Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Iii. Minh Tông

29 Tháng Chín 201000:00(Xem: 8106)
Iii. Minh Tông

Kinh Phật Thuyết A Di Đà

Hán Văn: Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Giảng Giải: Vạn Phật Thánh Thành, Tuyên Hóa Thượng Nhân

III. Minh Tông

Kinh này lấy Tín, Nguyện, Trì danh làm tông. Tại sao gọi là Trì danh? -Trì danh chính là trì niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, cũng giống như hạt thanh châu bỏ vào nước đục, thì nước đục sẽ trong ngay. Niệm danh hiệu Phật cũng giống như hạt thanh châu bỏ vào nước đục nước sẽ lóng trong ngay vậy. Chúng sanh vọng tưởng lăng xăng không biết là bao nhiêu, không lúc nào ngừng nghỉ, giống như sóng trào ở biển cả không lúc nào dừng. Khi Phật hiệu vào trong tâm loạn thì tâm loạn cũng trở thành tâm Phật. Vì niệm một tiếng Phật, trong tâm sẽ có một niệm Phật. Bạn niệm Phật, Phật cũng niệm bạn, cũng như cùng đem danh hiệu A Di Đà Phật đánh vào một vô tuyến điện báo, đó kêu là "cảm ứng đạo giao." Bạn không niệm Phật, thì Phật sẽ không thâu nhận được, cho nên cần phải Trì danh.

Trì danh niệm Phật là một pháp môn rất trọng yếu trong thời Mạt pháp, cho nên có rất nhiều người niệm Phật. Nhưng chớ nên xem thuờng pháp môn niệm Phật này. Ngài Vĩnh Minh Thọ Thiền sư khi niệm một tiếng Phật, lúc ấy người có ngũ nhãn lục thông, thấy từ miệng Ngài hiện ra một hóa Phật, cho nên công đức niệm Phật thật không thể nghĩ bàn. Hơn nữa, khi bạn niệm Phật, trên đầu sẽ phát ra ánh sáng. Một khi ánh sáng phát ra thì yêu ma quỷ quái sẽ co giò chạy xa. Cho nên công đức niệm Phật thật là không thể nghĩ bàn. Đó là Trì danh niệm Phật.

Trì tức là Chí trì, giữ lại, cũng chính là thọ trì, cũng chính là như trong sách Trung Dung nói: "Toàn quyền phục ưng." Tâm niệm niệm ghi nhớ. Trì danh hiệu nào? Trì danh hiệu A Di Đà Phật, tức là niệm danh hiệu Phật A Di Đà.

Pháp môn niệm Phật có bốn cách:

1/ Quán tưởng niệm Phật,
2/ Quán tượng niệm Phật,
3/ Thật tướng niệm Phật,
4/ Trì danh niệm Phật.

1. Quán tưởng niệm Phật: Chính là quán tưởng toàn thân sắc vàng của Phật A Di Đà tướng hảo quang minh không sánh ví, toàn thân của Phật A Di Đà phóng ra ánh sáng sắc vàng. Tướng hảothành tựu công đức viên mãn, đầy đủ ba mươi hai tướng tám mươi vẻ đẹp, ánh sáng của Ngài không sánh ví. Xem thấy tướng sáng lông trắng giữa chặn mày của Phật A Di Đà to lớn xoay quanh như năm hòn núi Tu Di. Mắt của Ngài to như bốn biển lớn, cho nên quý vị làm sao thấy được thân to lớn của Phật A Di Đà?
— trong ánh sáng của Phật A Di Đà hóa hiện ra rất nhiều Phật. Chẳng những hóa ra hình tượng của Phật mà còn hóa hiện ra hình tượng của Bồ-tát nữa. Phật A Di Đà có bốn mươi tám lời nguyện cứu độ tất cả chúng sanh khiến cho đều lên chín phẩm sen vàng được giải thoát.
Chín phẩm có Thượng phẩm, Thượng trung phẩm, Thượng hạ phẩm, Trung thượng phẩm, Trung trung phẩm, Trung hạ phẩm, Hạ thượng phẩm, Hạ trung phẩm, Hạ hạ phẩm. Hoa sen ở mỗi phẩm lại chia làm chín phẩm, thành ra 9 x 9=81 phẩm. Có được tám mươi mốt phẩm, tất cả chúng sanh sẽ đến bờ bên kia, tức là Niết-bàn.

2. Quán tượng niệm Phật: Đó là cúng dường một tôn tượng Phật A Di Đà. Niệm Phật cách này chính là quán nhìn tượng Phật A Di Đà, càng lâu càng kỹ mới được thành công.

3. Thật tướng niệm Phật: Chính là niệm mà không niệm, không niệm mà niệm. Bạn muốn không niệm cũng không được. Nó giống như giòng nước, tự mình ở trong đó thì niệm ra Phật; niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, miên miên mật mật, đạt đến cảnh giới ấy chính là Niệm Phật Tam-muội, cũng chính là thật tướng niệm Phật.

4. Trì danh niệm Phật: Tức là chuyên niệm Phật A Di Đà, mở miệng ngậm miệng, đi, đứng đều niệm A Di Đà. Niệm cần phải niệm cho rõ ràng, lỗ tai phải nghe cho rõ ràng, tâm cũng phải nhớ cho rõ ràng; ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh niệm Phật, tâm không vọng tưởng. Miệng không có bốn nghiệp ác: Mắng chửi, nói thêm, nói láo, nói đâm thọc. Thân không có ba nghiệp ác: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm. ý không tham, sân, si. Đó là dùng ba nghiệp thanh tịnh để niệm Phật. Thân, khẩu, ý thanh tịnh mà niệm Phật thì niệm niệm thanh tịnh, niệm niệm Phật như vậy.
Tâm thanh nước hiện trăng
ý tịnh trời sạch mây.
Niệm cho đến được niệm Phật Tam-muội, nghe thấy gió thổi cũng là Nam mô A Di Đà Phật, nghe tiếng mưa rơi cũng là Nam mô A Di Đà Phật, nghe mọi thứ âm thanh cũng đều là tiếng niệm Phật, đó là "Nước chảy, gió rung, diễn Ma-ha"; tiếng nước chảy, tiếng gió rung đều là Nam mô A Di Đà Phật cả. Vì thế Tô Đông Pha có câu:
Tiếng khe đều là lưỡi rộng dài
Màu núi khắp cùng tâm thanh tịnh.
Âm thanh trong trẻo, nước khe róc rách đều phát xuất từ tướng lưỡi rộng dài (quảng trường thiệt), đó là "vô tình thuyết pháp." Núi non cùng màu sắc đều là thanh tịnh thân. Đó là: "Non xanh, mây trắng, hoa vàng, trúc biếc" đều là pháp thân biến hiện. Đây chính là được niệm Phật Tam-muội vậy. Niệm không gián đoạn nghĩa là suốt ngày từ sáng đến chiều đều là niệm Phật, niệm A Di Đà.
Trước đây tôi có viết một bài kệ:
Niệm Phật niệm hoài không gián đoạn
Hồng danh đồng khởi tại tâm can
Tạp niệm không sanh Tam-muội được
Vãng sanh Tịnh độ có phần sang
Trọn ngày chán nản Ta Bà khổ
Tâm niệm hồng trần dứt sạch quang
Cầu sanh Cực Lạc luôn trong ý
Nhiễm niệm dứt trừ, Tịnh niệm toàn
Đây là tu tập pháp môn niệm Phật, Tam-muội thì chắc chắnhy vọng vãng sanh Tây phương Cực Lạc. Đã dứt hết lòng trần của thế gian, không còn có tâm dâm dục, cũng không có tâm tranh danh đoạt lợi, tất cả tâm duyên bên ngoài thế giới này đều buông bỏ hết, xem tất cả đều là giả dối, buông bỏ nhiễm tâm quay về Tịnh độ, bài kệ này chính là thuyết minh đạo lý niệm Phật đấy. Trì danh niệm Phật giống như là cầm một vật gì, phải luôn cầm chắc trong tay mới được. Cho nên mỗi ngày đều phải niệm "Nam mô A Di Đà Phật" để xua đuổi những tạp niệm của chính mình. Niệm Phậtpháp môn lấy độc trị độc, vọng tưởng là một thứ độc, trì danh niệm Phật cũng là một thứ vọng tưởng. Đó là lấy vọng tưởng để ngăn vọng tưởng, cũng giống như trong quốc gia dùng binh lính để ngăn binh lính, dùng chiến tranh để dứt chiến tranh. Nếu muốn diệt hết vọng tưởng thì phải thường niệm Phật. Khi vọng tưởng diệt hết thì sẽ đạt được niệm Phật Tam-muội. Đây là lớp thứ ba "Trì danh làm tông" trong năm lớp huyền nghĩa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15547)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14977)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14824)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13248)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14425)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20175)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18413)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30733)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12404)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15507)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13747)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13914)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13519)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14430)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13700)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16712)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15360)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31195)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18782)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14975)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14567)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14559)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13774)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19682)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14420)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14502)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14698)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14739)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17895)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13537)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13676)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14932)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14147)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16408)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15306)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13478)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13133)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13255)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12984)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14070)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14698)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14205)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14603)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12993)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13800)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13253)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13732)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14666)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14738)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13260)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12815)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13721)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13663)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13311)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13868)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13678)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12571)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14796)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12861)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12424)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant