Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt Cho Trưởng Giả Thủ Ca

16 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 12801)
Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt Cho Trưởng Giả Thủ Ca


PHẬT NÓI KINH NGHIỆP BÁO SAI BIỆT CHO TRƯỞNG GIẢ THỦ CA


Đại Chánh Tân Tu, Bộ A Hàm, Kinh số 0080 - Nguyên tác Hán ngữ [1]

Hán dịch: Ðời Tùy Dương Xuyên Quận Thủ Cù Ðàm Pháp Trí.

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

---o0o---


 

Nghe như vầy:

Một thời Phật ở tại vườn ông Cấp Cô Ðộc, rừng cây ông Kỳ Ðà, nước Xá vệ.

Bấy giờ đức Phật bảo Ðao Ðề Tử Thủ Ca trưởng giả rằng:

–Này trưởng giả Thủ Ca, ta sẽ nói cho ông nghe về pháp môn sai biệt của nghiệp báo thiện ác. Ông hãy lắng nghe và khéo nhớ nghĩ.

Bấy giờ Thủ Ca liền bạch đức Phật:

–Thưa vâng, bạch Thế Tôn, con muốn được nghe.

Ðức Phật bảo thủ Ca:

–Tất cả chúng sanh bị hệ thuộc nơi nghiệp, y chỉ nơi nghiệp, tùy nơi nghiệp của chính mình lưu chuyển, do nhân duyên đó mà có sự sai biệt lớn, vừa và nhỏ không đồng. Hoặc có nghiệp khiến cho chúng sanh bị quả báo chết yểu, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được sống lâu, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo nhiều bệnh, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo ít bệnh, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo thô xấu, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo đoan chánh, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanhquả báo có ít oai thế, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanhquả báo có oai thế lớn, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo sanh vào dòng họ thấp kém, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo vào dòng họ cao sang, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo có ít của cải, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo có nhiều của cải, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo tà trí, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo chánh trí, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo địa ngục, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo súc sanh, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo ngạ qủy bị quả báo A tu la, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo loài người, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo cõi trời, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo cõi Sắc thiên, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo cõi Vô Sắc thiên, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo quyết định, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo bất định, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo sanh nơi biên địa, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo sanh ở trung quốc, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo sanh trọn tuổi thọ ở địa ngục, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo sanh nửa tuổi thọ ở địa ngục, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo sanh trong địa ngục vừa vào liền ra, hoặc có nghiệp làm mà không tụ tập, hoặc có nghiệp tụ tập mà không làm, hoặc có nghiệp vừa làm vừa tụ tập, hoặc có nghiệp không làm không tụ tập, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh trước vui sau khổ, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh trước khổ sau vui, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh trước khổ sau khổ, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh trước vui sau vui, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh nghèo mà ưa bố thí, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh giàu mà keo kiết, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh giàu mà hay bố thí, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh nghèo mà keo kiết, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh thân được vui mà tâm bị khổ, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh tâm được vui mà thân bị khổ, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh cả thân tâm đều vui, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh cả thân tâm đều khổ, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh mạng tuy hết rồi nhưng nghiệp chưa hết, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh nghiệp tuy hết rồi mà mạng vẫn còn, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh cả nghiệp và mạng đều hết, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh cả nghiệp và mạng đều còn, có thể đoạn trừ các phiền não, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh sanh nơi ác đạohình dung tuyệt đẹp, đôi mắt đoan nghiêm, da dẻ trong sáng, ai cũng ưa nhìn, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh sanh nơi ác đạohình dung thô xấu, da dẻ xù xì, không ai thích nhìn, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh sanh nơi ác đạo, thân miệng hôi thúi, các căn khuyết tật.

Hoặc có chúng sanh tập hành mười nghiệp bất thiện bị ác báo bên ngoài, hoặc có chúng sanh tập hành mười thiện nghiệp được quả báo thù thắng ở bên ngoài

Lại nữa, này trưởng giả, hoặc có chúng sanh kính lạy tháp miếu của Phật được mười thứ công đức, cúng thí bảo cái được mười thứ công đức, cúng thí tràng phan được mười thứ công đức, cúng thí chuông linh được mười thứ công đức, cúng thí y phục được mười thứ công đức, cúng thí chén bát đồ dùng được mười thứ công đức, cúng thí đồ ăn thức uống được mười thứ công đức, cúng thí giày dép được mười thứ công đức, cúng thí hương hoa được mười thứ công đức, cúng thí đèn sáng được mười thứ công đức, cung kính chắp tay được mười thứ công đức.

Ðó gọi là lược thuyết về pháp môn sai biệt của các nghiệp trong thế gian.

Ðức Phật bảo:

–Này Thủ Ca, có mười loại nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo chết yểu:

1. Tự mình sát sanh.

2. Bảo người sát sanh.

3. Khen ngợi sự giết.

4. Thấy giết vui sướng.

5. Ðối với người oán ghét thì muốn tiêu diệt.

6. Thấy người oán của mình bị tiêu diệt rồi trong lòng sung sướng.

7. Làm hư thai tạng của người khác.

8. Dạy người hủy hoại (thai tạng).

9. Xây dựng miếu thờ trời để giết hại chúng sanh.

10. Dạy người đánh nhau để hai bên bị tàn hại.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo chết yểu.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo trường thọ:

1. Tự mình không sát sanh.

2. Khuyên người khác đừng sát sanh.

3. Tán thán sự không sát sanh.

4. Thấy người không sát sanh trong lòng vui mừng.

5. Thấy người bị giết hại, phương tiện cứu thoát.

6. Thấy kẻ bị cái chết khủng bố, an ủi họ.

7. Thấy kẻ bị khủng bố, bố thí sự vô úy.

8. Thấy người bị các khổ loạn, khởi tâm thương xót.

9. Thấy người bị các điều cấp nạn, khởi tâm đại bi.

10. Dùng các thức ăn uống bố thí chúng sanh.

Do mười nghiệp này nên được trường thọ.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo nhiều bệnh:

1. Thích đánh đập tất cả chúng sanh.

2. Khuyên người đánh đập.

3. Khen ngợi sự đánh đập.

4. Thấy đánh đập thì hoan hỷ.

5. Làm não loạn cha mẹ khiến cha mẹ buồn rầu.

6. Não loạn Thánh hiền.

7. Thấy người oán của mình bị bệnh khổ, trong lòng vô cùng vui sướng.

8. Thấy người oán của mình lành bệnh, trong lòng không vui.

9. Ðối với bệnh của kẻ oán thù, cho không đúng thuốc trị bệnh.

10. Ðồ ăn cách đêm khó tiêu lại ăn vào.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo nhiều bệnh.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo ít bệnh:

1. Không đánh đập tất cả chúng sanh.

2. Không khuyên người khác đánh đập.

3. Tán thán sự không đánh đập.

4. Thấy người không đánh đập, tâm sanh hoan hỷ.

5. Cúng dường cha mẹ và các người bệnh.

6. Thấy bậc Hiền thánh bị bệnh hoạn thì giúp đỡ trông coi, cúng dường.

7. Thấy kẻ oán của mình lành bệnh sanh tâm hoan hỷ.

8. Thấy người bệnh khổ bố thí thuốc hay, cũng khuyên người khác bố thí.

9. Ðối với chúng sanh bệnh khổ, sanh tâm thương xót.

10. Ðối với đồ ăn thức uống, tự mình có thể tiết kiệm.

Do mười nghiệp này nên được quả báo ít bệnh.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo thô xấu:

1. Ưa phẩn nộ.

2. Ưa ôm lòng ghét giận.

3. Dối láo mê hoặc người khác.

4. Não loạn chúng sanh.

5. Ðối với chỗ ở của cha mẹ không có lòng kính yêu.

6. Ðối với chỗ các Hiền thánh không sanh tâm cung kính.

7. Xâm đoạt ruộng vườn sinh sống của các Hiền thánh.

8. Làm mất ánh sáng đèn đuốc nơi tháp miếu của đức Phật.

9. Thấy người thô xấu thì hủy báng khinh chê.

10. Tập các hạnh ác.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo thô xấu.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo đoan chánh:

1. Không sân.

2. Bố thí y.

3. Thương yêu cha mẹ.

4. Tôn trọng Hiền thánh.

5. Tu bổ sơn phết tháp Phật.

6. Lau quét từ đường.

7. Lau quét già lam.

8. Lau quét tháp Phật.

9. Thấy người thô xấu không có tâm khinh khi, nhưng có lòng cung kính.

10. Thấy người đoan chánh biết rõ do nhân đời trước (cảm nên).

Do mười nghiệp này nên được quả báo đoan chánh.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo ít oai nghi:

1. Ðối với chúng sanh khởi tâm ganh ghét.

2. Thấy người khác được tài lợi, sanh tâm buồn rầu bực tức.

3. Thấy người khác bị mất lợi, trong lòng vui mừng.

4. Thấy người khác được danh tiếng sanh tâm ganh ghét.

5. Thấy người bị mất danh dự, trong lòng hân hoan.

6. Thối tâm Bồ đề, hưng hoại hình tượng của Phật.

7. Ðối với cha mẹ mình và chỗ ở của các Hiền thánh không có tâm thờ phụng.

8. Khuyên người tu tập hành động ít oai nghi.

9. Làm chướng ngại kẻ khác tu tập hành động có oai nghi lớn.

10. Thấy người có ít oai đức sanh lòng khinh dễ.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo có ít oai thế.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanhquả báo được oai thế lớn:

1. Ðối với chúng sanh không có tâm đố kỵ.

2. Thấy người khác được tài lợi sanh tâm hoan hỷ.

3. Thấy người khác mất lợi sanh tâm thương xót.

4. Thấy người khác được danh dự trong lòng hân hoan.

5. Thấy người khác bị mất danh dự, giúp cho bớt buồn lo.

6. Phát tâm Bồ đề, tạo hình tượng Phật, cúng thí bảo cái.

7. Ðối với cha mẹ mình và chỗ các Hiền thánh cung kính nghinh rước.

8. Khuyên người bỏ nghiệp ít có oai đức.

9. Khuyên người tu hành nghiệp có oai đức lớn.

10. Thấy người không có oai đức không đem lòng khinh chê.

Do mười nghiệp này nên được quả báo có oai thế lớn.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo sanh vào dòng họ thấp kém:

1. Không biết kính Cha.

2. Không biết kính Mẹ.

3. Không biết kính Sa môn.

4. Không biết kính Bà la môn.

5. Ðối với các bậc Tôn trưởng không biết kính ngưỡng.

6. Ðối với các Sư trưởng không cung nghinh cúng dường.

7. Thấy các bậc Tôn trưởng không cung nghinh mời ngồi.

8. Ðối với chỗ ở của Cha Mẹ không tuân theo lời giáo huấn.

9. Ðối với bậc Hiền thánh không thọ giáo.

10. Khinh chê kẻ thấp kém.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo sanh vào dòng họ thấp kém.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo sanh vào dòng họ cao thượng:

1. Khéo biết kính Cha.

2. Khéo biết kính Mẹ.

3. Khéo biết kính Sa môn.

4. Khéo biết kính Bà la môn.

5. Kính hộ bậc Tôn trưởng.

6. Thờ kính bậc sư trưởng.

7. Thấy các bậc Sư trưởng cung nghinh mời ngồi.

8. Ðối với Cha Mẹ thì kính thọ lời giáo huấn.

9. Ðối với bậc Hiền thánh thì tôn kínhthọ giáo.

10. Không khinh kẻ thấp hèn.

 

Do mười nghiệp này nên được quả báo sanh vào dòng họ cao thượng.

 

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo có ít của cải sinh sống:

 

1. Tự mình làm việc trộm cắp.

2. Khuyên người khác trộm cắp.

3. Khen ngợi sự trộm cắp.

4. Thấy trộm cắphoan hỷ.

5. Ðối với chỗ Cha Mẹ không lo làm ăn.

6. Ðối với chỗ Hiền thánh thì chiếm đoạt tài vật.

7. Thấy người khác được tài vật thì tâm không hoan hỷ.

8. Ngăn cản người khác được lợi, làm cho họ thường gặp tai nạn.

9. Thấy người khác bố thí, không có tâm tùy hủy.

10. Thấy người đời đói kém, tâm không thương xót mà lại vui sướng.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo đời sống có ít của cải.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo đời sống có nhiều của cải:

1. Tự mình xa lìa trộm cắp.

2. Không khuyên người khác trộm cắp.

3. Không tán thán sự trộm cắp.

4. Thấy người không trộm cắp sanh tâm hoan hỷ.

5. Ðối với chỗ ở của Cha Mẹ cung phụng sự làm ăn.

6. Ðối với các vị Hiền thánh thì cung cấp những vật cần dùng.

7. Thấy người khác được lợi, sanh tâm hoan hỷ.

8. Thấy người cầu lợi thì phương tiện hỗ trợ.

9. Thấy người bố thí thuốc (trị bệnh) sanh tâm hoan hỷ.

10. Thấy người đời đói khổ, sanh tâm thương xót.

Do mười nghiệp này nên được quả báo đời sống có nhiều của cải.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo tà trí:

1. Không hay học hỏi với Sa môn, Bà la môntrí tuệ.

2. Rao truyền pháp ác.

3. Không thể tu tập thọ trì chánh pháp.

4. Tán thán pháp không phải định, cho là pháp định.

5. Tiếc pháp không chịu nói.

6. Thân cận kẻ tà trí.

7. Xa lìa chánh trí.

8. Tán thán tà kiến.

9. Xả bỏ chánh kiến.

10. Thấy người ngu si, hung ác thì khinh khi chê bai.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo tà trí.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo chánh trí:

1. Khéo có thể hỏi han những vị Sa môn, Bà la môntrí tuệ.

2. Rao truyền pháp lành.

3. Nghe và thọ trì chánh pháp.

4. Thấy người nói pháp định khen rằng: “Lành thay!”.

5. Ưa nói chánh pháp.

6. Thân cận người có chánh trí.

7. Nhiếp hộ chánh pháp.

8. Siêng tu hạnh nghe nhiều.

9. Xa lìa tà kiến.

10. Thấy người ngu si, hung ác không có khinh chê.

Do mười nghiệp này nên được quả báo chánh trí.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo địa ngục:

1. Làm nghiệp ác nặng.

2. Miệng nói lời ác nghiệp nặng.

3. Ý nghĩ nghiệp ác nặng.

4. Khởi sanh đoạn kiến.

5. Khởi sanh thường kiến.

6. Khởi sanh vô nhơn kiến.

7. Khởi sanh vô tác kiến.

8. Khởi sanh vô kiến kiến.

9. Khởi sanh biên kiến.

10. Không biết báo ân.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo địa ngục.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo súc sanh:

1. Thân làm ác nghiệp bậc trung.

2. Miệng nói ác nghiệp bậc trung.

3. Ý nghĩ ác nghiệp bậc trung.

4. Từ phiền não tham khởi ra các ác nghiệp.

5. Từ phiền não sân khởi ra các ác nghiệp.

6. Từ phiền não si khởi ra các ác nghiệp.

7. Chửi mắng chúng sanh.

8. Não hại chúng sanh.

9. Bố thí vật bất tịnh.

10. Làm việc tà dâm.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo súc sanh.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo ngạ quỷ:

1. Thân làm nghiệp ác nhẹ.

2. Miệng nói nghiệp ác nhẹ.

3. Ý nghĩ nghiệp ác nhẹ.

4. Sanh tâm tham nhiều.

5. Sanh tâm tham ác.

6. Tật đố.

7. Tà kiến.

8. Ái trước của cải cuộc sống rồi bị mạng chung.

9. Do đói mà chết.

10. Bị khô khát bức bách mà chết.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo ngạ quỷ.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo A Tu La:

1. Thân làm nghiệp ác chút ít.

2. Miệng nói nghiệp ác chút ít.

3. Ý nghĩ nghiệp ác chút ít.

4. Kiêu mạn.

5. Ngã mạn.

6. Tăng thượng mạn.

7. Ðại mạn.

8. Tà mạn.

9. Mạn mạn.

10. Ðem các căn lành hướng về Tu La đạo.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo A Tu La.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo sanh ở cõi trời:

1. Không sát sanh.

2. Không trộm cắp.

3. Không tà dâm.

4. Không nói láo.

5. Không nói thêu dệt.

6. Không nói hai lưỡi.

7. Không nói lời ác.

8. Không tham.

9. Không sân.

10. Không tà kiến.

Ðối với mười nghiệp thiện, sứt mẻ không hoàn toàn (mười điều ấy). Do mười nghiệp này nên được quả báo cõi người.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo sanh vào trời cõi dục. Ðó là tu hành đầy đủ mười điều thiện tăng thượng.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo sinh trời cõi sắc. Ðó là tu hành mười điều thiện hữu lậu cũng tương ưng với định.

Lại có bốn nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo cõi trời Vô sắc:

1. Vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt trừ có đối tưởng v.v... nhập vào không xứ định.

2. Vượt qua tất cả không xứ định, nhập vào Thức xứ định.

3. Vượt qua tất cả Thức xứ định, nhập vào Vô sở hữu xứ định.

4. Vượt qua Vô sở hữu xứ định, nhập vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ định.

Do bố nghiệp này được quả báo cõi trời Vô sắc.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo quyết định. Nếu ai đối với Phật, Pháp, Tăng và người giữ giới, khởi tâm tăng thượng bố thí. Do nghiệp thiện này, phát nguyện hồi hướng, liền được vãng sanh. Ðó gọi là nghiệp báo quyết định.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo bất định. Nếu tạo nghiệp không phải tâm tăng thượng, lại không tu tập, cũng không phát nguyện hồi hướng thọ sanh. Ðó gọi là nghiệp báo bất định.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo sanh ở biên địa. Nếu tạo nghiệp đối với Phật, Pháp, Tăng và người trì giới với chỗ ở của đại tăng, không phát tâm tăng thượng cúng thí, rồi do căn lành này sanh ở biên địa. Do vậy nên liền sanh ở biên địa, thọ quả báo tịnh và bất tịnh.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo sanh ở trung quốc. Nếu khi tạo nghiệp đối với Phật, Pháp, Tăng, thanh tịnh trì giới, bên cạnh người phạm hạnh, và chỗ ở của đại chúng, khởi tâm tăng thượng, ân cần bố thí. Nhờ thiện căn này quyết định phát nguyện cầu sanh trung quốc, lại được gặp Phật và nghe chánh pháp, thọ được quả báo thanh tịnh thượng diệu.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh mãi mãi ở trong địa ngục. Hoặc có chúng sanh, tạo nghiệp địa ngục rồi, không hổ, không thẹn, cũng không yểm ly, tâm không biết sợ sệt, trở lại còn sanh tâm hoan hỷ, lại không sám hối, còn tạo thêm nghiệp ác sâu nặng, như Ðề Bà Ðạt Ða v.v... Do tạo nghiệp này cho nên suốt đời ở trong địa ngục.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh đọa vào địa ngục, nửa chừng thì mạng yểu, không hết tuổi thọ. Nếu có chúng sanh tạo nghiệp địa ngục, chứa nhóm thành rồi, sau sanh sợ sệt, xấu hổ nhàm chán xa lìa, sám hối từ bỏ, chẳng phải tâm tăng thượng. Do nghiệp này cho nên đọa vào địa ngục, sau biết hối cải, ở trong địa ngục nửa chừng thì yểu, không hết tuổi thọ.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh đọa vào địa ngục, mới vào liền ra. Nếu có chúng sanh tạo nghiệp địa ngục, làm rồi sợ sệt, khởi lòng tin tăng thượng, sanh tâm xấu hổ, chán điều ác nên xả bỏ, ân cần sám hối, lại không tạo nữa. Như vua A Xà Thế giết cha các tội, vừa vào địa ngục liền được giải thoát. Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

“Nếu ai tạo tội nặng,

Tạo rồi tự trách mình.

Sám hối không tạo nữa

Nhổ hết nghiệp căn bản”.

Lại có nghiệp làm mà không nhóm tập. Nếu có chúng sanh thân khẩu ý.. tạo các ác nghiệp. Tạo rồi lo sợ, xấu hổ xa lìa, tự mình rất hối hận và than trách, không còn tạo ác lại nữa, đó gọi là làm mà không nhóm tập.

Lại có chúng sanh nhóm tập mà không làm. Nếu có chúng sanh tự không tạo nghiệp, do vì ác tâm khuyên người làm ác. Ðó gọi là nhóm tập mà không làm.

Lại có nghiệp cũng vừa tạo tác cũng vừa nhóm tập. Nếu có chúng sanh tạo các nghiệp rồi, tâm không hối cải, mà lại thỉnh thoảng cứ tạo nghiệp, lại còn khuyên người khác tạo ác. Ðó gọi là vừa tạo tác vừa nhóm tập.

Lại có nghiệp không tạo tác cũng không nhóm tập. Nếu có chúng sanh tự mình không tạo ác, cũng không dạy người khác tạo ác, thuộc về nghiệp vô ký. Ðó gọi là không tạo tác cũng không nhóm tập.

Lại có nghiệp ban đầu thì vui kết thúc thì khổ. Nếu có chúng sanh do người khác khuyên nên hoan hỷ bố thí, nhưng tâm bố thí không kiên cố, sau lại hối tiếc. Do nhân duyên đó sanh ở nhân gian, trước thì giàu có sung sướng, sau lại bần cùng nghèo khổ. Ðó gọi là ban đầu thì vui kết thúc thì khổ.

Lại có nghiệp ban đầu thì khổ kết thúc thì vui. Nếu có chúng sanh nhờ người khuyên hóa, miễn cưỡng bố thí chút ít, nhưng bố thí rồi thì hoan hỷ, tâm không hối tiếc. Do nhân duyên này sanh ở nhân gian, ban đầu thì nghèo khổ nhưng về sau thì giàu có sung sướng. Ðó gọi là ban đầu thì khổ nhưng kết thúc thì vui.

Lại có nghiệp ban đầu thì khổ kết thúc thì khổ. Nếu chúng sanh, xa lìa thiện trí thức, không ai khuyến hóa dẫn dắt cho đến không thể làm việc bố thí dù chút ít. Do nhân duyên này sanh ở nhân gian ban đầu đã bần khổ về sau cũng bần khổ. Ðó gọi là ban đầu khổ mà kết thúc vẫn khổ.

Lại có nghiệp ban đầu sướng mà kết thúc cũng sướng. Nếu chúng sanh, gần gũi thiện tri thức, họ khuyến hóa nên bố thí, rồi sanh tâm hoan hỷ, kiên cố tu nghiệp bố thí. Do nguyên nhân đó sanh ở nhân gian, ban đầu đã giàu có sung sướng, về sau cũng giàu có sung sướng.

Lại có nghiệp nghèo mà ưa bố thí. Nếu có chúng sanh, trước đó đã từng bố thí, nhưng không gặp phước điền, bị lưu chuyển sanh tử, sanh ở nhân gian, vì không gặp được phước điền, nên được quả báo rất ít, vừa được liền mất. Do tập nhân đã bố thí nên dù có bần cùng nhưng vẫn hay làm việc bố thí.

Lại có nghiệp giàu cóxan tham. Nếu có chúng sanh chưa từng bố thí, gặp thiện tri thức khuyên hóa nên tạm thời làm việc bố thí, gặp được phước điền tốt lành. Nhờ được ruộng tốt nên đời sống được sung túc. Vì trước không có tập nhân cho nên kẻ ấy tuy giàu có mà keo kiết.

Lại có nghiệp giàu có mà hay bố thí. Nếu có chúng sanh gặp được thiện tri thức tu hạnh bố thí thật nhiều, gặp được phước điền tốt. Do nhân duyên này nên được hết sức giàu có, được nhiều tiền của, mà vẫn có thể thực hành bố thí.

Lại có nghiệp nghèo mà xan tham. Nếu có chúng sanh xa lìa thiện tri thức, không ai khuyến hóa chỉ đạo, nên không thể thực hành bố thí. Do nhân duyên này, sanh ở nhà bần cùng mà vẫn xan tham.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được thân an lạc nhưng tâm không an lạc như người phàm phu có phước.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh tâm được an lạc nhưng thân không an lạc như A La Hán vô phước.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh cả thân lẫn tâm an lạc đều an lạc như A La Hán có phước.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh cả thân lẫn tâm an lạc đều không an lạc như kẻ phàm phu vô phước.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh mạng đã tận mà nghiệp không tận. Hoặc có chúng sanh từ địa ngục, chết rồi cũng sanh lại địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, cho đến người, trời, A tu la v.v... Cũng lại như vậy, đó gọi là mạng đã tận mà nghiệp không tận.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh nghiệp đã tận mà mạng không tận. Hoặc có chúng sanh hết vui thì thọ khổ, hết khổ thì được vui ... đó gọi là nghiệp đã tận mà mạng không tận.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh cả nghiệp lẫn mạng đều tận. Hoặc có chúng sanh từ địa ngục ra lại sanh vào súc sanh hay là ngạ quỷ, cho đến người, trời, A tu la v.v... đó gọi là cả nghiệp lẫn mạng đều tận.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh cả nghiệp lẫn mạng đều không tận. Hoặc có chúng sanh đã tận trừ các phiền não. Ðó gọi là Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán ... đó gọi là cả nghiệp lẫn mạng đều không tận.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh tuy sanh ở ác đạo nhưng hình dung lại tốt đẹp, mắt mày đoan nghiêm, da thịt trong sáng ai cũng thích nhìn. Nếu có chúng sanh do dục phiền não, khởi ra nghiệp phá giới. Do nhân duyên này, tuy sanh ác đạohình dung tốt đẹp, mắt mày đoan nghiêm, da thịt trong sáng ai cũng muốn nhìn.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh sanh ở ác đạo, hình dung xấu xí, da thịt thô rít, chẳng ai muốn nhìn. Hoặc có chúng sanh do phiền não sân khởi ra nghiệp phá giới. Do nhân duyên này sanh nơi ác đạo, hình sắc xấu xí, da thịt thô rít, chẳng ai muốn nhìn.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh sanh nơi ác đạo, thân miệng hôi thúi, các căn khuyết tật, hoặc có chúng sanh do phiền não si khởi ra nghiệp phá giới. Do nhân duyên này sanh nơi ác đạo, thân miệng hôi thúi, các căn khuyết tật.

Lại có mười nghiệp bị ác báo bên ngoài. Hoặc có chúng sanh đối với mười nghiệp bất thiện phần nhiều tu tập, cảm các ngoại vật đều không được đầy đủ:

1. Do nghiệp sát cho nên khiến cho các quả báo bên ngoài như đại địa muối mặn, cỏ thuốc không có.

2. Do nghiệp trộm cắp nên cảm ra bên ngoài như sương, mưa đá, trùng sâu... khiến cho đời sống bị đói khát.

3. Do nghiệp tà dâm cho nên cảm ra gió mưa dữ dội, và các trần ai.

4. Do nghiệp nói dối cho nên cảm sanh ngoại vật đều bị hôi thúi.

5. Do nghiệp nói hai lưỡi, cho nên cảm ra đại địa bên ngoài cao thấp không bằng, bờ ao hang hiểm gồ ghề, gai gốc.

6. Do nghiệp ác khẩu mà cảm sanh quả báo bên ngoài như ngói, đá, cát, sỏi, vật xấu thô rít không thể gần gũi.

7. Do nghiệp nói thêu dệt nên cảm sanh quả báo bên ngoài, khiến thành cỏ cây rừng rậm, cành nhánh chông gai.

8. Do nghiệp tham nên cảm sanh quả báo bên ngoài khiến cho mầm lúa, hạt giống vi tế.

9. Do nghiệp sân hận cảm sanh quả báo bên ngoài, khiến cho cây cối có trái đắng.

10. Do nghiệp tà kiến cho nên cảm sanh quả báo bên ngoài lúa mạ, hạt thu gặt ít ỏi.

Do mười nghiệp này bị ác báo bên ngoài vậy.

Lại có mười nghiệp được quả báo thù thắng ở bên ngoài. Nếu có chúng sanh tu mười thiện nghiệp mà không chống trái nên biết liền đạt được mười quả báo thù thắng ở bên ngoài. Hoặc có chúng sanh lạy tháp miếu của Phật, được mười món công đức:

1. Ðược sắc đẹp, tiếng hay.

2. Có nói ra điều gì ai cũng tin phục.

3. Không sợ sệt trước mọi người.

4. Trời người đều ái hộ.

5. Ðầy đủ oai thế.

6. Có oai thế chúng sanh đều đến thân cận nương nhờ.

7. Thường được thân cận chư Phật, Bồ tát.

8. Có đầy đủ đại phước đức.

9. Mạng chung được sanh lên trời.

10. Mau chứng Bồ đề.

Ðó gọi là lạy tháp miếu của Phật được mười món công đức.

Hoặc có chúng sanh cúng thí bảo cái được mười món công đức:

1. Sống ở thế gian như là cái dù che chở chúng sanh.

2. Thân tâm an ổn xa lìa các nhiệt não.

3. Mọi người đều kính trọng, không dám khinh mạn.

4. Có oai thế lớn.

5. Thường được thân cận chư Phật, Bồ tát, có oai đức lớn, lấy đó làm quyến thuộc.

6. Hằng được làm Chuyển Luân Thánh Vương.

7. Luôn luôn làm thượng thủ tu tập thiện nghiệp.

8. Có đầy đủ phước báo lớn.

9. Mạng chung được sanh lên trời.

10. Mau chứng Niết bàn.

Ðó gọi là cúng thí bảo cái được mười món công đức.

Nếu có chúng sanh cúng thí tràng phan được mười món công đức:

1. Ở đời giống như cái tràng phan, từ quốc vương đại thần, thân hữu tri thức cung kính cúng dường.

2. Giàu có tự tại, đầy đủ tài sản lớn.

3. Tiếng tốt truyền khắp bao trùm các phương.

4. Tướng mạo đoan nghiêm, thọ mạng lâu dài.

5. Thường ở chỗ mình, thi hành kiên cố.

6. Có danh xưng lớn.

7. Có oai đức lớn.

8. Sanh nhà thượng tộc.

9. Thân hoại mạng chung được sanh lên trời.

10. Mau chứng Bồ đề.

Ðó gọi là cúng thí tràng phan được mười công đức.

Nếu có chúng sanh cúng thí chuông linh được mười công đức:

1. Ðược tiếng Phạm âm.

2. Ðược tiếng tăm lớn.

3. Tự biết kiếp trước.

4. Nói ra điều gì ai cũng kính thọ.

5. Thường có bảo cái để tự trang nghiêm.

6. Có ngọc anh lạc đẹp làm đồ trang sức.

7. Diện mạo đoan nghiêm, ai nhìn thấy cũng hoan hỷ.

8. Có đủ đại phước báo.

9. Mạng chung được sanh lên trời.

10. Mau chứng Niết bàn.

Ðó gọi là cúng thí chuông linh được mười món công đức.

Nếu có chúng sanh cúng thí y phục được mười món công đức:

1. Mặt, mắt đoan nghiêm.

2. Da thịt tề nhuyễn.

3. Không dính bụi bặm.

4. Lúc sanh ra có đầy đủ y phục tốt đẹp.

5. Có ngọa cụ tốt đẹp, bảo cái che thân.

6. Có đầy đủ y phục hổ thẹn.

7. Ai thấy cũng kính yêu.

8. Có tài bảo lớn.

9. Mạng chung sanh lên trời.

10. Mau chứng Niết bàn.

Ðó gọi là cúng thí y phục được mười món công đức.

Nếu có chúng sanh cúng thí đồ ẩm thực được mười món công đức:

1. Ðược thọ mạng.

2. Ðược sắc đẹp.

3. Ðược sức lực.

4. Ðược vô ngại biện tài an ổn.

5. Ðược vô sở úy.

6. Không có các sự biếng nhác, mọi người kính ngưỡng.

7. Mọi người đều yêu thích.

8. Có đủ phước báo lớn.

9. Mạng chung sanh lên trời.

10. Mau chứng Niết bàn.

Ðó gọi là cúng thí đồ ẩm thực được mười điều công đức.

Nếu có chúng sanh cúng thí giày dép được mười món công đức:

1. Có đầy đủ xe đẹp.

2. Chân đi bình an.

3. Bàn chân mềm mại.

4. Ði xa khang kiện nhẹ nhàng.

5. Thân không mệt mỏi.

6. Dù đi đến đâu cũng không bị chông gai, ngói sạn làm chân bị tổn thương.

7. Ðược thần thông lực.

8. Ðầy đủ các sứ giả giúp đỡ.

9. Mạng chung được sanh lên trời.

10. Mau chứng Niết bàn.

Ðó gọi là cúng thí giày dép được mười điều công đức.

Nếu có chúng sanh cúng thí hương hoa được mười món công đức:

1. Xử thế như bông hoa.

2. Thân thể không hôi thúi.

3. Hương phước hương giữ giới bay khắp các phương.

4. Tùy sanh ở đâu, tỷ căn không hư hoại.

5. Vượt trên thế gian được mọi người quy ngưỡng.

6. Thân thường sạch thơm.

7. Yêu thích chánh pháp, thọ trì đọc tụng.

8. Ðủ phước báo lớn.

9. Mạng chung sanh lên trời.

10. Mau chứng Niết bàn.

Ðó gọi là cúng thí hương hoa được mười công đức.

Nếu có chúng sanh cúng thí đèn sáng được mười công đức:

1. Chiếu sáng thế gian như đèn.

2. Tùy sanh ở đâu mắt thịt không bị tổn hoại.

3. Ðược thiên nhãn.

4. Ðối với các pháp thiện ác, có trí tuệ biết rõ.

5. Trừ diệt sự si ám lớn.

6. Ðược trí tuệ sáng suốt.

7. Lưu chuyểnthế gian, thương không bị ở nơi tối tăm.

8. Có đủ phước báo lớn.

9. Mạng chung được sanh lên trời.

10. Mau chứng Niết bàn.

Ðó gọi là cúng thí đèn sáng được mười công đức.

Nếu có chúng sanh cung kính chắp tay được mười công đức:

1. Ðược phước báo thù thắng.

2. Sanh nhà giòng tộc cao.

3. Ðược sắc đẹp thù thắng.

4. Ðược âm thanh hay thù thắng.

5. Ðược bảo cái đẹp thù thắng.

6. Ðược biện tài vi diệu thù thắng.

7. Ðược đức tin vi diệu thù thắng.

8. Ðược giới vi diệu thù thắng.

9. Ðược đa văn vi diệu thù thắng.

10. Ðược diệu trí thù thắng.

Ðó gọi là cung kính chắp tay được mười công đức.

Bấy giờ đức Thế Tôn thuyết pháp này xong, trưởng giả Thủ Ca được tín tâm thanh tịnh đối với Như Lai.

Bấy giờ Thủ Ca, đầu mặt lạy đức Phật nói như vầy:

–Nay con thỉnh đức Phật đến thành Xá bà Ðề, đến chỗ cha của con, nhà của trưởng giả Ðao Ðề. Mong Ngài làm cho cha của con và tất cả chúng sanh mãi mãi được an lạc.

Khi ấy đức Thế Tôn vì lợi ích cho mọi người nên im lặng nhận lời.

Bấy giờ Thủ Ca nghe Phật dạy xong, trong lòng hết sức hoan hỷ, đảnh lễ rồi lui ra. 

 

PHẬT NÓI KINH NGHIỆP BÁO SAI BIỆT CHO TRƯỞNG GIẢ THỦ CA

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 30433)
Bụt là bậc có Nhất Thiết Trí, bản chất của Người là đại nhân từ, vì thương xót nhân gian cho nên mới xuất hiện trên cuộc đời này để mở bày đạo nghĩa, giải cứu cho con người.
(Xem: 27664)
Thế Tôn, nếu có người nghe được kinh này mà có lòng tin thanh tịnhđạt được cái thấy chân thật thì nên biết người ấy đã thực hiện được công đức hiếm có vào bậc nhất.
(Xem: 29972)
Để tìm về tính nguyên thủy ấy, lẽ tự nhiên là ta cần khảo sát cẩn trọng bản kinh được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật. Đó là Kinh Như Lai Thuyết...
(Xem: 22978)
Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta) -- còn có tên là kinh Phước Đức hay kinh Hạnh Phúc -- là bài kinh số 5 trong Tiểu Tụng (Khuddakapātha), thuộc Tiểu Bộ (Khuddhaka Nikāya).
(Xem: 30573)
Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả... Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 31198)
Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên.
(Xem: 37083)
Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm...
(Xem: 32228)
Này chư Thiện tri thức, cái trí Bồ Đề Bát Nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được... Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
(Xem: 27066)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại núi Bồ-đạt-lạt-ca, trong cung điện Quán Tự Tại, trong đó có nhiều cây báu như cây ta-la, đam-ma-la...
(Xem: 30031)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 23097)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỳ-khưu, người nói Pháp không tranh luận bất cứ với một ai ở đời.
(Xem: 22293)
Thưa Ðại vương, chính phải có giao tiếp mới biết được sự thanh liêm của một người, và như vậy, phải trong một thời gian dài...
(Xem: 30856)
Phật dạy: “Nếu vị a-xà-lê cùng người tu hành muốn tu hạnh Bồ-đề phần pháp và các món thành tựu, nên đối với pháp của Quán Tự Tại Bồ-tát mà tu tập.
(Xem: 41478)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 0159 - Hán dịch: Đường Bát Nhã; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 24928)
Ai khôn ngoan muốn cầu hạnh phúcước mong sống với an lành Phải tài năng, ngay thẳng, công minh...
(Xem: 23643)
Tung rải từ tâm khắp vũ trụ Mở rộng lòng thương không giới hạn Tầng trên, phía dưới và khoảng giữa... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 25271)
Ta hãy đem lòng từ bi không giới hạn của ta mà bao trùm cả thế gian và muôn loài, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải... HT Thích Nhất Hạnh dịch
(Xem: 58611)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 20844)
Như Lai sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính đảnh lễ.
(Xem: 28861)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ Phật ở thành Vương Xá, trong núi Kỳ Xà Quật, cùng với các vị Đại Tỳ Khưu, hai vạn tám ngàn người, đều là những bậc chỗ sở tát đã xong, phạm hạnh đã lập...
(Xem: 28575)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ đời trước mà cảm quả báo.
(Xem: 23911)
Để có thể chấp nhận cả cái tốt lẫn cái xấu một cách tự tại, bạn cần phải nắm chắc trong tay một nguyên lí đó là tính cách “vô phân biệt” (không hai, không khác) của Bát nhã.
(Xem: 24800)
Đông-Tấn, Sa-Môn Thích-Pháp-Hiển dịch chữ Phạn ra chữ Hán, HT Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt
(Xem: 61752)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh.
(Xem: 22074)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết Bàn (Nirvana, Nibbana).
(Xem: 23928)
Tôi nghe như vầy, một thuở nọ đức Phậttịnh xá Trúc Lâm, thành Vương Xá, xứ Ma Kiệt Ðà, cùng với năm trăm vị đại tỳ kheo, đều là các bậc A La Hán...
(Xem: 41162)
Khi ấy đức Thế tôn vì các Tỳ-khưu mà nói Pháp Tứ Đế, thời các Tỳ-khưu đầy đủ Tam minhLục thần thông. Bấy giờ các Tỳ-khưu khuyến thỉnh đức Thế tôn chuyển Pháp luân.
(Xem: 33131)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 25720)
Cái nhân bồ tát hạnh của Phật làm cho sự sống lâu của Phật đã không bao giờ hết. Phật ở bên ta... HT Thích Trí Quang dịch
(Xem: 31256)
Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas).
(Xem: 38499)
Hai mươi tám phẩm kinh Pháp-Hoa chan chứa tâm hạnh của Phật và đại Bồ-Tát, trải dài những con đường phương tiện giáo hóa thênh thang ngõ hầu mang chúng sanh từ phàm đến thánh...
(Xem: 21390)
Những ai hữu duyên đọc được kinh này, sẽ có chính kiến thấy được cuộc sống hiện tại là tấm gương phản chiếu quá khứ vị lai. Đúng như lời Phật dạy, mình không cần phải nhờ thầy xem bói mà chính mình là vị thầy bái cho mình hơn ai hết.
(Xem: 44203)
Lễ quy y theo Phật giáo là một buổi lễ tổ chức đơn giản cho cá nhân hay tập thể, xin gia nhập vào hàng ngũ Phật tử. Lễ này có thể tổ chức tại gia, chùa chiền...
(Xem: 42111)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 45667)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32063)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 23926)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo, vì danh từ và nghĩa lý của ngoại đạo cũng tựa như lời Phật, xem thì ngoại đạo với Phật hai ý khác hẳn...
(Xem: 33873)
Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn... TT Thích Đức Thắng dịch
(Xem: 27646)
Tăng Nhất A-hàm là so sánh sự mạch lạc của pháp rồi dùng số mà xếp thứ tự. Số tận cùng là mười, thêm vào một, nên gọi là Tăng Nhất... HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 22043)
Thiện nam tử, nếu có ngữ nghiệp của thân, miệng, ý thì không phải Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu khôngngữ nghiệp của thân, miệng, ý thì gọi là Phật ngữ.
(Xem: 21409)
Sa môn hỏi Phật, lành là gì? lớn nhất là gì? Phật nói, đi theo đường đạo, giữ đúng lẽ chân, là lành. Chí nguyện phù hợp với đạo là lớn nhất.
(Xem: 19471)
Phật dạy: Người có nhiều tội lỗi, không biết tự ăn năn sửa đổi, tội ấy chồng chất vào mình, chẳng khác gì nước dồn về biển, càng ngày càng nhiều... HT Thích Thanh Cát
(Xem: 19439)
Đức Phật dạy: "Những người xuất gia làm Sa-môn đoạn dục, khứ ái, nhận biết nguồn tâm của mình, thông đạt đạo lý thâm sâu của Phật và tỏ ngộ pháp Vô-vi.
(Xem: 19799)
Sau khi thành đạo, đức Thế-Tôn suy nghĩ rằng: “Lìa bỏ sự ham muốn, an- trụ trong vẳng-lặng, là điều cao hơn cả!”. Ngài an-trụ trong đại-định và hàng-phục các ma-đạo.
(Xem: 19208)
Đức Thế-Tôn nói qua về hành-tướng của nhân-duyên rằng: Do duyên kia sinh ra quả, nên dù Như-Lai xuất-hiện ra đời hay không xuất-hiện ra đời đi nữa, tính của mọi pháp (sự-vật) vẫn thường-trụ.
(Xem: 27497)
Nội dung kinh này thuyết minh về Như lai tạng, quả đức của Phật. Nói rõ hành giả đoạn trừ phiền não nào, để chứng đắc Nhị thừa quả... HT Thích Đức Niệm dịch
(Xem: 27875)
Sa-môn Gotama từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và loài hữu tình. - Này các Tỷ-kheo, đó là lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.
(Xem: 26687)
Tác phẩm của Tiến sĩ Thích Minh Châu có nhiều khám phá đáng ngạc nhiên. Ông đã chứng minh rằng bản kinh A-hàm (Àgama) bằng chữ Hán và bản kinh bộ Pàli (Pàli Nikàya) này có rất nhiều điểm tương đồng và cũng khá nhiều dị biệt.
(Xem: 22623)
đệ tử Phật thì nên hết lòng, ngày cũng như đêm, đọc tụngquán niệm về tám điều mà các bậc đại nhân đã giác ngộ... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 30264)
Trong thành Vương Xávị cư sĩ tên Hiền Hộ là bực thượng thủ năm trăm vị cư sĩ, các vị nầy đều thọ trì năm giới gìn giữ từ cử chỉ nhỏ nhặt...
(Xem: 44187)
Kinh BÁCH DỤ gồm gần một trăm câu truyện ngụ ngôn đầy sinh độngsúc tích ẩn tàng các giá trị triết lý giáo dục nhân sinh do Đức Phật kể ra để dạy về giáo lýgiáo pháp.
(Xem: 35478)
KINH PHÁP CÚ là cuốn Kinh chọn lọc những lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế. Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ...
(Xem: 20655)
Như Lai nơi nhân địa tu theo tự tánh Viên Giác, chiếu soi bản thể của tự tánh vốn tịch diệt, biết rõ thân tâm thế giới như hoa đốm trên không... Thích Hằng Đạt dịch
(Xem: 24740)
Nguyên văn chữ Hán của Kinh Viên Giác chỉ có hơn mười ba ngàn chữ mà bao gồm tất cả giáo pháp đốn tiệm của thượng cănhạ căn... HT Thích Duy Lực dịch
(Xem: 37870)
Kinh Hoa Nghiêmbộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởngtâm nguyện của Phật.
(Xem: 21783)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0365 - Hán dịch: Lương Da Xá; Việt dịch HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 32583)
Hết thảy nội dung được đề cập đến trong tập sách này đều được thể hiện một cách vô cùng sáng tạo, linh hoạt, với rất nhiều ví dụ thích hợp luôn luôn đi kèm theo mỗi vấn đề...
(Xem: 26199)
Bốn tâm vô lượng là cõi nước thanh tịnh của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, những chúng sinh thành tựu các đức từ, bi, hỷ, xả sinh về nước ấy... Đoàn Trung Còn, Nguyễn Minh Tiến
(Xem: 28902)
Nhất thời, Phật tại Tỳ-da-ly, Am-la thọ viên, dữ đại tỳ-kheo chúng bát thiên nhân câu. Bồ Tát tam vạn nhị thiên, chúng sở tri thức.
(Xem: 43107)
Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant