Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Học thuyết

14 Tháng Ba 201100:00(Xem: 8996)
Học thuyết

CÁC TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến biên soạn

PHÁP TƯỚNG TÔNG

HỌC THUYẾT

A. Ba giai đoạn thuyết pháp: Sau khi đức Phật thành đạo, ngài quán xét căn cơ trí tuệ của chúng sinhquyết định không thể mang những giáo pháp cao siêu nhất ra giảng dạy, vì như thế sẽ không ai có thể lãnh hội được. Thay vì vậy, việc thuyết pháp của ngài được chia thành ba giai đoạn. Trước hết, ngài giảng dạy giáo pháp Tiểu thừa, hay Thanh văn thừa, là những điều gần gũi và dễ tiếp nhận nhất đối với đa số chúng sinh. Sau đó, ngài giảng dạy giáo pháp Trung thừa, hay Duyên giác thừa, là những giáo lý thuộc tầng bậc cao hơn và mang lại những kết quả tu tập cũng cao hơn. Cuối cùng, vào khoảng thời gian trước khi nhập Niết-bàn, ngài thuyết giảng giáo pháp Đại thừa, phần giáo pháp rốt ráo nhất dẫn đến quả vị Phật. Chỉ những ai có được niềm tin sâu vững và trí huệ sáng suốt mới có thể tiếp nhận được phần giáo pháp này.

Về sau, các bậc tổ sư cũng giữ theo phương cách thuyết pháp chia thành ba giai đoạn như trên, nhưng có sự linh hoạttùy theo căn cơ của đệ tử chứ không phải phân chia theo thời gian như vào thời đức Phật. Đối với những người căn cơ thấp kém, trí huệ nông cạn, các ngài chỉ dạy cho tu tập giáo pháp Tiểu thừa. Đối với những ai có phần sáng suốt hơn, các ngài dạy giáo pháp Trung thừa. Và chỉ với những ai có căn cơ nhạy bén, trí huệ sáng suốt, các ngài mới mang giáo pháp Đại thừa ra truyền dạy.

Nhìn từ góc độ của Pháp tướng tông thì sự phân biệt thuyết pháp như trên là dựa theo ba mức độ nhìn nhận về thực tại. Ở mức độ thấp nhất (Tiểu thừa), người ta thừa nhận thực tại là thật có (chấp hữu), và hướng sự tu tập đến việc hoàn thiện những điều bất như ý trong thực tại đó. Ở mức độ thứ hai, người ta nhận rằng bản chất của thực tạihư ảo, là không thật có (chấp vô), và hướng sự tu tập đến chỗ tách rời ra khỏi thực tại không thật có để đạt được sự giải thoát cho riêng mình. Ở mức độ thứ ba, mức độ cao nhất, người ta nhận ra rằng thực tại là chẳng phải có cũng chẳng phải không (phi hữu phi vô), và hướng sự tu tập vào việc đạt đến giải thoát bằng chính tự tâm, bởi vì khi tự tâm mê lầm thì thực tại là thực có và đầy dẫy khổ đau, nhưng khi tự tâm sáng suốt thì không còn bị trói buộc bởi thực tại mà có thể nhận ra được thật tánh của vạn pháp, từ đó mà đạt được sự giải thoát tự tại. Giáo lý về phi hữu phi vô này chính là con đường trung đạo của Pháp tướng tông.

Học thuyết trung đạo của Pháp tướng tông là “Duy thức”, nghĩa là chỉ duy nhất “thức” là thật có mà thôi. Các pháp đều từ trong thức sinh khởi mà thành. Học thuyết ấy cho rằng những gì ở trong thức sẽ biểu hiện ra ngoài thành muôn hình vạn trạng, cho nên hết thảy đều là không thật. Công năng của thức tạo ra tất cả. Nó hiển lộ thế giới vật chất cũng tương tự như một máy chiếu phim tạo ra hình ảnh. Cho nên, hết thảy thế giới đều chỉ là mộng ảo, cho đến ba cõi Dục giới, Sắc giớiVô sắc giới cũng chỉ là những biểu hiện của thức mà thôi.

Giáo lý trung đạo thuộc tầng bậc cao, không phù hợp với những ai mới bước chân vào tìm hiểu đạo Phật. Để lãnh hội được ý nghĩa chẳng phải có chẳng phải không, người ta phải thấu hiểu sâu xa cả nghĩa có và nghĩa không, rồi từ đó mới có thể nhận được rằng giáo lý này bao gồm trong nó cả nghĩa không và nghĩa có. Nó viên dung, bao hàm tất cả chứ không phải là một kiểu “nằm ở khoảng giữa” như rất nhiều người lầm tưởng.

B. Học thuyết Pháp tướng tông: Dựa theo ý nghĩa trung đạo của Duy thức luận, Pháp tướng tông phân quy chiếu hết thảy mọi hiện tượng trong thế giới vật chấttinh thần về thành 100 pháp khác nhau (bách pháp), rồi lại chia 100 pháp ấy ra thành 5 nhóm lớn là: tâm (8 pháp), tâm sở hữu (51 pháp), sắc (11 pháp), tâm bất tương ưng hành (24 pháp) và vô vi (6 pháp). Cộng cả thảy là 100 pháp, bao gồm tất cả mọi hiện tượng trong thế giới, gồm cả các pháp hữu vivô vi.

Trong 5 nhóm trên thì nhóm đầu tiên – tâm pháp – là quan trọng hơn hết. Nhóm này gồm 8 pháp, chính là 8 thức của mỗi chúng sinh. Đó là: nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt-na thứca-lại-da thức.

Theo thứ tự như trên mà gọi tên, nên ý thức cũng gọi là thức thứ sáu, mạt-na thức là thức thứ bảy, và a-lại-da thức là thức thứ tám. Chính ba thức cuối cùng này điều hành tất cả mọi hoạt động của chúng sinh. Ý thức kiểm soátđiều hành cả 5 thức trước nó trong hiện tại. Mạt-na thứca-lại-da thức là những người chỉ huy đứng ở hậu trường. Đặc biệt, a-lại-da thứccông năng ghi nhớ và chất chứa tất cả những hạt giống thiện hay ác mà con người đã tạo ra trong đời sống, gọi là chủng tử, rồi đến khi có đủ điều kiện thích hợp thì những chủng tử ấy sẽ sinh khởi thành những sự việc tốt xấu của mỗi chúng sinh. Đó là nền tảng của lý thuyết về nhân quả. Một chủng tử xấu sẽ sinh khởi tạo thành những điều kiện xấu, và ngược lại, những chủng tử thiện sẽ tạo nên một đời sống tốt đẹp cho chúng sinh.

Vì tất cả những gì xảy ra và được chúng ta nhận biết đều chỉ là sự sinh khởi của những chủng tử chất chứa trong a-lại-da thức, nên xét theo ý nghĩa này thì có thể nói rằng chính a-lại-da thức đã tạo ra tất cả, kiểm soát tất cả. Pháp tướng tông cho rằng tất cả các pháp đều do nơi thức, từ nơi thức mà sinh khởi, rồi vận hành trong thức và cũng diệt mất đi trong thức ấy. Tuy là có 8 thức, nhưng chính lý thuyết về a-lại-da thức mới là quan trọng nhất và bao gồm trong nó tất cả.

Theo chiều suy luận ngược lại, nếu 8 thức không nhận biết thế giới này, không vận hànhsinh diệt trong cuộc đời này, thì thế giới này sẽ không thể hiện hữu, tương tự như khi người điều khiển không cho máy chiếu phim hoạt động thì không thể nhìn thấy các hình ảnh.

Dựa trên luận thuyết này, chúng ta sẽ hiểu được vì sao tất cả những điều tốt đẹp, quý báu và đáng ưa muốn của thế gian như sự giàu sang, nhà cửa to lớn, thức ăn ngon, vợ đẹp, con ngoan... lại chẳng có ý nghĩa gì cả đối với những bậc xuất gia tu hành chân chánh. Bởi vì trong tâm thức của các vị không có sự hiện hữu của những thứ ấy, cũng không có sự ham muốn, ưa thích chúng, và vì thế mà chúng phải tự nhiên mất đi.

C. Sự giải thoát: Sự phân ra ba giai đoạn thuyết pháp hay ba mức độ giáo hóa đều là nhằm có thể mang đến sự giải thoát cho tất cả chúng sinh. Từ những người có căn cơ thấp kém, ngu độn nhất cho đến những bậc thông minh xuất chúng đều không ra ngoài phạm vi giáo hóa của Ba thừa.

Đối với những người có căn cơ thấp – thường là chiếm phần đa số – thì cuộc đời này vốn là thật có, những đau khổ mà họ phải nhận chịu trong cuộc đời là không thể phủ nhận. Vì thế, họ học theo luận thuyết Pháp tướng tông để được giải thoát khỏi chính những sự khổ đau cụ thể đó. Nhờ học đạo, họ sẽ giảm bớt đi sự mê đắm, lầm lạc, vì hiểu được ý nghĩa không thật của những giá trị vật chất vốn luôn thay đổi và cuối cùng đều sẽ phải hoại mất. Từ đó, con người không còn đau khổ bởi những cảm xúc bất bình vì trái ý, tiếc nuối vì mất mát, đau đớn vì chia ly... Bởi vì họ hiểu ra được rằng tất cả những điều đó đều là không thể tránh khỏi, đều là sự vận hành tự nhiên, và bản chất của chúng đều là không thật, chỉ từ nơi các thức biến hiện ra. Khi hiểu được như vậy, người ta có thể giải thoát khỏi rất nhiều nỗi khổ đau thường gặp trong cuộc đời này.

Đối với những người có phần trí tuệ cao hơn, sự giáo hóa không dừng lại ở đó mà còn đi sâu vào quán xét tính chất không thật có của thế giới vật chất. Ngay cả những hiện tượng thành, trụ, hoại, không của vật chất cũng chỉ là những sự biểu hiện không thật, như những con sóng nổi lên trên mặt biển.

Người ta không thể tìm thấy cái gọi là “con sóng” ở bên ngoài mặt biển. Khi có gió bão, con sóng xuất hiện, mặt biển nhấp nhô; khi trời yên tĩnh, con sóng biến mất, mặt biển phẳng lặng. Nhưng thật ra thì con sóng chưa từng “có” mà cũng chưa từng “không”. Nếu nói sóng là có, vì sao khi mặt biển yên ta không nhìn thấy sóng? Nếu nói sóng là không, vì sao khi biển động lại thấy có sóng? Khi biển yên thì sóng đi về đâu? Khi biển động thì sóng từ đâu mà đến? Suy xét ý nghĩa này, chúng ta sẽ nhận ra được cái gọi là “con sóng” thật ra chỉ là sự biểu hiện kết hợp nhiều điều kiện khác nhau: có mặt biển, có gió mạnh thì con sóng hiện ra. Khi những điều kiện đó không còn nữa, con sóng cũng không còn.

Tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này đều là như vậy. Khi có đủ các nhân duyên hợp lại, một hiện tượng khởi lên, và chúng ta nói rằng nó đang “có”. Khi các nhân duyên tan rã, hiện tượng ấy mất đi, và chúng ta nói rằng nó là “không”. Thật ra, chỉ có sự kết hợp của các nhân duyên mà không có bất cứ hiện tượng nào là thật có!

Khi hiểu được như vậy, người ta không còn mê đắm đối với mọi đối tượng vật chất. Nhờ đó, người ta có thể sống một cách giản dị, thanh đạm, không bị lôi cuốn theo sự tham muốn, và do đó không gây ra các ác nghiệp.

Nhưng đối với những bậc thượng căn thượng trí thì cả hai cách nhìn nhận có và không như trên đều chưa phải là rốt ráo. Khi nói rằng thế giới vật chất này là có, thì rõ ràng chỉ là cách nhìn ở bề mặt mà thôi, vì không thấy được tính chất giả hợp, thay đổi và tan rã đang diễn ra liên tục trong thế giới ấy. Nhưng nếu bảo tất cả đều là không thì cũng không thỏa đáng, vì sự hiện hữu của chúng ta là thật có, đang song song tồn tại cùng với mọi hiện tượng giả hợp của thế giới. Vì thế, họ quay sang nhìn nhận rằng sự tồn tại của thế giới vật chấttinh thần chính là biểu hiện từ sự tồn tại của thức. Khi nhận thức như vậy, người ta không còn quan tâm đến việc thế giới này là có hay là không, vì chúng chẳng qua chỉ là sự biểu hiện ra bên ngoài của các thức mà thôi.

Pháp tướng tông khi truyền sang Nhật Bản cũng tạo ra rất nhiều ảnh hưởng tích cực trong đời sống của dân tộc này. Khi nhận biết rằng những giá trị vật chất trong cuộc sống vốn là không thật, họ không rơi vào chỗ bi quan yếm thế hay lười nhác, trốn tránh. Trái lại, họ vận dụng được nhận thức này để rèn luyện sự kiên tâm và một nghị lực vững vàng trước mọi biến động trong cuộc sống. Nhờ vậy, họ có thể chịu đựng được những cơn động đất, bão tố, nạn đao binh... Trải qua thảm họa, họ thản nhiên xây dựng lại cuộc sống; gặp những mất mát đau thương, họ mỉm cười chấp nhận để nỗ lực vượt qua. Họ biết rằng không có gì là trường tồn. Những điều tốt đẹp hay xấu xa, thảy đều sẽ qua đi với thời gian. Và nhờ đó, họ không bao giờ đánh mất đi những nỗ lực vươn lên hoàn thiện cuộc sống. Họ tin tưởng rằng, tuy mọi cái đều không thật, đều giả tạm, nhưng chính phần tâm thức, nghị lực của mỗi con người là thật có.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15519)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14966)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14807)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13245)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14411)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20167)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18398)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30719)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12391)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15503)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13732)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13912)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13510)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14421)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13691)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16702)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15352)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31188)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18768)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14962)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14556)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14557)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13767)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19674)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14417)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14497)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14694)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14727)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17883)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13520)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13659)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14918)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14130)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16392)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15292)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13461)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13120)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13252)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12971)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14059)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14691)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14190)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14586)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12979)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13785)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13236)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13721)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14655)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14726)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13247)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12803)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13718)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13662)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13295)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13857)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13667)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12557)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14793)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12848)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12413)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant