Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần Một: Giải Thích Đề Mục

20 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 6163)
Phần Một: Giải Thích Đề Mục

PHẬT NÓI KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT
TÂM ĐỊA PHẨM LƯỢC SỚ

Dịch giả: Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải)

Phần một
GIẢI THÍCH ĐỀ MỤC

A. GIẢI THÍCH ĐỀ KINH

Phật thuyết, tức là chính từ Kim khẩu của Đức Lô Xá Na cho đến Đức Thích Ca trước sau kế thừa nói ra.

Phạm Võng, tức là màng lưới báu ở cung trời Đại Phạm. Khi Đức Thích Ca trụ nơi cung điện của Đại Phạm Thiên Vương Ma Hê Thủ La, Ngài đã thấy lưới Nhân đà la đang giăng nơi đây, nên lấy làm dụ mà tuyên thuyết. Màng lưới này được kết thành bởi vô lượng trăm ngàn vạn ức hạt bảo châu ma ni, ánh sáng của mỗi hạt châu đều sai biệt nhưng soi chiếu nhiếp nhập lẫn nhau, vì thế một hạt châu đã hàm chứa màu sắc của vô lượng hạt châu khác, sắc màu ánh chiếu, lớp lớp vô tận mà chẳng ngăn ngại nhau. Nhân đó Đức Phật nói vô lượng thế giới như mắt lưới, mỗi mỗi thế giới đều sai biệt, giáo môn Phật thuyết cũng như thế. Từ nghĩa này mà dẫn dụ để chỉ rõ sự an lập của các thế giới trong 10 phương, mỗi mỗi đều bất đồng; Chư Phật trong 10 phương lập bày pháp môn cũng bất đồng; Lại Bồ Tát trong 10 phương nương vào giáo pháptu chứng cũng có vô lượng sai biệt như thế. Do đó, lấy Phạm Võng dụ làm tên Kinh.

Đại bản của Kinh này gồm 12 quyển, như 1 mắt của màng lưới kia; còn Phẩm Tâm Địa thì như 1 hạt châu trong đó vậy.

Kinh, tiếng Phạn là Sutra (Tu đa la), Trung Hoa dịch là Khế Kinh. Khế nghĩa là trên hợp với yếu lý của chư Phật, dưới ứng hợp với căn cơ của chúng sanh. Kinh hàm nghĩa xuyên suốt và nhiếp giữ, tức xuyên suốt nghĩa lý nên biết, nhiếp giữ chúng sanh được độ.

Chú giải Duy Ma Cật Kinh của Ngài Tăng Triệu ghi: “Kinh tức là Thường, cổ kim tuy khác, nhưng đạo giác ngộ chẳng thay đổi; các tà giáo chẳng thể phá hoại, các Thánh chẳng thể đổi thay, vì thế gọi là Thường.”

Xét các Kinh Luật, có bộ dùng nhân pháp làm tên, có bộ dùng pháp dụ làm tên; nay kinh này chỉ lấy dụ làm tên ; nếu luận chung cả tên phẩm thì lấy đủ nhân, pháp, dụ làm tên. Trong đó, Phạm Võng là dụ, Bồ Tát là nhân (người), Tâm địa là Pháp. Kinh là giáo năng thuyên, Phạm Võng là giáo sở thuyên, Phật là người năng thuyên. Nếu luận về Tông thú, Thể dụng, Giáo tướng, Quyền thật, thì chánh giới bản nguyên Tâm địa là Tông, đạt đến Phật quả Xá na là Thú, thật tướng Tâm địa là Thể, dứt ác tu thiện là Dụng, Đại Thừa Tỳ Ni là Giáo tướng; lại thuộc Tỳ Ni Tạng (Tạng Luật) trong Tam Tạng; thuộc Bồ Tát Tạng trong Đại Tiểu Thừa Tạng; thuộc Quyền thật trong giáo Quyền thật. Kinh Anh Lạc ghi: “Tất cả giới phàm phu đều lấy Tâm làm Thể; vì Tâm vô tận, nên Giới cũng vô tận.” Do đó, Kinh nầy lấy Thật tướng Tâm địa làm Thể. Tông tức là Sùng, nghĩa là điều mà kinh tôn sùng. Thú tức là nơi hướng về rốt ráo của Tông.

Nhân-đà-la, Trung Hoa dịch là Thiên Đế, cũng gọi là Thiên xích châu. Vì thế gọi chung là Đại Phạm Thiên Vương xích châu (võng tràng).

Tâm Địa phẩm hạ: (Phần hạ của phẩm Tâm Địa)

- Bồ Tát, gọi đủ là Bồ Đề Tát ĐỏaBồ Đề, Trung Hoa dịch là đạo; Tát Đỏa dịch là chúng sanh, tức dùng Phật đạo hóa độ chúng sanh. Bồ Đề còn dịch là Giác, Tát Đỏa dịch là hữu tình, là khiến cho loài hữu tình được giác ngộ.

Hàng Bồ Tát trên thì cầu Phật đạo, dưới thì hóa độ chúng sanh, kiến lập đại sự (việc lớn; khai thị ngộ nhập Phật tri kiến) nên gọi là bậc Đại sĩ; cũng gọi là Khai sĩ, vì hay khai hóa tất cả chúng sanh.

Người tu hành từ lúc sơ phát tâm cho đến Đẳng giác đều được gọi là Bồ Đề Tát Đỏa.

- Tâm địa, tức cội nguồn của tất cả phàm thánhPhàm phumê tâm nầy, nên trôi lăn trong 3 cõi, 6 đường. Bậc Thánh vì ngộ tâm nầy mà trở về nguồn chơn, cắt đứt dòng sanh tử.

Bồ Tát vì muốn trở về nguồn chơn, nên nương vào chánh giới tâm địa này làm nhân thù thắng, để chứng đắc cực quả Xá-na.

Địa (đất) là từ dụ lập tên, nghĩa là Bồ Tát tu tập lục độ vạn hạnh, giáo hóa, nâng đỡ tất cả chúng sanh, chẳng khởi tâm yêu ghét. Nhờ đó mà thắng nhân diệu quả được tăng trưởngVí như đại địa chuyên chở, nâng đỡ tất cả vạn vật mà chẳng hiềm dơ sạch, nhờ đó mà vạn vật sanh trưởng. Tâm Bồ Tát bình đẳng cũng như thế.

- Phẩm, tiếng Phạn là Bát lý vật đa, nghĩa là tụ (nhóm). Tức ý nghĩa và chủng loại các pháp đồng tập hợp tại một nhóm. Các phẩm khác của Kinh này phần lớn còn luận chung về thế gian, nhưng phẩm này thì chỉ chú trọng đến giáo tu, nói về Tâm địa. Toàn phẩm phân làm hai phần thượng, hạ. Phần thượng nói về việc Bồ Tát dùng sức Định huệ tu chứng giai vị Tam hiền, Thập thánh. Phần hạ này chủ yếu chỉ dạy bậc Đại sĩ nương vào giới pháp bản nguyên Tâm địa, làm chánh nhân cho Định huệ. Cho nên hàng Bồ Tát từ Tam hiền, Thập thánh cho đến Đẳng giác đều phải tụng trì.

B. GIẢI THÍCH TÊN NGƯỜI DỊCH

Diêu là họ, Tần là Quốc hiệu – chính là Quốc chủ hậu Tần, họ Diêu tên Hưng. Tam Tạng Pháp Sư, là người khéo dịch văn kinh của ba Tạng: Kinh - Luật – Luận. Cưu Ma La Thập, Trung Hoa dịch là Đồng Thọ, nghĩa là Pháp sư tuổi tuy còn trẻ mà trí tuệ biện bác vượt hơn bậc kỳ lão. Cha Ngài người nước Thiên Trúc, do trí tuệ thông mẫnnổi tiếng ở đời. Quốc chủ nước Quy Tư nghe danh, bèn đem con gái gả cho.

Khi Ngài còn ở trong thai mẹ, tự nhiên mẹ Ngài trí tuệ lần lần tăng trưởng. Ngài xuất gia năm bảy tuổi, mỗi ngày tụng cả ngàn kệ, năm chín tuổi Ngài đã tranh luận nghĩa lý Kinh điển với ngoại đạo. Tài biện bác của Ngài đã bẻ gãy được mũi nhọn tà kiến của ngoại đạo. Các vua nước Thiên Trúc đều tôn xưng Ngài làm thầy. Phù Kiên nghe danh Ngài đạo đức phi phàm, bèn sai tướng quân Lã Quang đem bảy vạn binh, chinh phạt nước Quy Tư để mời Ngài vào Trung Quốc. Ngài mới đi được nửa đường nghe tin Phù Kiên đã băng hà, Diêu Hưng kế ngôi nhà Tần, niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ 3, ra sắc lệnh thỉnh Ngài về nước, mời vào Trường An. Tần chủ Diêu Hưng hết lòng kính trọng, rước Ngài ở riêng tại lầu Tây Minh, nơi vườn Tiêu Diêu. Nhà vua sắc lịnh thỉnh Ngài dịch Kinh Luận, tất cả hơn 50 bộ. Bộ Phạm Võng này là bộ được dịch sau cùng. Khi ấy, 800 vị Sa môn như : Thông Huệ, v.v...xin thọ giáo, Diêu Hưng cùng với 300 Sa môn như: Duệ Trí, v.v...phát đại tâm thọ giới Bồ Tát. Đây là lần đầu tiên Phật giáo Trung Quốccơ duyên thọ Bồ Tát giới, Trời, người đều hân hoan. Ngài Tuyên luật sư nói: “Thầy La Thập đã ở bậc Tam Hiền, từ thất Phật đến nay, thầy luôn là người dịch Kinh” (dịch tức là phiên dịch từ tiếng Phạn ra tiếng Trung Quốc).

Người gửi bài: Thầy Thích Viên Tánh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15516)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14964)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14794)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13243)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14410)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20158)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18391)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30717)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12384)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15499)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13725)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13908)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13503)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14415)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13685)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16691)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15346)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31177)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18762)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14958)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14547)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14551)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13756)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19667)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14410)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14494)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14691)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14721)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17879)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13513)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13653)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14909)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14127)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16388)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15287)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13458)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13115)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13247)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12965)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14051)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14687)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14185)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14583)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12974)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13781)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13234)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13719)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14654)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14716)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13242)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12800)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13712)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13658)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13294)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13852)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13663)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12552)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14789)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12846)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12412)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant