Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Thuyết Thắng Quân Vương Sở Vấn Kinh

04 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 13743)
Phật Thuyết Thắng Quân Vương Sở Vấn Kinh


Phật Thuyết Thắng Quân Vương Sở Vấn Kinh

 

Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0516

Dịch Phạn sang Hán: Tây Thiên dịch Kinh Tam tạng Triêu Phụng đại phu Thí Hồng Lư khanh, truyền pháp đại sư thần Thí Hộ phụng chiếu dịch

Dịch Hán sang Việt: Tỳ kheo Thích Hạnh Tuệ - Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ

Hiệu đính: HT Thích Như Điển – Phương trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc

 

Tôi nghe như vầy.

Một thuở nọ, Đức Phật ở tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, cùng chúng đại Tỳ kheo 1,250 vị câu hội.

Bấy giờ có đại vương Thắng Quân nước Kiều tát la, vị vua tôn quý có oai đức lớn, giàu có, tự tại, nơi ở, đất nước, cảnh trí rộng xa làm cho tất cả mọi người đều cùng tôn kính. Vị vua nầy phước đức lâu dài; trong Phật pháp sanh lòng tin tưởng lớn. Bấy giờ, đại vương lên xe trân bảo cùng với các quần thần, tuỳ tùng và vô số trăm ngàn Bà la môn, trưởng giả v.v... cùng vây quanh, dùng các âm nhạcdẫn đường phía trước, đi đến vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, nơi của Đức Phật Thế Tôn, cung kính cúng dường, nghe nhận chánh pháp.

“Thuở bấy giờ, vị vua của nhân dân nầy thường dùng chánh phápthi hành trị nước, xả bỏ những điều không phải chánh pháp, chẳng thi hành. Vì sao vậy? Vì đại vương biết rằng nếu vua và quần thần vứt bỏ chánh pháp, thực hành phi pháp thì trong hiện đời nầy bị người khinh chê, cho đến khi thân hoại mạng chung không sanh vào chỗ tốt lành. Nếu vua và quần thần xả bỏ, xa lìa phi pháp, thực hành chánh pháp thì trong hiện đời được mọi người ca ngợi; cho đến lúc thân hoại mạng chung, sanh vào cõi trời hưởng quả báo tốt lành, giàu có, an vui, tự tại, trời người yêu mến, kính trọng.

“Đại vương, ví như người đời sanh dưỡng được đứa con một, cha mẹ yêu chìu giống như trân bảo, bày nhiều phương tiện khiến luôn vui thích. Đứa con ấy lớn lên cũng sanh hiếu thảo, kính trọng. Lòng từ ái của vua cũng lại giống như vậy. Tất cả nhân dân đều như đứa con một. Sự nhớ nghĩ, yêu thương của vua giống như cha mẹ. Thường dùng bốn pháp để mà nhiếp hoá, ấy là: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Thường hành bốn pháp như vậy nên tất cả nhân dân thảy đều quy phục. Vua lấy lòng từ mà xem nhân dân giống như con mình. Cũng vậy, tất cả nhân dân cũng lại xem vua như cha mẹ của họ.

“Lại như có người đang trong giấc mộng thấy nhiều nhiều sự việc như là: sông ngòi, suối hồ, vườn rừng, hoa trái, đường xá lớn nhỏ, xứ xứ trang nghiêm, trong sạch, làm đẹp lòng người yêu thích. Những sự việc như vậy, sau khi đã tĩnh mộng rồi đều chẳng có gì. Các pháp của thế gian cũng đều như vậy cả. Tất thảy đều như cảnh trong mộng, không thật có. Như vị vua ấy, làm vua trong nhân dân, thọ hưởng ba điều vui là: phú lạc, dục lạc, tự tại lạc. Thống trị quốc thành rộng lớn, có nhiều sở hữu: voi ngựa, xe cộ, vàng bạc, châu báu, kho chứa các vật, cho đến hoàng hậu, hoàng phi, quyến thuộc, các quần thần, người hầu v.v... Số lượng thật nhiều, giàu sang lớn mạnh mà không thể so bì. Như vậy, giàu sang tuy nhiều sở hữu không dùng để làm tối thắng được. Vì sao vậy? Vì dùng pháp lệch lạc, tâm bị sai khiến, tăng thêm phiền não.

“Đại vương phải biết, tất cả đây đều là pháp sanh diệt, vô thường, chẳng có gì bền chắc, chẳng có gì rốt ráo, như bọt nổi trên nước, chẳng có thật thể của nó. Cho nên, đại vương ở nơi các sự việc như vậy như thật rõ biết. Ở nơi các pháp thế gian thường luôn biết rõ để xa lìa các phiền nãotu hành xuất thế.

“Lại nữa, pháp thế gian như một cây lớn, tưới tẩm gốc rễ thì sanh cành lá, cành lá tốt tươi thì có thể nở hoa, nở hoa chẳng bao lâu bèn kết thành quả. Quả đã chín rồi sắc hương thơm đẹp, mọi người đều yêu thích. Cây ấy bỗng nhiên bị lửa lớn đốt cháy, bốn phía đều cháy mạnh. Ngọn lửa hồng sáng rỡ che rợp mặt trời, mặt trăng. Bốn phía, trên dưới đều một ánh sáng lớn nầy. Cây đáng yêu ấy chẳng còn gì nữa, chỉ hiện còn ánh sáng rỡ của lửa, mà ánh lửa sáng kia không lâu liền bị cơn mưa lớn dập tắt. Mây mưa, sấm sét xuất hiện, ánh chớp điện giao nhau. Bấy giờ nhóm lửa kia không còn có nữa, chỉ còn cơn mưa lớn liên miên không dứt. Cơn mưa ấy không lâu cũng dừng lại. Đại vương nên biết, như trước đã nói, các pháp trong thế gian cũng giống như vậy, hoại diệt trong từng sát na, trọn chẳng có thật. Như chỗ thống trị của vua, dù cho chất chứa sở hữu rộng lớn, phút chốc tiêu tan. Ý nghĩa nầy cũng thế đó. Cho nên đại vương, ở nơi các pháp vô thường, chớ sanh tư tưởng thường còn; ở nơi các pháp có chỗ kết thúc, chớ có sanh tư tưởng không có kết thúc. Mỗi niệm suy tư vô thường có mặt. Xả bỏ các pháp thế gian, xa lìa các chấp trước, tu hành xuất thế để căn lành tăng trưởng lợi ích.

“Đại vương! Lại nữa, như bốn phương có núi lớn từ hư không mà xuống. Núi ấy cao rộng, thảy đều bền cứng, rơi xuống cõi Diêm phù, mà trong cõi đất nầy có tất cả cỏ cây, lùm rừng... thảy đều diệt hết, không còn gì nữa. Người có sức mạnh không thể cứu giúp. Đại vương! Các thế gian nầy đây có bốn điều sợ hãi lớn mà bị bức bách. Cũng lại như vậy, tất cả chúng sanh không nơi nào trốn thoát, người có thế lực lớn chẳng thể cứu giúp được. Bốn điều sợ hãi là gì? Một là sợ hãi hành động sai trái, hai là sợ hãi sự già nua, ba là sợ hãi bệnh tật, bốn là sợ hãi chết chóc. Đại vương! Hành động sai trái nếu sanh ra sẽ làm hoại diệt hành động chân chánh. Nỗi sợ hãi sự già nua nếu đến sẽ hoại diệt tướng trạng tuổi trẻ. Nỗi sợ hãi bệnh tật nếu đến sẽ hoại diệt niềm an lạc. Nỗi sợ chết nếu đến sẽ hoại diệt thọ mạng. Đại vương! Lại như sư tử là vua trong loài thú, nếu vào trong bầy thú chọn lấy một con thú để ăn. Con thú bị chọn lấy ấy làm sao có thể trốn thoát được, vào bụng sư tử thì tiêu mất hết chẳng còn gì nữa. Đại vương! Lực lớn của vô thường ở trong các chúng sanh cũng lại như vậy đó.

“Đại vương! Con người trong thế gian khi sắp mạng chung, trước nhiễm bệnh khổ như trúng tên độc, sức lực suy yếu, gân xương, chi tiết thảy đều đau đớn. Da thịt khô héo, tay chân run rẩy, nước dơ xấu chảy tràn. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân.v.v... các căn chẳng thể sinh được thức. Các cảnh chẳng hiện, chỉ thấy cảnh tự tạo nghiệp chẳng lành ở ngay trước mặt lúc nầy, phát sinh nỗi sợ hãi lớn, không nơi nương tựa, ai làm người cứu giúp cho? Cha mẹ, quyến thuộc, mọi người đều vây quanh, thầy thuốc nổi tiếng, thuốc hay lừng danh không thể trị lành. Vị ngon ẩm thực không thể ăn nỗi. Trong mỗi mỗi niệm, khởi sợ vô thường, hơi thở vào ra, dần dần nhỏ yếu. Như vậy, nỗi sợ bệnh tật trước tiên rồi mới khởi tâm niệm làm nghiệp lành. Lời nói ra nhỏ, bảo với cha mẹ rằng: “Con nay quá sợ hãi, cảnh ác trước mặt, thọ mạng sắp hết. Cha mẹ vì con làm các lợi ích, bố thí Phật cùng Tăng, nguyện Người cứu giúp.” Lời nói như vậy vừa xong, trong khoảng sát na, thọ mạng liền dứt. Chỗ nầy đã giã biệt, chỗ khác lại sanh ra, tuỳ nơi nghiệp đã tạo mà thọ lãnh các quả báo.

“Đại vương nên biết, chúng sanh trong thế gian hoặc lành hoặc chẳng lành, hoặc hơn hoặc kém đều từ nhân sanh ra quả, không có chỗ nào mất đi được. Người tạo nghiệp lành thì chỗ quay về là chỗ nương tựa, lúc mạng chung không sanh sợ hãi. Duyên chỗ này từ biệt, sanh ở chỗ khác thọ quả báo tốt hơn. Cho nên đại vương, ông nay nên phải bỏ pháp thế gian, lìa xa các nhiễm trước, tu hành xuất thế, mau vào cửa pháp lành, trong mỗi mỗi niệm, tưởng nhớ vô thường. Nếu được như vậy thì ở trong pháp lành được gọi là tinh tấn.

“Lại nữa, đại vương, giống như người thế gian vào trong chỗ lửa lớn, ví như có được phương tiện liền có thể thoát khỏi. Trong chỗ phiền não nóng bức, như có được mát mẻ, trong sạchtỉnh ngộ. Lúc đói khát đến ví như được uống ăn thì có thể cứu tế. Lúc bị bệnh khổ ví như được thuốc hay liền có thể chữa khỏi. Ở trong chỗ nguy nan có được người mạnh mẽ là các thiện tri thức bèn thoát được các nạn. Lúc bị nghèo khốn được nhiều tài bảo có thể cứu giúp. Lúc vào chiến trận được trang bị áo giáp cứng cáp, mạnh mẽ thì được chiến thắng. Ở tất cả nơi chỗ, không nương không tựa, lẻ loi buồn khổ, có được bạn thân làm chỗ nương nhờ. Đại vương! Pháp thiện xuất thế cũng giống như vậy. Ở trong thế gian đều giống như trên đã nói, ăn uống, thuốc hay, bạn bè các loại, có thể làm chỗ nương nhờ, có thể làm nơi cứu giúp. Đại vương nếu người đời không tu pháp lành xuất thế đều không có chỗ cậy nhờ. Lúc mạng chung đến tự sinh sợ hãi, ai làm người cứu giúp? Xả bỏ báo thân nầy rồi, tự mình nhận lấy khổ đau, ai làm người cứu vớt? Vì vậy cho nên, ta như thật mà nói.

“Đại vương! Các pháp thế gian trôi qua mau chóng, bỏ các cái thấy thường còn dùng tư tưởng vô thường; bỏ cái nhìn chấp trước cho là bền chắc, dùng tư tưởng hoại diệt đổ vỡ như bọt nổi của nước mà không có thật thể. Phải nhớ thiện pháp tu hành xuất thế, tự làm xong rồi, sang khuyên người khác. Như vậy liền được ở trong pháp lành. Đây gọi là tinh tấn.

“Đại vương! Nên quán sát thân mình không chút sung sướng nào có được, tuy là có được đầy đủ các loại hương vị ăn uống ngon lành, sạch tốt để mà nuôi dưỡng, chưa từng một lần có chỗ đói khát. Như vậy tạm thời có thể duy trì các căn, thân mạng. Các thọ báo kia hết rồi, liền lúc ấy tan hoại, trở về pháp vô thường. Đại vương lại quán sát thân mình tuy có nhiều nhiều y áo quý báu, tuyệt diệu, đủ đầy sự trang nghiêm, cho đến nhiều nhiều kho tàng chất chứa các đồ vật, không có chỗ túng thiếu. Voi, ngựa, xe cộ đủ cả bốn bộ binh, số ấy thật nhiều, không ai bằng được. Thọ phước báo ấy hết rồi liền trở lại sự vô thường.

“Lại nữa, đại vương, như người trong thế gian có nhiều tiền tài, giàu sang. Ngày ngày hằng tắm gội sạch sẽ, dầu thơm xoa thân, lại dùng các y phục thượng diệu để trang nghiêm, các vòng trang sức tuyệt đẹp, cùng các châu báu, ngọc ngà, tai đeo vòng ngọc. Các vật như vậy đã trang nghiêm rồi, chỗ ngồi toà báu, giàu sang tự tại, oai đức không sánh và các quyến thuộc đều cùng vây quanh trổi lên trăm ngàn loại âm nhạc hay tuyệt. Nơi nơi lầu gác quí báu đẹp sang, đều đốt các loại hương quí như chiên đàn, trầm thuỷ.v.v... cùng các hương thơm khác. Tướng của sanh diệt luôn luôn luân chuyển không có chỗ kết thúc, đều bởi vô minh làm nhân mà sanh ra. Đây đều do có sự tham lam nơi các pháp. Nếu dứt trừ được vô minh, tham lam chẳng còn sanh khởi nữa. Tham lam đã dứt được, các hạnh chân chánh được khởi lên, xa lìa các lỗi lầm. Đây gọi là pháp xuất thế gian.

“Lại nữa, đại vương! Cảnh giới, chỗ duyên theo tất cả trong thế gian, lúc được lúc mất, lúc quyết định lúc không quyết định, lúc đáng yêu lúc chẳng đáng yêu. Tâm tham sanh khởi không có chỗ chán ghét thì là một mất mát lớn. Nếu ở trong Thánh đạo, pháp xuất thế gian, ai người yêu thích, mong cầu, không chán ghét, gọi là hạnh chân chánh, là lợi ích lớn.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

“Đại vương nay nên biết

Chết kia pháp cực ác

Lấy thọ mạng người đi

Cùng phá hoại các uẩn

Ấy là nỗi sợ lớn

Người đời chẳng yêu thích

Khi pháp chết kia đến

Phổ biến tất cả nơi

Hư không cùng biển lớn

Hố sâu và núi cao

Đất rộng cùng các hướng

Chẳng nơi nào trốn được

Chỉ các bậc có trí

Trú trong pháp chân thật

Vững vàng không lay động

Tất cả không thể hại

Lúc thọ báo chưa hết

Nên phát siêng năng lớn

Rộng tu các nhân lành

Siêng làm các phạm hạnh

Nhờ căn lành mạnh mẽ

Được đến cõi Niết bàn

Đến cõi Niết bàn rồi

Xa lìa nỗi sợ chết.”

Bấy giờ, đại vương Thắng Quân nước Kiều tát la nghe Đức Phật Thế Tôn dùng các phương tiện, khéo léo thí dụ nói diệu pháp xong, vui mừng hớn hở, cung kính ca ngợi, đảnh lễ chân Đức Phật rồi trở về lại cung vua.

Đức Phật nói kinh nầy xong, các vị Tỳ kheo nghe Đức Phật nói đều rất hoan hỷ, tin thọ phụng hành.

Phật nói chỗ hỏi Kinh của vua Thắng Quân.

Đại vương đã ra khỏi thành, dần dần về phía Kỳ Viên. Bấy giờ vị vua ấy xa thấy Đức Thế Tôn ngồi an lànhdưới gốc cây, các chúng Tỳ kheo đều cùng nhau vây quanh.

Bấy giờ, vua nhìn thấy rồi sanh niềm hoan hỷ lớn, tôn kính, tin tưởng thâm sâu, xuống xe, bỏ lọng che, chấp tay, cúi rạp mình, ca ngợi rằng: “Thân Phật bao la tợ núi vàng. Thân Phật đoan nghiêm, tuyệt diệu không sánh, có ánh sáng lớn như trăm ngàn mặt trời, an lành, vút cao như đám lửa lớn; các căn điều hoà, vắng lặng, an trú trong thiền định; các đức trang nghiêm đủ ba la mật, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp tròn trịa, đủ đầy. Làm người tối thắng trong hàng người, trong hàng người rồng, trong hàng người sư tử, trong hàng người đại tiên, ở trong thế gian như núi lớn xuất hiện.”

Bấy giờ, đại vương đã khen ngợi rồi, đi bộ mà đến chỗ của Đức Phật rồi, đầu mặt sát đất, đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn, cầm lấy mão báu, lọng che, kiếm báu, châu báu, giày da trang trọng, các vật như vậy, dâng lên Đức Thế Tôn, mà nói thế nầy: “Ngưỡng mong Đức Thế Tôn, thọ nhận vật cúng của con.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nạp thọ. Vua liền lạy dưới chân Đức Thế Tôn lần nữa rồi lui đứng về một phía, chấp tay cung kính mà bạch Đức Phật rằng: “Thế Tôn, mong Phật từ bi nói chỗ trọng yếu của pháp khiến cho đêm dài của con có được nhiều lợi lạc.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn ngợi khen vua rằng: “Lành thay! lành thay! Đại vương, ông ở nơi tôn trọng tin tưởng sâu xa Như Lai; ở chỗ khế hợp thuần hậu, yêu thích, mong cầu chánh pháp của Phật. Này đại hiền giả, như chỗ ông đã nói, muốn nghe chỗ trọng yếu của pháp. Ông nên lóng nghe, khéo mà để tâm nhớ nghĩ, tu tập, sẽ vì ông mà nói.”

Đức Phật dạy rằng: “Đại vương! Ông thống lĩnh nước lớn, thường có trăm ngàn trong ngoài thân tộc cung kính, ca ngợi. Tuy được như vậy, giàu sang tự tại. Lúc thọ hưởng phước báu này xong rồi liền sanh khổ não, tất cả quyến thuộc cùng nhau vây quanh, khóc than sầu khổ. Đang trong lúc ấy, tất cả những sở hữu không thể giữ được. Mạng sống đã hết, người thân trong ngoài cùng nhau vây quanh đi đến rừng nghĩa trang. Mọi thứ của cơ thể ấy chia lìa, ly tán. Da thịt, gân xương, phân khắp các nơi, có các chim muông, côn trùng đến rỉa rứt ăn. Chúng ăn xong rồi, thân giả dối nầy đều không còn gì sở hữu.

“Đại vương! Dùng duyên này để quán sát thế gian như bọt nước nổi, có gì bền thật? Ấy là vô thường chẳng phải pháp rốt ráo. Khởi lên ý nghĩ thường còn là điên đảo. Các pháp hữu lậu niệm niệm hoại diệt. Ta quán sát sự vật thâm sâu như vậy mà sanh lòng thương xót. Cho nên, Đại vương, cần tu mau chóng, xả bỏ các pháp thế gian, luôn nhớ nghĩ tu hành pháp xuất thế gian. Vì sao vậy? Đại vương phải biết, các pháp sanh diệt ấy đều do vô minh làm nhân duyên. Đó là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu xứ, sáu xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già chết, buồn rầu sầu khổ. Như vậy thì một khổ lớn được tạo thành. Cho nên, nếu vô minh hết thì hành hết, hành hết thì thức hết, thức hết thì danh sắc hết, danh sắc hết thì sáu xứ hết, sáu xứ hết thì xúc hết, xúc hết thì thọ hết, thọ hết thì ái hết, ái hết thì thủ hết, thủ hết thì hữu hết, hữu hết thì sanh hết, sanh hết thì già chết, buồn rầu sầu khổ hết. Như vậy thì một khổ uẩn lớn hết.”

 

Dịch xong ngày 1/1/2014


No. 516

佛說勝軍王所問經

西天譯經三藏朝奉大夫試鴻臚卿傳法大師臣施護奉 詔譯

如是我聞:

一時,佛在舍衛國祇樹給孤獨園,與大苾芻眾千二百五十人俱。

是時,有憍薩羅國勝軍大王,其王尊貴,有大威德富饒自在,所居國土境界廣遠,為一切人所共尊敬;其王福德久於佛法生大信重。是時,大王即乘寶車,與諸臣從及無數百千婆羅門、長者等而共圍繞,以諸音樂而導其前,出舍衛國,詣祇樹給孤獨園佛世尊所,恭敬供養聽受正法。

「爾時,為人民主,常以正法而行治化,於諸非法捨而不行。何以故?大王當知,若王及臣棄背正法行非法者,於現世中人所輕謗,乃至身壞命終不生勝處。若王及臣捨離非法行正法者,於現世中人所稱讚,乃至身壞命終,生天界中受勝果報,富樂自在天人愛敬。

「大王!譬如世人生育一子,父母憐愛猶如珍寶,多設方便常令快樂,其子長大亦生孝敬,王心慈愛亦復如是,一切人民皆如一子,王所愛念猶如父母,常以四法而為攝化,所謂布施、愛語、利行、同事,常行如是四種法故,一切人民皆悉歸伏,王以慈心觀諸人民既如子想,彼一切人亦復於王如其父母。

「又如有人於其夢中見種種事,所謂江河泉池、園林花菓、街巷道陌處處莊嚴,清淨適悅人所愛樂,如是等事,既夢覺已都無所有,諸世間法亦復如是,皆悉如夢竟無其實。如汝大王,為人中主受三種樂,所謂富樂、欲樂、自在樂,統大國城多諸所有,象馬、車乘、金銀、珍寶庫藏諸物,乃至后妃、眷屬、諸臣僕等其數甚多,富貴熾盛而無等比,如是富貴雖多所有不以為勝。何以故?為顛倒法勞役其心增諸煩惱。

「大王當知,此等皆是無常滅法,是不堅牢而不究竟,如水聚沫而無其實。是故,大王!於如是事如實了知,於世間法常所覺了,離諸煩惱修出世行。

「又世間法如一大樹,沃潤其根即生枝葉,枝葉繁茂即能開華,開華非久乃結果實,果實成熟色香美妙人皆愛樂。其樹忽為大火所焚,四面俱熾紅焰光明映蔽日月,四方上下都一大光,其可愛樹悉無所有,唯火光現,而彼火光非久,即為大雨所滅,雲雷掣電交映而出。是時,火聚悉無所有,唯彼大雨連霔不息,其雨非久亦復停止。大王當知,如前所說諸世間法亦復如是,剎那壞滅竟無其實,如王所統,雖復廣大積諸所有,剎那壞其義亦然。是故,大王!於無常法莫生常住想,於有盡法莫作無盡想,念念思惟無常來侵,捨世間法離諸所著,修出世行增益善根。

「大王!又如四方有四大山從空而來,彼山高廣一一堅牢墮於閻浮,而此地中所有一切草木叢林,皆悉摧滅而無有餘,彼有力者不能為救。大王!此諸世間有四大怖而來逼迫,亦復如是,一切眾生無所逃避,有大力者不能為救。四怖者何?一者、邪行怖;二者、老怖;三者、病怖;四者、死怖。大王!邪行若生壞滅正行,老怖若來壞少年相,病怖若來壞安樂法,死怖若來壞滅壽命。大王!又如師子為獸中王,若入獸群取一獸食,彼所取獸何能逃避,入師子腹滅無有餘。大王!無常大力於諸眾生,亦復如是。

「大王!諸世間人將趣命終,先染病苦如中毒箭氣力劣弱,筋骨肢節皆悉疼痛,皮肉乾枯手足戰動穢惡流溢,眼耳鼻舌身等諸根不能發識,諸境不現,唯見自造不善業境現在其前生大怖畏,無所依怙誰為救者?父母眷屬徒共圍繞,名醫良藥不能為療,上味飲食不能食噉,於念念中起無常怖,彼出入息漸漸微細,如是病怖方始起心念作善業,微出其聲告父母言:『我今大怖,惡境現前,壽命將斷,父母為我作諸利益,施佛及僧願垂救護。』如是言已,於剎那間其命即斷,此處既謝他處復生,隨自作業受諸果報。

「大王當知,世間眾生若善不善、若勝若劣,從自因生果無所失,作善業者是所歸趣是所依怙,臨命終時不生怖畏,此處緣謝生於他處受勝果報。是故,大王!汝今應當捨世間法離諸染著,修出世行趣善法門,於念念中作無常想,若如是者,於善法中乃名精進。

「復次,大王!如世間人入大火聚,須以方便即能息滅;處熱惱中,須假清淨而方醒寤;受飢渴時,假以飲食方能救濟;染病苦時,假以良藥即能除愈;於危難中,得有力者諸善知識乃脫諸難;受貧困時,得大財寶方能拯濟;入戰陣時,須被勇猛堅固鎧甲方得戰勝;於一切處,無依無怙孤獨苦惱,得其親友方為依止。

「大王!出世善法亦復如是,於諸世間同彼上說,飲食良藥親友等類,能為依止能為救護。大王!若人不修出世善法都無所託,臨命終時自生怖畏誰為救者,捨此報已自受其苦誰為拯拔,以是事故,我如實說。

「大王!速疾於世間法捨諸常見作無常想,捨堅執見作破壞想,如水聚沫而無其實,當念修行出世善法,自所作已轉勸他人,如是乃得於善法中名為精進。

「大王!當觀自身,無有少樂可得,雖復具有種種上味精妙飲食而為資養,未曾一時有飢渴失,如是暫能資持命根,彼壽報盡即時散壞歸無常法。大王!復觀自身,雖有種種上妙寶衣眾莊嚴具,乃至種種庫藏諸物無所乏少,象馬車步四兵具足,其數甚多無與等者,彼壽報盡悉歸無常。

「復次,大王!如世間人有大財富,於日日中潔淨澡浴香油塗身,復以諸妙上服莊嚴,眾妙華鬘及彼真珠纓絡,耳璫環釧如是等物而莊嚴已,處於寶座,富貴自在威德特尊,與諸眷屬而共圍繞。奏百千種殊妙音樂,妙寶樓閣處處,皆爇旃檀沈水等諸◎妙香,生滅相續輪轉無有窮盡,皆是無明為因生故。由此即有貪等諸法,若滅無明貪等不生,貪等既滅正行得起離諸過失,此即名為出世間法。

「復次,大王!世間一切所緣境界,若得若失,若決定不決定;若可愛不可愛,貪心生起無所厭足是為大失;若於聖道出世間法,愛樂希求無厭足者,乃為正行是大利益。」

爾時世尊,說加陀曰:

「大王今當知, 彼死法極惡,
能斷人壽命, 及破壞諸蘊。
斯為大怖畏, 世皆非愛樂,
彼死法若來, 普遍於一切。
虛空并大海, 深穴與高山,
大地及諸方, 無處可逃避。
唯諸有智者, 安住真實法,
即堅固無動, 一切不能壞。
壽報未盡時, 當發大精進,
廣修眾善因, 勤行諸梵行。
由善根力故, 得至涅槃界,
至涅槃界已, 能遠離死怖。」

爾時,憍薩羅國勝軍大王,聞佛世尊以諸方便善巧譬喻說妙法已,歡喜踊躍恭敬讚歎,頂禮佛足迴復王宮。

佛說此經已,諸大苾芻眾聞佛所說,皆大歡喜信受奉行。

佛說勝軍王所問經

大王既出城已漸向祇園,其王即時遠見世尊於一樹下安詳而坐,諸苾芻眾而共圍遶。

時王見已,生大歡喜,深信尊重下車去蓋,合掌曲躬遙伸讚歎:「佛身廣大猶若金山,佛身端嚴殊妙無比,有大光明如百千日,吉祥熾盛猶大火聚,諸根調寂住奢摩他,眾德莊嚴具波羅蜜,三十二相八十種好圓滿具足,為人中龍人中師子,人中大仙人中勝者,於世間中如寶山現。」

是時,大王既讚歎已,徒步而進到佛所已,頭面著地禮世尊足,持以寶冠、寶蓋、寶劍、寶珠、寶莊革屣,如是等物奉上世尊,作如是言:「惟願世尊,受我所施。」

是時,世尊即為納受。其王即復禮世尊足,退住一面合掌恭敬,而白佛言:「世尊!願佛慈悲為說法要,使我長夜得大利樂。」

爾時,世尊而讚王言:「善哉,善哉!大王!汝於如來深信尊重,於佛正法愛樂趣求純善相應,是大賢者,如汝所言樂聞法要,汝當諦聽如善作意,記念修習為汝宣說。」

佛言:「大王!汝統大國,常有百千內外親族恭敬讚歎,雖復如是富貴自在,壽報盡時即生苦惱,一切眷屬徒共圍繞悲惱啼泣。當於爾時,一切所有不能守護,既命盡已內外親屬,所共圍繞至屍陀林,所有遺體各各離散,皮肉筋骨分其異處,有諸蟲鳥而來咂食,彼食盡已,此虛妄身悉無所有。

「大王!以是緣故諦觀世間,如水聚沫有何堅實?以是無常不究竟法,起常想者是為顛倒,諸有漏法念念壞滅,我觀是事深可悲愍。

「是故,大王!當須速捨諸世間法,常念修行出世間法。何以故?大王當知,彼生滅法皆由無明為因緣故,所謂無明緣行、行緣識、識緣名色、名色緣六處、六處緣觸、觸緣受、受緣愛、愛緣取、取緣有、有緣生、生緣老死憂悲苦惱,如是即一大苦蘊集。若無明滅即行滅,行滅即識滅,識滅即名色滅,名色滅即六處滅,六處滅即觸滅,觸滅即受滅,受滅即愛滅,愛滅即取滅,取滅即有滅,有滅即生滅,生滅即老死憂悲苦惱滅,如是即一大苦蘊滅,是故……。」

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22304)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
(Xem: 16026)
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán, Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
(Xem: 15037)
Pháp Hoakinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duysuy luận của con người bình thường.
(Xem: 18966)
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
(Xem: 14453)
Một thời, Đức Phật và một nghìn hai trăm năm mươi đại chúng tì-kheo cùng trụ ở tinh xá Mỹ Xưng phu nhân của trưởng giả Tu-đạt, rừng cây của thái tử Kì-đà, nước Xá-vệ.
(Xem: 18638)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 14434)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13594)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13557)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 11826)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13266)
Không khởi sinh cũng không hoại diệt, không thường hằng cũng không đứt đoạn. Không đồng nhất cũng không dị biệt, không từ đâu đến cũng không đi mất.
(Xem: 13670)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 13944)
công đức của Pháp tánh là không cùng tận, cho nên công đức của người ấy cũng giống như vậy, không có giới hạn.
(Xem: 13255)
Phật Thích Ca gọi cái pháp của Ngài truyền dạy là pháp bản trụ. Nói bản trụ nghĩa là xưa nay vốn sẵn có.
(Xem: 15028)
Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt.
(Xem: 16167)
Không và Hữu là hai giáo nghĩa được Đức Phật nói ra để phá trừ mê chấp của các đệ tử.
(Xem: 11087)
Đây là một bộ Đại Tạng đã được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu về Phật Học chọn làm bộ Đại Tạng tiêu biểu so với những bộ khác như...
(Xem: 16462)
Đại Thừa Khởi Tín Luận là bộ luận quan trọng, giới thiệu một cách cô đọng và bao quát về triết học đại thừa.
(Xem: 11912)
Công trình biên soạn này trình bày một cách rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống triết học Trung Quán cho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển...
(Xem: 17603)
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
(Xem: 12882)
Tâm hiếu thuậntâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian.
(Xem: 13720)
Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh.
(Xem: 12867)
Nếu có duyên mà thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát thì sự thành tựu giới thể rất là vượt bực.
(Xem: 14861)
Trì Giớithực hành những luật lệđức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp;
(Xem: 16399)
Chỉ tự quán thân, thiện lực tự nhiên, chánh niệm tự nhiên, giải thoát tự nhiên, vì sao thế? Ví như có người tinh tấn trực tâm, được giải thoát chân chánh, người như thế chẳng cầu giải thoátgiải thoát tự đến.
(Xem: 13137)
Trong nước mỗi mỗi báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần.
(Xem: 12102)
Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vi tác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người.
(Xem: 12777)
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm LinhĐạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tử chúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
(Xem: 12921)
Nếu có nghe kinh này thọ trì đọc tụng giảng thuyết tu hành như lời, Bồ Tát này đã là cúng dường chư Phật ba đời rồi.
(Xem: 12794)
Các học giả Tây phương quan niệm hệ thống giáo lý Phật giáo từ các bản Pali, Sanskrit là kinh “gốc” và kinh sau thời đức Phật là kinh phát triển để...
(Xem: 14182)
Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit.
(Xem: 14137)
Chánh pháp quý giá của các ngài soi sáng khắp nơi và tuôn xuống như mưa cam-lộ. Tiếng nói của các ngài vi diệu đệ nhất.
(Xem: 16488)
Đây là một bộ kinh rất có ý nghĩalợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm.
(Xem: 12382)
Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm,
(Xem: 14391)
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác ; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.
(Xem: 11335)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11040)
Tâm bậc giác ngộ được nói là không còn bám trụ vào bất cứ gì trên đời (bất cứ đối tượng nào của thức)
(Xem: 13198)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13899)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức
(Xem: 13168)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13007)
Thế Tôn đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiếtrõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết.
(Xem: 13513)
Người không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
(Xem: 12741)
Đức Phật trình bày các điều bất thiện đều bắt nguồn từ tham, sân, si còn điều thiện là do lòng không tham, không sân, không si dẫn tới.
(Xem: 10238)
Đây nói về công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, là để phân biệt với những gì đã nói về Nhị thừa...
(Xem: 13971)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau
(Xem: 10240)
Bát Nhãtrí tuệ, nhưng không giống như trí tuệ thế gian, cho nên thường gọi là Trí Tuệ Bát Nhã.
(Xem: 13710)
Chữ “Viên giác bồ tát” – Viên GiácGiác viên mãn. Từ trước đến đây, Phật đã nhiều lần chỉ dạy phương pháp tu hành để phá trừ Vô minhchứng nhập Viên giác.
(Xem: 16274)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giảnphẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào.
(Xem: 11973)
Pháp ấn là khuôn dấu của chánh pháp. Khuôn dấu chứng thực tính cách chính thống và đích thực. Giáo lý đích thực của Bụt thì phải mang ba dấu ấn chứng nhận đó.
(Xem: 12985)
Những lời Như Lai thuyết giảng trước các đại đệ tử năm nào cách đây hai mươi lăm thế kỷ hiện nay vẫn hiện tiền cho những ai có cái tâm kính cẩn lắng nghe.
(Xem: 11662)
Xuất sinh pháp Phật không gì hơn Hiển bày pháp giới là bậc nhất Kim cương khó hoại, câu nghĩa hợp Tất cả Thánh nhân không thể nhập.
(Xem: 12685)
Nơi tâm rộng, hơn hết Tột cùng không điên đảo Lợi ích chốn ý lạc Thừa nầy công đức đủ.
(Xem: 10803)
Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên con người, lấy hạnh phúc con người làm trung tâm điểm để phát huy lý tưởng Bồ-tát đạo.
(Xem: 11002)
Kinh Duy Ma là một tác phẩmgiá trị về mặt văn học. Đó là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về mặt tư tưởng, giải phóng sự gò bó trói buộc...
(Xem: 10950)
Kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”.
(Xem: 11903)
Duy-ma-cật sở thuyết còn có một tên khác nữa là Bất tư nghị giải thoát. Đó là tên kinh mà cũng là tông chỉ của kinh.
(Xem: 12772)
Bộ Kinh này trình bày cảnh giới chứng nhập của Bồ Tát, có nhiều huyền nghĩa sâu kín nhiệm mầu, cao siêu...
(Xem: 11071)
Đức Phật thuyết Kinh Kim Cang là để dạy cho chúng ta làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc, cảnh giới niết bàn.
(Xem: 12622)
Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.
(Xem: 11332)
Tri kiến Phật là cái thấy biết không thuộc về kiến chấp ngã nơi thân, không thuộc về kiến chấp ngã nơi tâm (vọng tâm).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant