Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Năm Thiên Sứ Của Vua Diêm La

14 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 11196)
Kinh Năm Thiên Sứ Của Vua Diêm La


PHẬT NÓI KINH NĂM THIÊN SỨ CỦA VUA DIÊM LA


Đại Chánh Tân Tu số 0043 - Nguyên tác Hán ngữ [1]

Hán dịch: Ðời Tống, Tam tạng Pháp sư Huệ Giản.

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

--- o0o ---

 

Nghe như vầy:

Một thời Phật ở tại vườn ông Cấp Cô Ðộc, rừng cây ông Kỳ Ðà, nước Xá Vệ. Ðức Phật bảo các Tỳ kheo:

–Hãy khéo lắng nghe và ghi nhớ! Ta dùng thiên nhãn suốt thấy mọi người lúc sống lúc chết đi đến đường thiện, đường ác, hoặc có người xấu ác, hoặc có người dõng mãnh, hoặc có người khiếp nhược, hoặc sanh đường thiện, hoặc sanh đường ác. Phàm con người đã tạo tác hành động thế nào ta đều phân biệt mà biết được cả. Hễ con người thân làm ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ điều ác, hủy báng hiền thánh, tà kiến, tà hạnh, người ấy lúc mạng chung liền đọa vào ác đạo, rớt vào địa ngục. Còn người thân làm điều lành, miệng nói điều lành, ý nghĩ điều lành, khen ngợi bậc hiền thánh, chánh kiến, chánh hạnh, người ấy khi mạng chung liền sanh lên thiên thượng, nhân gian.

Như vậy, này Tỳ kheo, ta dùng thiên nhãn quan sát lúc trời mưa, trong khi nước mưa rơi xuống, ta thấy hễ một bong bóng nước nỗi lên thì một bong bóng nước biến mất. Ta thấy con người khi chết, thần thức xuất sanh, người có sắc đẹp, người có sắc xấu, người thì dõng mãnh người thì khiếp nhược, hoặc sanh vào chỗ lành, hoặc sanh vào chỗ khổ, tự sống, tự chết, như bong bóng nước không khác.

Lại nữa, thí như có người lấy tơ năm màu, xâu ngọc lưu ly. Vì ngọc trong suốt cho nên tơ màu xanh, vàng, đỏ, trắng, đen đều hiện rõ ràng. Ta thấy người chết thần hồn xuất sanh cũng lại như vậy. Lại như đêm tối, lấy ngọc minh châu treo trước cửa cung, có người đứng ở một chỗ, nhìn kẻ ra người vào nơi cửa đều thấy rõ ràng. Lại có người ở trên lầu cao, nhìn thấy ở dưới, kẻ đến người đi, kẻ chạy, người đi bộ, kẻ ngồi, người đứng rõ ràng. Ta thấy con người khi chết thần hồn đi đầu thai, hoặc đoan chánh, xấu ác, dõng mãnh hay khiếp nhược, như những điều họ đã làm ra, ta phân biệt biết rõ.

Ðức Phật bảo các Tỳ kheo:

–Con người khi sống ở thế gian, do bất hiếu với cha mẹ, không cung kính sa môn, đạo nhân, không thực hành nhân nghĩa, không kiềm chế tâm, không học kinh giới, không sợ đời sau, người ấy khi chết thần hồn phải đọa vào địa ngục của Diêm Vương. Sứ giả liền bắt đem đến thưa với vua:

–Ðây là kẻ xấu ác. Kẻ này làm điều phi pháp, bất hiếu với cha mẹ, không tôn kính sa môn, đạo nhân, không theo nhân nghĩa, không có thể kiềm chế tâm, không có phước đức, không khiếp sợ cái chết, cần phải để cho họ thấy tội ác của mình, cúi mong Ðại vương hãy xử phạt chúng. Như vậy, Diêm Vương theo thường lệ, trước tiên dùng lời khuyên răn, cho hiện ra năm vị thiên sứ để dùng lời thẳng thắn để xét hỏi:

–Ngươi há không thấy người của thế gian lúc còn trẻ thơ, ngã nhào trên phân, tiểu, không thể tự che chở cho mình, miệng không biết nói, cũng lại không biết điều tốt, điều xấu chăng?

Người ấy thưa:

–Tôi có thấy điều ấy.

Vua bảo:

–Ngươi tự cho rằng riêng mình thì không có điều ấy sao? Thần thức con người theo hành động, lúc mạng chung liền có tái sanh. Tuy chưa thể thấy, nhưng thường phải làm việc thiện, tự đoan chánh thân mình, đoan chánh tâm mình, đoan chánh ý mình. Vậy tại sao ngươi lại buông lung tâm ý?

Người ấy thưa:

–Tôi quả thật là người ngu si, mê muội, không biết gì chăng?

Vua nói:

–Tự vì ngươi ngu si làm điều ác. Lỗi này đâu phải do cha mẹ, sư trưởng vua trời, sa môn, đạo nhân tạo ra đâu. Tội này là do ngươi, há lại vì không thích mà nó đình chỉ sao? Nay ngươi phải thọ lấy. Ðó là Diêm Vương hiện ra thiên sứ thứ nhất.

Diêm Vương lại hỏi:

–Khi ngươi đang làm người, sứ giả của trời lần lượt đi đến, vậy ngươi có thể biết chăng?

Người ấy thưa:

–Quả thật tôi không hay biết.

Vua bảo:

–Ngươi có thấy người đàn ông, đàn bà lúc tuổi về già, tóc bạc, răng long, gầy còm, ốm yếu, còng lưng mà bước, đứng ngồi đều phải chống gậy chăng?

Người ấy thưa:

–Tôi có thấy như vậy.

Vua bảo:

–Ngươi cho rằng chỉ riêng người là không bị già chăng? Phàm con người đã có sanh thì đều phải có già. Lẽ ra đang lúc cường tráng phải thường làm việc thiện, đoan nghiêm thân, miệng và tâm, phụng hành kinh giới, sao lại tự mình buông lung?

Người ấy thưa:

–Tôi đúng là người ngu si, ám muội vậy.

Vua bảo:

–Tự ngươi ngu si làm điều ác đâu phải là lỗi của cha mẹ, vua trời, sa môn, đạo nhân đâu. Tội này do ngươi, há lại vì không thích mà nó đình chỉ sao? Nay ngươi phải thọ lấy. Ðó là Diêm Vương chánh thức dạy bảo, hiện ra thiên sứ thứ hai vậy.

Diêm Vương lại hỏi:

–Trong khi làm người, ngươi há lại không thấy những người nam, người nữ ở thế gian, lúc bị bệnh tật, thân thể đau khổ, đứng ngồi không yên, mạng sống mong manh, các thầy thuốc đều bó tay không thể cứu chữa được chăng?

Người ấy thưa:

–Tôi có thấy như vậy.

Vua bảo:

–Ngươi cho rằng ngươi không bị bệnh chăng? Con người lúc già đều sẽ có bệnh. Lẽ đáng ra lúc cường tráng ngươi phải siêng năng làm điều thiện, phụng hành kinh giới, đoan nghiêm thân, miệng, ý, sao lại tự mình buông lung?

Người ấy thưa:

–Tôi quả thật là kẻ ngu si, ám muội.

Vua bảo:

–Vì ngươi ngu si, ám muội, làm điều ác chứ đâu phải lỗi của cha mẹ, vua trời, sa môn, đạo nhân? Tội này chính do ngươi làm, há vì không thích mà nó đình chỉ sao? Nay ngươi phải thọ lấy. Ðó là Diêm Vương chánh thức dạy bảo, hiện ra thiên sứ thứ ba vậy.

Diêm Vương lại bảo:

–Lúc làm người, ngươi há không thấy người chết ở thế gian, tử thi hoặc chôn xuống đất, hoặc bị hư tổn, từ một ngày cho đến bảy ngày da thịt bị bại hoại, chồn cáo trăm thứ chim đều chạy tới xác đó để ăn. Hễ con người chết thì thân bị hư nát, gớm ghê cả.

Người ấy thưa:

–Quả thật tôi có thấy như vậy.

Vua bảo:

–Ngươi cho rằng chỉ riêng ngươi là không chết sao? Phàm con người đã có sống đều phải có chết. Lẽ ra ở thế gian phải thường làm việc thiện, tinh tấn thân, miệng, ý để phụng hành kinh giới, sao ngươi tự mình buông lung?

Người ấy thưa:

–Tôi quả thật là người ngu si vậy.

Vua nói:

–Tự ngươi đã tạo ra điều ác, đó đâu phải là lỗi của cha mẹ, vua trời, sa môn, đạo nhân? Tội này do ngươi tạo ra, đâu có phải vì không ưa thích mà nó chấm dứt sao? Nay ngươi phải tự lãnh thọ lấy. Ðó là Diêm Vương chánh thức giáo hóa, hiện ra thiên sứ thứ tư vậy.

Diêm Vương lại hỏi:

–Khi làm người, há ngươi lại không thấy những người xấu ác của thế gian bị quan lại bắt bớ, xét thấy tội trạng cần phải dùng hình pháp để xử trị, hoặc chặt tay, chặt chân, hoặc xẻo mũi, xẻo tai, dùng cây vót nhọn đánh đập làm rách da rách thịt, dùng cát nóng, dầu sôi sùng sục đổ lên thân hình, hoặc bỏ vào trong áo vải to để đốt, hoặc treo dầu lên mà nướng lúc ban ngày, hoặc mổ, cắt cơ thể rã rời, hoặc bị các độc tố đau đớn thê thảm chăng?

Người ấy thưa:

–Quả thật tôi có thấy điều ấy.

Vua bảo:

–Ngươi cho rằng riêng ngươi thì không bị những sự tra khảo độc ác ấy chăng? Mắt ngươi đã nhìn thấy sự tội, phước của thế gian rõ ràng rồi, sao lại không làm việc thiện, giữ gìn thân, miệng, ý để phụng hành kinh đạo, tại sao tự mình lại buông lung?

Người ấy thưa:

–Tôi quả thật là người ngu si.

Vua bảo:

–Ngươi đã tự dùng tâm mình để làm điều không trung chánh, đó không phải là lỗi của cha mẹ, vua trời, sa môn, đạo nhân. Nay tội báo tai ương này ngươi phải lãnh lấy, đâu có phải vì không thích mà nó đình chỉ đâu? Ðó là Diêm Vương dạy điều trung chính, hiện làm thiên sứ thứ năm vậy.

Ðức Phật nói xong, các đệ tử đều lãnh thọ sự giáo giới của Ngài, tất cả đều đến trước đảnh lễ đức Phật.

 

PHẬT NÓI KINH NĂM THIÊN SỨ CỦA VUA DIÊM LA

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15520)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14967)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14807)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13245)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14413)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20167)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18399)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30719)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12391)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15503)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13733)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13912)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13511)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14421)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13693)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16704)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15354)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31189)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18769)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14964)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14558)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14558)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13770)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19674)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14417)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14497)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14696)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14727)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17884)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13521)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13659)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14919)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14130)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16394)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15292)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13465)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13120)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13252)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12971)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14059)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14691)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14192)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14589)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12980)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13786)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13236)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13721)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14655)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14726)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13248)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12804)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13718)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13662)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13296)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13857)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13667)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12557)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14795)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12848)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12413)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant