn hóa lịch sử được công nhận bởi nhà nước hay bất cứ cơ quan văn hóa quốc gia, quốc tế nào. Sư chỉ mong Chùa Phúc Lâm tiếp tục là ngôi chùa nhỏ, thầm lặng, ẩn mình trong làng xã; và tăng sĩ ở chùa tiếp tục là những người thầy bình dị, sống gần gũi với dân tình nông thôn.

Chùa Phúc Lâm có 5 sào ruộng. Sư trụ trìni chúng Chùa Phúc Lâm nhiều năm qua đều tự túc kinh tế bằng cách làm ruộng. Lúa vừa đủ ăn cho chùa trọn năm; nhưng để thực hiện các phật-sự khác thì phải bán bớt lúa. Chẳng hạn để gửi hai đệ tử đi học xa (một ở Học viện Sóc Sơn, một ở Trung cấp Phật học Nam Định), chùa phải bán đi hơn một nửa số lúa trong kho để có tiền nộp học phí, lo nơi ăn ở; thiếu hụt gì thì tính sau. Hiện nay sư trụ trì còn có 3 đệ tử khác, trong đó 2 vị cũng cần đi học xa (vì trong huyện tỉnh không có trường Phật học) nhưng chùa không đủ khả năng chu cấp.

 

Nhu cầu hiện nay:

Với hoàn cảnh tài chánh eo hẹp như thế, nhà chùa và dân trong làng xã nông nghiệp này, nhiều năm qua muốn tiến hành việc xây dựng lại ngôi chánh điện tường xiêu mái đổ, vẫn chưa thực hiện được.

Tất nhiên một ngôi chùa nghèo, sống bằng nghề ruộng, thì sự thiếu hụt tài chánh ảnh hưởng lên tất cả nhu cầu của đời sống—dù là đời sống không tham cầu của người xuất gia; nhưng nhu cầu cấp thiết ở đây, cũng chính là ước nguyện của sư trụ trì cùng phật-tử trong làng: xây dựng ngôi chánh điện.

Về diện tích thì chánh điện chỉ vừa đủ chỗ cho hàng tăng ni vào dịp lễ lớn, phật-tử đều phải lễ bái từ ngoài hiên. Vào những ngày mưa, phải che bạt tạm ngoài trời cho phật-tử dự lễ; bên trong thì phủ tấm tơi cho tượng nào bị dột ướt, và dùng thau chậu để hứng nước mưa ngay ở nơi hành lễ.

Về kiến trúc của chùa: cột kèo và các cửa gỗ của chùa đã mục; tường vôi nứt nẻ; bệ thờ và các tôn tượng trên chánh điện đều quá cũ, sứt mẻ, tróc nước sơn; nền gạch loang lỗ, mòn nhẵn.

Nói chung, ngôi chánh điện cần phải xây mới lại chứ không đắp vá, tu bổ gì được nữa.

Và dù thế nào, việc xây dựng ngôi chánh điện mới có thực hiện được hay không, Chùa Đún (Phúc Lâm Tự) vẫn mãi là ngôi chùa cổ thân yêu gần gũi trong tâm tưởng của tăng nibá tánh địa phương. Ngôi chùa ấy không cần được liệt vào hàng danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của tỉnh huyện hay cả nước; mà chỉ cần được dựng lại trên nền cũ 400 năm của tiền nhân, một ngôi chùa có mái cong, biểu trưng của đạo Phật Việt Nam từ bi, hiền hòa; nơi đó, những nhà sư áo nâu, cũng là những nông gia nối gót thầy-tổ cúi mình trên ruộng vườn quê hương, tiếp tục giữ đạo, hành đạo trong khiêm cung, lặng lẽ.

 

California, ngày 9 tháng 9 năm 2014

Vĩnh Hảo

chua phuc lam2
VỀ VIỆC XÂY DỰNG CHÁNH ĐIỆN CHÙA PHÚC LÂM:

 

Sự khiêm cung thầm lặng ít khi nào đem lại thành tựu rõ rệt cho cá nhân hay tập thể giữa cuộc đời đầy những tranh chấp, đua chen; nhất là trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, rất cần tiếng nói, rất cần sự vận động, kêu gọi. Nhưng những nhà sư áo nâu đêm ngày tụng niệm, làm nông, đã không nói. Tôi muốn nói thay họ; và với tất cả niềm cảm kích hướng về Chùa Phúc Lâm, tôi ghi những giòng này, cúi mong sự hỗ trợ của chư tôn đức tăng ni và phật-tử khắp nơi.

Sư thầy Thích Đàm Gấm, trụ trì Chùa Phúc Lâm, cho biết đã xin giấy phép xây dựng, và kinh phí dự trù xây dựng ngôi chánh điện (với diện tích khoảng 400 mét vuông, kể cả hành lang) được nhà thầu ghi lại là khoảng 2 tỉ đồng Việt Nam (tương đương $100,000 mỹ kim).

Chánh điện Chùa Phúc Lâm sẽ được cất theo mẫu của Chùa Việt Yên, cùng huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, như sau:

 

 

Mọi liên lạc để ủng hộ hoặc góp ý, xin gửi:

 

Thích Đàm Gấm

(Nguyễn thị Gấm)

Chùa Phúc Lâm, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Số điện thoại của Chùa: 0363980959

Số điện thoại di động: 01686169868

Chủ tài khoản: Nguyễn thị Gấm

Số tài khoản là 47110000615823

Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam tỉnh Thái Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9636)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu (GHPGVNTN Âu Châu), GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, GHPGVNTN Hải Ngoại tại Canada, và GHPGVNTN Hoa Kỳ cùng lên tiếng...
(Xem: 10015)
Ngày Về Nguồn VII và Lễ Kỷ Niệm 30 Năm thành lập Chùa Cổ Lâm được tổ chức vào ngày 27-29/9/2019... HT Thích Nguyên An
(Xem: 12853)
Lễ Tưởng Niệm 50 Pháp Nạn (1963-2013) Bồ Tát Quảng Đức và Tăng Ni Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vọng Thân, ngày 23/6/2013... Tiến sĩ Huỳnh Tấn Lê
(Xem: 8394)
Đại Hội Thường Niên Lần 1 Của GHPGVNTNHK và Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân ngày 17/6/2013 tại Phật Học Viện Quốc Tế
(Xem: 10813)
Những hình ảnh về tổn thất và cứu hộ sau trận lốc xoáy ở Oklahoma City chiều 20-5-2013
(Xem: 9897)
Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm được tổ chức từ lúc 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều ngày thứ 7 ngày 15/6/2013... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 10317)
GHPGVNTNAC có lời phân ưu đến GHPGVNTN Hoa Kỳ và nguyện cầu Giác Linh Ngài được: Thượng Đạt Liên Đài, Hoa Khai Kiến Phật
(Xem: 12042)
Chấp nhận đương đầu với những khó khăn đang đặt ra đối với thế giới chúng ta rất phù hợp với tinh thần Phật giáo...
(Xem: 11977)
Tên của Ngài chói sáng trong lịch sử, Hiệu của Ngài rực rỡ hơn vàng son, Trăm năm sau bia đá dẫu có mòn...
(Xem: 10855)
Chuyến hoằng pháp của chư tôn đức Thiền sư và Tăng thân Làng Mai tại Hàn Quốc kết thúc ngày 15/5/2013... Thích Vân Phong
(Xem: 11179)
HT Thích Nguyên Lai viên tịch tại chùa Bát Nhã, California vào lúc 1:50 PM, thứ 4 ngày 15/5/2013
(Xem: 13527)
Tiệc chay vào lúc 05 giờ chiều, Chủ nhật - ngày 14/7/2013. Tại nhà hàng Jasmine - 4609 Convoy St., Suite A, San Diego, CA 92111.
(Xem: 10155)
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 21 và 22-5/2013
(Xem: 11152)
Sáng ngày 4/5/2013, khóa tu 2 ngày cho GĐPT Trúc Lâm với chủ đề: “Quán chiếu tự thân” do Thượng tọa trụ trì và tăng thân Trúc Lâm
(Xem: 12219)
Đại Lễ Phật Đản được tổ chức vào các Ngày 11 và 12 Tháng 5 năm 2013 tại Miles Square Park, thành phố Fountain Valley, California, Hoa Kỳ
(Xem: 10710)
Thông Bạch Phật Đản PL 2557 - 2013 Của GHPGVNTN Hoa Kỳ - HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 11163)
Thông Tư Số 2 V/v Tổ Chức Đại Lễ 50 Năm Tưởng Niệm Tri Ân Bồ Tát Thích Quảng Đức vị Pháp thiêu thân, và Chư Thánh Tử Đạo
(Xem: 14943)
GHPGVNTNHK tổ chức Khóa ACKH PL.2557 tại Phật Học Viện Quốc Tế từ ngày 17-27/6/2013
(Xem: 13300)
Thư Mời Tham dự lễ Khánh thành khu vực tượng đài Hạ Phẩm Hạ Liên Hoa tại Chiangmai, vào ngày 06-12 tháng 12 năm 2013... Thích Hạnh Nguyện
(Xem: 15417)
Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức, Chư Thánh Vị Pháp Vong Thân & Chư Vị Tiền Bối Hữu Công với Dân Tộc và Đạo Pháp suốt 50 Năm Pháp Nạn...
(Xem: 12441)
Đại Lễ Phật Đản PL.2557 được GHPGVNTNHK tổ chức vào ngày 11 và 12/5/2013 tại Tại Mile Square Park, Fountain Valley, California, Hoa Kỳ ... HT Thích Nguyên Trí
(Xem: 14326)
Khóa Tu Học từ ngày 23 đến 27/10/2013 Tại Tu Viện Kim Sơn, Bắc California, Hoa Kỳ... - HT Thích Tịnh Từ
(Xem: 12076)
Thư Mời Tham Dự Đêm Văn Nghệ Quê Hương và Đạo Pháp 4, bắt đầu từ 5pm đến 10.30pm Thứ Bảy ngày 04-5-2013 - Chùa Pháp Quang, Australia
(Xem: 13684)
Món Quà Cuối cho Cháu Nguyễn Thị Yến (Hưởng Dương 13 tuổi) "Trên ghe có ngọn đèn cầy... con về thăm Mẹ lần này nửa thôi..." Thích Quảng Thường
(Xem: 10219)
Nhà xuất bản Hương Quê có kế hoạch thực hiện bộ sách NGÔI CHÙA VIỆT NAM HẢI NGOẠI gồm 2 tập, lần lượt giới thiệu khoảng 460 ngôi chùa Việt Nam ở 25 quốc gia.
(Xem: 13567)
Cùng nhau Đón Tết tại Chùa, Vui Xuân Hái Lộc BỐN MÙA BÌNH AN Nguyện cho hết những lầm than, Nguyện cho nhân loại thanh nhàn ấm no.
(Xem: 11049)
Đạo đức và giới luật trong Luật tạng, là nền tảng cho thực hành cả về thiền định (shamatha) và thiền quán (vipassana).
(Xem: 10564)
Thông Tư Về Việc Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Quảng Đức Tự Thiêu - HT Thích Tín Nghĩa
(Xem: 11095)
V/v cung thỉnh, kính mời tham dự Lễ Húy Kỵ Cố HT Thích Đức Niệm, Cố HT Thích Trí Chơn và Họp GH đầu năm ngày 30/3/2013 tại Phật Học Viện Quốc Tế
(Xem: 10859)
Từ ngày 2 đến ngày 19 tháng 12 năm 2013 trải qua các nước Thailand, Malaysia và Singapore - HT Thích Như Điển
(Xem: 10914)
Thông Bạch của HĐGP - Thư Chúc Xuân của HĐĐH GHPGVNTNHK cho mùa xuân Quý Tỵ 2013
(Xem: 12924)
Ngài nhấn mạnh rằng sự chuyển hóa tâm thức là trung tâm của thực hành Phật giáo, đó không phải là thực hành được thực hiện bằng ép buộc.
(Xem: 14754)
Chùa Thiên Trúc San Jose tổ chức Trai Đàn Dược Dư Thất Châu Và Chẩn Tế Âm Linh Cô Hồn ngày 22-24/2/2013 - Thích Thiện Long
(Xem: 25675)
Thư Mời Tham Dự Lễ Vía Đức Phật A Di Đà Tại Chùa Nam Quang chủ nhật, ngày 30/12/2012
(Xem: 12563)
Chùa Phật Tổ Thông Báo Hành Hương và Từ Thiện Xứ Phật, Ngày đi: 2/20/2013, Ngày về: 3/8/2013
(Xem: 13512)
Lễ nhập kim quan sẽ được cử hành lúc 9 giờ sang ngày 12 tháng 12 năm 2012 (nhằm ngày 29 tháng 10 năm Nhâm Thìn) tại Chùa Pháp Luân
(Xem: 11801)
Theo báo cáo của Đại sứ Thái Lan, Chính phủ Afghanistan đã công bố một chính sách bảo tồn toàn bộ địa điểm và ra lệnh ngưng phá dỡ, khai quật thêm...
(Xem: 12616)
Ông Dorjee nói rằng đây sẽ là dự án được phát triển đầu tiên tại Bồ Đề Đạo Tràng với mục đích duy nhất là nhằm phục vụ cho người nghèo...
(Xem: 12899)
Ladakh là một vùng đất không giống như các vùng khác, ở đây có nét thần bí, hoang sơ và hẻo lánh. Vùng đất này được bao quanh bởi các đỉnh núi phủ tuyết trắng...
(Xem: 13926)
Trai Đàn Chẩn Tế Cầu Siêu Bạt Độ do Chùa Hồng Danh tổ chức tại San Jose ngày Thứ 7, CN ngày 12,13/01/2013. Trân Trọng Kính Mời
(Xem: 26127)
Khoảng 80.000 Phật tử đến từ 6 quốc gia đêm 24-11 đã tham dự buổi lễ Văn hóa Phật giáo & Pháp lạc năm 2012 tại sân vận động Shah Alam (Malaysia).
(Xem: 13710)
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, nói. "Cả hai nguồn năng lực nam và nữ này đều rất cần thiết cho một thế giới tốt đẹp hơn".
(Xem: 12047)
Thầy Ricard nhận thấy rằng, sống một cuộc sống tốt đẹp, và thể hiện lòng từ bi không phải là một sắc lệnh tôn giáo được tiết lộ từ trên cao, mà là một lộ trình thực tế để có được hạnh phúc.
(Xem: 11747)
Hội Từ Tế Phật giáo, tổ chức từ thiện lớn nhất tại Đài Loan, đã phát động đợt gây quỹ trên khắp Hoa Kỳ vào cuối tuần qua để giúp các nạn nhân trong trận siêu bão Sandy...
(Xem: 12448)
Trong sáu tiếng đồng hồ thăm viếng xứ này ông và Ngoại trưởng Hillary đã đi chân trần thăm chùa Shwedagon, ngôi chùa Vàng nổi tiếng...
(Xem: 12025)
Chùa (wat) Pho là điểm dừng chân đầu tiên của Tổng thống Mỹ Barack Obama khi đến Thái Lan, nơi ông bắt đầu chuyến công du châu Á kéo dài 4 ngày.
(Xem: 11486)
Thông Báo Cứu Trợ Vì Cơn Bão Sandy Tại Miền Đông Hoa Kỳ - Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội GHPGVNTNHK
(Xem: 12100)
Đức Dalai Lama có kế hoạch bắt đầu chuyến thăm từ thành phố Yokohama với thời pháp mang tên Tám Bài Kệ Chuyển Hóa Tâm của Geshe Langri Thangpa...
(Xem: 11993)
Nơi đây được coi là thiêng liêng đối với các Phật tử, những người đã quyết định xây dựng một bảo tháp lớn trên một gò đất cao để tượng trưng cho hình tượng hoa sen.
(Xem: 12604)
Matthieu Ricard, một nhà cựu di truyền học người Pháp mới đây được các nhà nghiên cứu chứng nhận rằng, ông là người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới.
(Xem: 12593)
Đức Dalai Lama bắt đầu khóa giáo lý 3 ngày với đề tài Trung quán luận của Bồ-tát Long Thọ tại Khang Tsug-la, ngôi chùa chính gần trú xứ của ngài tại Dharamshala (Ấn Độ)...
(Xem: 14034)
"Mục tiêu cơ bản của chúng tôi là dạy trẻ để chúng biết rằng nếu chúng hạnh phúc chúng có thể đạt được tiềm năng của mình và làm lợi ích cho những người xung quanh chúng."
(Xem: 14030)
Trong chuyến đi này, ngài đến thăm và hoằng pháp tại sáu tiểu bang, tiếp xúc và có những buổi pháp đàm, pháp thoại, nói chuyện với công chúng Hoa Kỳ.
(Xem: 14129)
Lúc 11:00 giờ ngày Thứ Bảy Oct /20/2012, tại: Chùa Duyên Giác, 97 Foss Avenue, San Jose, CA. 95116. Tel: 408 828 5707
(Xem: 19175)
Thiệp thỉnh mời dự lễ đặt đá xây dựng thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng - Thích Tuệ Giác
(Xem: 15980)
Pho tượng được một phái bộ khoa học Đức Quốc Xã khám phá vào năm 1938 ở Tây Tạng, khi họ đến đây để dò tìm nguồn gốc của "giống dân Arya"...
(Xem: 16912)
Trân trọng kính mời quý Đồng hương, Phật tử, Thân hữu đến tham dự Đêm Văn Nghệ Quê Hương và Đạo Pháp 3, tại Sân Khấu Lộ Thiên trong khung viên Chùa Pháp Quang...
(Xem: 24797)
Các khách mời Làng Mai sẽ đến Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 16-10 và làm việc với BTN để chuẩn bị cho khóa tu do Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn...
(Xem: 17572)
Lễ Lạc Thành Chùa Quan Âm Ngàn Tượng - Greensboro, NC, Hoa Kỳ, ngày 12-14/10/2012
(Xem: 15577)
Ông U Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi chính thức được trao tặng giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải ngày 21/09/2012 tại Harvard University Faculty Club, Boston... Lan Anh
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant