Diệu Âm lược dịch
NHẬT BẢN: Trà được phục vụ trong những tách lớn tại một buổi lễ ở chùa Saidaiji
Nara, Nhật Bản – Hàng chục người đã nhấm nháp trà từ những tách lớn tại ngôi chùa Saidaiji ở cố đô Nara của Nhật vào ngày 7-10-2018.
Một nhà sư đã pha trà bằng một đồ dùng đánh trứng ngoại cỡ, rồi rót trà vào những tách có đường kính khoảng 40 cm.
Khoảng 50 người tham dự sự kiện nói trên, trong số đó có vài người cần sự giúp đỡ để giữ tách của mình.
Truyền thuyết kể rằng cách đây gần 780 năm, một tu sĩ Phật giáo đã bắt đầu truyền thống này để tạo cơ hội cho người dân địa phương được nếm thử trà. Và đến nay các nhà sư chùa Saidaiji tổ chức sự kiện này 3 lần một năm.
(tipitaka.net – October 22, 2018)
Trà được phục vụ trong những tách lớn tại một buổi lễ ở chùa Saidaiji
Photo: nhk.or.jp
ĐỨC: Tích Lan tặng Ngôi nhà (Chùa) Phật giáo tại Berlin nhánh cây Bồ đề lịch sử
Ngày 21-10-2018, Đại sứ Tích Lan tại Đức là ông HE Karunasena Hettiarachchi và 9 nhà sư đã tặng Ngôi nhà Phật giáo ở Frohnau, Berlin, một nhánh của cây Bồ đề lịch sử.
Tại thư viện của Ngôi nhà Phật giáo, hai anh em Senaka và Tissa Weeraratna của Hội Dharmaduta Đức được Đại sứ Tích Lan trao nhánh cây Bồ đề thiêng liêng này.
Đây là món quà rất đặc biệt mà chính phủ Tích Lan gởi tặng trung tâm Phật giáo nói trên tại Frohnau. Nó là một nhánh của cây Bồ đề (Giác Ngộ) Sri Maha thiêng liêng ở Anuradhapura, Tích Lan. Theo truyền thống, tương truyền Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã trải nghiệm sự thức tỉnh vào năm 528 BC và trở thành Đức Phật (“Giác Ngộ”). Do đó, cây Bồ đề được xem là gốc rễ của tín ngưỡng Phật giáo ở Tích Lan và là cây được ghi nhận có tính lịch sử lâu đời nhất trên thế giới.
(NewsNow – October 22, 2018)
Đại sứ Sri Lanka Karunasena Hettiarachchi (bên phải) trao tặng Hội Dharmaduta Đức nhánh cây Bồ đề thiêng liêng tại thư viện Phật giáo Haus ở Frohnau
Photo: asiantribune.com
MIẾN ĐIỆN: “Chùa Rắn” ở thị trấn Twante, Yangon
Chùa Baung Daw Gyoke ở thị trấn Twante, Yagon, đã nhận được biệt danh là Hmwe Paya (“chùa rắn”) từ người dân địa phương. Nằm giữa một cái hồ, ngôi chùa có khoảng 40 con trăn, một số có chièu dài từ 2 đến 3 mét.
Nhiều người dân địa phương xem sự hiện diện của những con trăn này là điềm lành của ngôi chùa, và họ thường xuyên ghé thăm nơi này để cầu nguyện và cúng dường cho chúng.
Chư tăng ni tại chùa sẵn lòng chăm sóc những con trăn, nhiều con trong số đó đã được người dân địa phương thu thập từ khu vực xung quanh và mang đến ngôi chùa. Những con trăn này không hung dữ, được cho ăn sữa và trứng mua từ những khoản cúng dường dành cho chúng.
(Buddhistdoor Global – October 24, 2018)
Chùa Baung Daw Gyoke ở thị trấn Twante, Yagon, biệt danh là Hmwe Paya (“chùa rắn”)
Trăn treo mình trên cửa sổ nhà chùa
Tiền cúng dường nằm rải rác trên mình trăn
Photos: Buddhistdoor Global
ĐÀI LOAN: Đối thoại quốc tế lần đầu tiên của nữ tu sĩ Phật giáo – Kitô giáo
Bảy mươi nữ tu sĩ từ 16 quốc gia đã họp mặt tại Đài Loan từ ngày 14 đến 18 -10-2018 để chia sẻ ý tưởng và đối thoại về cuộc sống suy niệm và tích cực trong tín ngưỡng tương ứng của họ.
Cuộc đối thoại quốc tế đầu tiên của nữ tu sĩ Phật giáo – Kitô giáo đã cam kết tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa hai bên. Với chủ đề “Hành động chiêm niệm và suy gẫm tích cực: Đối thoại của nữ tu sĩ Phật giáo và Koto giáo”, cuộc đối thoại này đã tập hợp 70 nữ tu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ân Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông, Cam Bốt, Phi Luật Tân, Brazil, Ý Đại Lợi, Đức, Na Uy và Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có một đại diện đến từ Hội đồng giáo hội Thế giới.
Sự kiện kéo dài 4 ngày này đề cập đến các vấn đề như: nguồn gốc, sự tiến hóa và tình hình hiện nay của cuộc sống nữ tu sĩ Phật giáo và Kito giáo; thiền định Phật giáo và chiêm niệm Kito giáo; phụng sự nhân loại; và nữ tu sĩ phát huy ‘Nữ Thiên tài’.
(vaticannews.va – October 24, 2018)
NHẬT BẢN: Triển lãm bộ tranh cuộn thế kỷ 13 về nhà sư nổi tiếng Ippen
Minh họa cuộc đời của nhà sư nổi tiếng Ippen (1239-1289)của tông phái Phật giáoJishu,một tập hợp đầy đủ các tranh cuộnthế kỷ 13sẽ được trưng bàychocông chúngtại bảo tàng Quốc gia Kyoto.
Với chủ đề"Ippen Hijiri-e", 12 tranh của họasĩ En'i mô tả nhà sưIppen trong những cảnh sống động cùng với rất nhiều nhà sư và người xem.
Sư Ippen, người thành lập Phật phái Jishu, đãdu hành vòng quanh Nhật Bản để truyền bá Phật giáo với dân chúngbằng cách vừa đọc kinh vừa nhảy múa.
Bộ tranh cuộn này được họa sĩ En’I hoàn thành vào năm 1299.
Triển lãm sẽmở cửa vào ngày 13-4 và kéo dài đến ngày 9-6-2019, trưng bàyhơn 200 bảo vật của giáo phái Jishu và các hiện vật có liên quan. (asahi.com – October 24, 2018)
Một cảnh từ tranh cuộn “Ippem Hijiri-e” thứ 7, mô tả các tu sĩ Phật giáo vừa nhảy múa vừa tụng kinh tại một sảnh chùa ở Kyoto
Photo: Bảo tàng Quốc gia Kyoto
- Tag :
- Diệu Âm