Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Nói Kinh Công Đức Xuất Gia

22 Tháng Mười Hai 201414:51(Xem: 16093)
Phật Nói Kinh Công Đức Xuất Gia

PHẬT NÓI KINH

CÔNG ĐỨC XUẤT GIA

(Minh Lễ dịch)

 

Tôi nghe như vầy: Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân). Chàng quý tộc này rất đam mê sắc dục, như các chư thiên trên trời say đắm các thiên nữ, chàng ta cũng bày các cuộc vui chơi cùng các nàng thể nữ trên lầu cao giống y như vậy. Đức Phật ngài là bậc nhứt thiết trí, thấy biết tất cả, vừa nghe tiếng nhạc văng vẳng từ lầu cao vang ra, Ngài liền bảo với Tôn Giả A-Nan rằng:

 

- Này A-Nan! Ta biết người đang say mê sắc dục này không còn bao lâu, chỉ trong vòng bảy ngày nữa sẽ bỏ bà con quyến thuộc, các cuộc vui chơi mà chết. Này A-Nan! Người này nếu như không rời bỏ các dục lạc, mong cầu nguồn vui trong đời sống xuất gia, sau khi mất rồi hắn nhứt định phải chịu đọa lạc vào địa ngục u tối.

 

Khi ấy Tôn Giả A-Nan vâng lời Phật dạy muốn đem lại nguồn lợi lạc thiết thực cho chàng quý tộc kia nên đã đến nhà hắn. Chàng Tỳ La Tứ Na vừa nghe Tôn Giả A-Nan đến nhà mình liền đích thân ra tận cửa nghinh đón, do lòng kính mến A-Nan nên đã thỉnh ngài vào trong an tọa. Tôn Giả A-Nan ngồi chưa được bao lâu liền đó chàng quý tộc chắp tay tỏ vẻ cung kính thưa hỏi cùng ngài:

 

- Thật là hết sức may mắn không gì bằng! Người bạn tốt và thân thiết của tôi đến vừa đúng lúc tôi đang ao ước mong muốn gặp người, sự sung sướng vô ngần trong lòng tôi chắc ngài cũng có thể nhận biết, cúi xin ngài hãy đem dạy lại những lời giáo huấn của Đức Phật cho tôi cùng hưởng sự vui thâm diệu về chánh pháp.

 

Và chàng quý tộc ân cần cầu thỉnh đến ba lần, Tôn Giả A-Nan vì muốn đem lại sự lợi ích vĩ đại cho chàng nên yên lặng không nói lên lời. Chàng Tỳ La Tứ Na lại thưa:

 

- Hỡi đấng đại tiên Tịch mặc! Ngài hằng đem lại hạnh phúc cho muôn loài, không biết hôm nay tôi sơ sót gì để ngài hiềm hận mà đã không ban cho một lời giáo huấn.

 

Phút chốc A-Nan, người sẽ là vị thừa kế thứ ba gìn giữ kho tàng chánh pháp của Phật, tỏ vẻ buồn bã cất lời:

 

- Này chàng trai lành kia ơi! Người hãy lắng nghe: Đức Phật Ngài là bậc Nhất thiết trí, thấy biết tất cả. Lời Ngài nói chân chánh đúng như sự thật. Ngài có tiên đoán người sẽ chết trong vòng bảy ngày nữa, người như không tỉnh ngộ đối với năm thứ dục lạc sớm xả ly nó để tìm nguồn an vui nơi cuộc sống xuất gia, sau khi chết lại còn phải đọa vào địa ngục. Cái thế của vô thường như lửa đốt vật, sẽ không còn gì lưu lại, người nên suy xét cho kỹ.

 

Chàng Tứ Na vừa nghe lời này hết sức sợ hãi, liền tỉnh ngộ ngay và rất lấy làm lo lắng. Chàng vâng lời dạy của A-Nan hứa rằng sẽ xuất gia trong vòng ngày thứ bảy tới sau khi để sáu ngày chót để vui chơi, ngài A-Nan nhận lời. Qua đến ngày thứ bảy, vì quá sợ sinh tử chàng Tứ Na đến thỉnh cầu Đức Phật làm lễ xuất gia, Đức Phật bằng lòng cho phép Tứ Na được xuất gia trọn trong một ngày đêm gìn giữ cấm giới trong sạch, liền đó mạng chung như cây hương đã tàn ánh lửa, tắt mất. Tôn giả A-Nan mới cùng số người xung quanh chịu sự giáo hóa của Ngài đồng đến nơi Đức Phật ngự, thưa hỏi với Đức Phật rằng:

 

- Bạch Thế Tôn! Tỳ kheo Tỳ La Tứ Na giờ đây đã mất, không biết sẽ được tái sanh về chỗ nào?

 

Khi đó, Đức Phật Thế Tôn là bậc Thầy cao cả của trời người thấy biết tất cả mới cất tiếng hòa nhã vượt bực thánh thoát của loài chim thiêng Ca Lăng Tần Già dạy A-Nan rằng:

 

- Này A-Nan! Tỳ kheo Tỳ La Tứ Na sợ hãi cái khổ mạng chung phải sa vào địa ngục, đã vất bỏ dục lạc, dâng mình trong trọn đời sống xuất gia trọn một ngày đêm giữ giới trong sạch. Tỳ kheo này sau khi bỏ thân hiện tại, thác sanh lên cõi trời Tứ Thiên Vương, làm con vị Thiên Vương Tỳ Sa Môn ở phương Bắc, tha hồ cùng các thể nữ hưởng thọ năm món dục lạc được năm trăm năm, mạng chung lại sanh lên trời Tam Thập Tam Thiên, làm con vua Đế Thích, hưởng thọ sự lạc thú cực cao trên cõi trời với các thể nữ. Sống được ngàn tuổi lại mất, tái sanh lên cõi trời Diễm Thiên, làm con vua trời Diễm Thiên, mặc tình hưởng thọ năm lạc thú về sắc, thanh, hương, vị, xúc. Được hai ngàn năm lại mất, thác sanh lên thiên cung Đâu Xuất, làm con vua trời Đâu Xuất, hưởng thọ năm món lạc thú vi diệu, mắt mắt nhìn nhau tâm sự nhàm chán hằng luận bàn về vấn đề chánh pháp: giải thoát, trí huệ. Sống cõi trời này được bốn ngàn năm, mạng chung vãng sanh lên cõi trời Tha Hóa Tự Tại cũng làm con vua trời. Cõi trời này đứng vào hàng thứ sáu, các sự vui ở đây vượt bực năm cõi dưới, được sanh lên đây hưởng những lạc thú vi diệu, khi hưởng lạc, tâm hết sức mê thích, hưởng đầy đủ các lạc thú suốt một muôn sáu ngàn năm. Hưởng lạc ở sáu cõi trời thuộc dục giới như vậy tái đi tái lại bảy lần, Tỳ kheo Tỳ La Tứ Na nhờ vào công đức xuất gia trong vòng một ngày đêm, trọn hai mươi kiếp không đọa lạc vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thường sanh vào cõi trời, người hưởng phước tự nhiên. Trong một kiếp cuối cùng thọ sanh cõi nhân gian làm con một nhà giầu có, tài sản dồi dào, đến tuổi trai tráng thiện căn thuần thục, người sợ hãi họa sanh, già, bệnh, chết, rời bỏ cuộc đời tăm tối, theo nẻo xuất gia, cạo bỏ râu tóc, thân mặc áo pháp siêng năng tu tập, gìn giữ bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, hết sức đoan chánh, duy trì chánh niệm, quán sát năm ấm là khổ, không, vô ngã, nhận chân được lý duyên khởi thành bực Bích Chi Phật hiệu là Tỳ Lưu Đế, liền khi đó phóng ánh sáng vĩ đại sáng soi các loài trời người, khích phát thiện căn của họ làm cho gieo nhơn nơi ba thừa giải thóat.

 

Ngay khi ấy Tôn giả A-Nan chắp tay thưa với Phật:

 

- Bạch Thế Tôn! Như nếu có kẻ cho phép người xuất gia, kẻ giúp các vật phẩm cần thiết cho người xuất gia, chẳng hay kẻ đó được bao nhiêu phước? Nếu như kẻ phá hủy nhơn duyên không cho người xuất gia, kẻ này chịu bao nhiêu tội báo? Cúi xin Thế Tôn dạy dỗ cặn kẽ cho chúng con.

 

Đức Phật đáp lời A-Nan:

 

- Này A-Nan! Ngươi bỏ ra trăm năm để hỏi ta về vấn đề này, ta dùng trí huệ vô tận, trừ khi ăn uống, suốt trong trăm năm rộng rãi thuyết trình về công đức của kẻ này còn chưa thể hết. Kẻ này hằng sanh lên cõi trời hay trong chốn nhân gian thường làm Quốc Vương hưởng phước lạc thuộc phạm vi trời người. Nếu có kẻ theo pháp Sa môn cho người xuất gia, kẻ hay giúp đỡ phương tiện nhơn duyên cho người xuất gia, kẻ này dù ở trong vòng sanh tử lại hằng hưởng thọ an lạc, ta để trọn trăm năm nói về phước đức còn chưa hết được giới hạn, vì vậy này A-Nan, dù ông có bỏ suốt trăm năm để hỏi ta về vấn đề này, ta đáp cũng không hết nổi. Nếu như lại có kẻ phá hoại nhơn duyên xuất gia của người khác tức là họ đã cướp dựt kho tàng tài sản phước lành vô tận, hủy phá nhơn của ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Như có kẻ muốn làm trở ngại nhơn duyên xuất gia của người khác hãy nên quán sát việc như vậy. Tại sao? Là vì kẻ này do tội nghiệp trên phải sa vào địa ngục hằng bị đui mù chịu biết bao thống khổ, sanh vào loài súc sanh lại cũng mù mắt, như sanh vào ngạ quỷ cũng không thấy đường. Chịu biết bao nỗi khổ trong ba đường ác một thời gian lâu dài mới được thoát ly tái sanh làm người, vừa ở trong thai mẹ đã phải cam chịu kiếp mù lòa. Này A-Nan! Ông để trọn trăm năm hỏi ta tội báo này, ta bỏ ra trăm năm dùng trí huệ vô tận để đáp lời này cũng không hết được giới hạn tội báo của kẻ ấy, hắn thường thọ sanh trong bốn đường người, quỷ, súc, địa ngục mang thân đui tối, ta cũng không bao giờ xác định cho kẻ này sẽ được giải thoát. Tại sao? Là vì do hủy phá nhơn duyên xuất gia của người.

 

Người xuất gia thành tựu vô biên công đức vì thế hủy phá nhơn lành này nên mắc tội vô lượng.

 

Người xuất gia như gương trí huệ trong sáng soi rõ các pháp lành đưa đến sự giải thoát, nếu như có kẻ nào thấy người xuất gia gìn giữ giới hạnh thanh tịnh hướng về đường giải thoát lại gây những trở ngại làm cho họ khó lòng xuất gia, do nhơn này đời đời kiếp kiếp sanh ra thường bị đui mù không thấy được Niết Bàn.

 

Người xuất gia sẽ thành tựu đôi mắt trí huệ quán sát thập nhị nhơn duyên sẽ được giải thoát, kẻ phá duyên xuất gia che lấp mắt huệ vì vậy phải chịu báo từ đời này đến đời khác luôn luôn mang thân mù lòa không thấy được ba cõi.

 

Người xuất gia sẽ thấy được năm ấm, hai mươi loại ngã kiến hướng về chánh đạo, kẻ ngăn trở duyên xuất gia làm hư hoại chánh kiến vì vậy sanh ra cam chịu mù đui không thấy đường xá. Người xuất gia sẽ nhận thức được tất cả pháp lành, sẽ thấy được pháp thân thanh tịnh của chư Phật, kẻ phá hoại nhơn duyên xuất gia phải mang báo đui mù không thể thấy Phật.

 

Người xuất gia sẽ đầy đủ hình tướng của một bậc sa môn giữ giới thanh tịnh gieo giống Phật đạoruộng phước vô thượng, kẻ phá hoại nhơn duyên xuất gia cắt đứt hết tất cả những hy vọng, do tội này đời đời sanh ra phải mang thân đui tối.

 

Người xuất gia sẽ quán sát tất cả ngoại thân nội tâm đều là khổ, vô thường, vô ngã, kẻ phá hoại sự xuất gia của người gây những trở ngại, phá huệ nhãn như vậy thì sẽ không làm sao thấy được bốn đạo, bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn môn như ý túc, năm căn, năm năng lực, bảy phần giác ngộ, tám chánh đạo hướng về Niết Bàn, do tội lỗi này phải chịu kiếp đui mù không nhận thấy được các pháp lành: Không, vô tướng, vô tác hướng về Niết Bàn. Thế cho nên người trí huệ nhận thức rằng kẻ xuất gia sẽ thành tựu pháp lành như vậy, ai phá hoại nhơn duyên xuất gia phải chịu tội báo như trên. Ai phá hoại chánh kiến làm bậc sa môn sanh ra phải chịu kiếp đui mù không thấy được thành Niết Bàn. Nếu như có người ở các phương khác giữ giới thanh tịnh được trăm kiếp, lại có người ở cõi Diêm Phù Đề này xuất gia giữ giới thanh tịnh được trọn ngày đêm hay chỉ trong phút chốc được công đức so ra kẻ xuất gia giữ giới trong trăm kiếp ở phương khác sánh ra không bằng một phần mười sáu. Nếu như có kẻ dâm đãng cuồng loạn, chỗ không đáng dâm lại cưỡng ý ganh ghét cố thi hành cho kỳ được, tội báo này khó tính hết giới hạn. Nếu có người suy tư chơn chánh phát tâm xuất gia muốn xả bỏ các điều ác, kẻ nào phá hoại nhơn duyên xuất gia không làm cho họ được mãn nguyện do tội lỗi này tăng trưởng nghiệp báo hơn trước gấp bội trăm kiếp.

 

Khi đó ngài A-Nan lại thưa với Phật:

 

- Bạch Thế Tôn! Tỳ kheo Tỳ La Tứ Na vun trồng căn lành được sanh vào nhà quý tộc hưởng lạc là do đời quá khứ cũng có gây nghiệp lành, hay chỉ là phước đức của trọn ngày đêm xuất gia giữ giới thanh tịnh?

 

Phật bảo A-Nan:

 

- Ông chớ nên quán sát về nhơn duyên quá khứ, tỳ kheo Tứ Na đây chỉ nhờ căn lành xuất gia trong một ngày đêm giữ giới thanh tịnh được phước báo bảy lần thọ phước trên sáu cõi trời dục giới, hai mươi kiếp hưởng lạc, trong kiếp tối hậu làm thân người thuộc con nhà giầu có, đến tuổi trưởng thành lúc thiện căn thuần thục, sợ cái khổ sanh, già, bệnh, chết, phát tâm dâng trọn đời mình theo nếp sống xuất gia gìn giữ giới hạnh trong sạch kết thành thắng quả Bích Chi Phật.

 

Này A-Nan! Ta lại thí dụ cho ông rõ, hãy lắng nghe! Thí dụ như trong bốn thiên hạ: phương Đông Phất Bà Đề, Nam Diêm Phù Đề, Tây Cù Da Ni, Bắc Uất Đờn Việt dẫy đầy những hàng A-La-Hán nhiều như rừng bụi lau mè, có người để ra trọn trăm năm tận tâm cúng dường các vị A-La-Hán này các vật dụng y phục, món uống ăn, thuốc thang, phòng xá, giường ngủ; khi các A-La-Hán nhập Niết Bàn lại còn xây tháp miễu trong trí bằng những châu báu, treo hoa thơm, chuỗi ngọc, lọng, phan cùng các linh báu, khi rửa tháp thì dùng nước thơm, hằng ca tụng ngợi khen để cúng dường các bậc La Hán. Công đức người trên này so với kẻ chỉ xuất gia trọn một ngày đêm giữ giới thanh tịnh được công đức trong mười sáu phần không bằng một. Vì lý do này, các thiện nam tử nên xuất gia tu tập hạnh giữ giới thanh tịnh. Kẻ mong được công đức cầu pháp lành, vâng theo lời dạy của ta đừng bao giờ gây trở ngại nhơn duyên xuất gia của người khác, trái lại phải dùng phương tiện khuyến khích cho họ được thành tựu chí nguyện.

 

Khi bấy giờ hàng đại chúng nghe được lời giáo huấn của Đức Thế Tôn lòng dạ ai ai cũng nhàm chán trần thế phát tâm xuất gia gìn giữ giới hạnh, có vị đắc được quả Tu Đà Hòan, cho đến có vị đắc thành A La Hán, có vị lại vun trồng nhơn lành cho thắng quả Bích Chi Phật, có vị phát tâm vô thượng Bồ Đề, tất cả ai ai cũng đều vui mừng lãnh thọ lời Đức Phật vừa dạy.

(Đức Phật nói kinh Công Đức Xuất Gia)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14962)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14794)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13241)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14410)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20155)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18389)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30716)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12384)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15498)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13725)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13908)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13499)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14414)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13682)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16689)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15345)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31177)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18760)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14958)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14544)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14551)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13756)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19665)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14410)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14492)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14688)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14719)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17878)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13511)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13652)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14909)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14125)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16386)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15285)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13457)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13113)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13246)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12964)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14049)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14686)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14183)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14583)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12971)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13779)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13232)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13715)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14647)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14715)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13241)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12799)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13711)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13658)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13292)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13851)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13662)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12552)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14788)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12846)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12407)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14973)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant