Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vượt Khỏi Dòng Bộc Lưu Sanh Diệt

01 Tháng Chín 201100:00(Xem: 27420)
Vượt Khỏi Dòng Bộc Lưu Sanh Diệt

Trong kinh Tương Ưng Bộ, kinh “Bộc Lưu” chỉ dòng thác đang chảy xiết mà đức Thế Tôn dụ cho sự chấp trước, dòng tâm thức trôi chảy từng sát-na sanh diệt. Nói đến tâm thức là nói đến các pháp trùng trùng duyên khởi từ thức và trí, từ mạc- na-thức, a-lai-da-thức mà cũng là nhân của sự chấp trước trong tư tưởng của con người. Bộc lưu cũng nói lên dòng thác của dục vọngphiền não vì nó chất chứa những vọng tưởng trong tâm. Vọng tưởng được hình thành bằng vô minh. Muốn ra khỏi vòng vô minh, cần phải “làm sao không đứng lại, không bước tới.” Phân tích rõ ràng hơn, bài kinh trên rất thâm diệu về pháp học cả pháp hành.

Bộc Lưu (S.I,1)

“Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi(Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Độc).

Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, vị Thiên ấy bạch Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

-- Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

(Vị Thiên):

Từ lâu, tôi mới thấy.

Bà-la-môn tịch tịnh.

Không đứng, không bước tới,

Vượt chấp trước ở đời.

Vị Thiên ấy nói như vậy và bậc Đạo Sư chấp nhận. Vị Thiên ấy biết được: "Thế Tôn đã chấp nhận ta". Vị ấy đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ.”

  • Khi Ta đứng lại là Ta chìm xuống.

 Ðứng lại: Chận dòng thời gianhiện tại, làm cho quá khứ trỗi dậy. Ðứng lại là trụ vào cái thực tại giả lập hiện hữuchìm đắm trong vọng tưởng triền miên, trong dòng tâm thức từng sát-na sanh diệt liên tục, trong sanh tử luân hồi của dòng sống đang xiết chảy theo thời gian không ngừng. Chúng ta thường truy tầm dữ kiện quá khứưu phiền.

Nếu đứng lại là chìm đắm trong vọng thức của đối tượng biến dịch trong tâm. Ðối tượng mà khi ta trụ vào nó (đứng lại) đã nhuộm đẩy quan niệm của nội tâm làm thay đổi như nhãn căn, tức mắt, sắc (vật), hay thấy (nhãn thức) không còn nguyên thủy rồi, như nhìn sự vật, lúc không thấy không biết là không còn mắt cũ, vật đầu tiên, thấy nguyên sơ và bị xúc thọ ái lăn trôi theo thời gian trụ vào sự vật lâu mà có những khái niệm, nên mắt, sắc, thấy đã biến thể. Nói chung, trong Trí (hay Tâm) chúng ta đều có chứa sẵn biểu hiện Trí Năng, Tình Năng và Hoạt Năng, nên dây thần kinh dẫn truyền lên não hình ảnh của chơn sắc từ chơn mắt để có chơn nhãn thức thì đồng thời đã xúc chạm dây thần kinh thị giác, có nhân nhãn xúc; do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vì chúng ta không thấy không biết chơn cảm thọ như thường tình, mà có ái trước (ái đã có trong A Lại Da thức) đối với mắt (mắt lập lại), ái trước đối với các sắc (hình ảnh có sẵn tích tụ) và ái trước đối với nhãn xúc (Xúc có sẵn trong trong A-Lai-Da Thức: ký ức). Từ đó do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ mà ái trước đối với cảm thọ ấy mà chìm đắm trong ái thủ hữu của nhị thập nhân duyên vốn là nguồn gốc của sanh tử luân hồi.

 

  • Khi Ta bước tới thời Ta trôi dạt

Bước tới: tiến về phía trước mặt, tương lai, khoảng không gian phía trước. Khi bước tới là lăn trôi theo thời gian huyễn hóa, hay lăn trôi theo trần cảnh giả lập. Bước tới là lăn trôi theo sự vật huyễn hóa, nhân duyên chằng chịt, dòng tâm thức từng sát-na sanh diệt liên tục. Bóng dáng sự vật theo thời gian thành những ảnh ảo vốn sanh ra những ước muốn không thực tế chỉ là những ảo vọng gây nhiều phiền toái.

Thật ra, nếu chúng ta đứng lại hay bước tới tức là không thấy không biết như chơn lục căn, chơn lục trầnchơn lục thức thì những hệ lụysay đắm sanh ra ái thủ hữu. Nói cách khác, không thấy không biết chơn lục căn, lục trần, lực thức là thể cách nhận thức sự vật một cách vô minh của tâm thức thường tình. Như khi chúng ta nhận thứcquán sát vị ngọt của cảm thọ, chấp vào ái trước (ký ức), rồi sự hệ lụysay đắm nên năm thủ uẩn được tích trử trong tương lai. Ái ấy tái sanh, ưa thích ngũ dục. Thủ Hữu là tìm cầu và giữ lấy những thú vui và tham luyến, sanh thân ưu não, thân nhiệt não, và tâm khổ não. Nên tạo nên những cái có, chính những cái sở hữu này là những nghiệp. Cảm thọ thân khổ và tâm khổ.

  • Khi không đứng lại hay không bước tới, thì vượt khỏi bộc lưu.

Không đứng lại là không trụ vào quá khứ cũng như không trụ vào tất cả các chỗ, vào các thực tại hiện hữu mà phải xa lìa bốn tướng (Ngã tướng, Nhơn tướng, Chúng sanh tướng, Thọ giả tướng). Không bước tới là giai đoạn đầu của nhận thức đúng thực tại của đối tượng và không chạy theo những vật tưởng tượng không thật tức là giải thoát được khổ đau và phiền não (phủ định những ảo thể).

Nếu Không đứng lại hay không bước tới tức thấy biết như chơn lục căn, chơn lục trần và chơn lục thức thì những hệ lụysay đắm không xảy ra. Nói cách khác, thấy biết chơn lục căn, lục trần, lực thức là thể cách nhận thức sự vật một cách sáng suốt vô thời không; đó cũng là sự nhận thức của chơn trí. Như Phật đã giảng về chơn trí như sau:

“Này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn mắt, thấy và biết như chơn các sắc, thấy và biết như chơn nhãn thức, thấy và biết như chơn nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, thấy và biết như chơn cảm thọ ấy; vị ấy không ái trước đối với con mắt, không ái trước đối với các sắc, không ái trước đối với nhãn thức, không ái trước đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy không ái trước đối với cảm thọ ấy.

Khi vị ấy trú, quán sát vị ngọt, không bị ái trước, hệ lụy và tham đắm, nên năm thủ uẩn đi đến tàn diệt trong tương lai. Và ái của vị ấy, đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm sự hoan lạc chỗ này chỗ kia; ái ấy được đoạn tận; những thân ưu não của vị Việt dịch) ấy được đoạn tận; những tâm ưu não được đoạn tận; những thân nhiệt não được đoạn tận; những tâm nhiệt não được đoạn tận; những thân khổ não được đoạn tận; những tâm khổ não được đoạn tận; vị ấy cảm thọ thân lạc và tâm lạc (Kinh Ðại Sáu Xứ)”

 

  • Vượt Chấp Trước ở Ðời.

Khi Phật giải về nhãn căn sắc trầnnhãn thức theo chơn trí. Chúng ta nhìn một vật thì thấy và biết như chơn mắt, thấy biết như chơn các sắc, thấy biết như chơn nhãn thứcchúng ta đã hiểu được chơn mắt, chơn các sắc, và chơn nhãn thức theo thật tướng của chúng như đã trình bày trên. Chơn mắt, chơn sắc, và chơn nhãn thức là một khi nhìn một vật gì thì sử dụng một lần mà thôi (vô thời gian). Nếu không kéo dài thời gian thì vật đó còn nguyên thủy: nó-là-nó tại đó và lúc đó, vô thời không hay mắt, sắc (vật), hay thấy (nhãn thức) vẫn còn chơn nguyên, thấy biết không bị xúc thọ ái lăn trôi theo thời gian mà có những khái niệm, nên mắt, sắc, thấy biết không thay đổi, cố định. Nói chung, trong Trí (hay Tâm) chúng ta đều có chứa sẵn biểu hiện Trí Năng, Tình Năng và Hoạt Năng, nên dây thần kinh dẫn truyền lên não hình ảnh của chơn sắc từ chơn mắt để có chơn nhãn thức thì đồng thời đã xúc chạm dây thần kinh thị giác, có nhân nhãn xúc; do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vì chúng ta thấy biết chơn cảm thọ không có thời gian, nên không có ái trước (trong A Lại Da thức) đối với mắt (mắt không lặp lại), không có ái trước đối với các sắc (hình ảnh các sắc có sẵn tích tụ) và ái trước đối với nhãn xúc (Xúc có sẵn trong A-Lai-Da Thức: ký ức). Từ đó do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ mà không có ái trước đối với cảm thọ ấy.

Khi chúng ta nhận thứcquán sát vị ngọt của cảm thọ, không chấp vào ái trước (ký ức), không có sự hệ lụysay đắm nên năm thủ uẩn không được tích trử trong tương lai. Ái ấy không thể tái sanh, và không ưa thích ngũ dục. Không có Thủ Hữu thì lấy gì tìm cầu và giữ lấy những thú vui và tham luyến thì thân không ưu não, thân không nhiệt não, và tâm không khổ não. Nên thân tâm không thủ hữu gì cả. Cảm thọ thân và tâm không có ưu khổ, được an lạc.

Tóm lại, nếu thấy biết như chơn lục căn, chơn lục trần và chơn lục thức thì những hệ lụysay đắm không xảy ra. Nói cách khác, thấy biết chơn lục căn, lục trần, lực thức là thể cách nhận thức sự vật một cách sáng suốt vô thời không; đó cũng là sự nhận thức của chơn trí.

 

  •  Pháp Tu Tập với Thượng Trí.

“Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải đoạn tận với thượng trí ? Vô minhhữu ái, những pháp này cần phải đoạn tận với thượng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải tu tập với thượng trí? Chỉ và Quán, những pháp này cần phải tu tập với thượng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải chứng ngộ với thượng trí? Minh và giải thoát, những pháp này cầu phải chứng ngộ với thượng trí.” (Lời thuyết của Đức Thế Tôn, Ðại Kinh Sáu Xứ)

Như chúng ta đã biết chơn trí, hay là thượng trí là những nhận thức chơn thật. Vô minhhữu ái là những pháp cần phải đoạn tận. Pháp Chỉ và Quán cần phải tu tập. Chỉ có nghĩa là đình chỉ, quánquán đạt. Như vậy chỉ quánđình chỉ vọng niệm để quán đạt chân lý. Khi cơ thể ngừng nghỉ là “Chỉ” vô thời gian. Khi tâm đang nhìn thấy một cách rõ ràng là “Quán," thấy và biết như thật như chơn. Được Minh TâmGiải thoát khỏi Vô minh đó là những pháp cần phải chứng ngộ với thượng trí. Thấy con bò liền biết con bò và xa lià cái biết đó thì ta có Thượng Trí. Nói khác đi là nhận thức niệm đầu (Thấy) một đối tượng để có giác thức nguyên sơ. Tri nhận (Biết) giác thức nguyên sơ (hình ảnh thấy) là ta có Chơn Trí hay Thượng Trí.

 

  • Pháp Thực Hành

Dựa theo kinh Nhất Dạ Hiền giả tương hợp với bộc lưu, Phật dạy pháp thực hành rất rõ ràng là làm sao không đứng lại và cũng không bước tới liền ra khỏi dòng bộc lưu sanh tử.

Kinh Nhất dạ hiền giả (Bhađdekaratta sutta).

Thế Tôn giảng như sau:

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động không rung chuyển

Biết vậy nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Đêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

 

Cốt tủy của giáo pháp.

Dòng tâm thức nối tiếp từng sát na sanh diệt liên tục luôn trôi chảy không ngừng, do đó tri giác không thế nào nắm bắt thực tại một cách toàn diện được. Không gian bao la, ngũ giác quan không định vị chính xác được vì mỗi căn chỉ cảm nhận phần chức năng của mình, chẳng hạn như mắt chỉ thấy không thể nghe v.v... Thực tại toàn diện không thể giao cho tiền ngũ căn nhận thức trong không gianthời gian trọn vẹn.

Thời gian huyễn hóa. Quá khứ đã qua và đã đoạn tận, tri giác không thể nhận diện, nên không truy tìm. Tương lai chưa đến, đối tượng không có mặt làm sao cảm nhận được, nên không ước vọng trong tương lai. Hiện tạithời gian đang trôi chảy nối tiếp những điểm li ti sát na sanh diệt, là cái Đang Là, không nắm bắt được. Tam thời bất khả đắc, nên Phật dạy, quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, và không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Nhưng chỉ có pháp hiện tại, thì Tuệ Quán mới có thể nắm bắt được. Tuệ quán được hiển lộ thực sự trong chuyển động của pháp hiện tại (trong động tác đang là). Trong động tác đang là cuả pháp hiện tại nối tiếp những điểm sát na sanh diệt. Nhận thức ngay thực tại điểm của tri giác nguyên sơ và liền xa lìa nhận thức đó. Tri giác nguyên sơ là chơn thức vừa cảm nhận (vừa sanh) là vừa nhận biết thì chơn thức ấy (giác thức nguyên sơ) biến thành Giác Trí, nên gọi là Chơn thức sanh mà vô sanh vì điểm sát na sanh mà không bị diệt, do mủi tên Tuệ quán nhắm trúng và đã chuyển thức thành trí rồi. Cho nên Phật dạy, Tuệ Quán ở nơi pháp hiện tại, không động không rung chuyển. Tuệ quán là tri nhận một cách sáng suốt, vô thời gian. Vì lẽ chơn thức (tri giác nguyên sơ) là một điểm nhận thức có thật trong động tác nhận thức đầu nguồn của tri giác. Thực tại điểm nầy thì không động, không rung chuyển vì một điểm có thật một cách toàn diện không thêm không bớt, chính nó là nó ở đó và lúc đó (vô thời không). Vậy tri nhận thực tại điểm của giác thức nguyên sơ, chúng tatri thức nguyên thủy của chân trí. Thí dụ, khi gặp con bò đang đi, ta nhận diện hình ảnh con bò đầu tiên khi thấy nó (cảm giác: first sensation), nhận biết (perceive) tên con bò là nhản thức nguyên sơ (first visual consciousness, hay chơn thức: pure perception; gọi chung là tâm thức nguyên sơ); tri nhận nhản thức đó là ta có tri thức nguyên thủy (pure cognition) cuả chân trí (True mind without time). Nói khác đi, khi ta thấy (niệm đầu) con bò (perception), ta biết có tánh thấy (cognize the pure perception). Vì không có thời gian kéo dài cái tri thức nguyên thủy đó nữa nên niệm đầu (thực tại điểm) của dòng tâm thức đang lăn trôi (cái đang là), nên không có trí và thức liên hợp, tư tưởng, hay khái niệm gì về con bò cả). Đó mới thật sự Giác Ngộ mọi sai lầm của Tri GiácGiải Thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử.

Thật vậy, chỉ có trong pháp hiện tại, bậc an tịnh nhiệt tâm trú quán như vậy ngày đêm không mệt mỏi, mới xứmg đáng là "Nhứt dạ hiền giả.

 

  • Kết Lun

Nếu nhận thức đúng (không đứng lại không bước tới hay không động không rung chuyển: quá khứ không truy tầm, tương lai không ước vọng) lục căn lục trầnlục thức như chơn như thật thì làm gì có chấp trước, chìm đắm hay trôi giạt, mà có nghiệp quả khổ não. Nên thấy và biết như chơn lục căn, thấy và biết như chơn lục trần, thấy và biết như chơn lục thức, thấy và biết tất cả các pháp nào đều nhận thức theo thượng trí, thì màn vô minh không còn bao phủ tâm trí, nên không có dây nhân duyên nào trói buộc. Vì khi ta thấy và biết chơn thật là ta nhận thức ngay thực thể sự vật, không thêm không bớt; vật là vật, ngoài vật không thêm thuộc từ nào cả. Vì không có thời gian, dòng tâm thức không lăn trôi, không có quá khứ không có tương lai (vô thời không) nên sự vật không có duyên khởi hay biến thể nào, thì làm gì có xúc thọ ái thủ hữu. Tu tập theo pháp Chỉ Quán là ưu việt nhất để có chơn trí hay thượng trí. Đó là lúc được tâm minhgiải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử.

 

Tham Khảo

Bộc Lưu (SI.1). Kinh Tương Ưng Bộ. HT. Thích Minh Châu dịch. Trich trong website Quảng Ðức, phần Kinh Ðiển.
Đại Kinh Sáu Xứ 149 (Muhasalayatanikasuttam), Kinh Ðại Ca Diên Nhứt Dạ Hiền Giả 133 (Kaccanabhaddekarattasuttam). HT Thích Minh Châu dịch, trích từ Kinh Trung Bộ trong website Quảng Ðức.

http:www.quangduc.com

 

Tâm Tư

 

Tuổi tác tuy là sắp bảy tư,

“Bộc Lưu Duyên Khởi” lắm ưu tư

Như Chơn Thấy Biết”, ngừng trôi giạt.

“Chìm đắm không còn, dụng “Pháp Như”.

 Phổ Nguyệt (2008)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15519)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14965)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14799)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13245)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14411)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20167)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18397)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30719)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12391)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15503)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13732)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13912)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13510)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14421)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13691)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16700)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15352)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31187)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18768)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14962)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14555)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14557)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13762)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19673)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14417)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14497)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14694)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14727)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17883)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13518)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13658)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14915)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14130)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16391)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15292)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13460)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13119)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13252)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12971)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14059)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14691)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14190)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14586)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12979)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13785)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13236)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13720)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14655)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14726)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13247)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12803)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13718)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13662)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13295)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13856)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13667)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12557)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14793)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12848)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12413)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant