Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngày thứ nhất

25 Tháng Tư 201100:00(Xem: 13010)
Ngày thứ nhất

ẤN QUANG ĐẠI SƯ KHAI THỊ
tại pháp hội Hộ Quốc Tức Tai tại Thượng Hải (1936)
(Nguyên tác: Ấn Quang Ðại Sư Hộ Quốc Tức Tai Pháp Ngữ)
(Liên Hương dịch theo bản in của Hoa Tạng Tịnh Tông Học Hội, Ðài Bắc)

Ấn Quang Ðại Sư Pháp Ngữ
(giảng tại pháp hội Hộ Quốc Tức Tai tại Thượng Hải - 1936)


Ngày thứ nhất:

Niệm Phật, ăn chaycăn bản để hộ quốc tức tai

Ấn Quang vốn là một ông tăng tầm thường, vô tri, vô thức, chỉ biết đến cơm cháo, chỉ biết niệm Phật dăm câu, tuy sống uổng quang âm hơn bảy mươi năm, nhưng thực chưa hề triệt để nghiên cứu Phật pháp. Pháp hội Hộ Quốc Tức Tai lần này, các vị kèo nài tham gia, chẳng từ khước được. Vả lại, đây là chuyện quan hệ đến phước lợi quốc gia mà cũng là trách nhiệm tôi phải tận lực nên tôi chẳng nề mình giản lậu, đến dự pháp hội này. Ðiều tôi giảng hôm nay chẳng phải là lý luận cao sâu gì, chỉ là thuật lại phương pháp căn bản để “tức tai hộ quốc”. Còn về yếu nghĩa của pháp hội lần này, ngày mai sẽ bàn đến. 

Mục đích của pháp hội lần này là hộ quốc tức tai. Làm sao để đạt được mục đích đó? Tôi cho rằng phương pháp căn bảnNiệm Phật bởi vì sát kiếp và hết thảy tai nạn đều do ác nghiệp của chúng sanh chiêu cảm. Nếu tất cả mọi người đều niệm Phật thì nghiệp này sẽ xoay chuyển được. Nếu chỉ có một ít người niệm Phật thì nghiệp ấy cũng có thể giảm khinh. Pháp môn Niệm Phật tuy là vì cầu sanh Tịnh Ðộ, liễu thoát sanh tử mà lập ra, nhưng sức tiêu trừ nghiệp chướng của nó thật cũng cực kỳ lớn lao. 

Người chân chánh niệm Phật trước hết ắt phải ngăn tà, giữ lòng thành, giữ vẹn đạo nghĩa, tận hết bổn phận, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện. Cần nhất là phải hiểu rõ nhân quả, tự hành, dạy người hành. Hiện tại không có bậc Thánh để gần gũi, bao tà thuyết tàn hại nhân nghĩa đều là do bọn Tống Nho bài bác nhân quả - luân hồi đến nỗi sanh ra ác quả này. Nếu như ai cũng hiểu rõnhân quả thì chẳng một ai dám xướng lên những thuyết sai lầm ấy cả. 

Trong thế gian, người tốt hoàn toàn chẳng biến cải rất ít, kẻ xấu hoàn toàn chẳng biến cải cũng rất ít; đa số là kẻ lúc thượng, lúc hạ, khi tốt, khi xấu, cho nên giáo hóa là điều tối khẩn yếu vậy. Khổng Tử nói: “Chỉ bậc thượng trí và kẻ hạ ngu là chẳng thay đổi”. Chỉ cần ra sức giáo hóa thì không một ai là chẳng thể khiến họ cải ác quy thiện, buông dao đồ tể, lập địa thành Phật. Chỉ là do nơi con người tin tưởng, tận lực mà hành thôi. 

Ngày nay xã hội Trung Quốc sở dĩ loạn lạc đến như thế này chính là do không được giáo hóa; nhưng giáo hóa phải bắt đầu từ lúc còn nhỏ, như hay nói: “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Nếu lúc nhỏ chẳng dạy, đến lúc lớn khó lòng lay chuyển. Vì sao? Tập tánh đã thành, không cách chi thay đổi được. Vì thế, người niệm Phật cần phải chú ý giáo dục con cái mình trở thành người tốt, giữ tấm lòng tốt, nói lời tốt, làm việc tốt. Nếu ai cũng làm được như thế thì tai nạn tự tiêu, quốc gia cũng giữ được bình trị dài lâu. 

Chân lý mầu nhiệm căn bản của pháp môn Niệm Phật nằm trong ba kinh Tịnh Ðộ. Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của kinh Hoa Nghiêm đã chỉ rõ: Niệm Phật chính là căn bản chẳng thể thiếu khuyết của hạnh nguyện. Vì Thiện Tài đã viên mãn tâm Thập Tín, tham học với Ðức Vân tỳ kheo, được Ngài dạy cho pháp môn Niệm Phật, liền nhập vào Sơ Trụ, phần chứng Phật Quả. Từ đấy, ông tham học với hơn năm mươi vị thiện tri thức, hễ nghe xong liền chứng, từ Nhị Trụ đạt đến Thập Ðịa là bốn mươi địa vị. Tối hậu, ở chỗ Phổ Hiền Bồ Tát, được nghe Ngài khai thị, được sức oai thần gia bị, sở chứng ngang với ngài Phổ Hiền, ngang với chư Phật, liền thành Ðẳng Giác Bồ Tát. Sau đó, Phổ Hiền Bồ Tát dùng mười đại nguyện vương dẫn dắt quy hướng Cực Lạc, khuyến khích, cổ vũ Thiện TàiHoa Nghiêm hải chúng nhất trí tinh tấn hành trì, cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới hầu mong viên mãn Phật Quả

Vì thế, biết rằng: Pháp môn Niệm Phật, tự phàm phu thuở ban đầu cũng có thể chứng nhập được, mà rốt cục, bậc Ðẳng Giác cũng chẳng thể vượt ra ngoài nổi. Thật là pháp môn Tổng Trì trên thành Phật đạo, dưới giáo hóa chúng sanh, thành thỉ, thành chung của mười phương tam thế hết thảy chư Phật. Vì thế, pháp môn này được cửu giới đồng quy, mười phương chung tán thán, ngàn kinh cùng xiển dương, vạn luận đều tuyên thuyết

Phàm là người học Phật thì có một việc bắt buộc phải chú ý là rất cần kiêng ăn mặnăn mặn sẽ tăng trưởng sát cơ. Con người cùng hết thảy động vật cùng sanh trong vòng trời đất, tâm tánh vốn là bình đẳng, chỉ vì ác nghiệp nhân duyên đến nỗi hình thể sai khác quá xa. Nếu đời này quý vị ăn thịt chúng nó, đời mai sau chúng nó sẽ ăn thịt quý vị. Oan oan tương báo, đời đời sát cơ chẳng có lúc nào kết thúc. Nếu như ai ai cũng ăn chay được thì sẽ bồi dưỡng tâm từ bi của chính mình, tránh khỏi sát cơ. Nếu không, dù cho niệm Phật, nhưng chỉ lo sướng miệng, vui bụng, ăn đẫy thức tanh hôi, có được lợi ích mấy nhờ học Phật đâu!

Hơn nữa, người đời nay ưa nói Thiền Tịnh Song Tu. Xét đến cùng cái gọi là Song Tu đó chỉ là khán câu “người niệm Phật là ai?” Ðấy là chú trọng tham cứu, chẳng ăn nhập gì đến việc sanh Tín, phát nguyện cầu sanh của Tịnh Ðộ cả! Thêm nữa, Thiền Tông nói: “Minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật” là nói đến đương nhân đích thân thấy được tâm nay vốn sẵn đủ Phật tánh. Mật Tông nói: “Ngay thân này thành Phật” (tức thân thành Phật) tức là ngay thân này được giải thoát sanh tử thì đó là “thành Phật”. Nếu vội hiểu những lời đó có nghĩa là [ngay nơi chính thân này] có thể thành tựu được vạn đức đầy đủ, phước huệ viên mãn thì lầm to, lầm to rồi! 

Bởi lẽ, “kiến tánh thành Phật” của Thiền Gia là sở chứng của địa vị đại triệt, đại ngộ, phải đoạn được Kiến HoặcTư Hoặc trong tam giới mới có thể liễu sanh thoát tử. “Tức thân thành Phật” của Mật Tông chỉ là nói về địa vị mới liễu thoát sanh tử mà thôi. Ðịa vị đó là bậc A La Hán trong Tiểu Thừa đã liễu sanh tử, bậc Sơ Tín trong Viên Giáo đã đoạn Kiến Hoặc, bậc Thất Tín đoạn Tư Hoặc rồi mới liễu xong sanh tử. Bậc Thất Tín và A La Hán tuy cùng liễu sanh tử nhưng thần thông, đạo lực khác xa nhau vời vợi. Bát Tín, Cửu Tín, Thập Tín phá được Trần Sa Hoặc, cho đến Thập Tín Hậu Tâm phá một phẩm Vô Minh, chứng một phẩm Tam Ðức bí tạng, nhập vào Sơ Trụ, thành bậc Pháp Thân Ðại Sĩ. [Trải qua] Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Ðịa, Ðẳng Giác là bốn mươi địa vị rồi mới chứng nhập Phật vị. Lịch trình lâu xa như thế đó, làm sao mà một bước vọt đến nơi ngay được? 

Người tu Tịnh Ðộ đã sanh về Tây Phương liền liễu sanh tử thì cũng là “tức thân thành Phật”, nhưng Tịnh Tông chẳng nêu cái thuyết tiếm phận ấy. Ðem so với việc thuần cậy vào tự lực của nhà Thiền thì sự khó dễ thật là sai khác một trời một vực. Kính mong các vị dự hội suy nghĩ chín chắn điều này. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 188698)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(Xem: 43806)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 25048)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 30807)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 21024)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38745)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 27367)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 31088)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 33097)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 23958)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 16967)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 20501)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 31899)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 18081)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 20543)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 27016)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 18043)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 25547)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26632)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36580)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 28047)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 27280)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30324)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 37098)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 37249)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23864)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 32276)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 55132)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 36902)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27565)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28300)
Công Phu Khuya
(Xem: 37938)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 25398)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 24129)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
(Xem: 11227)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
(Xem: 14498)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10621)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant